Hot girl cho con bú như thế nào

Sau sinh là thời điểm chị em thường cảm thấy không hài lòng về vóc dáng của mình. Nhưng đây cũng là giai đoạn phục hồi sức khỏe sau thời gian mang thai và phải có trách nhiệm chăm sóc con cái.

Vì thế, một chế độ ăn như thế nào và nên chọn những món ăn trong thực đơn để giảm cân ra sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa là điều nhiều bà mẹ quan tâm.

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh

Điều lưu ý trong chế độ ăn hằng ngày là không bồi bổ quá mức bằng các món như như gà ác, tiềm giò heo hầm...nhưng cũng không nên áp dụng một số chế độ ăn kiêng không khoa học bằng những thực đơn lạm dụng chỉ một loại thực phẩm như: bí đao, cà chua, cà rốt hoặc bằng những khẩu phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng trong cơ thể.

Trong ngày, bạn cần ăn 3 bữa chính, mỗi bữa 1 chén cơm + 100g thịt/cá nạc + 1 chén rau + 50g trái cây, nên chọn trái cây không ngọt. Xen giữa 3 bữa này là 2 bữa phụ, mỗi bữa là 200-250ml (ngày 2 ly sửa không đường tách béo) sữa dành cho phụ nữ cho con bú hoặc 1 chén thức ăn dạng quà vặt như bún, phở, bánh canh, 3-4 cái gỏi cuốn ... Việc hoàn tất bữa tối trước 19 giờ và tránh tối đa thức ăn đồ uống có vị ngọt, béo, thức ăn chiên quay...sẽ giúp vòng eo sớm thon gọn hơn.

  Gợi ý thực đơn cho bà mẹ đang cho con bú

Trong một bữa, cần chú ý cân đong lượng thực phẩm và chọn các loại có mức năng lượng thấp. Bạn có thể chọn vài món sau để lên thực đơn mỗi ngày:

Các món canh: canh mướp, canh bắp cải, canh rau ngót, canh cải ngọt, canh bầu, canh bí, canh hẹ…Một chén chanh rau trên cộng với khoảng 5g tôm hoặc thịt chỉ chứa không tới 40 kcal.

Đọc thêm: 

  • Ăn Gì Thay Cơm Để Giảm Cân, Ăn Bao Nhiêu Cơm?
  • Thực Đơn Giảm Cân Khoa Học Hiệu Quả, An Toàn
  • Không Nên Ăn Gì Sau Khi Tập Gym, Tập Thể Dục?
  • Đói Nên Ăn Uống Gì Để Không Ảnh Hưởng Kết Quả Giảm Cân?

Các món mặn: cá lóc hấp, cá thu sốt cà, sườn cốt lết ram, tép rang, thịt gà kho gừng (bỏ da), mực hấp, tôm kho…Món mặn nên chế biến khoảng 100g thịt, cá và đo lượng dầu mỡ hợp lý để mỗi đĩa món mặn không quá 200 kcal.

Các loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) dưới 55: táo, dâu tây, kiwi lê, bưởi, ổi, dưa gang, mận…là các loại trái chỉ cung cấp khoảng 30-40 kcal. Nhưng cần lưu ý, đối với trái to như bưởi, dưa gang chỉ nên ăn ½-1/3 trái/lần; trái trung bình như táo, ổi, kiwi có thể ăn một trái/lần; các loại trái nhỏ thì nên ăn 5-8 trái/lần.  

Cộng với 1 chén cơm (150 kcal), mỗi bữa bạn nạp khoảng 400-450 kcal. Bữa phụ không nên quá 250 kcal,  2 ly sữa không đường tương đương khoảng 200 kcal. Như vậy, mức năng lượng nạp vào trong ngày khoảng là 1500 – 1800 kcal.

Tuy nhiên, để chính xác hơn, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn giảm cân nên duy trì ở mức 30kcal/kg cân nặng/ngày. Ví dụ bạn nặng 50 kg, mức năng lượng nạp vào sẽ là khoảng 1500 kcal/ ngày.

Tập thể dục để lấy lại vóc dáng

Bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng giảm cân khoa học, tập thể dục là yếu tố không thể thiếu khi các bà mẹ trẻ đang tìm lại vòng eo thon gọn.

Mỗi ngày, nên dành khoảng 30 phút với các bài tập đặc biệt cho vùng bụng, đùi. Cần lưu ý, việc tập luyện có thể bắt đầu ngày ở tuần thứ 6 sau sinh, rất cần thiết cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu việc chăm sóc con có thể khiến bạn khó sắp xếp thời gian tập thể dục, bạn vẫn có thể tranh thủ tăng cường vận động mọi lúc mọi nơi như tập gập bụng khi ru con, dọn dẹp đồ chơi, quyét dọn nhà cửa, đứng pha sữa, phơi quần áo, lên xuống cầu thang…

Trong trường hợp đã ngưng cho con bú, sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giảm cân tác động vào mỡ trắng sẽ giúp cho các hoạt động thường ngày như trên cũng là cách tiêu thụ calo rất hiệu quả. Vì những sản phẩm trên có cơ chế tiếp cận tế bào mỡ và mở sẵn cánh cổng để giọt mỡ dễ dàng được “rút” ra và chuyển thành năng lượng, giúp cho việc tập luyện bớt vất vả hơn và nâng cao tối đa hiệu quả tiêu hao calo từ những cộng việc hằng ngày. 

Tố Mỹ

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Hãy quan sát xem bé yêu có những biểu hiện được liệt kê dưới đây không:
  • Nguyên nhân bé đòi ăn thường xuyên:
  • Cách để mẹ có nhiều sữa cho con bú
  • Nguyên nhân sữa mẹ ít
  • Cách kích sữa hiệu quả cho mẹ

Bài viết đã nhận được sự tư vấn y khoa đến từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh làm việc tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Các mẹ sau khi sinh đều mong muốn mình có thật nhiều sữa cho con bú. Đôi khi việc tuyến sữa ít, không đủ để cung cấp cho con khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Thấu hiểu được nỗi lo này, Huggies đã tổng hợp những dấu hiệu, nguyên nhân khiến sữa mẹ ít và làm sao để nhiều sữa cho con, các mẹ hãy tham khảo nhé!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao

Dấu hiệu cho thấy mẹ bị thiếu sữa sau sinh

Khi nhận biết sớm các dấu hiệu ít sữa sau sinh sẽ giúp các mẹ kịp thời tìm giải pháp để gọi sữa về. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ không đủ để cung cấp cho con, thậm chí mẹ có thể bị tắc tuyến sữa và dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ sau sinh đang gặp tình trạng ít sữa:

  • Bầu vú thay đổi rất ít hay không thay đổi sau khi sinh con 3 ngày: Thông thường, cơ thể mẹ sẽ nhận biết được và tiết sữa ngày càng nhiều sau lần đầu tiên con ngậm ti mẹ. Nếu sau 3 ngày mà bầu ngực không lớn hơn, không căng, sữa không về nhiều thì chứng tỏ rằng mẹ ít sữa cho bé bú.
  • Mẹ cố gắng nặn nhưng sữa vẫn không về: Để kích sữa cho con bú, nhiều mẹ dùng cách nặn hoặc dùng dụng cụ để hút sữa, nhưng lượng sữa tiết ra vẫn không nhiều hay thậm chí không ra sữa thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy mẹ ít sữa.
  • Trẻ đi tiểu dưới 6 lần/ngày: Nước là thành phần chiếm lượng nhiều nhất trong sữa mẹ. Nên khi bé bú mẹ đủ thì sẽ tiểu nhiều lần trong ngày. Nhưng khi thấy bé tiểu quá ít, điều này đồng nghĩa với việc mẹ ít sữa.
  • Mẹ cho bé bú chưa tới 5 phút đã hết sữa: Tốc độ bú mẹ của trẻ sơ sinh thường chậm bởi trẻ còn chưa quen. Nhưng trong trường hợp trẻ bú dưới 5 phút đã ngừng, bụng chưa no thì chắc hẳn là mẹ thiếu sữa.
  • Hot girl cho con bú như thế nào

    Mẹ không nên để tình trạng thiếu sữa kéo dài (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân mẹ bị ít sữa

    Biết được nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa thì mới có thể trả lời được câu hỏi làm sao để nhiều sữa. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mẹ nên lưu ý:

  • Nguồn dinh dưỡng không đủ: Đây có lẽ là nguyên nhân mà rất nhiều bà mẹ gặp phải. Các mẹ sau sinh không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể suy nhược, lâu phục hồi sức khỏe và không đủ chất để tạo sữa.
  • Mẹ mắc bệnh liên quan tuyến vú: Viêm tuyến vú hoặc áp xe vú là 2 bệnh điển hình của việc mẹ ít sữa. Ngoài ra, một số bệnh liên quan khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sữa ở mẹ, chẳng hạn như thiểu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực,...
  • Sử dụng những thực phẩm gây ít sữa: Sau sinh, các mẹ nên hạn chế ăn một số thực phẩm, bởi chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến tuyến sữa bị ít. Những thực phẩm đó bao gồm: rau mùi tây, bạc hà, lá lốt, măng chua, cà phê, thức uống có cồn, thức ăn nhiều dầu mỡ, tỏi, ớt….
  • Tinh thần căng thẳng, lo âu: 2 hormon chính Prolactin và Oxytocin ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của mẹ. Khi người mẹ căng thẳng, lo âu thì 2 loại hormone này giảm xuống, dẫn đến lượng sữa của mẹ ít dần đi.
  • Mẹ bị rối loạn nội tiết, thiếu máu: Sự rối loạn nội tiết dẫn đến sự rối loạn các hormone, trong đó có cả hai loại hormon kể trên, ảnh hưởng đến sự sản sinh sữa trong cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, việc thiếu máu sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, không đủ máu truyền đến các cơ quan, làm quá trình tiết sữa chậm dần lại.
  • Mẹ bị sót nhau thai: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm. Khi bị sót nhau, cơ thể mẹ đau đớn vì những cơn co bóp tử cung, khiến lượng hormone Progesterone không giảm, từ đó ngăn cản quá trình tiết sữa mẹ.
  • Lạm dụng ti giả: Nếu mẹ cho con bú ti giả quá nhiều, bé sẽ quen với ti giả mà bỏ vú mẹ. Việc hút sữa sẽ không kích thích tuyến sữa hoạt động tốt như khi mẹ cho trẻ bú trực tiếp. Việc này dẫn đến mẹ bị ít sữa.
  • Cho con dùng sữa công thức quá sớm: Nhiều mẹ sợ rằng con bú mẹ không đủ no nên đã cho con dùng thêm sữa công thức. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo thói quen cho bé, khiến bé chán sữa và bỏ ti mẹ. Khi con không bú mẹ nữa, lượng sữa sẽ dần ít lại hoặc thậm chí mất hẳn tuyến sữa.
  • Trẻ bú ít trong mỗi cữ, bú lắt nhắt: Những bé dưới 3 tháng tuổi thường hay bú mẹ lắt nhắt, bởi vì lúc này dạ dày của bé còn nhỏ. Khi bé bú lắt nhắt như vậy sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết sữa. Tuy nhiên, nếu bé đã lớn rồi nhưng vẫn diễn ra tình trạng này, cơ thể mẹ sẽ tự lầm tưởng rằng nhu cầu sữa ít hơn và điều chỉnh hạn chế tiết ra sữa.
  • Dùng máy hút sữa không đúng cách: Khi dùng máy hút sữa với lực hút quá mạnh sẽ làm tổn thương đầu ngực, hoặc mẹ có thể bị phụ thuộc vào máy hút sữa mà quên mất việc nên cho con bú trực tiếp. Điều này cũng là nguyên do dẫn đến mẹ ít sữa.
  • Mẹ sinh non, sinh mổ: Khi các mẹ sinh non, cơ chế sản sinh sữa trong cơ thể chưa hoàn thiện, gây ra tình trạng ít sữa sau sinh. Còn đối với những mẹ sinh mổ, sẽ phải sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của tuyến sữa. Do vậy, những mẹ sinh non hay sinh mổ thường gặp phải tình trạng ít sữa hơn so với những mẹ sinh thường.
  • Hot girl cho con bú như thế nào

    Mẹ không nên cho bé sử dụng ti giả quá nhiều (Nguồn: Sưu tầm)

    Làm sao để nhiều sữa mẹ cho bé bú?

    Mẹo giúp mẹ nhiều sữa

    - Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé rất quan trọng. Cởi quần áo bé, chỉ cho bé mặc mỗi tã quần. Ôm bé sát người bạn sẽ giúp kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa.

    - Chấp nhận mọi giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Những hành động giúp đỡ trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.

    - Phải đảm bảo bé được đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách. Mặt bé phải hướng vào ngực mẹ và cằm bé chạm vào bầu vú.

    - Luôn ở cạnh bé. Việc mẹ đi làm trở lại sớm hoặc mẹ và bé bị hạn chế ít gần nhau, hoặc bé ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.

    - Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ ban ngày. Chỉ ngủ một tiếng thôi cũng giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.

    - Giữ cho tâm trạng thanh thản và thoải mái. Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động nếu mức độ căng thẳng của mẹ tăng cao. Và khả năng tiết sữa sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ không cảm thấy lo lắng.

    - Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé ngậm ti mỗi lần bé muốn. Đừng đếm số lần cho ăn mà hãy cho bé bú cả hai ti để đảm bảo dinh dưỡng cho bé .

    - Cho bé bú mỗi một tiếng một lần.

    - Đổi bên cho bé bú. Mỗi lần bé bắt đầu khóc quấy thì bạn đổi bên. Có thể thực hiện vài lần đổi như vậy.

    - Cho bé bú hết ít nhất một bên ngực mỗi lần. Nếu bên kia còn căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ.

    - Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Đôi lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.

    - Không nên cho bé ngậm ti giả. Nếu bé muốn hãy cho bé ngậm ti mẹ.

    - Mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước chứa caffeine như trà và cà phê.

    - Dành nhiều thời gian để chơi với con. Khi việc cho con bú chỉ là một việc nhẹ nhàng thì nó phần nào có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.

    - Luôn ở cạnh những người ủng hộ bạn trong việc cho con bú. Điều này có tác dụng hỗ trợ tinh thần rất tốt.

    - Luôn tự tin và lạc quan. Cho con bú là một việc làm tự nhiên. Cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.

    - Trong khi cho bé bú, massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới.

    - Nhờ bác sĩ kê đơn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầu mới sinh.

    - Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài. Khi bé đói sẽ bú cạn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.

    Hot girl cho con bú như thế nào

    Các phương pháp cơ bản để khắc phục tình trạng ít sữa ở mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

    Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ

    Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ sản sinh sữa cho con bú. Khi có một chế độ ăn uống khoa học mẹ sẽ không còn phải lo lắng làm sao để nhiều sữa cho con. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh, giúp tăng tiết sữa:

  • Thịt nạc, trứng gà, móng giò, các loại cá giàu omega 3 như cá hồi,...
  • Các loại rau xanh đều tốt cho mẹ sau sinh, điển hình là các loại như rau ngót, rau khoai lang, rau đay, rau má, rau chân vịt, bông cải xanh,...
  • Các loại trái cây cũng giúp cơ thể mẹ tạo nhiều sữa, đặc biệt là chuối sứ, đu đủ xanh, quả vả, các loại quả giàu vitamin A như cam, cà chua, gấc, xoài,.. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên ăn nhiều các loại quả mọng nước như cam, quýt, bưởi,..
  • Các loại hạt cũng rất cần thiết, chẳng hạn như đậu nành, mè đen, đậu xanh, hạt sen, đậu đen, lạc,.. và các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt…
  • Mẹ sau sinh cần lưu ý phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • >> Xem thêm: Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

    Hot girl cho con bú như thế nào

    Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ sản sinh sữa (Nguồn: Sưu tầm)

    Massage bầu ngực bằng nước ấm

    Massage bầu ngực giúp tác động trực tiếp tới ống dẫn sữa khiến ống giãn nở để sữa chảy nhanh và nhiều hơn. Massage còn giúp mẹ ngăn ngừa ung thư vú, hạn chế tình trạng u vú, tắc tia sữa, áp xe vú. Mẹ nhúng khăn vào nước ấm rồi áp lên bầu ngực, nhẹ nhàng lau theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày làm 2 lần, mỗi lần 10 phút. Sau đó, mẹ uống thêm một cốc sữa ấm hoặc nước ấm và quan sát việc tiết sữa thay đổi như thế nào nhé.

    Sử dụng thảo dược

    Có một số loại thảo dược giúp bổ sung dưỡng chất, lành tính lại có khả năng kích sữa mà mẹ có thể sử dụng:

  • Gừng, tỏi: dù tốt cho việc kích sữa thì mẹ cũng nên dùng vừa đủ để bé không chê sữa mẹ nhé!
  • Cà rốt, khoai lang: vừa giúp nhuận tràng vừa hỗ trợ quá trình sản xuất sữa và kích sữa.
  • Ngũ cốc lợi sữa: cung cấp protein giúp phục hồi cơ thể bên cạnh giúp sữa mẹ về nhiều và thơm ngon.
  • Lá bồ công anh, lá đinh lăng, chè vằng: dùng nấu nước uống sau sinh để tăng tiết sữa mẹ.
  • Cho bé bú trực tiếp sớm nhất có thể trực tiếp

    Không cách kích sữa nào hiệu quả hơn việc cho con bú trực tiếp và bú thường xuyên, đều đặn sau sinh càng sớm càng tốt.

    Hot girl cho con bú như thế nào

    Cho bé bú trực tiếp sớm nhất có thể trực tiếp (Nguồn: Sưu tầm)

    Sử dụng máy hút sữa

    Tuy không tự nhiên như cách cho con bú trực tiếp, máy hút sữa cũng giúp mẹ kích sữa. Sữa hút ra mà bé chưa dùng tới có thể trữ đông trong tủ lạnh và dùng dần.

    Viên uống lợi sữa

    Mẹ lưu ý chọn sản phẩm viên uống lợi sữa có nguồn gốc thiên nhiên, thương hiệu và nhà phân phối uy tín để tránh ảnh hưởng xấu để cả mẹ và bé.

    Mẹo dân gian

  • Sử dụng lá mít để kích sữa:
  • Kích sữa bằng lá mít là một trong những mẹo giúp mẹ nhiều sữa mà dân gian truyền lại vô cùng hiệu quả. Nếu là bé trai, mẹ cần chuẩn bị 7 lá mít và là bé gái thì 9 lá. Rửa thật sạch, để ráo nước, sau đó mẹ đun với 2 lít nước cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 1.5 lít. Mẹ chia nước lá mít thành 2 phần:

    - Phần 1: dùng khăn sữa nhúng vào, vắt bớt nước, sau đó dùng lau đầu ti. Tiếp đến, mẹ dùng lược nhúng vào nước lá mít, trải đều lên bầu ngực.

    - Phần 2: Mẹ uống sau vài giờ đồng hồ.

    Đây là cách giúp sữa về nhanh chóng theo kinh nghiệm của ông bà ta ngày xưa, nhưng các mẹ cũng cần lưu ý vấn đề dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra.

  • Sử dụng búp dứa để kích sữa:
  • Các mẹ hãy chuẩn bị 7 búp dứa non nếu là con trai và 9 búp dứa non nếu là con gái. Rửa sạch, mẹ cắt bỏ phần lá dứa màu xanh, chỉ giữ lại phần búp dứa non màu trắng. Sau đó, mẹ thái nhỏ lá dứa như hạt lựu để nấu canh cùng với sườn heo. Mẹ cần ninh thật lâu, thật nhừ để ăn cả nước lẫn cái. Ăn mỗi ngày 2 lần sẽ giúp sữa về nhiều hơn.

  • Dùng xôi nếp để chườm ngực:
  • Mẹ nấu xôi nếp cho chín rồi gói vào lớp khăn dày (tránh quá nóng gây bỏng), chườm lên xung quanh phần bầu ngực. Vừa chườm mẹ vừa massage nhẹ nhàng để giúp kích sữa về nhiều hơn.

  • Dùng men trộn với rượu trắng:
  • Mẹ có thể dùng men và rượu trắng trộn lẫn vào nhau, sau đó đắp lên xung quanh bầu ngực trong khoảng 20 phút. Men và rượu nóng sẽ giúp tia sữa về, đồng thời cũng giúp sữa thơm hơn.

    Nếu có thể, mẹ hãy dùng hỗn hợp này massage xung quanh bầu ngực khoảng 15 phút mỗi bên để tia sữa được thông dễ dàng hơn. Sau đó dùng khăn ấm để lau lại, cách này đảm bảo sữa về rất nhanh.

  • Dùng lá tía tô:
  • Mẹo dân gian truyền lại rằng lá tía tô kết hợp với ngọn lá dừa sẽ giúp sữa nhanh về. Đây là cách dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao nên được rất nhiều mẹ áp dụng. Lấy một nắm lá tía tô cùng với ngọn cây dừa nước, rửa thật sạch và nghiền nát hỗn hợp. Sau đó, mẹ cho hỗn hợp trên vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên ngực. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 1 đến 2 tiếng, sau vài hôm mẹ sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.

    Trên đây là những mẹo dân gian được người xưa truyền lại để giúp mẹ kích sữa cho con. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này còn phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa của từng người. Có người áp dụng hiệu quả, nhưng có người lại không. Do đó, các mẹ cũng nên lưu ý trước khi thực hiện, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.

    Lưu ý khi kích sữa cho mẹ ít sữa

  • Việc đầu tiên vô cùng quan trọng đó là mẹ phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu tạo sữa.
  • Không nên sử dụng các phương pháp kích sữa ngay sau sinh. Tốt nhất, mẹ hãy đợi đến khi các bé bú đều đặn, ổn định, khi tuyến sữa đã được lưu thông rồi mới tiến hành kích sữa nếu lượng sữa ra ít hay bị mất sữa.
  • Những phương pháp kích sữa cho mẹ ít sữa tuy đơn giản nhưng lại tốn nhiều thời gian và cần sự kiên trì thực hiện của mẹ thì mới có hiệu quả. Thông thường, mẹ ít sữa sẽ cần 3-7 ngày để kích sữa, còn đối với những mẹ mất sữa thì sẽ cần ít nhất là từ 1 - 4 tuần.
  • Hiệu quả của quá trình kích sữa còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
  • Như vậy, Huggies đã chia sẻ tất cả những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân khiến mẹ ít sữa và các phương pháp để giúp tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh. Vậy là từ nay mẹ sẽ không phải lo lắng làm sao để nhiều sữa cho con bú nữa. Qua bài viết trên, Huggies hy vọng mẹ sẽ có thêm kiến thức hữu ích để quá trình nuôi bé con được tốt hơn!

    Nếu mẹ còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ ngay tới các bác sĩ chuyên khoa, các trung tâm y tế cộng đồng hay các Chuyên gia Huggies® để có thể có sự tư vấn kịp thời và thích hợp. Và cũng đừng quên tham khảo thêm thông tin Các sản phẩm Huggies® và đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies® nhé!

    >> Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị sặc hiệu quả nhất
  • Các tư thế cho bé bú
  • Lợi ích cho con bú mẹ là hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Nguồn tham khảo:

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/low-milk-supply/faq-20058148#

    https://www.nytimes.com/article/increase-breastmilk-supply.html