Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện

Chắc hẳn nhiều người đã quá quen với tình trạng dây điện, đồ dùng điện trong nhà hay dây điện trong xe máy, ô tô bị chuột gặm. Nó không những khiến cho bạn cảm thấy khó chịu mà còn vô cùng nguy hiểm khi dây điện bị hở. Vậy phải làm sao? Tại sao chuột lại thích cắn dây điện. Tất cả sẽ được EvnBamBo giải đáp qua bài viết sau đây.

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện

Chuột cắn dây điện

Từ lâu chuột vẫn được coi là đồng vật gặm nhấm vô cùng đáng ghét của chúng ta. Hơn nữa, chúng còn là mối nguy hại, mang tới nhiều mầm bệnh nguy hiểm mà ai cũng muốn xua đuổi chúng đi thật xa.

Chuột thường sẽ chọn những nơi khô thoáng làm chỗ ở, khi cư trú lâu ngày thì chúng sẽ tha thức ăn, rác kết hợp cùng phân sẽ tạo ra mùi hôi đến khó chịu.

Không những thế, chúng còn cắn phá mọi thứ. Chúng có thể núp trên xe ô tô, xe máy ít sử dụng và cắn bất kỳ thứ gì có thể. Vì thế, dây điện trong động cơ sẽ nhanh chóng lọt vào tầm mắt của chuột.

Hơn thế nữa, khi chúng cắn đứt dây điện sẽ khiến phát ra những tia lửa điện , gặp phải xăng chảy ra từ tuy ô sẽ gây nguy cơ cháy xe, đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra.

Chuột cắn dây điện có bị giật hay không?

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Không biết khi chuột cắn dây điện có giật không? Câu trả lời là có. Bởi điện trở của chuột cũng giống như con người. Vì thế khi chuột cắn một dây âm hoặc dương thì sẽ không bị giật. Nhiều người không biết thấy thế thì cho rằng chuột cắn dây điện thì không bị giật là sai.

Nếu trong trường hợp chuột cắn cả 2 đầu âm dương của dây điện hoặc cắn dây điện dương mà chạm vào khu vực ẩm thấp thì chắc chắn nó bị điện giật nhé!

Cách khắc phục chuột cắn dây điện trên xe

Chuột cắn dây điện ô tô, xe máy là vấn đề khiến các tài xế rất đau đầu, bởi dù để xe ở trong nhà hay ngoài bãi gửi xe cũng đều là môi trường vô cùng thích hợp để chuột sinh sôi, phát triển. Chuột có thể chui vào khoang máy xe ô tô, khi đó thì loài gặm nhấm này sẽ không tha những vật liệu mềm ở trong khoang đáy như cao su, dây điện… dễ gây chập điện, chết máy và nổ bugi.

Trong một số trường hợp thì dây điện sẽ bị cắn đứt hoàn toàn. Nó biểu hiện ngay ra bên ngoài qua các hiện tượng như: xe không nổ được máy, mất đèn, còi xe không kêu,… nhưng đáng lo nhất chính là hiện tượng dây dẫn bị cắn mất phần vỏ nhựa bảo vệ, nếu như không được bảo dưỡng và khắc phục kịp thời thì sẽ rất khó để phát hiện ra. Ở trường hợp này thì khi khởi động xe hoặc xe chạy trên đường xóc dễ xảy ra hiện tượng chạm mát, chập điện.  Hệ thống điện trên xe thường được nối mát thân, e rung khi động cơ làm việc có thể khiến cho dây dương bị hở lõi chạm mát, xuất hiện chập điện. Cường độ dòng tăng cao, lõi dây nóng lên. Tại những nơi điện trở cao như vị trí tiếp xúc hoặc mối nối sẽ sinh ra nhiều nhiệt hơn. Nhiệt nóng làm chảy, thậm chí gây cháy cả vỏ cách điện.

Không những thế, khoang máy không kín, thường có thông với khoang lái, nên chuột nhắt có thể chui vào ghế khoang lái, không những mang theo những phiền phức mà còn có thể để lại trên xe một đống rác thải.

Bảo dưỡng xe định kỳ

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện

Việc bảo dưỡng xe định kỳ là giải pháp cần thiết để phát hiện sớm những lỗi trên xe, những vị trí hở điện dễ phát sinh cháy nổ. Việc bảo dưỡng xe cũng là cách để bạn loại bỏ những nguy cơ, tác hại từ chuột nhắt, côn trùng.

Thông thường thì những xe không được bảo dưỡng sẽ là môi trường lý tưởng để chuột làm tổ. Và nếu bạn bảo dưỡng xe thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cho xe thì sẽ góp phần khiến chuột không trú ngụ trên xe của bạn.

Không những vây, việc bảo dưỡng xe thường xuyên còn góp phần giúp bạn phát hiện kịp thời nguy cơ bị cháy xe, hỏng xe.

Sử dụng băng phiến, long não

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện

Khi đỗ xe lây hay để xe qua đêm thì lái xe mở nắp khoang máy rồi treo 1 túi băng phiến vào bất kỳ chỗ nào trên khoang máy (lưu ý: tránh để cho túi tiếp xúc bề mặt máy vì máy còn rất nóng).

Trước khi khởi động lai xe để đi thì cần lấy túi băng phiến ra, cho vào túi ni long, buộc cặt lại để ở ngăn đựng găng tay hoặc hốc để đồ ở cánh cửa bên lái để tiện lấy ra khi dùng.

Dùng máy đuổi chuột cho ô tô

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện

Máy đuổi chuột hoạt động trên nguyên tắc phát sóng siêu âm ở tần số trong dải từ 22 tới 60kHz. Nó không gây ồn, không có tác dụng gì đến con người. Máy sẽ tự bật tắt khi khóa điện. Nó có giá rơi vào khoảng 600.000 vnd. Bạn có thể tìm mua nó tại các cửa hàng nội thất ô tô.

Ngoài ra thì bạn cũng cần rửa xe thường xuyên, kiểm tra và làm sạch khoang động cơ để đảm bảo rằng chuột sẽ không làm ổ bên trong, nên để xe nơi khô thoáng, tránh xa ổ chuột và những nơi ẩm thấp.

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện
 - Sau sự cố chiều ngày 22/1, HOSE đã thông báo ngừng giao dịch ngày 23/01/2018 để khắc phục sự cố nhằm nối lại hoạt động giao dịch trong thời gian sớm nhất.

Thông báo vào sáng sớm hôm nay 23/1, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, vào phiên giao dịch ngày 22/01/2018, lúc 14 giờ 31 phút trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đã xảy ra sự cố kỹ thuật đối với hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở đã thực hiện tạm ngừng giao dịch từ đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa ngày 22/01/2018 và ngừng giao dịch ngày 23/01/2018.

Hose ngừng giao dịch vì chuột cắn dây điện
Tính tới 4h20 phút ngày 22/1, trang web của Sở GDCK TP.HCM vẫn chưa thể vào được.

Trao đổi với báo chí về sự cố này, lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCK), cho biết HOSE đã cùng các chuyên gia của Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan để tìm ra nguyên nhân và khắc phục sự cố từ suốt đêm qua. Hy vọng thị trường giao dịch tại HOSE sẽ được hoạt động bình thường trở lại từ ngày 24/1/2018.

Thông báo của HOSE cũng bày tỏ đây là sự cố đáng tiếc và mong muốn có được  sự hợp tác của các thành viên thị trường và công chúng đầu tư. HOSE cho biết, hiện đang tích cực khắc phục sự cố để nối lại hoạt động giao dịch trong thời gian sớm nhất. 

Trước đó, chiều 22/1, HOSE đã bị lỗi khiến hàng ngàn lệnh giao dịch trị giá hàng ngàn tỷ đồng bị kẹt lại. Thông báo vào cuối giờ chiều qua của HOSE cho biết sự cố hệ thống giao dịch xảy ra vào lúc 14 giờ 31 phút ngày 22/1 trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Theo đó, hệ thống không thể khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Theo HOSE, mức độ ảnh hưởng của sự cố là tới tất cả các lệnh giao dịch tại đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đối với toàn bộ các mã chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trong khi đó, các giao dịch thỏa thuận không bị ảnh hưởng.

Cũng theo HOSE, căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 203/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán và khoản 1 Điều 5 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐSGDHCM ngày 22/08/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thực hiện tạm ngừng giao dịch từ đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa ngày 22/01/2018.

Như vậy, giá đóng cửa ngày 22/01/2018 sẽ là giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày.

Lãnh đạo UBCK cho rằng, đây là sự cố kỹ thuật đáng tiếc, nhưng cũng cần phải nhìn nhận những sự cố như thế này là rủi ro trong hoạt động mà bất cứ thị trường nào cũng có thể gặp phải. Trong quá khứ, chúng ta cũng đã từng gặp sự cố kỹ thuật và phải dừng giao dịch liên tục 3 ngày vào tháng 5/2008. Về mặt pháp lý, Thông tư của Bộ Tài chính và Quy chế giao dịch của các sở giao dịch chứng khoán cũng đã quy định rất rõ các vấn đề cần phải xử lý khi Sở buộc phải tạm dừng hệ thống giao dịch.

Trong ngày 23/01/2018, khi thị trường HOSE ngừng giao dịch thì chỉ số VN30 không có biến động. Do vậy, nhà đầu tư cần lưu ý và có tính toán cẩn trọng khi giao dịch các sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Lê Hà