Giá điện nhà nước 2023

Giá điện nhà nước 2023
Giá điện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn bán cho EVN dự kiến là 2.100 đồng/kWh (giá điện của năm 2024).

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp miền Trung I và II.

Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với số vốn dự kiến lên tới hơn 38,5 nghìn tỷ đồng (30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay). Dự án nằm tại khu vực phía Đông Nam khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam).

Dự án dự kiến vận hành vào năm 2023 với nhà máy miền Trung I và 2024 với nhà máy Miền Trung II. Công suất mỗi nhà máy là 750 MW.

Giá bán điện dự kiến là 2.100 đồng/kWh (giá điện của năm 2024). PVN đề nghị phê duyệt/chấp thuận cơ chế về giá điện nhằm bao tiêu hết sản lượng khí cam kết với nhà thầu.

Cụ thể, giá bán điện của dự án được tính toán đầy đủ để đảm bảo hiệu quả đầu tư; giá điện của nhà máy được tính toán trong phương án giá bán điện hàng năm của EVN.

Giá điện nhà nước 2023
Một nhà máy điện Tua Bin khí của PVPower thuộc PVN. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, PVN kiến nghị cho phép nhà máy điện kể trên được phép không tham gia thị trường điện để đảm bảo tiêu thụ hết khí trong bao tiêu phục vụ sản xuất điện.

Nhận xét về mức giá điện đề xuất kể trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đó là mức giá khá cao so với giá bán điện bình quân hiện nay. Cho nên đề nghị Bộ Công Thương xem xét hiệu quả chung của chuỗi dự án khí điện để báo cáo Thủ tướng về giá bán điện của dự án miền Trung I và II.

Bộ Tài chính thì đề nghị PVN cần phân tích, đánh giá về tính cạnh tranh giá điện của dự án với các dự án điện khí khác để thuyết minh về hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.

Còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị PVN tính toán lại giá mua khí cho năm 2023 với độ trượt giá khí có xem xét đến Chỉ số giá tiêu dùng thực tế của Mỹ các năm 2016, 2017 và 2018.

Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực đề nghị phân tích và xem xét lại phương án tài chính được kiến nghị vì phương án này sẽ có nguy cơ gặp nhiều khó khăn.

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ Công Thương cho rằng giá bán điện của dự án sẽ được Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn dầu khí triển khai đàm phán, thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện của dự án.

Bộ Công Thương không đồng tình với kiến nghị của PVN là nhà máy không đưa vào thị trường điện. Lý do là việc đưa tất cả các nhà máy điện tham gia thị trường điện là phù hợp với định hướng dài hạn của Chính phủ để nâng cao tính minh bạch, công bằng, hiệu quả trong việc huy động các loại nguồn điện.

Bộ Công Thương kiến nghị giao Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn PVN thực hiện các thủ tục cần thiết của dự án theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Lương Bằng

Theo tính toán của EVN, chi phí sản xuất đã tăng mạnh nhưng tập đoàn này kiến nghị chưa tăng giá điện trong năm nay.

Giá bán lẻ điện bình quân, theo quy định hiện là 1.864,44 đồng một kWh, áp dụng từ năm 2019 đến nay. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt cho từng đối tượng và mức độ sử dụng.

Tuy nhiên, theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 cao hơn 2,74% so với mức trên, tức 1.915,59 đồng một kWh. Giá này chưa gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại trong 3 năm 2019-2021 của các đơn vị phát điện.

Chi phí sản xuất và giá bán lẻ điện bình quân tăng nhưng EVN cho biết vẫn kiến nghị chưa tăng giá điện. Bộ Công Thương ủng hộ việc này và đề nghị EVN tiết kiệm các khoản chi, chi phí thường xuyên để tiếp tục giữ ổn định giá bán điện, đảm bảo kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Giá bán lẻ điện bình quân được xem xét, điều chỉnh khi các thông số đầu vào của các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý) tăng từ 3% trở lên. Nếu giá bán điện bình quân cao hơn mức đang áp dụng từ 10% trở lên, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính kiểm ra, rà soát và báo cáo Thủ tướng quyết định mức tăng phù hợp.

Việc không tăng giá điện dù phải chấp nhận lợi nhuận bằng 0 cũng từng được ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN đề cập hồi giữa tháng 4. Tuy nhiên, ông cũng cho biết EVN sẽ khó cân đối trong các năm tiếp theo nếu giá nhiên liệu đầu vào vẫn tăng mạnh như hiện nay.

Công nhân điện lực Hà Nội sửa chữa, bảo dưỡng tại trạm biến áp. Ảnh: EVN Hà Nội

Công nhân điện lực Hà Nội sửa chữa, bảo dưỡng tại trạm biến áp. Ảnh: EVN Hà Nội

Báo cáo Bộ Công Thương, EVN cho biết giá nhiên liệu đầu vào để tính toán vận hành hệ thống, thị trường điện đã tăng mạnh so với cuối năm ngoái - thời điểm lập kế hoạch vận hành cho năm 2022 và được Bộ Công Thương phê duyệt.

Chẳng hạn, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã tăng 63%. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD một tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD một thùng, gấp gần 2,5 lần.

Hiện tại hệ thống điện đã thay đổi lớn về số lượng lẫn loại hình nhà máy điện, về nguồn, giá nhiên liệu cấp cho các nhà máy. Ví dụ, một số nhà máy nhiệt điện dùng than nội địa hầu hết đã chuyển sang than pha trộn nhập khẩu do TKV, Tổng công ty Đông Bắc không đáp ứng đủ lượng than nội địa như yêu cầu. Vì thế, theo EVN, giá điện ngày càng phụ thuộc vào giá than nhập khẩu và có thể biến động nhiều trong năm.

Các nhà máy điện dùng khí Đông Nam Bộ đã áp dụng giá khí theo thị trường, biến động theo giá dầu thế giới. Các nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3 trước đây được hưởng giá khí trong bao tiêu, có giá bán cạnh tranh so với các nhà máy điện khí, điện than khác, nhưng hiện đã áp dụng giá khí thị trường.

Bên cạnh đó, sự tham gia ngày càng lớn của các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời hiện chiếm 25% tổng công suất đặt toàn hệ thống) có sản lượng biến động lớn, không ổn định theo thời gian thực, nhưng lại được ưu tiên huy động... Điều này dẫn tới khó khăn trong vận hành, đảm bảo an ninh hệ thống điện khi yêu cầu dự phòng công suất ngày càng lớn.

Chưa kể, tới đây khi các nguồn điện theo quy hoạch nhưng có giá nhiên liệu đầu vào cao như khí Lô B, khí LNG nhập khẩu... tham gia thị trường điện, sẽ khó đảm bảo tính khả thi của dự án nếu không có cơ chế mua bán điện, nhiên liệu, vận hành đặc thù do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Với tình hình hiện tại, dự báo của các đơn vị tư vấn quốc tế cho thấy, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện sẽ tiếp tục biến động mạnh trong các tháng còn lại của năm 2022.

Cập nhật giá các nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (giá dầu, than nhập khẩu...), Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) tính toán, tổng sản lượng điện sản xuất và mua tăng 1,5 tỷ kWh so với kế hoạch. Sản lượng điện dự kiến huy động cả năm nay giảm 7,16 tỷ kWh nhiệt điện than, tăng 9,03 tỷ kWh thuỷ điện và điện khí so với kế hoạch Bộ Công Thương duyệt cuối năm 2021.

Trước biến động quá lớn từ giá nhiên liệu sản xuất, EVN kiến nghị Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt lại kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia. Đây là cơ sở vận hành hệ thống điện, thị trường điện, đàm phán lại sản lượng hợp đồng các tháng còn lại năm 2022.

Tập đoàn này cũng đề nghị sửa đổi các quy định vận hành hệ thống và thị trường điện, để đảm bảo cam kết trong vận hành các nhà máy điện BOT; bổ sung cơ chế, khắc phục các bất cập trong cạnh tranh, mức độ lợi nhuận giữa các loại hình nguồn điện, đơn vị phát điện và chi phí mua điện của các thành viên tham gia thị trường hiện nay.