Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ

Lockheed Martin (NYSE: LMT) là một hãng chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa, vệ tinh và các kỹ thuật tân tiến thành lập vào năm 1995 bởi sự sáp nhập của Lockheed với Martin Marietta. Hiện nay, trụ sở của hãng đặt tại Maryland. Có khoảng 135.000 nhân viên trên toàn Thế Giới. Lockheed Martin là công ty hợp có các hợp đồng cung cấp cho quốc phòng lớn nhất Thế Giới. Vào năm 2005, 95% doanh thu của Lockheed Martin là từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang khác của Hoa Kỳ, và các khách hàng quân đội nước ngoài.

Các thành viên hiện nay của hội đồng quản trị của Lockheed Martin là: Edward Aldridge, Nolan Archibald, Marcus Bennett, James O. Ellis, Gwendolyn King, James Loy, Douglas McCorkindale, Eugene Murphy, Joseph Ralston, Frank Savage, Anne Stevens, Robert J. Stevens, James Ukropina, và Douglas Yearley. Lockeed Martin tài trợ cho cuộc thi Lockheed Martin Maintenence Trophy, là một cuộc thi được tổ chức hàng năm song song với cuộc thi Fincastle competition. Khi đó, phi hành đoàn của hai dòng máy bay P-3 Orion và Nimrod MR2 sẽ tham gia các thí nghiệm và nhiệm vụ khác nhau để tìm ra người dẫn đầu.

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Thương hiệu máy bay Lockheed Martin

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Thương hiệu máy bay Lockheed Martin

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ

Ngày 21 tháng 9 năm 2021, máy bay không người lái Boeing Loyal Wingman được thử nghiệm đầu tiên ở Úc. Boeing có kế hoạch chế tạo máy bay không người lái tại nhà máy lắp ráp đầu tiên được xây dựng ở Úc.

Nhà máy được xây dựng ở Toowoomba, Australia, sẽ lắp ráp máy bay không người lái quân sự chứ không phải máy bay thương mại. Đây được đánh già là một bước đi thú vị đối với công ty trong việc mở rộng hoạt động khỏi Hoa Kỳ. 

Bộ phận quốc phòng, không gian và an ninh của Boeing là nguồn doanh thu vững chắc nhất của Boeing trong những năm khó khăn vừa qua đối với Boeing. Đơn vị này đã báo cáo doanh thu 26 tỷ đô la mỗi năm kể từ năm 2018, trong khi doanh thu máy bay thương mại của công ty giảm 41 tỷ đô la, tương đương 72%, trước cuộc khủng hoảng từ đại dịch.

Vào năm 2020, khoảng 83% hoạt động kinh doanh quốc phòng đó đến từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng bộ phận này cũng có sự góp mặt đáng kể từ những khách hàng nước ngoài.

Một phần lớn hoạt động kinh doanh chính của Boeing đến từ nước ngoài. Năm 2018, năm mà hãng sản xuất máy bay này công bố doanh thu kỷ lục 101 tỷ USD , 56% trong số đó đến từ các khách hàng nước ngoài.

Nhóm hoạt động của Boeing tại Australia đã thiết kế chiếc máy bay không người lái, được gọi là Loyal Wingman, được chế tạo ở đó. Nhà máy này dự kiến ​​sẽ tạo ra 3.500 việc làm toàn thời gian mới vào năm 2028. Hiện Không quân Australia là khách hàng duy nhất được xác nhận của máy bay không người lái này, nhưng Boeing có kế hoạch xuất khẩu nó cho các khách hàng quân sự khác trên thế giới.

Tin tức này được đưa ra sau một thông báo riêng rằng Australia dự định xây dựng một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với việc sử dụng công nghệ được chia sẻ bởi Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Động thái đó được coi là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Đã có một thời gian khi những gã khổng lồ sản xuất của Hoa Kỳ sản xuất tất cả hoặc hầu như tất cả các sản phẩm của họ tại Hoa Kỳ, nhưng điều này đã thay đổi sau tuyên bố mới này. Điển hình khác có thể kể đến là General Motors và Ford đều sản xuất nhiều ô tô tại các nhà máy bên ngoài Hoa Kỳ, ở các nước như Trung Quốc và Mexico, hơn là ở Hoa Kỳ.

Một phần lý do mà các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác xây dựng sản phẩm của họ ở nơi khác, ngoài chi phí nhân công thấp hơn, là để giảm thời gian giao hàng và chi phí khi bán ra thị trường nước ngoài. Đó không phải là vấn đề quan trọng đối với Boeing, hãng có thể bay hầu hết các sản phẩm mà hãng sản xuất cho khách hàng của mình.

Boeing đã có cơ sở hoạt động ngoài Mỹ lớn nhất tại Úc, với khoảng 4.000 nhân viên, một số làm công việc lắp ráp trước các bộ phận được vận chuyển đến các nhà máy ở Mỹ của công ty.

Nó cũng có một cơ sở ở Trung Quốc, được thành lập để hoàn thiện nội thất và sơn lần cuối trên máy bay phản lực thương mại 737 Max mà họ đang bán ở đó. Một phần lý do cho việc đặt nhà máy ở đó là để xoa dịu chính phủ Trung Quốc, vốn hãng mong muốn ký kết tất cả các hoạt động bán máy bay phản lực vào nước này.

Nhưng cơ sở đó, được khai trương vào cuối năm 2018, chỉ hoàn thành một chiếc 737 Max duy nhất trước khi  2 vụ tai nạn diễn ra ở Indonesia và Ethiopia khiến hơn 300 người thiệt mạng.

Trong khi đó, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gia tăngdoanh số bán hàng của Boeing vào Trung Quốc đã giảm xuống rất nhiều.

Lyly

Boeing

Boeing là hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, hãng này đang đứng trước khả năng tuột ngôi vị này sau khi tập đoàn Mỹ cho biết lượng máy bay được giao hàng trong nửa đầu năm nay giảm hơn 1/3 do tàu bay 737 Max bị đình bay kéo dài.

Cụ thể, lượng máy bay mà Boeing giao hàng trong 6 tháng ít hơn so với đối thủ Airbus. Hôm thứ Ba, Airbus cho biết hãng giao được 389 máy bay trong 2 quý vừa qua, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Boeing 737 Max bị đình bay được cất ở Boeing Field, Seatle, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Cùng khoảng thời gian đó, Boeing giao hàng 239 máy bay, giảm 37% so với cùng kỳ 2018.

Kết quả này cho thấy Boeing có thể thua Airbus về số lượng máy bay được giao hàng trong cả năm nay. Nếu vậy, đây sẽ là lần đầu tiên trong 8 năm Boeing đánh mất vị trí hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.

Boeing 737 Max - dòng sản phẩm bán chạy nhất của Boeing đã bị đình bay trên phạm vi toàn cầu sau hai vụ rơi liên tiếp của dòng máy bay này ở Indonesia hồi tháng 10/2018 và ở Ethiopia hồi tháng 3/2019.

Boeing là một trong những công ty hàng không dân dụng và quân sự hàng đầu thế giới với 170.000 nhân viên, phục vụ khách hàng ở 150 quốc gia. Các dòng máy bay mà Boeing sản xuất gồm: 737, 747, 767 và 777 và Boeing Business Jet, với gần 12.000 máy bay phản lực thương mại đang hoạt động trên toàn thế giới.

Airbus

Airbus là một trong những nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đáp ứng khoảng một nửa hoặc nhiều đơn đặt hàng cho các máy bay chở khách có hơn 100 chỗ ngồi.

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Ảnh: Shutterstock. 

Airbus có trụ sở chính tại Toulouse, Pháp và 12 địa điểm ở châu Âu đặt tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Airbus cũng có ba công ty con ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Airbus hiện có một dòng sản phẩm gồm 14 loại máy bay phản lực có sức chứa từ 100 đến 525 chỗ ngồi. Hơn 9.200 máy bay của hãng đã được đặt hàng trên toàn thế giới.

Bombardier

Ra đời từ rất sớm (năm 1942), hãng sản xuất máy bay đến từ Canada Bombardier phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của Boeing và Airbus cho đến khi ra đời dòng Cseries mới thực sự lớn mạnh.

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Ảnh: The IrishTimes. 

Có mặt ở hơn 60 quốc gia trên 5 châu lục, Bombardier là nhà sản xuất máy bay dân dụng lớn thứ ba thế giới. Bombardier hoạt động với hơn 32.500 người trên toàn thế giới.

Cseries của Bombardier là dòng máy bay phản lực tầm dài (100-150 chỗ) có nhiều điểm giống với hai mẫu nổi tiếng Airbus 320 và Boeing 737 nhưng lại tiết kiệm xăng tới 20% và giá cả lại phải chăng.

Embraer

Thành lập năm 1969 tại Brazil, Embraer là niềm tự hào của quốc gia này. Embraer cũng là một trong những hãng sản xuất máy bay có xu hướng cạnh tranh với Airbus và Boeing. Sản phẩm máy bay tư nhân dành cho các doanh nhân và người nổi tiếng của hãng chiếm tới 19% thị trường toàn cầu.

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Ảnh: Robb. 

Kể từ năm 1996, Embraer đã sản xuất và giao hơn 1.000 chiếc máy bay cho hơn 37 hãng hàng không tại 24 quốc gia.

Comac

Comac - hãng hàng không đến từ Trung Quốc (thành lập vào năm 2008 tại thành phố Thượng Hải) đang được coi là đối thủ tiềm năng lớn đối với các nhà sản xuất máy bay phương Tây. Năm 2015 Comac lần đầu tiên ra mắt thị trường C919 - máy bay dân dụng cỡ lớn đầu tiên do nước này tự nghiên cứu, chế tạo.

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất của hoa kỳ
Ảnh: Reuters. 

C919 gây ấn tượng bởi thiết kế thon gọn và tiết kiệm nhiên liệu. Comac dự kiến sẽ sản suất 2.000 chiếc C919 trong vòng 2 thập kỷ tới, với mục tiêu nắm giữ 10% thị phần toàn cầu đối với loại máy bay thân hẹp. Đó là bước tiến nhanh như chớp bởi vì hãng này vừa mới được thành lập cách đây 10 năm.

Máy bay C919 đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công vào ngày 5/5/2017. Từ đó tới nay, C919 đã có thêm nhiều chuyến bay thử nghiệm để đạt mục tiêu bay 4.200 giờ an toàn từ nay tới năm 2020 trước khi máy bay được bàn giao cho khách mua.

(Theo cnbc/ VTC News)