Kết cấu theo trình tự hỗn hợp là gì

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 – Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, theo không gian và theo trật tự lôgíc của tư duy với đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc.

 – Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.

2. Kĩ năng:

 – Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo 3 kiểu vừa học.

 – Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm và phân loại:

– K/n: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.

– Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính:

+ Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu.

+ Chủ yếu thiên về miêu tả.

2. Kết cấu của văn bản thuyết minh:

* Kết cấu VB: là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

   Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.

2.1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a. VB 1: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.

– Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân- Đồng Tháp – Đan Phượng – Hà Tây" một lễ hội dân gian.

– Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội.

– Nội dung thuyết minh:

+ Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

+ Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm.

+ Diễn biến:

   Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu.

                        – Lấy lửa.

                        – Nấu cơm.

   Chấm thi:- Tiêu chuẩn.

                   – Cách chấm.

+ Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân.

– Cách sắp xếp các ý: theo trình tự thời gian.

– Cơ sở sắp xếp: Do bài viết nhằm giới thiệu về một hội thi và một công việc cụ thể nên người viết phải trình bày theo trật tự thời gian.

b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch.

– Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch- Một loại trái cây nổi tiếng.

– Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch.

– Nội dung thuyết minh:

+ Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam.

+ Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi.

+ Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi.

+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

– Cách sắp xếp các ý:

+ Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong.

+ Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác).

+ Quan hệ nhân- quả: giá trị " danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

" Quan hệ hỗn hợp.

– Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh.

2.2. Các hình thức kết cấu:

– Theo trình tự thời gian.

– Theo trình tự không gian.

– Theo trình tự lôgíc.

– Theo trình tự hỗn hợp.

3. Luyện tập:

Bài 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

– Hình thức kết cấu: hỗn hợp.

– Nội dung thuyết minh:

+ Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão- một người văn võ toàn tài, một vị tướng giỏi, trước là môn khách sau là con rể của Trần Quốc Tuấn.

+ Giới thiệu về nội dung bài thơ:

  Hai câu đầu: Vẻ đẹp, sức mạnh của con người và quân đội nhà Trần đồng thời là bức chân dung tự họa của dũng tướng Phạm Ngũ Lão.

  Hai câu sau: Chí làm trai và tâm tình của tác giả.

Bài 2:

 Nội dung thuyết minh cơ bản về di tích Côn Sơn:

– Đường đến, địa điểm.

– Khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình.

– Cụm di tích văn hóa: chùa Hun và đền thờ Nguyễn Trãi.

– Vài nét về thời gian ở ẩn của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

– Các lễ hội và hoạt động thăm quan du lịch ở Côn Sơn hàng năm…

BÀI. CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về  cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh.

2. Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau:

       Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.

       Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên – bên dưới, bên trong – bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).

       Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).

       Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG

1. Hình thức kết cấu của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

a) Đối tượng và mục đích thuyết minh:

       Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

       Mục đích: nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của nó trong đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

b) Các ý chính của văn bản:

       Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.

       Diễn biến lễ hội:

+         Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối, nấu cơm.

+         Chấm thi: các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm để đảm bảo chính xác, công bằng.

       Ý nghĩa văn hoá của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân lao động.

2. Hình thức kết cấu của văn bản Bưởi Phúc Trạch:

a) Đối tượng và mục đích thuyết minh:

       Đối tượng: bưởi Phúc Trạch – một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.

       Mục đích: giúp người đọc hình dung, cảm nhận được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của bưởi Phúc Trạch.

b) Các ý chính của văn bản:

       Về hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.

       Về hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.

       Về sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.

       Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.

3. Về cách sắp xếp ý của hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch

       Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.

       Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).

4. Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, có thể tổ chức kết cấu như sau:

       Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng.

       Thuyết minh về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+         Giá trị nội dung của bài thơ.

+         Giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Chú ý: Có thể thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ trước rồi mới thuyết minh giá trị nội dung hoặc đan xen.

       Khẳng định về giá trị của bài thơ.

5. Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, có thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau:

       Giới thiệu chung về di tích hoặc thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật,…

       Thuyết minh cụ thể về đặc điểm, giá trị các mặt của di tích hoặc thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu,…

       Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ lôgic,… hoặc phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết cấu.

       Khẳng định, nhấn mạnh về đặc điểm cũng như giá trị của đối tượng đã thuyết minh.