Người lãnh đạo là ai

Phía sau sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu bóng dáng của người lãnh đạo. Họ được xem như những vị tướng chỉ đạo đội quân. Tướng càng tài, quân càng phục. Vậy người lãnh đạo là gì? Tâm và tầm của một nhà lãnh đạo giỏi có sức ảnh hưởng như thế nào?

Người lãnh đạo là gì?

Nhà lãnh đạo là gì? Thực chất đây là một câu hỏi đơn giản nhưng vẫn chưa có một lời giải đáp thỏa đáng. Rất nhiều doanh nhân bậc nhất thời đại đã đưa ra định nghĩa riêng cho mình. Tuy nhiên, chúng dường như đều gói gọn trong các đặc điểm sau:

Nhà lãnh đạo là người có thể xuất hiện trong mọi cấp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Càng ở vị trí cao thì quyền lực chức vị và trọng trách càng lớn. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là những người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, lợi ích chung và kết quả cuối cùng nhận được. Dù hiểu theo cách nào thì một nhà lãnh đạo đúng nghĩa cần hội tụ đủ 3 yếu tố: có tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và sức ảnh hưởng tích cực.

Người lãnh đạo là ai
Bản chất của lãnh đạo là gì

Nhiệm vụ của người lãnh đạo là gì?

Năng lực của người dẫn đầu ảnh hưởng không hề nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phải đảm đương những trọng trách quan trọng như:

  • Huấn luyện nhân viên. Chỉ ra định hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó khai thác tiềm năng và dẫn dắt cấp dưới.
  • Xây dựng kế hoạch, tìm cách thực thi và điều động nguồn lực cần thiết.
  • Tác nhân thay đổi. Luôn đảm bảo công ty giữ vững được thành quả hiện tại và sẵn sàng cho những thay đổi tích cực trong tương lai.
  • Dự báo tương lai. Vẽ lên những viễn cảnh của doanh nghiệp để có thể chuẩn bị tốt cho tương lai.
  • Tạo động lực cho nhân viên. Nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả công việc.
  • Khả năng tổ chức. Nếu không có trình độ tổ chức, bộ máy doanh nghiệp sẽ bị xáo trộn.
  • Tuyển dụng nhân sự. Con người chính là tài nguyên của doanh nghiệp. chọn đúng người và sắp xếp đúng vị trí chính là điểm mấu chốt của thành công.
  • Luôn theo dõi và giám sát. Nhằm đảm bảo giảm thiếu tối đa chênh lệch tiêu cực giữa thực tế và hoạch định.
  • Đàm phán (đối nội – đối ngoại).
  • Đại diện cho doanh nghiệp. Không chỉ chịu trách nhiệm về pháp lý mà nhà lãnh đạo còn chính là bộ mặt của công ty, là đại diện cho văn hóa doanh nghiệp đối với người ngoài.
Người lãnh đạo là ai
Nhiệm vụ của người lãnh đạo là gì?

♦ Phần mềm quản lý bán hàng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình với chi phí và nguồn lực ít nhất có thể.

Tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo là gì?

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng giá trị của người lãnh đạo nằm ở chức vị. Nhưng đó thực sự là một sai lầm, thước đo chính xác nhất lại chính là tầm ảnh hưởng.

Khiến nhân viên đi theo định hướng

Một nhà lãnh đạo sáng suốt là người tìm được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp và dẫn dắt nhân viên của mình theo mục tiêu đã vạch ra. Nếu định hướng thực sự khả thi và có tiềm năng phát triển, mọi người sẽ dễ dàng chấp thuận và thực hiện theo. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng này không vượt quá giới hạn công việc. Nếu nhà lãnh đạo đi sai hướng hoặc bắt ép nhân viên làm những việc ngoài phạm vi và thẩm quyền, chắc chắn mức độ tuân thủ và độ hợp tác sẽ giảm dần.

Người lãnh đạo là ai
Tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo là gì?

Khiến nhân viên phải chấp thuận

Nhân viên làm việc theo chỉ đạo không chỉ vì chức danh của cấp trên, mà còn vì đó là nhiệm vụ họ thực sự muốn làm. Ngoài việc xây dựng một định hướng đúng đắn và có tiềm năng phát triển. Nhà lãnh đạo còn cần phải tạo ra môi trường làm việc tích cực, thân thiện, biết cách thúc đẩy và khích lệ nhân viên. Bởi dù có mục tiêu thực tế tới mức nào nhưng làm việc trong tâm thế bị động và chịu áp lực sẽ chẳng có bất cứ sự chấp thuận nào.

Người lãnh đạo là ai
Khiến nhân viên phải chấp thuận

Phát triển con người

Nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách tạo ra các cơ hội cho nhân viên phát triển. Thậm chí là chịu rủi ro để đẩy họ ra khỏi vùng an toàn vốn có, tiếp xúc với nhiều tình huống để trau dồi và học hỏi kinh nghiệm. Đây là hướng đi với tầm nhìn tăng trưởng dài hạn. Ngoài ra, nó còn giúp xây dựng hình ảnh của một người cấp trên hào phóng, tận tâm, biết hy sinh cho lợi ích tập thể.

Người lãnh đạo là ai
Phát triển con người

Tạo ra thành công cho doanh nghiệp

Không sai khi ví nhà lãnh đạo là một vị tướng đảm nhận trọng trách điều binh trên chiến trường. Tướng tài thì quân phục. Mọi người sẽ nhìn vào kết quả đạt được để đánh giá tài năng của người cầm quân. Thành công vài sự phát triển chính là những yếu tố ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu và nguồn động lực giúp nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề.

Người lãnh đạo là ai
Tạo ra thành công cho doanh nghiệp

Xây dựng lòng kính trọng của nhân viên

Cái tầm của nhà lãnh đạo nằm ở lòng kính trọng của nhân viên hay những người cộng sự trong một tổ chức. Mọi người chỉ quyết định đi theo và phục tùng khi nhìn thấy khả năng lãnh đạo, tầm nhìn và thái độ làm việc của người dẫn đầu. Để làm được điều này không hề dễ, người đạt được tầm ảnh hưởng này thường là những người thực sự xuất chúng, có tố chất lãnh đạo đã là bản năng của họ.

Người lãnh đạo là ai
Xây dựng lòng kính trọng của nhân viên

Muốn trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ, trước tiên bạn phải hiểu được người lãnh đạo là gì? Sau đó không ngừng học hỏi để cải thiện bản thân. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên có thể giúp bạn phác họa sơ lược về chân dung một người lãnh đạo. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Tham khảo thêm:

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

Người lãnh đạo là ai

Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức[1]. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự.[2]. Những người lãnh đạo có thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với những người đi theo họ[3]

Theo các nghiên cứu của lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Quyền lực lãnh đạo có thể hình thành từ 4 nguồn như từ chức vụ, chuyên môn, tố chất, hoặc hệ thống đem lại. Tuy nhiên, trong một xã hội văn minh, càng ngày quyền lực do chức vụ, địa vị đem lại càng giảm. Trong xã hội tiến triển ở bậc càng cao, quyền lực đơn thuần do chức vụ đem lại càng phải ít đi và lãnh đạo càng phải chú ý đến quần chúng mà mình muốn tập hợp hoặc dưới mình hơn[1].

Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau[4]: nhạy cảm, chính trực, nghị lực, tự tin, động lực, trí thông minh và kiến thức chuyên môn.

Có nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Nếu dựa trên cách thức động viên người dưới quyền, ta có thể chia lãnh đạo thành 2 phong cách chính là lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership) và lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership).[5] Ưu điểm của phong cách lãnh đạo giao dịch là góp phần hình thành một quy trình phát triển nhất quán. Trong khi đó, lãnh đạo chuyển đổi mang đến cho nhân viên cơ hội để sáng tạo, suy nghĩ táo bạo hơn và sẵn sàng đề xuất các giải pháp mới. Do đó, lãnh đạo chuyển đổi là lựa chọn hợp lý khi doanh nghiệp cần đến sự thay đổi, nhưng không phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập (start-up), chưa hoàn thiện cơ cấu và quy trình làm việc.[6]

  • Trang thông tin chuyên đề về các kỹ năng Lưu trữ 2016-02-20 tại Wayback Machine
  • Blog chuyên đề kỹ năng lãnh đạo

  1. ^ a b Lãnh đạo trong tổ chức, Gary Yuki, 5th editions, Prentice Hall, 2002
  2. ^ John C. Maxwell. “Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Developing the leader within you. Nhà xuất bản Lao động xã hội 2012” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập 23 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the Milionaire Mind), T.Harv Eker, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, trang 156
  4. ^ Leadership, McShane and Von Glinow, McGraw-Hill Inc
  5. ^ https://hbr.org/2017/05/what-the-best-transformational-leaders-do
  6. ^ https://vncmd.com/chuyen-de/lanh-dao-chuyen-doi/

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lãnh_đạo&oldid=68428846”