Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là gì

Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là gì

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Cũng như giá cả hàng hóa, tỷ giá thường xuyên biến động trên thị trường và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này thường tác động đến cung và cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá.

Theo kinh nghiệm và quan sát của các chuyên gia, tỷ giá thường chịu tác động của các yếu tố sau đây:

• Tình hình lạm phát trong và ngoài nước – Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và sụt giảm nhu cầu hàng hóa nội địa. Sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này sau đó được chuyển dịch sang thị trường ngoại hối làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ. Kết quả là ngoại tệ lên giá so với nội tệ, hay tỷ giá gia tăng.

• Tình hình thay đổi lãi suất nội tệ và ngoại tệ – Nếu lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ngoại tệ thì tài sản tài chính nội địa trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn tài sản tài chính nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư phải tái cấu trúc lại danh mục đầu tư đưa đến hệ quả là dòng vốn chảy ra khỏi thị trường vốn nước ngoài và chảy vào thị trường vốn nội địa. Sự thay đổi các dòng vốn đầu tư này sau đó cũng được chuyển dịch sang thị trường ngoại hối làm giảm cầu và tăng cung ngoại tệ. Kết quả là đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, hay tỷ giá giảm.

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối – Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ngoài thì nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu. Kết quả là cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ.

• Vai trò của Chính phủ hay sự can thiệp của ngân hàng Trung ương – Chính phủ thông qua ngân hàng Trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối. Sự can thiệp này thực hiện bằng việc bán ra hoặc mua vào ngoại tệ với khối lượng lớn nhằm làm thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá nhằm đạt mục tiêu chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương.

• Tác động của nhiễu yếu tố khác như tình hình ổn định chính trị, kỳ vọng và sự tấn công của nhà đầu cơ, giá vàng và giá dầu trên thị trường quốc tế, tình hình thu hút kiều hối,…

Các yếu tố trên đây có thể tác động riêng lẻ hoặc đồng thời tác động lên cung hoặc cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá. Việc hiếu và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rất quan trọng vì nó giúp chúng ta dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó có cơ sở ra quyết định liên quan đến giao dịch ngoại tệ.

Các loại tiền tệ sử dụng thanh toán và tín dụng

– Tiền tệ tính toán: là đơn vị tiền tệ được dùng để biểu hiện giá cả hàng hóa và tính toán giá trị hợp đồng.

– Tiền tệ thanh toán: là đơn vị tiền tệ được dùng để thanh toán trong hợp đồng.

Tùy theo thỏa thuận mà đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của một trong hai nước hoặc một nước thứ ba.

Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Cơ sở để lựa chọn đồng tiền tính toán và thanh toán:

– Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán;

– Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế;

– Tính chuyển đổi và tình hình lạm phát của đồng tiền đó.

– Đồng tiền thanh toán thống nhất dùng trong các khu vực kinh tế trên thị trường.

Hiện nay, trong thanh toán quốc tế, đồng USD vẫn được sử dụng rộng rãi, chiếm tỷ trọng cao trên thế giới. Ngoài ra, các ngoại tệ tự do chuyển đổi như đồng EUR, GBP, JPY, CHF, AUD cũng được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Các biện pháp đảm bảo giá trị tiền tệ để ổn định đồng tiền thanh toán ngoại thương

Biện pháp đảm bảo bằng vàng

Giá vàng luôn ổn định do mỗi đồng tiền đều được gắn với một hàm lượng vàng nhất định. Nhưng từ khi chế độ bản vị vàng sụp đổ, đồng tiền không còn gắn với vàng thì giá vàng thường xuyên biến động có khi tăng, khi giảm.

Để đảm bảo tính hợp lý trong thanh toán, các bên sẽ thỏa thuận với nhau: Nếu giá trị vàng của đồng tiền đã chọn trong hợp đồng thay đổi thì giá cả hàng hóa sẽ được đều chỉnh lại tương ứng.

Ví dụ: Công ty A và B ký hợp đồng ngoại thương vào ngày 01/01/2012, trong đó có điều kiện đảm bảo bằng vàng. Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD. Thị trường căn cứ để lấy giá vàng là thị trường London. Giá vàng tại thị trường London vào ngày 01/01/2012 là 1.360 USD/ounce. Đến thời điểm thanh toán ngày 30/01/2012:

– Giả sử giá vàng tăng lên 1.380 USD/ounce, tổng trị giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại lúc thanh toán là: 100.000 USD x (1380/1360) = 101.470,59 USD.

– Giả sử giá vàng giảm xuống 1.350 USD/ounce, tổng trị giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại lúc thanh toán là: 100.000 USD x (1350/1360) = 99.264,71 USD.

Biện pháp đảm bảo bằng một đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định

Khi áp dụng điều kiện đảm bảo này, hai bên sẽ thống nhất chọn một đồng tiền ổn định để làm đảm bảo cho đồng tiền tính toán.

Cách đảm bảo này dựa trên tỷ giá của hai đồng tiền vào thời điểm ký hợp đồng. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi thì giá cả hàng hóa được điều chỉnh lại một cách tương ứng.

Ví dụ: Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là yên Nhật. Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 JPY. Hai bên thống nhất chọn USD là đồng tiền đảm bảo cho đồng JPY.

Vào thời điểm ký kết hợp đồng: 1 USD = 82,13 JPY

Vào thời điểm thanh toán giả sử: 1 USD = 85,30 JPY

Như vậy, tổng trị giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh lên cụ thể là:

100.000 JPY x 85,30/82,30 = 103.645,20 JPY

Ngược lại, nếu thời điểm thanh toán 1 USD = 80,10 JPY. Tổng trị giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh xuống để tránh thiệt hại cho tổ chức nhập khẩu.

100.000 JPY x 80,10/82,13 = 97.528,31 JPY

Biện pháp đảm bảo theo rổ tiền tệ

Để khắc phục tình trạng biến động tỷ giá, các bên mua và bán thường dựa vào một “rổ tiền tệ” để đảm bảo cho đồng tiền thanh toán.

Khi áp dụng điều kiện đảm bảo này, hai bên mua bán phải thống nhất với nhau chọn các ngoại tệ khác đưa vào rổ tiền tệ.

Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là gì

Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD. Hai bên đồng ý chọn EUR, CHF, AUD, CAD đưa vào “rổ tiền tệ”.

Mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả rổ tiền tệ:

3.94% : 4 = 0.9825%

Do đồng USD tăng giá 0.9825% nên tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh lại:

100,000 USD x (100% – 0.9825%) = 99,017.50 USD

Các loại tỷ giá thông dụng

Trong đời sống kinh tế cũng như trên thực tế giao dịch, có nhiều loại tỷ giá khác nhau. Phổ biến nhất có các loại tỷ giá sau: Tỷ giá Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá ngân hàng thương mại và tỷ giá liên ngân hàng; tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản; tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa. Các loại tỷ giá này thường rất khác nhau, do đó, cần phân biệt rõ từng loại để tránh nhầm lẫn trong giao dịch.

Tỷ giá Ngân hàng Nhà nước là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố hàng ngày. Tỷ giá này thường dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính toán trong công tác kế toán và kế hoạch. Tỷ giá này không áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ người ta thường sử dụng tỷ giá của ngân hàng thương mại.

Trong quan hệ giao dịch với khách hàng các ngân hàng thương mại luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng đến mua ngoại tệ thì ngân hàng bán theo tỷ giá bán, nếu khách hàng đến bán ngoại tệ thì ngân hàng mua theo tỷ giá mua. Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách hàng. Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng. Nếu nói đầy đủ thì phải nói là tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng, nhưng trên thực tế người ta ít khi nói đầy đủ mà thường nói ngắn gọn là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Là khách hàng chúng ta phải ngầm hiểu tỷ giá mua ở đây là tỷ giá ngân hàng mua, khách hàng bán và ngược lại. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chi phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy, khi yết giá ngân hàng thường yết cả giá mua và giá bán.

Tỷ giá của ngân hàng thương mại còn phân biệt rõ thêm tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng để mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng. Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng để mua và bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng. Lưu ý, trong giao dịch ngoại tệ tiền mặt, ngân hàng thường chỉ có mua chứ không bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng nên ngân hàng chỉ chào tỷ giá mua tiền mặt chứ không chào tỷ giá bán tiền mặt.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn phân biệt hai loại tỷ giá nữa, đó là tỷ giá đóng cửa và tỷ giá mở cửa. Sở dĩ như vậy là vì tỷ giá trên thị trường thay đổi rất nhanh nên có thể rất khác nhau ở những thời điếm khác nhau trong ngày giao dịch. Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch. Tỷ giá mở cửa là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch. Thông thường tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước bằng tỷ giá mở cửa của ngày hôm sau.

Cuối cùng, tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này chỉ áp dụng cho khách hàng là ngân hàng khác chứ không phải là khách hàng thông thường.

Ví dụ trên đây cho thấy giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua bao giờ cũng chênh lệch. Chênh lệch (spread) giữa bán và giá mua dùng để bù đắp chi phí giao dịch của ngân hàng, bù đắp rủi ro ngoại tệ xuống giá và tạo cho ngân hàng có lợi nhuận nhất định trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Mức chênh lệch này thường khác nhau tùy theo từng loại ngoại tệ. Ngoại tệ nào có phạm vi giao dịch rộng rãi, chẳng hạn USD hay EURO, thường có chênh lệch giá bán và giá mua thấp hơn những ngoại tệ khác. Để so sánh chênh lệch giá bán và giá mua giữa tỷ giá các ngoại tệ với nhau chúng ta có thể sử dụng công thức sau:

Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là gì

Theo quy ước tỷ giá ghi ở cột trước là tỷ giá mua, tỷ giá ghi ở cột sau là tỷ giá bán của ngân hàng. Ngoài ra, trong giao dịch ngân hàng thường niêm yết rút gọn bằng cách chỉ niêm yết đầy đủ tỷ giá mua, còn tỷ giá bán chỉ niêm yết phần điểm là phần thường khác biệt so với tỷ giá mua, còn phân số thường không khác biệt so với tỷ giá mua nên không cần niêm yết lại. Chẳng hạn, tỷ giá trên đây có thể niêm yết rút gọn như sau:

Xem thêm:

  • Thị trường ngoại hối là gì?
  • Điều khoản bao bì và ký hiệu, mã hiệu bao bì
  • Điều kiện CFR – Cost and Freight, Incoterms 2020
  • Case study 11: Tính toán tiền bồi thường thiệt hại
  • Kiểm tra hải quan đối với hàng hóa XNK

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về chấm dứt hợp đồng là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối năm 2013;
  • Thông tư 32/2013/TT-NHNN
  • Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC

2. Khái niệm về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Theo quy định tại Điều 385Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đối với các loại hợp đồng hướng đến lợi ích vật chất thì trong hợp đồng sẽ thỏa thuận về vấn đề phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán. Theo đó, đồng tiền thanh toán có thể hiểu là đồng tiền sử dụng thực tế để các bên thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho bên còn lại.

>> Xem thêm: 5 phương thức thanh toán trong hợp đồng

>>> Xem thêm:Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì ?

3. Các quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về vấn đề nào đó. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực thì phải đáp ứng những điều kiện luật định, trong đó nội dung không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Vậy nên, các bên có thể tự do thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong ký kết hợp đồng ngoại thương (Hợp đồng xuất nhập khẩu, Hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một đồng tiền mạnh làm đồng tiền trung gian trong giao dịch thanh toán. Đó có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba.

>>> Xem thêm:Hướng dẫn soạn thảo Hợp đồng xuất nhập khẩu (Hợp đồng ngoại thương)

a. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là tiền Việt Nam đồng

Thông thường, đối với giao dịch trong nước, các chủ thể thường thỏa thuận về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng Việt Nam.

Điều này sẽ tạo thuận tiện cho doanh nghiệp bởi theo điểm e, khoản 2 điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: “Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam”. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt (Ví dụ: 100.000 USD sẽ ghi là một trăm nghìn đô la mỹ) đồng thời ghi số tiền quy đổi theo tỷ giá của đồng Việt Nam trên hóa đơn.

Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là gì
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng được pháp luật quy định – Nguồn ảnh minh họa: Internet

b. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại hối (ngoại tệ)

Theo Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì Ngoại hối bao gồm: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực; Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ; Đồng tiền của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.

Như vậy, về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương đương khác không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép thanh toán bằng ngoại tệ theo Điều 4 của Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể các trường hợp như:

  • Các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý;
  • Các giao dịch với tổ chức tín dụng. Trong đó, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN)
  • Các trường hợp cần thiết khác được Chính phủ cho phép.

Các trường hợp sử dụng ngoại hối không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN đều sẽ bị nghiêm cấm. Do vậy, trường hợp các bên thoả thuận giá cả, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ vi phạm quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối tại Pháp lệnh ngoại hối và Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

Thực tế khi các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương (Hợp đồng xuất nhập khẩu,) với các đối tác nước ngoài, có những mặt hàng đặc biệt, phải thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định, thường là những mặt hàng quan trọng đã bị một số nước khống chế từ lâu, chẳng hạn như mua bán cao su, thiếc thanh toán bằng GPB; mua bán dầu hỏa thanh toán bằng USD;… Hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực tiếp với VND như: USD, EUR, JPY, GBP, …

>>> Xem thêm:Bảo đảm đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là gì?

Trước khi giới thiệu bạn đọc biết đến khái niệm về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi với tên thông thường là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đây là một loại hợp đồng mua bán mang tính chất giao dịch, trao đổi hàng hóa quốc tế. Tại đây các nước tham gia buôn bán hàng hóa với nhau dưới hình thức lập hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý. Hợp đồng ngoại thương được xem là một chứng từ quan trọng mà bất kỳ người nào làm trong ngành xuất nhập khẩu cần phải nắm rõ.

Theo đó, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là phương tiện để thanh toán trong các giao dịch, nua bán hàng hóa của các nướ xuất khẩu và nhập khẩu hoặc nước thứ ba tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên liên quan.

Mục lục

  • 1 Giá trị và giá cả của tiền tệ
  • 2 Tính chất của tiền tệ
  • 3 Lịch sử tiền tệ
  • 4 Phân loại tiền tệ
  • 5 Đặc lợi phát hành tiền tệ
  • 6 ISO 4217
  • 7 Các đơn vị tiền tệ quốc tế
  • 8 Các đơn vị tiền tệ kế toán
  • 9 Một số đơn vị tiền tệ đang được xem xét để chính thức hoá
  • 10 Thị trường ngoại hối
  • 11 Khủng hoảng tiền tệ
  • 12 Xem thêm
  • 13 Tham khảo
  • 14 Liên kết ngoài

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương

Trong lĩnh vực thương mại, điều khoản thanh toán trong hợp đồng thường là một trong những điều khoản mà nhà xuất nhập khẩu quan tâm nhiều nhất vì nó liên quan mật thiết đến lợi ích các bên. Trong một điều khoản thanh toán sẽ có các nội dung: đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, chứng từ thanh toán.

>>>>> Xem thêm:Điều khoản giá cả trong hợp đồng ngoại thương