Hp trong máu là gì

Xét nghiệm máu HP là một trong những phương pháp chẩn đoán khuẩn HP trong dạ dày, được tiến hành phổ biến tại các cơ sở y tế. Nhiều người băn khoăn, xét nghiệm máu HP có chính xác không, khi nào cần thực hiện và những lưu ý khi xét nghiệm? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển ở lớp nhầy của niêm mạc dạ dày bằng cách tiết ra enzyme urease trung hòa acid. Khuẩn này là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý về dạ dày.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta lên đến 73%, cách xác định chính xác việc có bị nhiễm khuẩn hay không chỉ được thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm. Chính vì vậy rất dễ hiểu vì sao nhiều người băn khuẩn xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Hp trong máu là gì
Xét nghiệm máu HP là 1 trong 4 phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay

Xét nghiệm máu tìm HP là một trong 4 phương pháp tìm khuẩn HP được ứng dụng tại hầu hết các cơ sở y tế hiện nay, 3 phương pháp còn lại là: Test hơi thở, tìm HP trong phân và nội soi dạ dày.

Khi dạ dày nhiễm khuẩn HP, máu của người bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể( HP – IgM và HP – IgG) kháng lại khuẩn này. Do đó, thông qua việc xét nghiệm máu bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cơ thể có nhiễm khuẩn HP hay không. Đây là phương pháp chẩn đoán nhanh, với mức chi phí hợp lý được nhiều người lựa chọn.

Hp trong máu là gì

Tìm HP trong máu được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1: Lấy mẫu máu.
  • Bước 2: Phân tích xem trong máu có kháng thể chống HP hay không.
  • Bước 3: Nếu các kháng thể HP – IgM và HP – IgG được tìm thấy trong máu, đồng nghĩa với việc bạn dương tính với khuẩn HP.

Có 2 trường hợp cần xét nghiệm máu vi khuẩn HP, cụ thể:

  • Những bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày: Viêm loét, xuất huyết, hẹp dạ dày… là những trường hợp cần xét nghiệm máu HP để theo dõi tiến triển bệnh định kỳ và kiểm soát các nguy cơ biến chứng như ung thư
  • Ngoài ra, xét nghiệm được ứng dụng trong trường hợp các chuyên gia nghiên cứu dịch tễ khi cần các phương pháp chẩn đoán khác nhau để được ra kết quả chính xác.

Đọc thêm

Top 10 thuốc điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

Xét nghiệm máu HP là xét nghiệm được nhiều người ưa chuộng bởi đây là phương pháp không gây khó chịu như khi nội soi và có mức chi phí hợp lý hơn so với test HP qua hơi thở. Vậy xét nghiệm máu hp có chính xác không? Để trả lời chính xác câu hỏi này bạn cần biết một vài thông tin như sau:

Với mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, xét nghiệm máu HP cũng vậy, cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Cho kết quả nhanh: Đây là phương pháp cho kết quả tương đối nhanh. Nếu như với nội soi cần tiến hành gây mê, phân tích mẫu biểu mô sau nội soi mới có thể kết luận được tình trạng bệnh, thì xét nghiệm máu HP chỉ cần thời gian ngắn phân tích các kháng thể trong máu là có thể kết luận người bệnh có nhiễm HP hay không?.
  • Không tạo cảm giác khó chịu: Kỹ thuật lấy máu đơn giản hơn gấp nhiều lần so với thực hiện kỹ thuật gây mê và không gây khó chịu cho người bệnh.
  • Chi phí hợp lý: Nếu xét nghiệm HP trong phân và trong hơi thở thường có mức chi phí cao thì xét nghiệm máu được đánh giá là có mức chi phí hợp lý hơn cả.

Nhược điểm:

  • Xét nghiệm máu HP cho kết quả chính xác thấp: Theo các chuyên gia, đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản, không ít trường hợp cho kết quả dương tính giả do đó, đây không phải là loại xét nghiệm được ưu tiên.
  • Không sử dụng được cho trẻ em: Điểm hạn chế thứ 2 của phương pháp này là không có giá trị trong chẩn đoán hp ở trẻ.
Hp trong máu là gì
Xét nghiệm máu HP có chính xác không? Câu trả lời là độ chính xác thấp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Nhất Nam Bình Vị Khang – giải pháp XÓA SỔ viêm loét dạ dày HP hiệu quả bền vững

Có 2 nguyên nhân phổ biến khiến xét nghiệm máu HP cho độ chính xác thấp hoặc dương tính giả. Cụ thể:

  • Vi khuẩn HP tồn tại ở nhiều vị trí: Ngay cả khi không có mặt trong dạ dày, khuẩn HP vẫn có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như: Miệng, ruột non… Cơ thể sẽ sản xuất kháng thể để ngăn chặn sự tấn khuẩn HP do đó, khi xét nghiệm máu kháng thể này vẫn tồn tại cho kết quả dương tính HP. Tuy nhiên, nếu không nằm trong dạ dày thì loại khuẩn này không có khả năng gây ra các bệnh lý cho dạ dày.
  • Phương pháp này thường cho kết quả dương tính giả: Bệnh nhân sau khi đã điều trị khỏi hoàn toàn HP thì lượng kháng thể chống HP ở trong máu vẫn còn, lượng kháng thể này suy giảm rất chậm, thậm chí có những trường hợp cả năm mới hết. Do vậy, phương pháp này gây khó khăn cho bác sĩ trong việc theo dõi tiến triển bệnh và đưa ra phác đồ theo từng giai đoạn.
Hp trong máu là gì
Khuẩn HP tồn tại ở nhiều nơi: Miệng, ruột non… gây kết quả xét nghiệm sai

Như vây, dễ hiểu vì sao xét nghiệm máu vi khuẩn HP cho độ chính xác thấp. Việc xét nghiệm máu hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhược điểm chính là không xác định được chính xác vi khuẩn HP có tồn tại ở dạ dày hay không, gây khó khăn trong điều trị.

Hp trong máu là gì

Tuân thủ những lưu ý khi xét nghiệm vi khuẩn HP sẽ giúp người bệnh có được kết quả chính xác, cụ thể:

  • Hầu hết các xét nghiệm máu đều được yêu cầu nhịn ăn sáng vậy xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không? Theo các chuyên gia, người bệnh nên nhịn ăn từ 4 –  6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm để tăng khả năng chính xác.
  • Với trường hợp kết quả là dương tính, người bên nên thực hiện thêm phương pháp nội soi dạ dày để biết chính xác việc có nhiễm HP thật không. Và đồng thời, việc nội soi cũng là để đánh giá tình trạng bệnh để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan dù kết quả là âm tính hay dương tính vì khi quá lo âu, căng thẳng không tốt cho hệ tiêu hóa.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm máu HP có chính xác không? Từ đó có thể tìm kiếm những phương pháp phù hợp nhất với bản thân.

ĐỪNG BỎ LỠ: Khách hàng nói gì về hiệu quả sử dụng về Nhất Nam Bình Vị Khang đặc trị viêm loét HP

1. Vi khuẩn HP là gì? Ai là những người thường bị HP?

  • Vi khuẩn HP là vi khuẩn Hilicobacter Pylory sống và phát triển trong dạ dày, trong môi trường acid dạ dày, tồn tại bằng cách tiết ra một loại Enzyme là Urease , giúp nó trung hòa acid trong dạ dày
  • Vi khuẩn HP có thể gây đau dạ dày biểu hiện: Đau vùng thượng vị, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn phân. Khi chúng ta đi nội soi dạ dày thấy viêm - loét dạ dày, tá tràng; Tình trạng viêm-loét kéo dài nhiều năm sẽ có một tỷ lệ rất nhỏ bị ung thư dạ dày.

     Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm HP. Tỷ lệ nhiễm bệnh phụ thuộc vào lãnh thổ và địa lý. Theo thống kê mới nhất 50 % dân số trên thế giới bị nhiễm HP. Khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm, 84% ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.

Hp trong máu là gì

2. Vi khuẩn HP  lây qua đường nào?

     Vi khuẩn HP lây qua 4 con đường:

  • Thứ 1, đường "Miệng - Miệng": đây là đường lây chủ yếu của HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành.
  • Thứ 2, đường "Phân - Miệng": vi khuẩn đào thải ra phân và lây lan ra cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống, nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Thứ 3, đường "Phân - Tay - Miệng: sau khi ta đi vệ sinh nhưng rửa tay không sạch, vi khuẩn bám vào tay và lây lan cho người lành.
  • Thứ 4, các đường khác: dùng chung thiết bị y tế như thăm khám nha khoa, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày,… Vì vậy, các bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.

     Riêng Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn của chúng tôi , tiệt trùng dung cụ y tế thăm khám được đưa lên hàng đầu. Nếu các bạn đến trãi nghiệm những dịch vụ của chúng tôi , các bạn hoàn toàn an tâm về vấn đề này.

3. Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP ? 

     Khi các bạn bị bệnh dạ dày, Bác sĩ sẽ chỉ định cho các bạn làm một trong những xét nghiệm sau:

  • Nội soi dạ dày - tá tràng kèm làm phản ứng Clo tét (Hiện tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn thực hiện phương pháp nội soi dạ dày có an thần, thường gọi là nội soi không đau).
  • Test hơi thở C13 (Hay còn được gọi là thổi bong bóng).
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể HP trong máu (ít được áp dụng).

     Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn của chúng tôi có đầy đủ 4 xét nghiệm, kết quả rất chính xác.

     Trong 4 xét nghiệm tìm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày có an thần kèm làm phản ứng Clo test là phương pháp tối ưu nhất , vì bệnh nhân hoàn toàn không khó chịu và không đau khi nội soi; Nội soi dạ dày có an thần, nó không những cho chúng ta biết được có bị HP hay không mà còn cho biết dạ dày viêm - loét như thế nào, có u cục hay Polyp không ?

4. Những trường hợp nào phải điều trị HP

     Khi đi khám bệnh hay nội soi dạ dày , nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Viêm - loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Polyp dạ dày.
  • Sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
  • Khó tiêu chức năng, không có triệu chứng báo động.
  • Trào ngược dạ dày thực quản điều trị PPI lâu ngày.
  • Thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu Vitamin B12 không rõ nguyên nhân.
  • Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid, apirin lâu dài.

     Khi có một trong những dấu hiệu trên kèm xét nghiệm HP (+) thì chúng ta mới cần tiêu diệt vi khuẩn HP, còn không thì không cần diệt vi khuẩn HP.

     *Lưu ý: xét nghiệm vi khuẩn HP (+), nhưng không có triệu chứng đau dạ dày, thì xem xét điều trị những  bệnh nhân có nguyện vọng điều trị HP, hoặc có người nhà bị ung thư dạ dày.

     Tiêu diệt HP bằng các kháng sinh và thuốc ức chế acid dạ dày. Nếu các bạn tuân thủ theo phát đồ điều trị vấn đề diệt HP cũng khá đơn giản.

5. Để tránh lây lan vi khuẩn HP ta phải làm gì?

  • Ăn chín uống sôi.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế dùng chung những dụng cụ như bàn chải đánh răng , ly uống nước hay chén đìa...

Theo Bs CKI. Nguyễn Văn Thuận - Chuyên khoa Tiêu hóa tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

-----------------------------------------------------------

▶ Đặt lịch khám với Bs. Thuận tại: TẠI ĐÂY