Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnhvienej

TTO - Theo Bộ Y tế, một số cơ sở y tế, phòng khám cung cấp dịch vụ phá thai cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ cũng như quy định về việc xử lý chất thải y tế nguy hại tại một số cơ sở y tế.

  • Bán thai nhi - nỗi đau chưa có hồi kết - Kỳ cuối: Cần chặt đứt nạn buôn bào thai
  • Phát hiện xác thai nhi ở nhà máy rác thải TP Cà Mau
  • Ân nhân của những thai nhi

Gần đây, báo chí liên tục đăng các bài phản ánh về sự việc các nhóm thiện nguyện ở nhiều tỉnh, thành phố "tổ chức thu gom xác thai nhi từ các phòng khám tư nhân, các bệnh viện để mai táng". 

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nhận được công văn của Bệnh viện Nhi trung ương phản ánh có nhiều trẻ sơ sinh còn sống được các nhóm thiện nguyện thu nhận được từ các cơ sở phá thai đưa đến bệnh viện điều trị, nuôi dưỡng.

Trước sự việc trên, sáng 7-6, Bộ Y tế cho biết đơn vị đã ra công văn tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phá thai và xử lý chất thải y tế nguy hại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Theo Bộ Y tế, những thông tin nói trên cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ cũng như quy định về việc xử lý chất thải y tế nguy hại tại một số cơ sở y tế.

Để đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ phá thai và bảo vệ môi trường, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới các cơ sở y tế, người hành nghề y, dược những quy định của pháp luật về phạm vi hành nghề và xử lý chất thải y tế.

"Phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn, bao gồm cả các cơ sở trong và ngoài công lập, đảm bảo thực hiện đúng phạm vi chuyên môn đã được phê duyệt và tuân thủ đầy đủ các quy định về xử lý chất thải y tế nguy hại", Bộ Y tế yêu cầu.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chỉ đạo phải kiên quyết xử lý triệt để các đơn vị, cá nhân phá thai bất hợp pháp, phá thai vượt phạm vi chuyên môn được phê duyệt và không tuân thủ đúng quy định về xử lý chất thải y tế. 

Trước đó, ngày 29-5, Tuổi Trẻ Online đưa tin Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết qua đấu tranh khai thác, bước đầu xác định nhóm thanh niên đang cất giữ, bảo quản 1.300 thi hài thai nhi trong tủ đông lạnh.

Bước đầu cơ quan công an xác định không có dấu hiệu hình sự trong vụ việc này, việc làm của nhóm tình nguyện viên cất 1.300 thai nhi này thật sự là việc thiện. Tuy nhiên, công an đang xem xét yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường để tiếp tục xử lý.

Sau khi lấy lời khai được biết nhóm thanh niên trên thường đến các phòng khám tư nhân, các bệnh viện thu gom xác thai nhi bị vứt bỏ rồi đem đi hậu táng ở các nghĩa trang thai nhi tại tỉnh Nam Định, huyện Thanh Oai, Sóc Sơn, Hà Nội.

Do vị trí các nghĩa trang thai nhi nằm ở xa, thời gian gần đây nhóm thiện nguyện lại thu gom được nhiều xác thai nhi nên phải bảo quản thi hài bằng tủ đông lạnh rồi chuyển đi hậu táng sau.

Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnhvienej
Công an vào cuộc điều tra, xử lý vụ bảo quản thi hài thai nhi trong tủ đông lạnh

TTO - Ngày 29-5, nguồn tin từ Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết qua đấu tranh khai thác, bước đầu xác định nhóm thanh niên đang cất giữ, bảo quản 1.300 thi hài thai nhi trong tủ đông lạnh.

15 phút sau, các bác sĩ đưa một bé trai trọng lượng 3,4kg, không phản xạ, nhịp tim 100-110 lần/phút, hô hấp không đều. Ngay sau đó các bác sĩ đã tiến hành hồi sức sơ sinh, ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, bóp bóng qua nội khí quản. Tuy nhiên sau 30 phút tình trạng của bé không cải thiện, tím tái toàn thân, mạch 0, nhịp tim 0, nhịp thở 0, bé trai tử vong vào khoảng 1 giờ 30 phút. 

Ngay sau đó, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi đã đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân, yêu cầu kíp trực viết bản tường trình, họp xem xét, đánh giá, đề xuất xử lý. Ngày 13.4, Ban giám đốc bệnh viện đã họp phân tích tình huống và có nhận định ban đầu nguyên do năng lực y bác sĩ chuyên môn hạn chế, yếu kém cho nên đánh giá và tiên lượng diễn biến ca bệnh không tốt, chỉ định mổ cấp cứu không kịp thời dẫn đến bé bị ngạt và cấp cứu sơ sinh sau mổ lấy thai không kết quả. 

Trước thông tin hơn 300 thi thể thai nhi phần lớn là có nguồn gốc từ các bệnh viện, chiều 25-4, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Cà Mau, cho biết việc này là không thể. Ông Lợi khẳng định quy trình tiếp nhận và xử lý các trường hợp thai lưu đến chấm dứt thai kỳ hoặc những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện rất chặt chẽ và theo đúng quy định. 

Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnhvienej

Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Cà Mau thông tin báo chí. Ảnh: SONG ANH

Cụ thể, nếu phát hiện trường hợp thai lưu, bệnh viện sẽ mời người nhà sản phụ để thông báo tình hình của mẹ và bé. Nếu thân nhân sản phụ có điều kiện đem về chôn cất, bệnh viện sẽ bàn giao thi thể bé, có biên bản xác nhận cụ thể. Trường hợp người nhà không đủ điều kiện chôn cất, bệnh viện sẽ phối hợp với các tổ chức thiện nguyện ở địa phương chôn cất theo đúng quy trình. "Thông thường phía bên các tổ chức sẽ mang về bảo quản và định thời gian cụ thể để chôn cất. Ngày đi chôn, các tổ chức này cũng có điện thoại cho người nhà cùng đi để biết vị trí an nghỉ của bé. Trước giờ quy trình chúng tôi làm rất chặt", ông Lợi nói.

Riêng đối với trường hợp các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có bệnh lý nặng dẫn đến tử vong, bệnh viện sẽ tiến hành mời công an phường đến để lập biên bản. Sau đó bệnh viện cũng tiến hành liên hệ để chôn cất thi thể các bé. "Ở bệnh viện, rác y tế đó dứt khoát là không có bỏ ra ngoài", ông Lợi khẳng định.

Hướng dẫn xử lý xác thai nhi tại bệnhvienej

Rác của bệnh viện được phân biệt bằng thùng có màu. Ảnh: SONG ANH

Cũng theo ông Lợi, mỗi năm trung bình bệnh viện tiếp nhận từ 9.000 – 10.000 sản phụ. Tuy nhiên số lượng thai nhi chết lưu hay trường hợp trẻ sơ sinh chết do bị bỏ rơi rất ít, khoảng 10 trường hợp/năm. Hầu hết đều được gia đình mang về chôn cất, số thi thể bé nhờ các tổ chức rất thấp. "Nếu gia đình không có điều kiện thì bác sĩ trực sẽ báo cho ban giám đốc đưa ra hướng xử lý theo quy trình của bệnh viện. Lâu lâu mới có một trường hợp không có điều kiện chôn đặt vấn đề với bệnh viện thì đơn vị sẽ liên hệ các nơi để xin", ông Lợi cho biết thêm.

Về việc xử lý rác thải tại bệnh viện, ông Lợi cho hay đối với chất thải y tế rắn và lỏng, bệnh viện tiến hành xử lý tại chỗ qua hệ thống. Còn đối với rác sinh hoạt, rác y tế, mỗi buổi nhân viên bệnh viện gom 2 – 3 lần/ngày, tùy số lượng nhiều hay ít. "Tại các khoa phòng, nhân viên sẽ phân loại rác, sau đó đội lao động gom về khu xử lý và đốt tại lò chuyên dụng của bệnh viện. Chỉ có rác thải sinh hoạt mới đưa về nhà máy rác xử lý", ông Lợi thông tin.

Chiều cùng ngày, ông Phan Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin hiện đơn vị đã chỉ đạo các phòng chức năng thành lập tổ công tác đến nhà máy xử lý rác thải nắm tình hình. Dự kiến, qua lễ 30-4 và 1-5, tổ công tác sẽ đến nhà máy để làm việc. "Sau khi tổ công tác làm việc xong với nhà máy về mới đề xuất bước tiếp theo", ông Vũ cho biết thêm.

Cũng theo ông Vũ, việc có khai quật các mộ chôn thi thể thai nhi UBND TP Cà Mau sẽ quyết định sau khi xuống nhà máy nắm tình hình cụ thể.

Như đã thông tin, liên quan đến vụ việc hơn 300 thi thể thai nhi được phát hiện trong 7 năm qua tại Nhà máy Xử lý rác TP Cà Mau, ngày 24-4, ông Nguyễn Hoàng Thám, Giám đốc nhà máy, tiết lộ sau khi nhà máy sau khi đi vào hoạt động hơn 1 tuần đã phát hiện thi thể thai nhi đầu tiên.

"Khi phát hiện, công ty mua khăn, quần áo trẻ sơ sinh rồi vệ sinh thi thể sạch sẽ, sau đó quấn khăn, đặt vào quách đem đi an táng. Tính trung bình chi phí cho mỗi lần chôn cất khoảng 300.000 – 400.000 đồng" - ông Thám cho biết.

Cũng theo các tài liệu ông Thám cung cấp cho thấy Nhà máy Xử lý rác TP Cà Mau do Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) làm chủ đầu tư, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5-2012. Sau hơn 1 năm hoạt động, nhà máy đã phát hiện hơn 10 thi thể trong lúc phân loại, xử lý rác thải.

Trước tình hình đó, ngày 10-6-2013, lãnh đạo công ty đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Cà Mau xin được cấp đất để chôn thi thể thai nhi khi phát hiện tại nhà máy. Sau đó, UBND tỉnh ban hành công văn khẩn giao UBND TP Cà Mau xem xét, bố trí phần đất thuộc dự án nghĩa trang thành phố để công ty sử dụng.

"Lúc trước, khi phát hiện thi thể thai nhi, đến năm 2013 đơn vị đã lường trước vấn đề quỹ đất hạn hẹp nên đã có tờ trình xin ý kiến của UBND tỉnh và UBND tỉnh đã giao lại cho UBND TP Cà Mau để thực hiện giải quyết vấn đề trên nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được giải quyết" - ông Thám nói.

Theo anh Anh Lê Minh Cảnh, Tổ trưởng công nhân sản xuất tại nhà máy xử lý rác, đa số các thi thể thai nhi khi được phát hiện là từ những bọc rác có nguồn gốc từ các bệnh viện. Anh Cảnh cho biết do làm việc lâu năm ở đây nên rất dễ để phân biệt bọc nào là rác sinh hoạt, bọc nào là rác thải y tế. Nhiều năm nay, khi phát hiện thi thể các thai nhi xấu số đều từ các bọc màu đen, to, có giấy báo quấn lại.

"Xe lấy rác vẫn là xe của công trình đô thị, nhưng đặc biệt là các xe đó chuyên lấy rác từ các bệnh viện. Tôi làm lâu năm và có kinh nghiệm, đổ rác xuống nhìn bọc là đã biết rác đó ở đâu" - anh Cảnh thông tin thêm.