Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách

của MVP Academy được xây dựng để đưa ra những hướng dẫn các cầu thủ và huấn luyện viên, điều này được thực hiện thông qua một hệ thống phát triển trong môn bóng rổ tương ứng với mỗi trình độ cụ thể. Dựa vào các nguyên tắc hướng dẫn khoa học được phát triển bởi hai nhà đào tạo huấn luyện viên Istvan Balyi và Richard Way và cũng là tác tác giả của cuốn sách Phát triển vận động viên dài hạn (Long-Term Athlete Development) (2013), MVP Academy đã thiết kế một giáo trình dạy bóng rổ phù hợp cho từng đối tượng và có tính liên tục để truyền đạt đúng cách cho người học.

 

Giáo trình dạy bóng rổ chia ra làm 4 phần tương ứng với 4 cấp độ cho học viên: Giới thiệu, Nền tảng, Nâng cao và Thuần thục. Mỗi cấp độ sẽ đưa người học trải qua các kỹ thuật phát triển với cấp độ tăng dần, dựa trên sự thành thạo về bóng rổ và các kỹ năng di chuyển, thay vì dựa vào độ tuổi, cấp học ở trường hay các thuộc tính thể chất. Cách tiếp cận dựa vào sự thành thạo các kỹ năng này cho phép người học phát triển sự hiểu biết về thể chất, học các thuật ngữ trong bóng rổ cũng như đạt được sự tự tin trong việc di chuyển một cách cần thiết để có thể tối ưu hóa khả năng về môn bóng rổ.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giáo trình bóng rổ chia làm 4 phần khác nhau

Như sẽ được giải thích trong các phần tiếp theo, giáo trình dạy bóng rổ được phát triển dựa trên sự kết hợp của 7 giai đoạn trong quá trình Phát triển vận động viên dài hạn: Khởi động tích cực, Cơ bản, Học để làm quen, Huấn luyện để làm quen, Huấn luyện để thi đấu, Huấn luyện để chiến thắngBóng rổ với cuộc sống. 

Mặc dù giáo trình đã loại bỏ độ tuổi ra khỏi quá trình học tập các kỹ năng, nhưng trong mô hình dài hạn vẫn có cung cấp một số khuyến nghị về tuổi để chứng minh khả năng học tập theo khoa học đã chỉ ra. MVP Academy đã kết hợp các khuyến nghị về độ tuổi này trong việc tạo ra các cấp độ trong chương trình giảng dạy để cho thấy được việc chuyển đổi các cấp độ này môi trường học tập thực tế sẽ như thế nào.

Thông qua mô hình Phát triển vận động viên dài hạn, giáo trình dạy bóng rổ chú trọng đến chủ đề về tỷ lệ phù hợp giữa tập luyện/huấn luyện để thi đấu. Bóng rổ Hoa Kỳ (USA Basketball) đã định nghĩa thi đấu là hành động canh tranh với đội khác, hoặc truyền đạt các chiến lược để chuẩn bị cho sự cạnh tranh với đội khác. Luyện tập hoặc huấn luyện được định nghĩa là tất cả các hoạt động liên quan đến việc phát triển kỹ năng cá nhân của cầu thủ. Dựa trên các định nghĩa này, dưới đây sẽ tóm tắt quan điểm của Bóng rổ Hoa Kỳ (MVP Academy cũng dựa vào những quan điểm này) về việc luyện tập/huấn luyện để thi đấu trong 4 cấp độ:

Các cấp độ trong Giáo trình dạy bóng rổ

Cấp Độ Giới Thiệu

Ở cấp độ này, học viên sẽ học về các động tác kỹ thuật cơ bản cũng như xây dựng các kỹ năng vận động một cách toàn diện. Bên cạnh việc chơi bóng rổ 1 – 2 lần/tuần, thì việc tham gia vào các hoạt động thể thao khác hàng ngày cũng là điều cần thiết để có thể trở nên xuất sắc hơn. 

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Ở cấp độ này, học viên được học về các kỹ thuật cơ bản trong bóng rổ.

Trong suốt cấp độ này, các cuộc thi về kỹ năng nhóm cũng là hoạt động được đề xuất. Chỉ giới thiệu về các nguyên tắc/khái niệm hoạt động nhóm, tránh việc thi đấu 5×5 thực tế cho đến khi các nguyên tắc cơ bản được phát triển thêm.

Cấp Độ Nền Tảng

Học viên sẽ được học về tất cả các kiến thức nền tảng cũng như các kỹ năng cơ bản dành riêng cho môn bóng rổ. 70% thời gian sẽ được dành cho việc đào tạo các vấn đề cơ bản cho cá nhân, chỉ có 30% thời gian được dành cho việc thi đấu thực tế. 

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
70% cơ bản, 30% thi đấu thực tế

Ở cấp độ này, sẽ dạy khái niệm về vị trí, nhưng sẽ KHÔNG chỉ định vị trí của người chơi tại bất kỳ điểm cụ thể nào. Phân chia các cuộc thi đấu thực tế giữa việc tổ chức các cuộc thi đấu đặc biệt (1×1, 2×2, 3×3, thi đấu về kỹ năng) và cuộc thi đấu 5×5. Đặc biệt, cố gắng không tập trung vào thi đấu thực tế 5×5 cho đến phần sau của cấp độ này.

Cấp Độ Nâng Cao

Đến cấp độ nâng cao, học viên sẽ được xây dựng nền tảng về hô hấp hiếu khí, xây dựng sức mạnh vào giai đoạn gần cuối của cấp độ và tiếp tục phát triển thêm các kỹ năng bóng rổ toàn diện, xây dựng “động cơ” và củng cố các kỹ năng chơi bóng rổ. 

Ở giai đoạn đầu cấp độ, 60% thời gian dành cho việc huấn luyện cá nhân và 40% dành cho thi đấu bao gồm thi đấu 5×5, các dạng thi đấu đặc biệt (1×1, 2×2, 3×3, thi đấu kỹ năng) cũng như thực hành theo định hướng đồng đội. 

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Thời gian dành cho việc huấn luyện cá nhân ở cấp độ này là 60%.

Ở giai đoạn sau, tùy thuộc vào mức độ thành thạo các kỹ năng, có thể chuyển sang tỷ lệ huấn luyện để thi đấu là 50:50 và có thể chỉ định các vị trí.

Cấp Độ Thuần Thục

Tối đa hóa thể lực và việc chuẩn bị thi đấu cũng như các kỹ năng của cá nhân và của từng vị trí cụ thể. Tối ưu hóa “động cơ” của các kỹ năng và sự thuần thục, hiệu quả, Tỷ lệ huấn luyện/thi đấu trong giai đoạn này thay đổi thành 25:75. Học viên cũng cần hiểu rằng phần trăm của việc thi đấu này bao gồm thực hành theo định hướng đồng đội và sự chuẩn bị cho các loại thi đấu cụ thể khác.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Cấp độ thuần thục là 25:75

Mô Hình Phát Triển Vận Động Viên Dài Hạn

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Nội dung được phát triển bởi nhà đào tạo huấn luyện viên Istvan Balyi và có sự điều chỉnh bởi Bóng rổ Hoa Kỳ

Nội dung giáo án dạy bóng rổ được phát triển bởi nhà đào tạo huấn luyện viên Istvan Balyi và có sự điều chỉnh bởi Bóng rổ Hoa Kỳ

Các giai đoạn tiếp theo đóng vai trò là các khối xây dựng cho 4 cấp độ phát triển trong giáo trình dạy bóng rổ được trình bày ở phần sau của hướng dẫn, mỗi giai đoạn được kết hợp với cấp độ thích hợp (tên cấp độ được ghi trong ngoặc). Trong một số trường hợp, các cấp độ sẽ kết hợp với nhiều giai đoạn để tính đến việc có nhiều kiểu học viên khác nhau trong toàn bộ chương trình.

Như bạn đã biết, điều quan trọng cần lưu ý là Bóng rổ Hoa Kỳ xem thi đấu là hành động canh tranh với đội khác, hoặc truyền đạt các chiến lược để chuẩn bị cho sự cạnh tranh với đội khác.. Ngược lại, Bóng rổ Hoa Kỳ coi huấn luyện bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến phát triển kỹ năng kỹ thuật của một cầu thủ. Do đó, tỷ lệ đào tạo/thi đấu được liệt kê trong toàn bộ chương trình hướng dẫn phản ánh những mối quan tâm đó.

GIAI ĐOẠN 1: KHỞI ĐỘNG 

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai đoạn 1: Khởi Động – Cấp độ Giới Thiệu

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Mục tiêu: Bắt đầu từ giai đoạn này, tạo cơ hội cho bé tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày trong một môi trường an toàn, vui vẻ. Hoạt động thể chất thông qua vui chơi là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Hoạt động phải kết hợp các kỹ năng vận động cơ bản trong bốn môi trường để tối đa hóa tiềm năng về thể chất của bé:

  • Trong nước: Bơi lội
  • Trên mặt đất: Bóng rổ (dẫn bóng)
  • Trong không khí: Thể dục
  • Trên băng và tuyết: Trượt (trượt tuyết, trượt băng)

Trong giai đoạn này, nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày. 

GIAI ĐOẠN 2: CƠ BẢN 

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai Đoạn 2: Cơ Bản – Cấp độ Giới thiệu và Nền tảng

Độ tuổi: 6 – 9 tuổi

Mục tiêu: Học tất cả các kỹ năng vận động cơ bản (xây dựng kỹ năng vận động một cách toàn diện). Tham gia bóng rổ 1 – 2 lần/tuần, nhưng ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động thể thao khác hàng ngày là điều cần thiết để trở nên xuất sắc hơn. Các cuộc thi đấu đặc biệt được khuyến khích trong suốt giai đoạn. Chỉ giới thiệu các nguyên tắc/khái niệm 5×5 trong phần sau của giai đoạn này, tránh việc thi đấu 5×5 thực tế cho đến khi các nguyên tắc cơ bản được phát triển thêm.

GIAI ĐOẠN 3: HỌC ĐỂ LÀM QUEN

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai Đoạn 3: Học để làm quen – Cấp độ Nền tảng

Độ tuổi: 8 – 12 tuổi

Mục tiêu: Học về tất cả các kiến thức nền tảng cũng như các kỹ năng cơ bản dành riêng cho môn bóng rổ. Tỷ lệ luyện tập/thi đấu được khuyến nghị là 70:30. Phân chia các cuộc thi đấu thực tế giữa việc tổ chức các cuộc thi đấu đặc biệt và cuộc thi đấu 5×5. Cố gắng không tập trung vào thi đấu thực tế 5×5 cho đến phần sau của giai đoạn này.

GIAI ĐOẠN 4: HUẤN LUYỆN ĐỂ LÀM QUEN

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai đoạn 4: Huấn luyện để làm quen – Cấp độ Nâng cao

Độ tuổi: 12 – 15 tuổi

Mục tiêu: Xây dựng nền tảng về hô hấp hiếu khí, xây dựng sức mạnh vào giai đoạn gần cuối của cấp độ và tiếp tục phát triển hơn nữa các kỹ năng bóng rổ toàn diện (xây dựng “động cơ” và củng cố các kỹ năng chơi bóng rổ). Khuyến nghị tỷ lệ huấn luyện/thi đấu là 60:40. Tỷ lệ thi đấu 40% này bao gồm thi đấu 5×5, thi đấu đặc biệt, cũng như thực hành theo định hướng đồng đội.

Tỷ lệ huấn luyện/thi đấu ở giai đoạn này là 60:40.

GIAI ĐOẠN 5: HUẤN LUYỆN ĐỂ THI ĐẤU

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai đoạn 5: Huấn luyện để thi đấu – Cấp độ Nâng cao và Thuần thục

Độ tuổi: 14 – 17 tuổi 

Mục tiêu: Tối ưu hóa thể lực và việc chuẩn bị thi đấu cũng như các kỹ năng của cá nhân và của từng vị trí cụ thể (tiếp tục tối đa hóa “động cơ” của các kỹ năng và sự thuần thục). Tỷ lệ luyện tập/thi đấu giờ sẽ thay đổi thành 50:50. 50% thời gian sẵn có sẽ được dành cho việc phát triển các kỹ năng về kỹ thuật/chiến thuật và cải thiện thể lực của cầu thủ, 50% thời gian còn lại sẽ dành cho việc thi đấu 5×5 và thực hành theo định hướng đồng đội.

GIAI ĐOẠN 6: HUẤN LUYỆN ĐỂ CHIẾN THẮNG

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai đoạn 6: Huấn luyện để chiến thắng – Cấp độ Thuần thục

Độ tuổi: 17+

Mục tiêu: Tối đa hóa sự chuẩn bị về thể lực cũng như các kỹ năng cá nhân, vị trí cụ thể và về bóng rổ nói chung (mục tiêu là tối ưu hóa “động cơ” của các kỹ năng và sự thuần thục). Tỷ lệ luyện tập/thi đấu trong giai đoạn này được thay đổi thành 25:75, với phần trăm dành cho thi đấu được hiểu là bao gồm các thực hành theo định hướng đồng đội.

GIAI ĐOẠN 7: BÓNG RỔ VỚI CUỘC SỐNG

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giai đoạn 7: Bóng rổ với Cuộc Sống – Tất các các cấp độ

Giai đoạn nghỉ hưu/duy trì.

Mục tiêu: Giữa các vận động viên để chơi bóng rổ với cho việc giải trí, huấn luyện, quản lý, làm nhiệm vụ và các hoạt động liên quan đến bóng rổ khác.

Phương Pháp Huấn Luyện Tiên Tiến Trong Giáo Trình Dạy Bóng Rổ

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Những phương pháp tiên tiến nhất

Huấn Luyện Tiên Tiến Là Gì? 

Huấn luyện tiên tiến (Progressive Coaching) là triết lý giảng dạy tập trung vào việc thu hút từng cá nhân học viên hoặc các nhóm tham gia vào một hoạt động. Với trường hợp của môn bóng rổ, việc giảng dạy sẽ diễn ra với các vận động viên riêng lẻ cũng như các đội trong các hoạt động liên quan đến bóng rổ. 

Triết lý đằng sau giáo án dạy bóng rổ – phương pháp Huấn luyện tiên tiến là thử thách và thu hút từng cầu thủ để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu triết lý này được áp dụng cho mọi cầu thủ, các huấn luyện viên sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt ở các cầu thủ cũng như toàn đội. Điều quan trọng là các mục tiêu cho mỗi cầu thủ phải vừa mang tính thách thức, lại vừa có thể đạt được và cho phép vận động viên tiếp tục xây dựng một kỹ năng cụ thể.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
MVP Academy áp dụng phương pháp Huấn luyện tiên tiến trong Giáo trình dạy bóng rổ

Để thực hiện tốt nhất chương trình Huấn luyện tiên tiến với nhóm của bạn, trước tiên bạn phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng cầu thủ trong đội. Một khi khuôn khổ này được thiết lập, bạn sẽ có thể đặt mục tiêu cho từng cầu thủ và phát triển một kế hoạch giúp cầu thủ đạt được mục tiêu của mình. Việc hiểu rõ mục tiêu của mỗi người chơi cũng sẽ giúp phát triển các bài tập để phù hợp cho việc luyện tập.

Trong kế hoạch giảng dạy bóng rổ, điều quan trọng không kém so với các mục tiêu cá nhân là việc thiết lập các mục tiêu của nhóm, đưa ra một mục tiêu nào đó để cả tập thể cùng phấn đấu. Đảm bảo rằng các mục tiêu có thể đạt được và thách thức nhóm trong việc xây dựng các mục tiêu hướng tới mỗi lần luyện tập và thi đấu. Ví dụ, vào đầu mùa giải, mục tiêu của cả đội có thể là phản công nhanh hiệu quả sau khi bắt bóng bật bảng. Xây dựng mục tiêu này trước tiên bằng cách nắm vững cách đảm bảo bắt bóng, cách xoay người và sau đó là cách chuyền bóng. Giữ vững định hướng quá trình huấn luyện bằng cách đảm bảo rằng các cầu thủ thành thạo từng bước trước khi thực hiện bước tiếp theo.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng cầu thủ trong đội

Bắt Đầu Từ Đâu?

Có nhiều thành tố khác nhau trong bộ môn bóng rổ. Giáo trình dạy bóng rổ phân chia các kỹ năng thành 8 loại, bao gồm: Nhồi bóng & Dẫn bóng, Động tác bằng chân & Kiểm soát cơ thể, Chuyền & Nhận bóng, Bắt bóng bật bảng, Cản bóng (cản đối thủ), Ném rổ, Các nội dung phòng ngự đồng đội & tấn công đồng đội. Mỗi cầu thủ trong một nhóm đều sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và hiếm khi tất cả cầu thủ ở cùng một cấp độ với nhau trong tất cả các loại kỹ năng.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giáo trình dạy bóng rổ phân chia các kỹ năng thành 8 loại

Ngoài ra, có nhiều cấp độ đội khác nhau mà bạn có thể thấy mình là người huấn luyện. Các đội bóng ở chương trình giải trí, trường học, nhóm du lịch, đại học và thậm chí cả sự kiện thi đấu chuyên nghiệp đều bao gồm những người chơi đang học ở các cấp độ khác nhau. Cả trình độ bóng rổ và bộ kỹ năng của mỗi cầu thủ đều giúp bạn xác định cách mình sẽ huấn luyện và quản lý nhóm trong suốt cả một mùa giải.

Là một huấn luyện viên, nhiệm vụ đầu tiên là đánh giá từng cầu thủ cũng như toàn bộ đội bóng. Cách tốt nhất để đạt được điều này là lập và ghi chép tài liệu về ranh giới của các kỹ năng trong kế hoạch giảng dạy bóng rổ. Điều này giúp đo lường những gì cầu thủ đang có thể hoặc không thể làm trên sân bóng hiện nay. Một lần nữa, các phép đo sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ của việc chơi bóng. Khi bạn đã thiết các khuôn khổ giới hạn, bạn có thể bắt đầu đặt mục tiêu cho các cầu thủ và cho toàn đội. Dựa vào những thông tin này, bạn có thể bắt đầu lập một kế hoạch đào tạo thích hợp cho cả mùa giải.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Huấn luyện viên cần đánh giá từng cầu thủ cũng như toàn đội

Ra Quyết Định

Có một số các quyết định khác nhau mà một huấn luyện viên phải đưa ra trong quá trình phát triển cầu thủ bóng rổ. Ví dụ: “Đội phải thực hiện bao nhiêu bài tập trước khi họ hiểu một kỹ năng cụ thể?”, “Tôi phải làm gì nếu một cầu thủ quá giỏi so với các bài tập mà tôi đang đưa ra?”, “Tôi phải làm gì nếu một cầu thủ không có các nền tảng cơ bản cần thiết để hoàn thành các bài tập mà tôi đang yêu cầu? ”. Bóng rổ Hoa Kỳ đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề này.

Một Đội Nên Thực Hiện Bao Nhiêu Bài Tập Trước Khi Biết Được Họ Đã Hiểu Về Một Kỹ Năng Cụ Thể?

Có nhiều yếu tố khác nhau cần phải được xem xét ở đây. Đầu tiên là cần dựa vào trình độ của đội. Ví dụ, một đội bóng rổ ở trung học có thể dành ít thời gian hơn cho tư thế tấn 3 so với đội bóng rổ của trường trung học cơ sở 3 lần. Đội bóng ở trung học có thể sử dụng một hoặc hai trong số các bài tập này để củng cố các kiến thức cơ bản, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng chuyển sang các kỹ năng khó hơn. Ngược lại, các huấn luyện viên trung học cơ sở có thể bắt đầu với các kỹ năng mà họ thấy là nâng cao đối với đội nhưng có thể quay lại để dạy các nguyên tắc cơ bản của kỹ năng cụ thể đó.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Một Đội Nên Thực Hiện Bao Nhiêu Bài Tập Trước Khi Biết Được Họ Đã Hiểu Về Một Kỹ Năng Cụ Thể?

Giáo trình dạy bóng rổ cung cấp một số bài tập mẫu cho từng kỹ năng để đảm bảo rằng cầu thủ hiểu rõ về kỹ năng cụ thể. Cuối cùng, huấn luyện viên sẽ quyết định loại và số lượng bài tập cần thiết trước khi chuyển sang kỹ năng tiếp theo. Ví dụ, huấn luyện viên quyết định hoàn thành cả ba bài tập “Thế tấn 3” và chỉ hai bài tập “Kỹ năng dẫn bóng cố định” trước khi tiếp tục với kỹ năng khác.

Sự Khác Biệt

Là một huấn luyện viên, bạn sẽ thấy rằng các cầu thủ đã có khả năng trong các khía cạnh khác nhau của môn bóng rổ. Sự khác biệt chỉ đơn giản là sửa đổi một kỹ năng hoặc một bài tập để thử thách hoặc đáp ứng nhu cầu của cầu thủ và của đội bóng. Ví dụ: bạn có thể có một cầu thủ đang thể hiện kỹ năng tốt hơn hoặc kém hơn phần lớn toàn bộ đội. Trong quá trình lập kế hoạch huấn luyện, điều quan trọng là phải đưa ra các bài tập khác nhau với mỗi kỹ năng để vừa thách thức vừa nâng cao kỹ năng của mỗi cầu thủ. Điều này có thể được thực hiện tại các buổi thực hành thông qua các trạm riêng lẻ, hoặc có thể phải được huấn luyện thêm bên ngoài môi trường của đội bóng, chẳng hạn như sau các buổi thực hành hoặc trong những khóa đào tạo riêng.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách
Giáo trình dạy bóng rổ cung cấp một số bài tập mẫu cho từng kỹ năng để đảm bảo rằng cầu thủ hiểu rõ về kỹ năng cụ thể

Thông thường, các huấn luyện viên nhận ra rằng cấp độ của đội có thể không phù hợp với một cầu thủ nào đó. Bạn có thể thấy mình đang huấn luyện một cầu thủ đang ở trình độ quá thấp hoặc quá cao so với bộ kỹ năng của đội. Với tư cách là một huấn luyện viên phải đối mặt với một trong hai kiểu cầu thủ này, và sau khi sử dụng hết các lựa chọn cần thiết để phát triển cầu thủ đó, có thể cần đề xuất cầu thủ tham gia một chương trình khác có thể nâng cao khả năng phát triển tốt hơn. Ví dụ: đề xuất một chương trình cấp độ cơ bản hơn cho cầu thủ còn thiếu các kỹ năng, hoặc đề xuất một chương trình cạnh tranh hơn cho cầu thủ đã sở hữu các kỹ năng nâng cao.

Hướng dẫn kỹ thuật tập luyện môn bóng rổ sách

 

Trên đây là toàn bộ Giáo trình dạy bóng rổ cho các bạn từ mới chơi cho tới chuyên nghiệp ở MVP dựa trên nguyên tắc hướng dẫn khoa học của các chuyên gia đào tạo cầu thủ bóng rổ. Hi vọng các học viên cũng như các HLV đã nắm bắt phần nào về giáo trình dạy bóng rổ khoa học, chúc các bạn tìm được lộ trình học bóng rổ phù hợp! Nếu bạn muốn học 1 giáo trình dạy bóng rổ tốt nhất cùng HLV nước ngoài. Hãy tìm hiểu khóa học bóng rổ bằng Tiếng Anh MVP Academy nhé!