Tên viết tắt của liên đoàn cầu lông thế giới hiện nay là gì?

Vừa rồi, liên đoàn cầu lông thế giới đã công bố bảng xếp hạng những tay vợt xuất sắc nhất năm nay. Có thể thấy vị trí đấu bảng vẫn thuộc về siêu sao số một Nhật Bản Kento Momota. Tuy nhiên, huyền thoại đỉnh cao thế giới Lin Dan có nguy cơ bỏ ngỏ tấm vé đến với Olympic 2020.

Liên đoàn cầu lông thế giới công bố bảng xếp hạng 2020 nội dung thi đấu đơn nam

Bảng xếp hạng cầu lông thế giới được viết tắt là BWF, do liên đoàn cầu lông thế giới công bố. Hiện nay đã có thông báo chính thức về bảng xếp hạng này, quyết định ai sẽ giành được tấm vé đến Nhật Bản, tham gia thế vận hội mùa hè trong năm nay. Có thể thấy thống trị nội dung đơn nam và nữ là những tay vợt người Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,…

Tên viết tắt của liên đoàn cầu lông thế giới hiện nay là gì?

Thế nhưng mọi thứ đã thay đổi khi bước sang năm đầu tiên của thập kỷ mới, tay vợt người Nhật Bản – Kento Momota đang đứng vị trí số 1 làng cầu lông nam thế giới, vị trí tiếp theo là Chou Tien-Chen. Dưới đây là danh sách chi tiết 20 tay vợt xuất sắc nhất hành tinh do Liên đoàn cầu lông thế giới công bố mới nhất:

TênVị TríSố ĐiểmQuốc gia
Momota Kento1111,918 Nhật Bản
Chou Tien-Chen280,548 Đài Loan
CHEN Long379,640 Trung Quốc
Anders Antonsen477,600Đan Mạch
Viktor Axelsen575,788 Đan Mạch
Jonatan Christie673,640 Indonesia
Anthony Ginting772,562 Indonesia
Shi Yuqi864,521 Trung Quốc
Angus Ng Ka Long962,602 Hồng Kông
TSUNEYAMA Kanta 1057,098 Nhật Bản
Sai Praneeth Bhamidipati1155,970 Ấn Độ
Srikanth Kidambi1255,840 Ấn Độ
Kantaphon Wangcharoen1352,899 Thái Lan
Lee Zii Jia1452,445 Malaysia
Wang Tzu-Wei1552,295 Đài Loan
NISHIMOTO Kenta 1650,133 Nhật Bản
LIN Dan1749,470 Trung Quốc
Rasmus Gemke1847,881 Đan Mạch
Lu Guangzhou1947,169 Trung Quốc
Shesar Hiren Rhustavito46,254 Indonesia

Huyền thoại thế giới Lin Dan, đỉnh cao của cầu lông quốc tế hiện tại chỉ đứng ở vị trí thứ 17 trong bảng xếp hạng mới nhất của Liên đoàn cầu lông quốc tế ban hành. Vị trí này khiến giấc mơ đến với Thế vận hội của anh bị bỏ ngỏ. Bởi trên anh còn có hai vận động viên cùng quê hương đang giữ vị trí đỉnh cao là Chen Long và Shi Yuqi.

Lin Dan- Huyền thoại cầu lông thế giới một thời tuột mất giấc mơ đến với Thế vận hội 2020

Không chỉ người dân Trung Quốc hay Việt Nam biết đến cái tên Lin Dan, mà cả thế giới cầu lông đều nghiêng ngả khi nghe đến tên tuổi danh thủ huyền thoại này.

Dù hiện tại anh đã lùi xa vị trí tay vợt số 1 thế giới. Thế nhưng những kỹ năng và thành tựu anh đã đạt được, phải rất lâu sau mới có người theo kịp tay vợt thuận tay trái đầy tài năng này.

Lin Dan được sinh ra để dành riêng cho cầu lông. Anh đam mê cầu lông từ nhỏ. Mọi huấn luyện viên cấp cao đều nhận định tay vợt này mang dòng máu có tố chất thể thao hiếm có.

“Super Dan” ngay từ khi 5 tuổi đã tham gia vào việc luyện tập bộ môn cầu lông với các đàn anh. Đến năm 12 tuổi, Lin Dan đã giành giải nhất cuộc thi cầu lông giải nhi đồng toàn Trung Quốc. Cùng với đó, anh được gọi vào đội tuyển quốc gia khi mới bước chân sang tuổi 18. Lúc này, tài năng của tay vợt trẻ đã có cơ hội được cả thế giới biết đến ngay thời điểm này.

Lin Dan sở hữu cách chơi cầu lông toàn diện nhất, được cả thế giới ngưỡng mộ. Anh có thể lực bền bỉ, cùng với lối đánh phá cách. Điều này mang lại lợi thế vô cùng lớn cho tay vợt Trung Quốc khi có thể đánh liền ba hiệp với sức mạnh không hề thay đổi. Nhờ có sức mạnh và sự chính xác ổn định, mọi cú đánh Smash của Lin Dan luôn khiến đối thủ khó khăn tìm cách chống trả.

Rèn luyện kỹ năng bộ pháp di chuyển đỉnh cao, thuộc hàng điêu luyện hàng đầu, khó có danh thủ nào có thể theo kịp. Đồng thời, anh sở hữu bộ não chiến thuật đầy nhanh nhạy, tự tin. Đây chính là yếu tổ chủ lực được Lin Dan thể hiện rất rõ khi khoét vào điểm yếu của Lee Chong Wei để dành chiến thắng.

Dưới đây là những thành tích thi đấu nổi bật nhất cho đến thời điểm này, đã mang lại danh tiếng cho tay vợt cầu lông huyền thoại này và những thành tích hoàn toàn có thể lối dài hơn khi tay vợt này vẫn còn cầm vợt thi đấu:

–         Anh đã 5 lần vô địch giải cầu lông thế giới trong nội dung đánh đơn:

+ Năm 2006 – Madrid(Tây Ban Nha)

+ Năm 2007- Kuala Lumpur (Malaysia)

+ Năm 2009 –  Hyderabad (Ấn Độ)

+ Năm 2011 – Lon Don (Anh)

+ Năm 2013 – Quảng Châu (Trung Quốc)

–         Anh đã 2 Lần vô địch giải Châu Á nội dung đánh đơn:

+ Năm 2010 – New Delhi (Ấn Độ)

+ Năm 2011 – Thành Đô (Trung Quốc)

–         Anh đã vô địch đại hội thể thao Châu Á bốn lần trong cả nội dung đánh đồng đội và đánh đơn:

+ Năm 2006 – Doha (Qatar) nội dung đồng đội

+ Năm 2010 – Quảng Châu (Trung Quốc) nội dung đồng đội

+ Năm 2010 – Quảng Châu (Trung Quốc) nội dung đơn nam

+ Năm 2014 – Incheon (Hàn Quốc) nội dung đơn nam

–         5 Lần Lin Dan đã giành được ngôi vô địch Thomas Cup nội dung cầu lông đồng đội ( 2004, 2006, 2008, 2010, 2012)

–         4 Lần vô địch Sudirman cup ( 2005, 2007, 2009, 2011)

Có thể thấy những thành tựu của Lin Dan khó có danh thủ nào có thể vượt qua được. Dù tuột mất tấm vé tham dự Thế vận hội 2020, Lin Dan vẫn là huyền thoại một thời được nhiều người ngưỡng mộ.

Cabasports và Prokennex

Xem ngay Tác dụng của cầu lông ra sao?

Xem ngay Vợt cầu lông giá rẻ chính hãng

Xem ngay Đánh cầu lông tay to không ?

Cầu lông hoặc có cách gọi khác là "đánh cầu", đây là bộ môn có sử dụng vợt thi đấu đối kháng với nhau. Sẽ có 1 vận động viên (đánh đơn) hoặc 2 vận động viên (đánh đôi) trên 1 nửa sân thi đấu. Sân cầu lông được vẽ hình chữ nhật, ở giữa có lưới chia kích thước sân làm 2 phần bằng nhau. Các vận động viên thi đấu tính điểm bằng cách sử dụng quả cầu lông được đánh bằng vợt có đan lưới. Quả cầu chạm đất bên phần đối phương, hoặc vận động viên phạm lỗi do trọng tài chính hoặc trọng trọng tài biên bắt thì tính điểm cho bên còn lại. 

Tên viết tắt của liên đoàn cầu lông thế giới hiện nay là gì?

Quả cầu lông được làm bằng lông vịt, lông ngỗng hoặc nhựa nhân tạo. Do được cấu tạo theo khí động học với mục đích cản gió nên quả cầu đi rất chậm. Chính vì vậy mà cầu lông thường được đánh trong nhà, nếu đánh ngoài trời thì chỉ là mục đích vận động và quả cầu có thể là cầu nhựa hoặc cầu nặng hơn bình thường để không bị lực gió cản.

Xem thêm: giá cả và các loại quả cầu lông đang sử dụng tại Việt Nam. 

Nguồn gốc của cầu lông có từ giữa thế kỷ 18 tại thuộc địa cũ của Anh là British India, do một sỹ quan quan quân đội Anh sáng tạo. Trò chơi này trởi nên phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune). Trò chơi được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi. Ngoài ra còn có nhiều nguồn gốc khác nhưng chưa có thông tin xác nhận chính xác về lịch sử hình thành của nó.

Đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ đã lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở "Dunbar" số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.

Tên viết tắt của liên đoàn cầu lông thế giới hiện nay là gì?

Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế.

Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.

Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn.

Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trờ thành môn thi đấu chính thức tại Olympic với 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và thi đấu cho đến ngày nay.

Trên đây là định nghĩa về cầu lông và lịch sử hình thành phát triển của bộ môn này. Shop VNB sẽ sớm cập nhật thêm các thông tin về luật thi đấu, định nghĩa về vợt cầu lông và quả cầu lông cho những bạn yêu thích bộ môn này. 

Sự phát triển môn cầu lông ở Việt Nam:

Cầu lông được du nhập vào VN theo 2 con đường : thực dân hóa và việt kiều về nước.

Mãi đến năm 1960 mới xuất hiện 1 vài câu lạc bộ ở các TP lớn như HN ,Sài gòn. Đến năm 1961 Hà nội tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách thảo Hà nội song số người tham gia cònít ,trình độ chuyên môn còn ở mức thấp. Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh phong trào không được nhân lên mà còn tạm thời bị lắng xuống.

Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất ,phong trào tập luyện cầu lông mới thực sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như Tp HCM, Hà Nội, Hải phòng, An giang, Cửu long, Bắc ninh, Bắc giang, Lai châu…

Để lãnh đạo phong trào đúng hướng ,Tổng cục TDTT ( nay là Ủy ban TDTT ) đã thành lập Bộ môn Cầu lông ,vào năm 1977. Trường đại học TDTT cũng chính thức được thành lập bộ môn này (1977) và đưa môn học cầu lông vào chương trình đào tạo chính qui tại trường để cung cấp cán bộ GV, HLV, trọng tài cho toàn quốc.

Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tạiHà nội đã đánh dấu 1 bước ngoặt của cầu lông VN trên đà phát triển theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích. Ngoài giải vô địch toàn quốc, UB TDTT còn tổ chức nhiều giải đấu cho nhiều đối tượng trên quy mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ, và thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi. giải HS các trường phổ thông, giải SV toàn quốc, được đưa vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng.

Tháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông VN được thành lập

Năm 1993 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của liên đoàn cầu lông Châu á “ABF”

Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông TG “IBF” .
Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo su hướng hội nhập khu vực và thế giới.

-Xem thêm bài:

Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn và xây dựng sân như thế nào?

+ Các sân cầu lông đang hoạt động tại Việt Nam

Giá vợt cầu lông đang được bán tại Việt Nam

Nguồn tham khảo: Wikipedia