Hiện tượng burn in là gì

Màn hình bị lưu ảnh, còn gọi là lỗi burn-in là một khuyết điểm của công nghệ màn hình AMOLED. Hiện tượng lưu ảnh xảy ra với những thiết bị hoạt động thường xuyên, khi xuất hiện những hình ảnh mờ ảo (bóng mờ) như đang “dính” vào màn hình, làm các điểm ảnh mất màu, hoặc logo, khung hình không biến mất hoàn toàn khi chuyển kênh, dẫn đến trường hợp hình chồng lên hình. Lỗi này không ảnh hưởng gì đến thiết bị nhưng lại gây khó chịu cho người dùng. [caption id="" align="aligncenter" width="586"]

Hiện tượng burn in là gì
Cách kiểm tra màn hình bị lưu ảnh[/caption] Bạn có thể tìm hiểu cách kiểm tra màn hình bị lưu ảnh dựa vào khái niệm ở trên. Nếu máy có hiện tượng mờ ảo, mất 1 số màu hay chồng hình,… mà cảm ứng vẫn mượt mà bình thường thì nghĩa là nó mắc hiện tượng burn-in. Màn hình mắc lỗi lưu ảnh thường là vấn đề về phần cứng, khá khó để giải quyết triệt để. Tuy nhiên, vẫn có một số cách để bạn hạn chế nó như giữ độ sáng màn hình thấp, hẹn giờ tắt màn hình khi không dùng ở mức tối thiểu, sử dụng chế độ Immersive (loại bỏ các thanh trên cùng và dưới cùng của giao diện người dùng Android). Cuối cùng, hãy chọn một hình nền tối màu, nếu là đen thì càng tốt, vừa tiết kiệm pin, vừa tránh burn-in. [caption id="" align="aligncenter" width="586"]
Hiện tượng burn in là gì
Hiện tượng burn-in có thể “tránh” được một phần[/caption] Trên đây là cách kiểm tra màn hình bị lưu ảnh cho những bạn đang nghi ngờ chiếc smartphone của mình. Nếu còn thắc mắc về hiện tượng này, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên trang tin của Viettel Store.
  • Xem thêm: 3 cách phòng chống điện thoại bị lưu ảnh cực kỳ hữu hiệu

Màn hình OLED còn có tên gọi Organic LED (đi-ốt phát quang hữu cơ), theo tên gọi: chất hữu cơ dùng trong điểm ảnh phụ (sub-pixel) khi có dòng điện đi qua sẽ phát sáng ra các màu cơ bản RGB. Thời điểm đầu của ngành công nghiệp chế tạo tấm nền, các chất hữu cơ sử dụng trong từng điểm ảnh phụ vốn có vòng đời không giống nhau.

Hiện tượng burn in là gì

Mỗi điểm ảnh trên tấm nền OLED sẽ là tổ hợp của 4 đi-ốt hữu cơ màu trắng, trong đó 3 đi-ốt sẽ đi qua bộ lọc để tạo thành 3 màu cơ bản (xanh lá, xanh dương, đỏ) còn đi-ốt còn lại đóng vai trò tăng độ sáng cho toàn màn hình. Hiện tượng lưu hình của tấm nền OLED thực chất xuất phát từ việc các đi-ốt phát sáng liên tục nên bị hao mòn và giảm độ sáng vĩnh viễn so với các đi-ốt xung quanh dẫn đến bóng mờ bị in lên màn hình. Những điểm ảnh tại các khu vực này thường xuyên hiển thị một nội dung, trong khi những điểm ảnh khác xung quanh được thay đổi liên tục. Nếu để như vậy trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chênh lệch các điểm ảnh, kéo dài càng lâu thì chênh lệch sẽ càng nhiều. Những nơi thường dễ bị hiện tượng burn-in nhất chính là các thanh trạng thái, thanh điều hướng, icon trên màn hình cho máy tính hay laptop.

Ai cũng muốn sở hữu những món đồ hoàn hảo với thời gian sử dụng lâu nhất có thể. Đặc biệt đối với những sản phẩm cao cấp, vòng đời sử dụng có thể lên đến 10 năm. Không ai muốn một sản phẩm khi sở hữu có thể gặp phải vấn đề mà đã được dự báo trước đó khi tìm hiểu.

Tấm nền OLED được ưu tiên phát triển trên các dòng TV, trước khi được mở rộng sang laptop hay màn hình hiển thị cho máy tính (monitor). LG bắt đầu kỷ nguyên TV OLED từ năm 2012 tại triển lãm CES 2012. Tham vọng của họ là muốn phổ cập công nghệ này đến nhiều các thiết bị có khả năng hiển thị nội dung với mức giá phù hợp. Cho đến nay, tham vọng đó đã gặt hái được nhiều kết quả khi công nghệ màn hình OLED đã trải dài đến mọi thiết bị có khả năng hiển thị nội dung không chỉ gồm TV.

Trên thực tế, các thiết bị có khả năng hiển thị nội dung trong thời gian gần đây đã được trang bị tấm nền OLED: bao gồm máy tính xách tay cao cấp, màn hình (monitor) dành cho giới đồ hoạ, sáng tạo nội dung.

Lưu ảnh màn hình(Burn-in) là hiện tượng thường gặp trên các màn hình AMOLED, tuy không ảnh hưởng đến tuổi thọ máy nhưng gây khó chịu cho người dùng

- Có thể nói lưu ảnh màn hình là hiện tượng màn hình điện thoại xuất hiện các bóng mờ, nó không tự mất đi mà ngày càng có nhiều hơn, dẫn đến hiện tường hình chồng lên hình. Lỗi này xuất phát khi bạn để hiện thị một hình ảnh tĩnh quá lâu, với độ sáng cao liên tục khiến ảnh đó bị lưu giữ lên màn hình và đè lên nội dung hiển thị khác.

Hiện tượng burn in là gì
Ảnh: Màn hình bị lưu ảnh

Nguyên nhân dẫn đến màn hình bị lưu ảnh:

- Màn hình AMOLED hay còn gọi chung là OLED còn có tên gọi ORGANIC LED (màn hình LED hữu cơ) để nhắc đến chất hữu cơ dùng trong từng điểm ảnh phụ, khi phát sáng sẽ ra các màu Red, Green, Blue. Các chất này có vòng đời không giống nhau, sau một thời gian phát sáng, các điểm ảnh phụ sẽ dần bị thoái hóa với tốc độ khác nhau. Chính điều này dẫn đến Burn-in (hiện tượng lưu ảnh). Thường thì các khu vực hiển thị ảnh tĩnh trong thời gian dài sẽ dễ bị nhất. Ví dụ: thanh trạng thái, thanh điều hướng, icon...

Hiện tượng burn in là gì
Ảnh: Điểm ảnh có các vòng đời khác nhau


Trong ba điểm ảnh phụ, loại Blue có vòng đời ngắn nhất do sử dụng điện năng mạnh hơn để cân bằng với 2 điểm ảnh kia nên tuổi thọ của điểm ảnh Blue bị bào mòn nhanh hơn dẫn đến màn hình bị ám vàng hay hồng (do red với green sáng mạnh hơn blue mà red kết hợp với green thì ra màu vàng)

Cách khắc phục hiện tượng lưu ảnh màn hình:

- Với những màn hình bị lưu ảnh thường khó có cách giải quyết triệt để, vì đây là vấn đề phần cứng. Tuy nhiên, vẫn có 1 số phương pháp để hạn chế tình trạng bị lưu ảnh. Hôm nay, SamfansCom sẽ liệt kê một số phương pháp để bạn có thể áp dụng:

1. Không để màn hình độ sáng cao trong thời gian dài: giảm thời gian màn hình tự tắt, tắt chế độ sáng tự động. Độ sáng vừa phải ở khoảng 30%.

Đây là cách để giảm tải điểm ảnh phụ Blue (Do màn hình sáng phần lớn là nhờ ánh sáng xanh của điểm ảnh blue nên để màn hình sáng cao thường xuyên sẽ dễ bị ám màn)

Hiện tượng burn in là gì

2. Thanh thông báo và điều hướng: Đây là hai thành phần dễ bị lưu ảnh nhất do hiển thị cố định ở 1 chỗ quá lâu . Đối với các dòng Galaxy S8 trở lên bạn có thể tuỳ chỉnh ẩn thanh điều hướng.

 Để thiết lập ẩn thanh hiều hướng bạn vào Cài đặt (Settings) - Màn hình (Display) - Thanh điều hướng (Navigation Bar) - Thao tác toàn màn hình (Full screen gesture)

Hiện tượng burn in là gì

Hiện tượng burn in là gì


3. Sử dụng hình nền tối, hoặc chủ đề tối. Với các dòng máy sau này Samsung đã hỗ trợ chế độ DarkMode để hạn chế hiện tượng lưu ảnh. Hạn chế hiển thị các nội dung nhiều khoảng màu trắng, xanh dương thời gian dài sẽ giúp tuổi thọ màn hình được lâu hơn. Ví dụ: bàn phím trắng, Pop-up Messenger...

Hiện tượng burn in là gì

4. Điều chỉnh chế độ màn hình: sử dụng chế độ màn hình Tự nhiên (Natural)

Để thiết lập bạn vào: Cài đặt (Settings) - Màn hình (Display) - Chế độ màn hình(Screen Mode) - Tự nhiên (Natural)

Hiện tượng burn in là gì

Ngoài ra, hiện tại đối với các dòng từ Galaxy S8 trở lên Samsung đã phát hành công cụ chạy trên máy tính để sửa lỗi ám màn. Bạn có thể ghé các Trung tâm bảo hành để được tư vấn và hỗ trợ.

Chú ý:

- Bạn cũng cần phân biệt rõ giữa màn hình ám (Ám hồng, ám vàng) với màn hình lưu ảnh là khác nhau. Nếu máy bạn bị ám nhẹ thì có thể làm theo 2 cách sau để khắc phục:

  • Vào phần bàn phím gõ *#15987# như hình rồi chỉnh về mức 1

Hiện tượng burn in là gì

  • Vào Cài đặt (Settings) - Màn hình (Display) - Chế độ màn hình(Screen Mode) - Sinh động(Vivid) - Cài đặt nâng cao (Advanced Settings) kéo thanh R về thấp nhất sẽ bớt ám.

Hiện tượng burn in là gì

Hiện tượng burn in là gì

 

Samsung vừa công bố bằng sáng chế trong công nghệ màn hình OLED mới, giúp hạn chế hiện tượng burn-in do màn hình bị lão hoá.

Burn-in đã trở thành “gót chân A-sin” của những điện thoại sử dụng màn hình OLED. Các nhà sản xuất đình đám như Google, Samsung và cả Apple. Mỗi hãng đều có những bước tiến lớn trong việc ngăn chặn sự xuống cấp của màn hình. Sáng chế mới của Samsung có lẽ sẽ thổi một làn gió mới vào độ bền của những tấm nền OLED.

Hiện tượng burn-in là gì?

Màn hình OLED sẽ lão hoá theo một cách “không giống ai”. Burn-in xảy ra khi bạn sử dụng điện thoại lâu dài, màn hình OLED có xu hướng bị “lưu ảnh”, với những dấu vết của hình ảnh cũ lưu lại trên tấm nền ngay cả khi đã chuyển sang nội dung khác. Burn-in xảy ra nhanh hơn và rõ hơn khi màn hình hiển thị những nội dung có độ tương phản cao, hoặc màn hình sáng liên tục, khiến các bóng phát quang đi-ốt giảm hiệu suất của mình.

Màn hình Super Retina và Super Retina XDR của Apple đang là những công nghệ dẫn đầu trong khả năng đối phó với burn-in nhờ những thuật toán điều tiết độ sáng của từng điểm ảnh, giúp giảm tác động của burn-in tới khả năng hiển thị.

Bằng sáng chế của Samsung giúp hạn chế burn-in trên màn hình OLED

Sắp tới, với sự ra đời của Touch ID trên màn hình iPhone 12, vấn đề burn-in có thể bị “khuếch đại” lên. Samsung đã cho ra giải pháp mới giúp giải quyết hiện tượng này. Thông tin thu thập được từ bằng sáng chế “Thiết bị điện tử để ngăn chặn burn-in trong màn hình” chỉ ra rằng

Ý tưởng của Samsung trong sáng chế FIG. 1 chỉ ra rằng “màn hình #120 có thể điều chỉnh độ sáng của 1 khu vực (trong trường hợp này là cảm biến vân tay 120S). Tấm nền sẽ tăng độ sáng của vùng cảm biến theo số lần ngón tay tiếp xúc với cảm biến.

Khi ngón tay tiếp xúc với cảm biến vân tay trên màn hình 120, màn hình sẽ điều chỉnh vùng 120S phát ra ánh sáng 300 Lux.

Nếu thông tin vấn tay chưa được thu thập ngay cả khi đã phát ra ánh sáng 300 Lux, màn hình sẽ tăng dần độ sáng của vùng cảm biến 120S. Ánh sáng sẽ được tăng cường cho tới khi máy nhận được thông tin về dấu vân tay.

Về mặt kĩ thuật, bảng hiển thị được đặt bên trong vỏ và bao gồm nhiều pixel được đặt bên trong bảng hiển thị, bo mạch đầu tiên được đặt giữa bảng hiển thị và nắp sau, bo mạch thứ hai nằm giữa bo mạch thứ nhất và nắp lưng, cảm biến vân tay được đặt trên bo mạch đầu tiên để lấy thông tin dấu vân tay của người dùng dựa trên ánh sáng phản chiếu từ ngón tay của họ khi người dùng tiếp xúc màn hình kính cũng như bộ xử lý được đặt trên bo mạch thứ hai nhằm mục đích để điều chỉnh độ sáng của các pixel nhóm thứ nhất, được đặt ở khu vực tương ứng với cảm biến vân tay.

Sau đó bộ xử lý có thể lấy thông tin dấu vân tay bằng cách phát ra ánh sáng từ pixel nhóm thứ nhất. Với độ sáng đầu tiên phát ra khi người dùng tiếp xúc với màn hình bằng ngón tay và cho phép các pixel nhóm thứ nhất phát ra ánh sáng với độ sáng thứ hai sáng hơn so với độ sánh đầu tiên, khi ngón tay của người dùng nhấc ra khỏi màn hình và sau đó tiếp xúc lại với màn hình.

Tạm kết

Samsung vẫn sẽ là nhà cung cấp chính tấm nền OLED cho iPhone 12. Có vẻ như hai công ty sẽ cùng chia sẻ thông tin này nhờ vậy hiện tượng burn-in được ngăn chặn. Đội ngũ sáng chế màn hình của Apple đã tìm ra giải pháp cho tương lai của Touch ID và cảm biến dưới màn hình trong những chiếc điện thoại năm nay.

Hãy để thời gian kiểm chứng những công nghệ mới toanh này của Samsung. Hãy theo dõi trang tin Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất nhé!

Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất

Xem thêm: 10 BƯỚC CẦN LÀM NGAY SAU KHI MUA iPHONE MỚI | Hoàng Hà Channel

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!