Học luật giao thông ô tô

Học luật lái xe ô tô là một phần bắt buộc và quan trọng trong suốt quá trình học và thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng B2 và hạng C. Về cơ bản học luật giống như học lý thuyết, còn cầm vô lăng và lái xe trên sân là học thực hành. Để thi sát hạch bằng lái xe ô tô thành công, bạn cần phải học luật lái xe ô tô tốt và điều khiển xe tốt 10 bài thi trên sân, và phải đủ cả hai.

Mục lục

  • 1 Mục đích của học luật lái xe ô tô
  • 2 Học luật lái xe ô tô bao gồm những gì
  • 3 Bài thi luật lái xe ô tô hạng B2 và C
  • 4 Học luật lái xe ô tô như thế nào
  • 5 Những mẹo học luật lái xe ô tô

Mục đích của học luật lái xe ô tô

Bộ giao thông đưa luật vào bài thi sát hạch lái xe ô tô để đảm bảo rằng người điều khiển phương tiện giao thông có đủ kiến thức về luật giao thông đường bộ Việt Nam. Tất cả mọi người được cấp quyền lái xe đểu phải nắm rõ luật giao thông. Với mục đích cuối cùng là đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông.

Học luật giao thông ô tô
bạn sẽ phải học các biển báo, chỉ dẫn

Đối với bản thân tài xế, việc học luật lái xe ô tô cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người lái xe ô tô. Vì thường mức phạt cho các hành vi vi phạm luật giao thông với người lái xe ô tô là không nhẹ. Do đó bạn cần phải biết luật, nếu không muốn lên kho bạc và nộp tiền vào ngân sách nhà nước. :)

Học luật lái xe ô tô bao gồm những gì

Sẽ có 8 chương về luật giao thông đường bộ hiện hành của Bộ giao thông mà học viên học lái xe ô tô được khuyến nghị nên học. Những kiến thức mà bạn cần phải nắm được trong luật giao thông đường bộ là

  • Những quy định chung về luật giao thông đường bộ
  • Quy tắc giao thông đường bộ
  • Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • Vận tải đường bộ
  • Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
  • Điều khoản thi hành luật giao thông đường bộ

Bài thi luật lái xe ô tô hạng B2 và C

Toàn bộ những kiến thức trên sẽ được góp nhặt lại và tổng hợp thành 450 câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm. Và sẽ có 30 trong số 450 câu hỏi đó được chọn ngẫu nhiên vào bài thi luật lái xe ô tô hạng B2 và C. Nhiệm vụ của bạn là trả lời đúng 26/30 số câu hỏi đó để có thể vượt qua phần thi lý thuyết.

Học luật giao thông ô tô
bằng lái xe ô tô hạng B2

Học luật lái xe ô tô như thế nào

Chắc hẳn nhiều người đọc đến đây đã thở dài vì phải tưởng tượng ra việc đọc thuộc hết 9 chương và vài chục thông tư trong luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên trên thực tế việc học luật lái xe ô tô lại không khó, ít ra là vẫn dễ hơn so với thi thực hành lái xe ô tô. Việc học luật lái xe ô tô hiện nay đơn giản hơn do có sự trợ giúp của máy tính. Việc của bạn là tải phần mềm thi lái xe b2 450 câu hỏi sát hạch lái xe ô tô và make a test. Máy tính sẽ đưa ra đáp án và sửa lỗi những câu hỏi sai.

Đối với người bình thường, mất khoảng vài ngày luyện tập với phần mềm là bạn hoàn toàn có thể tự tin bước vào kỳ thi sát hạch với số điểm 30/30.

Những mẹo học luật lái xe ô tô

Ngoài ra còn có các mẹo làm bài thi lý thuyết lái xe ô tô dành cho những người không có thời gian, cách mà các giảng viên dạy lái xe ô tô hướng dẫn cho các học viên ở trên lớp. Những mẹo này giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn cho việc học luật lái xe ô tô và tránh những lỗi thường gặp. Tuy nhiên đó chỉ là mẹo để làm bài thi, còn tốt hơn vẫn là việc học để nắm rõ luật giao thông để lái xe một cách tự tin và an toàn nhất.

Không phải ai khi tham gia gIao thông đều nắm rõ các quy định về luật giao thông đường bộ. kể cả những người đã có tấm bằng lái xe B2, C…trong tay, một số người vẫn chưa biết hết luật giao thông đường bộ quy định những gì. Đây không những là vấn nạn của riêng cá nhân nào mà nó xảy ra ở đa số người dân. Chính vì thái độ xem thường luật pháp này, là nguyên nhân của các vụ tai nạn đáng tiếc mà đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu những người tham gia giao thông nắm rõ các quy định về tham gia giao thông.

Học luật giao thông ô tô

Từ thực trạng trên, Hệ thống trung tâm dịch vụ xe ô tô Michelin Phương Đông  xin gửi đến các bạn những quy tắc cơ bản đối với người lái ô tô khi tham gia giao thông.

Những quy tắc chung về luật giao thông đường bộ

Học luật giao thông ô tô

Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội quy định rất rõ các quy tắc về giao thông đường bộ. Theo đó, tại điều 9 những quy tắc chung thì:

– Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Người tham gia giao thông phải chấp hành các báo hiệu đường bộ được quy định tại điều 11. Ngoài ra,  tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe, sử dụng làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe, lùi xe, tránh xe đi ngược chiều, dừng xe, đỗ xe trên đường, phố hay các loại xe được ưu tiên,…đều được quy định cụ thể tại luật giao thông đường bộ.

Học luật giao thông ô tô

Người tham gia giao thông thường mắc lỗi như: chuyển hướng xe gây ùn tắc, đậu và đỗ xe không đúng chỗ nhưng không hề biết mình đã vi phạm luật giao thông cho đến khi bị lực lượng chức năng phát giá, thổi còi và những điều này đều được quy định rõ ràng. Một người tài xế lái xe bắt buộc phải biết và tuân thủ nghiêm túc. Tại các trung tâm dạy lái xe đều khuyến khích các bạn nên đọc, hiểu và áp dụng nghiêm túc luật tham gia giao thông đường bộ vì an toàn tất cả các bạn.

Các ký hiệu, quy tắc người tài xế phải biết

Giao thông đường bộ có cả một hệ thống biển báo, ký hiệu bắt buộc người tham gia giao thông cần phải nắm rõ. Vì có nắm rõ thì mới có thể lưu thông một cách an toàn và trôi chảy tránh các tai nạn không đáng có.

Học luật giao thông ô tô

Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội, tại chương 2, điều thứ 10 có quy định rõ ràng về các hệ thống biển báo và ký hiệu khi tham gia giao thông. Theo đó, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

  1. Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

  2.  Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

  3. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

  4. Ngoài ra, còn có một số quy định về tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, biển báo cấm,…rất quan trọng và cần thiết mà một người khi tham gia giao thông cần phải am hiểu để bảo vệ tính mạng của mình và mọi người xung quanh.

Quản lý nhà nước thi hành luật như thế nào?

Học luật giao thông ô tô

Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 và thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001.

Trên đây là những điều luật cơ bản mà người tham gia lái xe ô tô, tài xế ô tô phải nắm rõ trước khi lưu thông để tránh tình trạng có luật mà không biết luật hay cố tình làm sai luật sẽ bị phạt theo quy định.