Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

Vận dụng lí thuyết trong SGK KHTN 7 trang 10, 11

Đồng hồ đo thời gian hiện số có hai loại thang đo: Loại 1 là 9,999s – 0,001 s và loại 2 là 99,99 s – 0,01 s

Nếu thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10 s thì cần lựa chọn thang đo loại 99,99 s – 0,01 s. Đối với dụng cụ đo thì ta cần phải lựa chọn dụng cụ có giới hạn đo lớn hơn số mà ta ước lượng.

Hoạt động trang 12 KHTN lớp 7: Hãy viết báo cáo bài thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6 theo mẫu trên

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học ở môn KHTN 6

Lời giải:

a. Mục đích thí nghiệm: quan sát, tìm hiểu và phân biệt một số loại tế bào

b. Chuẩn bị

- Thiết bị, dụng cụ:

+ Kính hiển vi có vật kính 40x và kính lúp

+ Nước cất đựng trong cốc thủy tinh

+ Đĩa petri

+ Các dụng cụ: giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, thìa inox, dao mổ.

- Mẫu vật:

+ Củ hành tây

+ Trứng cá

c. Các bước tiến hành

- Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì hành tây

 

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

+ Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành, sau đó tạo một vết cắt hình vuông nhỏ kích thước 7-8 mm ở mặt trong của vảy hành. Sử dụng panh/kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì).

+ Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh Sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.

+ Bước 3: Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

- Quan sát và vẽ tế bào trứng cá

 

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

+ Bước 1: Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa peptri.

+ Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.

+ Bước 3: Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

+ Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.

 

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

+ Bước 5: Vẽ hình tế bào em quan sát được.

d. Kết quả

Các em thực hành và điền kết quả

e. Trả lời các câu hỏi (nếu có)

Hoạt động trang 13 KHTN lớp 7: Hãy lập dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết đã học trong KHTN 6

Lời giải:

Vai trò của đa dạng sinh học

a. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

- Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất: Các loài sống trong cùng khu vực có quan hệ khăng khít đảm bảo sự tồn tại và ổn định của hệ sinh thái.

- Rừng tự nhiên điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nước, trong tự nhiên và là nơi ở của nhiều động vật.

- Nấm và vi khuẩn phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm đất thêm màu mỡ và làm sạch môi trường.

b. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người

- Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người:

+ Cung cấp nước, lương thực, thực phẩm.

+ Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.

- Tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

- Làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9 Chân trời sáng tạo

Bài 3.8 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

Lời giải:

Theo bài ra ta có:

(NTK Mg). 4 = (NTK X).3

24 . 4 = (NTK X).3 NTK X = 32 (amu).

Vậy nguyên tố X là lưu huỳnh (sulfur), kí hiệu là S.

Bài 3.9 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố.

Lời giải:

a) Nguyên tố beryllium, kí hiệu là Be.

b) Nguyên tố boron, kí hiệu là B.

c) Nguyên tố magnesium, kí hiệu là Mg.

d) Nguyên tố phosphorus, kí hiệu là P.

Bài 3.10 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây:

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

a) Nêu sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.

b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Lời giải:

a) Sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử:

- Giống nhau: Đều có 2 proton trong hạt nhân.

- Khác nhau: Số neutron của mỗi nguyên tử là khác nhau (một nguyên tử có 2 neutron; một nguyên tử có 1 neutron).

b) Hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số proton trong hạt nhân.

Nguyên tố hóa học này là helium. Kí hiệu He.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 8

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 10

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 9 trong Bài 2: Nguyên tử. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.

Bài 2.8 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Giải thích vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, lấy ví dụ về một nguyên tử để minh họa.

Lời giải:

Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là proton, electron và neutron. Khối lượng nguyên tử là tổng khối lượng các hạt có trong nguyên tử. Tuy nhiên, do khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton và neutron rất nhiều nên có thể coi khối lượng của electron là không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử. Hay nói các khác, có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.

Ví dụ: Nguyên tử carbon có 6 electron, 6 proton và 6 electron.

Khối lượng của nguyên tử là: 6.0,00055 + 6.1 + 6.1 = 12,0033 (amu), xấp xỉ khối lượng hạt nhân là 12 amu.

Bài 2.9 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Nguyên tử lithium có 3 proton.

a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử lithium?

b) Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 neutron, tính khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu.

Lời giải:

a) Số electron = số proton Nguyên tử lithium có 3 electron.

b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử lithium là: 4 + 3 = 7 (amu).

Bài 2.10 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Mô tả sự khác nhau giữa cấu tạo một nguyên tử hydrogen và cấu tạo một nguyên tử helium.

Lời giải:

Một nguyên tử hydrogen có 1 electron ở vỏ nguyên tử và 1 proton ở hạt nhân nguyên tử.

Nguyên tử helium có 2 electron ở vỏ nguyên tử, hạt nhân nguyên tử gồm 2 proton và 2 neutron.

Bài 2.11 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Oxygen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí, duy trì sự sống và sự cháy. Hoàn thiện Hình 2.3 để mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen.

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

Lời giải:

Mô hình mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen:

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

Bài 2.12 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có: số electron = số proton = 10.

Nguyên tử có 10 electron được phân bố vào 2 lớp (lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 8 electron)

Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9

Bài 2.13 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 1, 8, 2.

B. 2, 8, 1.

C. 2, 3.

D. 3, 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử có số proton = 5 Số electron = 5.

Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 5 – 2 = 3 electron.

Bài 2.14 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 7.

B. 2, 5.

C. 2, 2, 3.

D. 2, 4, 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử nitrogen có số electron = số proton = 7.

Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 7 – 2 = 5 electron.