Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào

Viêm phụ khoa khi mang thai là một vấn đề mà mẹ bầu không nên chủ quan. Bệnh lý viêm phụ khoa xuất hiện gần 70% thai phụ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, bệnh sẽ gây ra những biến chứng không lường trước được. Vậy làm sao để biết mình bị bệnh lý này? Và hướng điều trị ra sao? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Viêm phụ khoa khi mang thai là bệnh lý như thế nào?

Viêm phụ khoa khi mang thai là tình trạng viêm cơ quan sinh dục và phần phụ trong thai kỳ. Bệnh lý này xảy ra do lượng hormon thai kỳ trong cơ thể mẹ bầu tăng cao. Đồng thời thận giảm chức năng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tác động xấu đến em bé trong bụng.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Mặc dù vậy, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, khi có biểu hiện đau, rát, ngứa,… vùng âm đạo, thai phụ nên đi khám. Mục đích là để được các bác sĩ điều trị đầy đủ, kịp thời, bảo vệ an toàn cho thai phụ và em bé.

2. Những nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai và nguy cơ thai kỳ

Viêm phụ khoa khi mang thai do nấm Candida

Nấm Candida thường cư trú bên trong âm đạo. Nó hoàn toàn vô hại khi môi trường âm đạo được cân bằng. Tuy nhiên, trong lúc mang thai, nội tiết tố tăng giảm đột ngột làm thay đổi độ pH vùng âm đạo. Tình trạng đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển và gây bệnh.

Việc điều trị viêm phụ khoa khi mang thai do nấm Candida không quá phức tạp. Tuy nhiên, bệnh hay tái diễn. Vì vậy, mẹ bầu nên được điều trị thật khỏi bệnh trước khi sinh con. Nhằm tránh lây bệnh cho bé trong quá trình chuyển dạ.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Viêm phụ khoa do nấm Candida

Trường hợp thai phụ vẫn bị nhiễm nấm Candida. Nếu sinh con qua đường âm đạo, nấm có thể bám vào niêm mạc miệng của trẻ gây đẹn miệng hoặc gây bệnh viêm da do nấm. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị bị suy dinh dưỡng trong tử cung. Hoặc tăng nguy cơ sinh non, suy giảm kháng thể, dễ bị viêm phổi do nấm.

Viêm phụ khoa khi mang thai do vi khuẩn lậu

Lậu cầu khuẩn là bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh gây viêm ngứa cơ quan sinh dục khi mang thai và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các triệu chứng thường gặp như tiểu gắt, tiểu đục kèm theo mủ. Hoặc có thể ra nhiều huyết trắng nặng mùi kết hợp với triệu chứng đau vùng bụng dưới.

Viêm phụ khoa do vi khuẩn lậu nếu không được điều trị khỏi hẳn sẽ tác động xấu đến thai nhi. Nó làm nguy cơ sinh non tăng đến 8%. Đồng thời gây viêm màng ối, vỡ ối. Em bé sinh ra dễ bị nhẹ cân do tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Viêm phụ khoa do vi khuẩn lậu cầu

Hơn thế nữa, vi khuẩn lậu dễ lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh bằng đường âm đạo. Vi khuẩn xâm nhập vào mắt của trẻ gây nên bệnh cảnh viêm kết mạc mắt. Vài ngày sau sinh, mắt của trẻ sơ sinh sẽ bị sung huyết. Có nhiều chất mủ màu vàng, gây giảm thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Viêm phụ khoa khi mang thai do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Khi mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis rất thường gặp. Nó chiếm tỷ lệ 20% ở các thai phụ bị viêm nhiễm phụ khoa. Do sự thay đổi hormon trong thai kỳ, vi khuẩn thường trú trong âm đạo có điều kiện phát triển và gây bệnh.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Viêm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis

Triệu chứng của bệnh là: dịch tiết âm đạo chuyển sang màu xám và có mùi hôi tanh. Bệnh có thể gây ra các biến chứng của thai kỳ khá nguy hiểm như:

  • Vỡ màng ối sớm.
  • Nhiễm trùng nước ối.
  • Tăng nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn.
  • Nguy cơ sinh non tăng gấp hai lần so với người không bị bệnh.
  • Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, non tháng, sức đề kháng yếu.
  • Viêm màng tử cung sau khi sinh mổ hoặc sinh thường.

Nhiễm HPV trước và trong khi mang thai

HPV là một loại virus lây nhiễm qua đường tình dục. Hiện có hơn 150 loại HPV khác nhau. Phần lớn các loại virus này không gây ra bất cứ bệnh lý gì. Tuy nhiên, có gần 40 chủng virus có thể lây nhiễm qua đường sinh dục. Hậu quả là chúng có thể gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Nhiễm HPV

Trong lúc mang thai, nồng độ hormone thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho mụn cóc phát triển nhanh hơn. Cơ thể mẹ bầu đồng thời cũng sản xuất dịch tiết âm đạo với số lượng nhiều hơn. Đó là một môi trường thuận lợi cho mụn cóc phát triển.

Mặc dù vậy, một tin đáng mừng là nhiễm HPV khi mang thai sẽ không lây truyền cho thai nhi. Đồng thời không tiến triển thành bệnh nhiễm trùng nào khác. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để hạn chế mụn cóc cản trở việc sinh nở.

Bệnh giang mai

Giang mai là bệnh viêm nhiễm do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Đây là bệnh lây truyền hầu hết qua đường tình dục do khi quan hệ không sử dụng các biện pháp an toàn.

Bệnh giang mai có thể gây ra những nguy cơ của thai kỳ như:

  • Nhiễm trùng bào thai.
  • Tăng nguy cơ sảy thai.
  • Trẻ sinh non tháng.
  • Thai chết lưu.
  • Em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Trẻ sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh có thể tử vong hoặc bị dị tật. Chính vì vậy, khi phát hiện mình bị bệnh giang mai, thai phụ cần được áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây từ mẹ sang con.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Trẻ bị giang mai bẩm sinh

>> Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh tương đối nguy hiểm vì có thể gây nhiều ảnh hưởng cho người bệnh. Cùng tìm hiểu thông tin hữu ích về bệnh giang mai. 

3. Triệu chứng của bệnh

Những triệu chứng khi mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa bao gồm:

  • Cảm giác bất thường ở cơ quan sinh dục. Bao gồm: ngứa, nóng, rát, đau khi quan hệ.
  • Khí hư ra nhiều, thay đổi màu sắc, có mùi hôi tanh.
  • Đau vùng bụng dưới thường xuyên.
  • Tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt.
  • Âm đạo có mùi khó chịu.
  • Có tình trạng xuất huyết âm đạo.
  • Có thể sốt, ớn lạnh, rét run,…
Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Khí hư bất thường

4. Vấn đề điều trị viêm phụ khoa khi mang thai

Bị viêm nhiễm phụ khoa trong quá trình mang thai thường không có triệu chứng rõ ràng. Đôi lúc làm thai phụ nhầm lẫn là biểu hiện bình thường của thai kỳ.

Chính vì vậy, để được chẩn đoán bệnh sớm nhất, chị em nên khám thai định kỳ. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho thai phụ dùng thuốc hay không. Thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa thông thường là thuốc bôi tại chỗ hoặc viên đặt âm đạo.

Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Thuốc đặt âm đạo

Việc sử dụng thuốc khi mang thai là rất nhạy cảm. Vì vậy, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý dùng thuốc không theo chỉ định sẽ có nguy cơ:

  • Làm tình trạng bệnh hết tạm thời nhưng tái đi tái lại nhiều lần
  • Nguy hiểm hơn là sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé trong bụng.
  • Che đậy tạm thời triệu chứng của bệnh. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
  • Sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn.

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý thường gặp khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà hãy giữ tinh thần thoải mái và lạc quan. Khám thai định kỳ để được phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

5. Những điều mẹ bầu cần làm để hạn chế tình trạng viêm nhiễm phụ khoa

Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu nên:

  • Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách ở vùng kín. Không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
  • Chọn đồ lót làm được sản xuất chất liệu thoáng mát, có tính thấm hút tốt.
  • Không nên mặc quần áo lót quá chật.
  • Hạn chế dùng các dung dịch, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
  • Tăng cường các loại vitamin cần thiết cho bà bầu như: vitamin A, C, D, B1, B6, B12, axit folic.
  • Bổ sung thêm chất khoáng theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như Magie, Canxi, Kali, kẽm, sắt.
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm ngọt, nhiều đường vì chúng làm tăng bài tiết dịch ở âm đạo.
  • Khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên quan hệ vợ chồng.
Khám phụ khoa cho bà bầu như thế nào
Hạn chế thức ăn nhiều thực phẩm ngọt khi mang thai

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng chị em phụ nữ sẽ hiểu rõ hơn về viêm phụ khoa khi mang thai. Qua đó, các bạn sẽ có hướng xử trí kịp thời khi phát hiện mình nhiễm bệnh. Cũng như biết được những biện pháp để hạn chế bị bệnh trong quá trình mang thai.

>> Quan điểm “Trời ban cho con trai, con gái” luôn chiếm lĩnh trong tư tưởng của nhiều người. Sinh con theo ý muốn là một vấn đề được rất nhiều cặp vợ chồng thắc mắc. Cùng YouMed xem và hiểu thêm nhé. 

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang