Tại sao chiến tranh?

Trong thời khắc đen tối này, khi chúng ta chứng kiến cuộc xâm lược vô cớ và phi nghĩa của Nga tại Ukraine cũng như những chiến dịch quy mô nhằm thao túng và làm sai lệch thông tin, rất cần thiết phải phân biệt giữa một bên là những lời dối trá – được bịa ra để biện minh cho những gì không thể biện minh – và một bên là sự thật. Sự thật chỉ ra rằng, nước Nga, một quyền lực hạt nhân lớn, đã tấn công và xâm lược một quốc gia láng giềng hòa bình và dân chủ, một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào hay khiêu khích Nga. Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng đe dọa trả đũa bất cứ quốc gia nào hỗ trợ cho người dân Ukraine. Cách sử dụng vũ lực và sức ép như vậy không có chỗ trong thế kỷ 21.

Điều Tổng thống Putin đang làm không chỉ là một sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà còn là sự vi phạm những nguyên tắc cơ bản của con người về sự chung sống. Với quyết định của Putin đem chiến tranh trở lại châu Âu, chúng ta thấy sự trở lại của thứ “luật rừng” mà ở đó, sức mạnh đồng nghĩa với lẽ phải. Mục tiêu không chỉ là Ukraine, mà còn là cả an ninh của châu Âu và trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc, dựa trên hệ thống của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Sự gây hấn của Putin đang lấy đi những sinh mạng vô tội, phá hủy mong ước được sống hòa bình của người dân. Các mục tiêu dân sự đang bị tấn công, và đây rõ ràng là sự vi phạm luật nhân đạo quốc tế, đẩy người dân vào cảnh di tản. Chúng ta đang chứng kiến những diễn tiến của một thảm họa nhân đạo. Những tháng qua, chúng ta đã có những nỗ lực chưa từng có nhằm đạt được giải pháp ngoại giao. Nhưng Putin đã nói dối tất cả những người đã gặp ông ta, vờ rằng ông ta quan tâm đến một giải pháp hòa bình. Thay vào đó, ông ta quyết định triển khai một cuộc xâm lược toàn diện, một cuộc chiến tổng lực.

Nước Nga phải dừng ngay lập tức các hoạt động quân sự của mình, và rút quân vô điều kiện khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Belarus cũng cần có hành động tương tự, và phải dừng ngay sự tham gia của mình trong chiến dịch gây hấn này, cũng như phải tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế. Liên minh châu Âu đồng lòng đưa ra sự hỗ trợ to lớn cho Ukraine và công dân Ukraine. Đây là một vấn đề giữa sự sống và cái chết. Tôi đang chuẩn bị một gói hỗ trợ khẩn cấp cho lực lượng vũ trang của Ukraine trong cuộc chiến của họ.

Để đáp lại, cộng đồng quốc tế giờ sẽ triển khai một sự cô lập toàn diện đối với Nga, qua đó buộc Putin phải chịu trách nhiệm cho sự gây hấn của ông ta. Chúng tôi sẽ trừng phạt những người tài trợ ngân sách cho cuộc chiến, sẽ làm tê liệt hệ thống ngân hàng của Nga và khả năng tiếp cận nguồn dự trữ quốc tế.

Liên minh châu Âu và các đối tác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn với Nga, nhằm vào lãnh đạo và giới tinh hoa nước này, cũng như các ngành chiến lược của nền kinh tế do Điện Kremlin điều hành. Mục đích không phải là để gây tổn hại cho người dân Nga, mà để làm suy yếu khả năng tài trợ của Điện Kremlin cho cuộc chiến phi nghĩa này. Để làm được điều đó, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các đối tác và đồng minh của mình – Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Chúng ta cũng chứng kiến nhiều quốc gia từ khắp nơi trên thế giới, gồm ở cả Việt Nam, bày tỏ sự quan ngại về toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine. Trước cuộc tấn công kinh hoàng của Nga với một quốc gia độc lập và tự chủ, chúng ta cùng nhau đứng về phía chính nghĩa của lịch sử.

Để biện minh cho những tội ác của mình, cách đây vài tuần Điện Kremlin và những người ủng hộ đã bắt đầu triển khai một chiến dịch lớn nhằm gây nhiễu loạn thông tin. Chúng ta đã thấy các phương tiện truyền thông nhà nước Nga và hệ sinh thái của họ rao giảng những lời dối trá trên các mạng xã hội với mục đích lừa gạt và thao túng. 

Các nhà tuyên truyền của Điện Kremlin gọi cuộc xâm lược này là “một chiến dịch đặc biệt”, nhưng lối nói tránh này không thể che giấu được sự thật rằng chúng ta đang chứng kiến một cuộc xâm lược tổng lực nhắm vào Ukraine, với mục tiêu phá hủy sự tự do, chính phủ hợp pháp và các cấu trúc dân chủ. Việc gán mác “tân phát xít” và “phân biệt Nga” cho chính quyền Kyiv là hoàn toàn vô lý: bởi tất cả các hình thái của Chủ nghĩa Phát xít đều bị cấm ở Ukraine. Ở Ukraine ngày nay, các ứng cử viên cực hữu thuộc về thiểu số và nhận được rất ít sự ủng hộ, và không đạt được điều kiện để có ghế trong quốc hội. Chính phủ Ukraine không cô lập Donbass và cũng không cấm sự hiện diện của ngôn ngữ và văn hóa Nga. Donetsk và Luhansk không phải là các nền cộng hòa, đây là những vùng thuộc Ukraine bị kiểm soát bởi các nhóm vũ trang ly khai với sự ủng hộ của Nga.

Chúng ta biết điều này – và nhiều người Nga cũng biết. Đã có những cuộc biểu tình dũng cảm diễn ra ở các thành phố trên khắp nước Nga kể từ khi cuộc xâm lược này bắt đầu, yêu cầu chấm dứt sự gây hấn với một quốc gia láng giềng hòa bình. Chúng ta nghe thấy họ và nhận ra sự dũng cảm khi họ lên tiếng, và chúng ta cũng thấy nhiều nhân vật công chúng nổi tiếng ở Nga cũng phản đối cuộc xâm lược phi lý này.

Tôi tiếp tục làm việc với các đối tác của chúng tôi trên khắp thế giới để đảm bảo hành động chung của cộng đồng quốc tế chống lại hành vi của Điện Kremlin. Vào ngày 25 tháng 2, chỉ có Nga phủ quyết Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bỏ phiếu trắng. Từ khắp nơi trên thế giới, các quốc gia lên án các cuộc tấn công của Nga và tại Đại hội đồng, toàn thể cộng đồng quốc tế cần hợp lực để giúp chấm dứt hành động xâm lược quân sự của Nga bằng cách thông qua Nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc. 

Cũng giống như người dân ở châu Âu, người dân Việt Nam không may hiểu quá rõ về chiến tranh. Họ đã trải qua những nỗi đau của người dân vô tội, và thấu hiểu tầm quan trọng của sự đấu tranh cho tự do, cho sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Họ hiểu rõ những gì người dân Ukraine đang trải qua.

Và chính bởi những ký ức cay đắng về chiến tranh, và bởi họ trân trọng hòa bình, người dân Việt Nam cần sát cánh bên người dân Ukraine và đông đảo cộng đồng quốc tế, nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc chiến phi lý này.

Với cuộc chiến này tại Ukraine, thế giới sẽ không bao giờ còn như trước. Thời điểm này, hơn tất cả, là lúc các xã hội và các đồng mình cùng đồng lòng xây dựng một tương lai dựa trên sự tin tưởng, công lý và tự do. Đây là thời điểm để đứng dậy và lên tiếng. Sức mạnh không đồng nghĩa với lẽ phải. Điều này chưa bao giờ đúng. Và sẽ không bao giờ đúng.

Xem thêm

Tình hình tại Ukraine

. Hãng thông tấn TASS ngày 27-5 dẫn thông báo từ lực lượng ly khai Donetsk (DPR) cho biết họ đã giành được toàn quyền kiểm soát thị trấn Krasny Liman ở TP Kramatorsk, phía bắc Ukraine.

"Kể từ ngày 27-5, các lực lượng ở Donetsk và Luhansk (LPR), cùng sự hỗ trợ từ hỏa lực của quân đội Nga, đã giải phóng và thiết lập toàn quyền kiểm soát 220 khu vực dân cư trên lãnh thổ Donetsk, bao gồm thị trấn Krasny Liman" - DPR thông báo trên kênh Telegram của họ.

Tại sao chiến tranh?

Lực lượng ly khai ở Donetsk. Ảnh: TASS

. Hãng thông tấn Ukraine Ukrinform dẫn thông tin từ lực lượng vũ trang Ukraine cho biết tính từ ngày 24-2 đến đầu ngày 27-5, quân đội nước này đã loại khỏi vòng chiến khoảng 29.750 binh sĩ Nga.

“Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã phá hủy 1.322 xe tăng địch, 3.246 xe chiến đấu bọc thép, 623 hệ thống pháo, 201 pháo phản lực phóng loạt, 93 hệ thống phòng không, 206 máy bay chiến đấu, 170 trực thăng, 503 máy bay không người lái, 115 tên lửa hành trình, 13 tàu, 2.226 phương tiện quân sự và thùng nhiên liệu, 48 thiết bị đặc biệt của Nga” - Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine thông báo.

Tại sao chiến tranh?

Một chiếc xe tải bị hư hại sau các cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine. Ảnh: TASS

Cùng ngày, Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết tổng cộng 241 trẻ em đã thiệt mạng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine

"Tính đến sáng 27-5, hơn 679 trẻ em ở Ukraine đã bị ảnh hưởng do hậu quả của cuộc chiến. Theo thông tin chính thức từ các công tố viên, có 241 trẻ em đã thiệt mạng và hơn 438 trẻ em khác bị thương” - Văn phòng Tổng công tố Ukraine thông báo trên Telegram.

Hiện tất cả các số liệu này đều chưa được xác thực.

Tại sao chiến tranh?

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Moscow, ngày 18-5. Ảnh: RT

Ngoại trưởng Nga: Phương Tây tuyên bố “chiến tranh tổng lực” đối đầu Nga

. Trong cuộc họp với các quan chức chính quyền hôm 27-5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng các nước phương Tây đang muốn bắt đầu một cuộc “chiến tranh tổng lực” với Nga khi có những động thái đối đầu với Moscow, theo TASS.

“Các quốc gia phương Tây đang tăng gấp đôi, gấp ba và gấp bốn lần nỗ lực của họ để ngăn chặn chúng ta. Họ sử dụng một loạt các công cụ, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương đến những thông tin tuyên truyền sai trái trên các phương tiện truyền thông toàn cầu” - ông Lavrov nói.

Theo Ngoại trưởng Lavrov, toàn thể đất nước Nga sẽ luôn ủng hộ quyết định của chính phủ để đối mặt thách thức này.

Ngoại trưởng Nga cũng lưu ý rằng cuộc khủng hoảng hiện tại đã phơi bày bản chất thực sự của những lời hứa của phương Tây với Nga cách đây 30 năm, sau khi Liên Xô sụp đổ.

“Giờ đây, chúng ta đã thấy giá trị thật sự của tất cả những lời hứa về các giá trị phổ quát và mong ước biến châu Âu thành một ngôi nhà chung ở khu vực Đại Tây Dương-Thái Bình Dương" - ông Lavrov cho hay.

Tại sao chiến tranh?

Một bệ phóng tên lửa hạng nặng M270 MLRS của Mỹ. Ảnh: RT

. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với đài RT, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây tin rằng mình là người đặc biệt và những hành động của họ bị thúc đẩy trước những ảo tưởng về nỗi sợ hãi phi lý.

“Chúng tôi biết rằng những người bạn phương Tây của chúng tôi có nhiều nỗi ám ảnh, nhiều mặc cảm. Họ có một niềm tin rằng họ không thể gặp sai lầm, và tôi tin rằng họ cũng có một số chứng hoang tưởng khác nữa” - ông Lavrov nói.

“Bất kỳ vấn đề nào xảy ra trên trường quốc tế mà không bao gồm phương Tây, mà họ không kiểm soát thì họ sẽ coi là đối lập, là thách thức đối với sự thống trị của họ” - ông giải thích thêm.

Tại sao chiến tranh?

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS

Động thái của các bên:

. Cuối ngày 26-5, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nêu rõ sự cần thiết của việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến khu vực miền Nam với nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới phía nam của nước này giáp với Ukraine, TASS đưa tin.

"Một mặt trận mới đã được mở ra và chúng ta không thể không chú ý tới nó. Ngay cả trước khi Bộ Tư lệnh Tác chiến khu vực miền Nam được chính thức thành lập, chúng ta phải có trách nhiệm củng cố việc phòng thủ khu vực biên giới phía nam một cách nhanh chóng. Nhiệm vụ đó phải được tiến hành ngay hôm nay" - Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh trong một cuộc họp với các quan chức quốc phòng Belarus.

Ông Lukashenko cũng yêu cầu "quân đội, các lực lượng đặc nhiệm và các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn cần phải được luân phiên điều động đến biên giới phía nam để phối hợp phòng ngự với lực lượng biên phòng".

Tại sao chiến tranh?

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov. Ảnh: TASS

. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov cho biết EU (Liên minh châu Âu) đã đình chỉ các cuộc gặp gỡ và chia sẻ dữ liệu giữa hai bên trong khuôn khổ Trung tâm Giám sát ma túy và nghiện ma túy châu Âu (EMCDDA).

"EU đã đơn phương chấm dứt các cuộc gặp giữa các chuyên gia cũng như chấm dứt việc chia sẻ dữ liệu với Nga trong khuôn khổ EMCDDA. Hội nghị chống ma túy hằng năm của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng đã bị hoãn vô thời hạn” - ông Syromolotov nói.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, có vẻ như các nước thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) sau khi “vội vàng rút khỏi Afghanistan” đang cố gắng “thoái thác trách nhiệm của mình về cuộc đấu tranh chống tội phạm ma túy ở nước này và chuyển nó sang các nước khác”.

“Moscow tin rằng động thái này của EU sẽ tạo điều kiện cho những kẻ buôn bán ma túy lợi dụng sự bất đồng giữa các quốc gia để gia tăng nguồn cung cấp ma túy bất hợp pháp sang châu Âu" - ông Syromolotov nhận định.

Tại sao chiến tranh?

Bà Yulia Svyrydenko - Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine. Ảnh: UKRINFORM

. Đài CNN dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng hôm 27-5 cho biết chính quyền Mỹ dự kiến sẽ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine vào tuần tới, trong đó có thể bao gồm các hệ thống tên lửa nhiều lần phóng (MLRS).

Theo báo cáo, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị gửi "các hệ thống tên lửa tầm xa, tiên tiến" đến nước này vào đầu tuần tới sau nhiều tuần thảo luận về việc có nên "gửi MLRS cho Kiev hay không", trong bối cảnh lo ngại rằng quân đội Ukraine "có thể sử dụng các hệ thống này để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào bên trong nước Nga".

. Ukrinform ngày 27-5 dẫn lời bà Yulia Svyrydenko - Phó Thủ tướng thứ nhất, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine - cho biết Hàn Quốc đã bày tỏ mong muốn hỗ trợ công cuộc tái thiết quốc gia này sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc.

"Hàn Quốc cho biết họ có thể đóng góp vào việc tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Đặc biệt là xây dựng lại những cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy. Ukraine cũng có thể áp dụng kinh nghiệm hiện đại hóa công nghiệp của Hàn Quốc, điều này cực kỳ phù hợp với chúng ta. Tôi đã thảo luận về những chủ đề này với bà Na Kyung-won, đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc” - bà Svyrydenko cho hay.

Tại sao chiến tranh?

(PLO)- Lầu Năm Góc gửi tàu mặt nước không người lái (USV) cho Ukraine để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc giữ kín thông tin về loại tàu này cũng như vai trò, nhiệm vụ mà chúng sẽ đảm nhận.