Hoocmon ra hoa được tổng hợp ở đâu

I. KHÁI NIỆM

Show

- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

- Đặc điểm của hoocmôn thực vật:

+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

+ Chỉ với nồng độ rất thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

+ Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH

1. Auxin (Axit Inđôl Axêtic – AIA)

- Nguồn gốc: sinh ra ở đỉnh thân và cành. Auxin có nhiều trong các cơ quan đang sinh trưởng mạnh: hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng…

- Tác động:

+ Ở mức độ tế bào: AIA kích thích sinh trưởng, nguyên phân của tế bào.

+ Ở mức độ cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động ứng động, hướng động, nảy mầm, nảy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh.

- Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp: kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ…

- Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nên tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật. Do đó không nên dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

2. Gibêrelin – GA

- Nguồn gốc: sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt, quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.

- Tác động:

+ Ở mức tế bào: GA kích thích tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng của tế bào.

+ Ở mức cơ thể: GA kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.

3. Xitôkinin

- Là một nhóm chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào.

- Tác động:

+ Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

+ Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.

III. HOOCMÔN ỨC CHẾ

1. Êtilen

- Nguồn gốc: được sinh ra từ hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật. Êtilen cũng sinh ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương, bị tác động của các điều kiện bất lợi, quả đang chín…

- Tác động: Êtilen thúc quả nhanh chín, rụng lá.

2. Axit abxixic – AAB

- Nguồn gốc: AAB sinh ra trong lục lạp của lá, chóp rễ và tích lũy ở các cơ quan đang hóa già.

- Tác động: liên quan đến sự chín, ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.

IV. TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT

- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng: Tương quan nồng độ AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.

- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Tương quan giữa Auxin/Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô trong nuôi cấy mô thực vật.



Page 2

Hoocmon ra hoa được tổng hợp ở đâu

SureLRN

Hoocmon ra hoa được tổng hợp ở đâu

Giải bài tập Câu 2 trang 139 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của florigen đối với sự ra hoa.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

* Florigen là hoocmôn kích thích ra hoa. Đó là một hợp chất của gibêrelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antezin (kích thích sự ra mầm hoa - chất giả thiết).

* Tác động của florigen: Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính. Tác nhân kích thích nở hoa có thể được truyền từ cây cảm ứng đến cây không cảm ứng thông qua chỗ ghép: một tác nhân kích thích nở hoa đặc hiệu (florigen) đã được hình thành trong lá, có tác động tới sự ra hoa.

Florigen (hoặc hormone nở hoa) là phân tử giả thuyết giống như hormone và chịu trách nhiệm kiểm soát và/hoặc kích thích sự ra hoa ở thực vật. Florigen được sản xuất trong lá, và hoạt động trong mô phân sinh ngọn của chồi và các mấu đang lớn. Florigen được biết là có thể truyền giữa những cây được ghép với nhau, và thậm chí cả khi đó là các loài cây khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù đã được tìm kiếm từ những năm 1930, bản chất chính xác của florigen vẫn là một bí ẩn.

Hoocmon ra hoa được tổng hợp ở đâu

Florigen là một hormone liên quan đến sự nở hoa.

Trọng tâm của cuộc tìm kiếm florigen là để hiểu về cách thực vật sử dụng những thay đổi trong độ dài ngày theo mùa để làm trung gian cho việc ra hoa—một cơ chế được gọi là quang chu kỳ. Thực vật sử dụng quang chu kỳ có thể là cây ngày ngắn hoặc cây ngày dài, tức là đòi hỏi thời gian ngày ngắn hoặc ngày dài tương ứng cho việc ra hoa, mặc dù thực ra thực vật sử dụng thời gian ban đêm để cảm ứng.[1]

Mô hình hiện tại cho thấy sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu về florigen chủ yếu tập trung vào sinh vật mô hình và cây ngày dài là Arabidopsis thaliana. Trong khi hầu hết các con đường floriden có vẻ được bảo tồn tốt trong các loài nghiên cứu khác, các biến thể cũng tồn tại.[2] Cơ chế này có thể được chia nhỏ thành ba giai đoạn: bắt đầu điều chỉnh quang chu kỳ, chuyển dịch tín hiệu qua phloem, và cảm ứng ra hoa ở mô phân sinh đỉnh.

Bắt đầu

Ở cây Arabidopsis thaliana, tín hiệu được bắt đầu bằng việc tạo ra RNA thông tin (mRNA) mã hóa một yếu tố phiên mã gọi là CONSTANS (CO). CO mRNA được tạo ra khoảng 12 giờ sau bình minh, một chu kỳ được điều chỉnh bởi đồng hồ sinh học của thực vật.[3] mRNA này sau đó được dịch sang protein CO. Tuy nhiên, protein CO chỉ ổn định trong ánh sáng, vì vậy chúng chỉ tồn tại ở mức thấp trong suốt những ngày ngắn và chỉ có thể đạt đỉnh vào lúc hoàng hôn trong những ngày dài khi vẫn còn một chút ánh sáng.[4][5] Protein CO thúc đẩy phiên mã của một gen khác gọi là Flowering Locus T (FT)[6]. Theo cơ chế này, protein CO chỉ có thể đạt đến mức có khả năng thúc đẩy quá trình phiên mã FT khi ở trong những ngày dài. Do đó, sự lây lan của florigen-và do đó, sự cảm ứng của hoa-dựa trên sự so sánh giữa nhận biệt của cây về ngày/đêm và đồng hồ sinh học riêng của nó.

Chuyển dịch

Protein FT phát sinh từ giai đoạn ngắn do hoạt động nhân tố phiên mã CO sau đó được vận chuyển qua phloem đến mô phân sinh đỉnh.[7][8][9]

Ra hoa

Tại mô phân sinh đỉnh, protein FT tương tác với một yếu tố phiên mã (protein FD) để kích hoạt các gen nhận dạng hoa, do đó gây ra sự nở hoa.[10][11] Đặc biệt, sự xuất hiện của FT ở mô hình đỉnh và hình thành của dị phức kép FT / FD được theo sau bởi sự tăng biểu hiện =của ít nhất một gen đích trực tiếp, APETALA 1 (AP1), cùng với các gen địch khác, như SOC1 và một số gen SPL là mục tiêu nhắm tời của một microRNA.[12]

  1. ^ Garner W.W.; Allard H.A. (1920). “Effect of the relative length of day and night and other factors of the environment on growth and reproduction in plants”. Journal of Agricultural Research. 18 (7): 553–606. doi:10.1175/1520-0493(1920)48<415b:EOTRLO>2.0.CO;2.
  2. ^ Turck, F.; Fornara, F.; Coupland, G. (2008). “Regulation and Identity of Florigen: FLOWERING LOCUS T Moves Centre Stage”. Annual Review of Plant Biology. 59: 573–594. doi:10.1146/annurev.arplant.59.032607.092755. PMID 18444908.
  3. ^ Mizoguchi, T.; Wright, L.; Fujiwara, S.; Cremer, F.; Lee, K.; và đồng nghiệp (2005). “Distinct roles of GIGANTEA in promoting flowering and regulating circadian rhythms in Arabidopsis”. Plant Cell. 17 (8): 2255–2270. doi:10.1105/tpc.105.033464. PMC 1182487. PMID 16006578.
  4. ^ Yanovsky, M.J.; Kay, S.A. (2002). “Molecular basis of seasonal time measurement in Arabidopsis”. Nature. 419 (6904): 308–312. doi:10.1038/nature00996. PMID 12239570.
  5. ^ Valverde, F.; Mouradov, A.; Soppe, W.; Ravenscroft, D.; Samach, A.; Coupland, G. (2004). “Photoreceptor regulation of CONSTANS protein in photoperiodic flowering”. Science. 303 (5660): 1003–1006. doi:10.1126/science.1091761. PMID 14963328.
  6. ^ An, Hailong; Roussot, Clotilde; Suárez-López, Paula; Corbesier, Laurent; Vincent, Coral; Piñeiro, Manuel; Hepworth, Shelley; Mouradov, Aidyn; Justin, Samuel (ngày 1 tháng 8 năm 2004). “CONSTANS acts in the phloem to regulate a systemic signal that induces photoperiodic flowering of Arabidopsis”. Development (bằng tiếng Anh). 131 (15): 3615–3626. doi:10.1242/dev.01231. ISSN 0950-1991. PMID 15229176.
  7. ^ Corbesier, L.; Vincent, C.; Jang, S.; Fornara, F.; Fan, Q.; và đồng nghiệp (2007). “FT protein movement contributes to long distance signalling in floral induction of Arabidopsis”. Science. 316 (5827): 1030–1033. doi:10.1126/science.1141752. PMID 17446353.
  8. ^ Mathieu J, Warthmann N, Küttner F, Schmid M (2007). “Export of FT protein from phloem companion cells is sufficient for floral induction in Arabidopsis”. Curr Biol. 17: 1055–60. doi:10.1016/j.cub.2007.05.009. PMID 17540570.
  9. ^ Jaeger, Katja E.; Wigge, Philip A. “FT Protein Acts as a Long-Range Signal in Arabidopsis”. Current Biology. 17 (12): 1050–1054. doi:10.1016/j.cub.2007.05.008.
  10. ^ Wigge PA, Kim MC, Jaeger KE, Busch W, Schmid M, Lohmann JU, Weigel D (2005). “Integration of spatial and temporal information during floral induction in Arabidopsis”. Science. 309 (5737): 1056–1059. doi:10.1126/science.1114358. PMID 16099980.
  11. ^ Abe, M.; Kobayashi, Y.; Yamamoto, S.; Daimon, Y.; Yamaguchi, A.; và đồng nghiệp (2005). “FD, a bZIP protein mediating signals from the floral pathway integrator FT at the shoot apex”. Science. 309 (5737): 1052–1056. doi:10.1126/science.1115983. PMID 16099979.
  12. ^ Wang JW, Czech B, Weigel D (2009). “miR156-regulated SPL transcription factors define an endogenous flowering pathway in Arabidopsis thaliana”. Cell. 138 (4): 738–49. doi:10.1016/j.cell.2009.06.014. PMID 19703399.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Florigen&oldid=66174328”