Hoạt động lãnh đạo quản lý là gì

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thống nhất về một định nghĩa rõ ràng, rành mạch cho hai từ: lãnh đạo, quản lý; tuy nhiên đều thừa nhận lãnh đạo và quản lý là hai công việc khác nhau căn bản. Theo Từ điển tiếng Việt, "lãnh đạo" là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện, còn "quản lý" là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra. Như vậy, có thể hiểu, lãnh đạo quyết định đường lối, sách lược, còn quản lý là tổ chức thực hiện, xử lý những vấn đề cụ thể, thực tế. Lãnh đạo nặng về lĩnh vực chính trị, còn quản lý nặng về lĩnh vực hành chính.

Trong thực tế đời sống, giao tiếp, thuật ngữ lãnh đạo và quản lý ở nhiều thời điểm thường được sử dụng thay thế cho nhau bởi hoạt động lãnh đạo và quản lý lại có những chỗ tương đồng, xuất phát từ đặc trưng hướng đích trong việc đạt mục tiêu của tổ chức. Hoạt động lãnh đạo và quản lý gần như bổ sung, đan xen nhau mà không cản trở nhau. Cả hai đều được coi là hoạt động cần có kỹ năng, có yếu tố kinh nghiệm và cả những yếu tố mang tính thiên bẩm, là "nghệ thuật", là khoa học và là một nghề.

Đào sâu vào sự khác biệt của hai hoạt động, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, quản lý như một quá trình chấp nhận hiện trạng, tập trung vào kiểm soát nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng quy định. Công việc thường thấy của nhà quản lý là lập kế hoạch, tổ chức nhân sự và kiểm soát. Ở mặt còn lại, lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến một tập thể để đạt được mục tiêu chung. Người lãnh đạo cần có tầm nhìn xa, có khả năng xét đoán, tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng, động viên mọi người hoàn thành công việc trên cơ sở hướng tới viễn cảnh và giá trị chung.

Ở Việt Nam hiện nay, theo thể chế chính trị chung là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Sự lãnh đạo của Đảng giữ vị trí then chốt trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dẫn dắt chính quyền nhà nước quản lý đất nước. Nhà nước quản lý giữ vai trò làm phương tiện để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong công việc quản lý quốc gia và xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, mức sống và dân trí cũng ngày càng cao thì yêu cầu nâng cao sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, khắc phục những chỗ trùng dẫm, chồng chéo giữa lãnh đạo và quản lý sẽ ngày càng cấp thiết.

Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng phải luôn đứng trong hàng ngũ nhân dân, không thể đứng bên trên để quyết định mọi việc. Đảng phải bảo vệ và đề cao quyền lợi của nhân dân, vừa động viên thuyết phục, giúp nhân dân làm chủ vận mệnh của đất nước và của bản thân mình, luôn luôn tạo ra sự đồng tình và ủng hộ cao của nhân dân đối với đường lối, chính sách của Đảng. Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thực chất là đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng.

Đối với Nhà nước, để thực hiện tốt vai trò quản lý, tổ chức bộ máy phải tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động đồng bộ, hiệu quả; đồng thời phải không ngừng mở rộng sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước.

ThS. Phạm Đức Toàn - Phó Chánh văn phòng Bộ Nội vụ

Lãnh đạo có thể hiểu là người cung cấp tầm nhìn cấp cao cho một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đội nhóm bất kỳ - với mục tiêu đổi mới theo cách sẽ giúp ích cho tổ chức về lâu dài bằng cách hỏi những gì cần thay đổi và tại sao. Từ đó, các nhà lãnh đạo hướng dẫn mọi người đi đúng hướng bằng cách cung cấp sự hỗ trợ, truyền cảm hứng và động lực. Trên đường đi, các nhà lãnh đạo luôn kiểm tra để đảm bảo mọi người đều liên kết và đi đúng hướng, nhưng họ hiếm khi can dự vào các quyết định chiến thuật.

Hoạt động lãnh đạo quản lý là gì

Quản lý là gì?

Quản lý là người thực hiện theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Một khi đích đến đã được xác định, các nhà quản lý là người giám sát hàng loạt chiến thuật đưa họ đến nơi cần đến. Điều này liên quan đến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mọi người đang hợp tác một cách hài hòa và đảm bảo họ đạt được thời hạn thích hợp để đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình. Thông thường, người quản lý sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi việc để mang lại lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp của họ.

Hoạt động lãnh đạo quản lý là gì

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

Một tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có cả nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị.

Quản lý tác động trực tiếp đến một đội nhóm để đạt được những mục tiêu đã đề ra, khi đó họ chính là nhà lãnh đạo. Và ngược lại, khi nhà lãnh đạo trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức và giám sát nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý. Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, đến đội nhóm để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vậy nếu tổ chức có lãnh đạo giỏi và quản lý kém có được không? Ngược lại, quản lý giỏi nhưng lãnh đạo không có năng lực thì sao? Câu trả lời tất nhiên là không. Một tổ chức/doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa tài lãnh đạo và quản lý để mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Vì vậy, lãnh đạo và quản lý phải song hành với nhau. Mặc dù chúng không giống nhau, nhưng chúng liên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Để biết lãnh đạo và quản lý khác nhau ở những điểm nào, hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Hoạt động lãnh đạo quản lý là gì

Phân biệt lãnh đạo và quản lý – Sự khác nhau

Mọi người thường lầm tưởng lãnh đạo và quản lý giống nhau, nhưng về bản chất chúng rất khác nhau. Sự khác biệt chính giữa hai điều này là các nhà lãnh đạo thúc đẩy mọi người hiểu và tin tưởng vào tầm nhìn mà họ đặt ra cho công ty và cùng bạn đạt được mục tiêu. Trong khi đó, người quản lý thiên về điều hành công việc và đảm bảo các hoạt động hàng ngày được diễn ra như mong muốn.

Ngoài sự khác biệt trên, lãnh đạo và quản lý còn khác nhau ở những điểm sau:

Lãnh đạo

Quản lý

Tập trung vào tầm nhìn

Tập trung vào các mục tiêu

Hỏi "cái gì" và "tại sao"?

Hỏi "như thế nào" và "khi nào"?

Cung cấp chỉ dẫn

Cung cấp nhiệm vụ

Tạo sự thay đổi

Tạo sự ổn định

Nghĩ về dài hạn

Nghĩ về ngắn hạn

Bên cạnh đó, dù là nhà lãnh đạo hay quản lý thì điều quan trọng bạn cần phải làm vẫn là không ngừng học hỏi, phát triển cá nhân để đưa doanh nghiệp cùng sự nghiệp của bản thân vươn cao, vươn xa hơn trong tương lai. 

Với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp vì lợi ích quốc gia”. Chúng tôi không chỉ đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình, hệ thống mà còn giúp Quý doanh nghiệp củng cố, nâng cao năng lực cá nhân để việc điều hành, quản lý mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, xây dựng nên một bộ máy hoạt động có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận, vị trí và sự đoàn kết của các nhân viên trong một tổ chức, doanh nghiệp. Chúng tôi ở đây để làm bàn đạp giúp các nhà lãnh đạo và quản lý thực hiện được những mục tiêu mà tổ chức bạn đề ra.

ISOCERT luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và hợp tác dựa trên phương châm “Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng”.

Xem thêm về Dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực cá nhân và đào tạo cho doanh nghiệp về ISO và cải tiến kinh doanh. Chi tiết TẠI ĐÂY.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm được khái niệm lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Cũng như phân biệt lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0976 389 199 để được trao đổi và giải đáp chi tiết!

Chúc cho những nhà lãnh đạo/quản lý luôn nhiệt huyết, có tâm, có tầm và đảm nhiệm tốt vai trò của mình để chèo lái đưa doanh nghiệp bạn ngày một phát triển, lớn mạnh hướng đến một xã hội hưng thịnh trong tương lai!

Ngày cập nhật: 17-09-2021