Khu chức năng trong khu kinh tế la gì

Vụ Quản lý các khu kinh tế là gì?  Vị trí, chức năng của vụ Quản lý các khu kinh tế? Nhiệm vụ của vụ Quản lý các khu kinh tế? Cơ cấu, tổ chức vụ Quản lý các khu kinh tế?

Như chúng ta đã biết hiện nay các khu công nghiệp và khu kinh tế phát triển rất nhiều kèm theo đó là thách thức lớn đối với công tác quản lý các khu kinh tế hiện nay cũng gặp rất nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay một trong số các cơ quan có thẩm quyền đó là vụ quản lý các khu kinh tế. vậy Vụ Quản lý các khu kinh tế là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Vụ Quản lý các khu kinh tế là gì?

Khi nhắc tới vụ Quản lý các khu kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước về khu kinh tế bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất và các loại hình khu kinh tế tương tự khác trừ khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và đây còn được xem là đầu mối giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật và theo dõi các vấn đề phát sinh liên quan đến xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

2. Vị trí và chức năng của vụ quản lý các khu kinh tế:

Căn cứ theo quy định tại quyết định số 1889/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể như sau:

Điều 1. Vị trí và chức năng

” Vụ Quản lý các khu kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khu kinh tế (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất và các loại hình khu kinh tế tương tự khác trừ khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao) và các đầu mối giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật và theo dõi các vấn đề phát sinh liên quan đến xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.”

Như vậy thông qua quy định này chúng ta thấy rằng, hiện nay kinh tế phát triển, khi kinh tế thành lập khá nhiều nên việc quản lý các khu kinh tế cũng gặp nhiều vấn đề, theo đó vai trò quản lý kinh tế ngày càng được quan tâm, theo đó vụ quản lý các khu kinh tế có chức năng quản lý theo quy định của pháp luật với hoạt động của khu kinh tế. Như vậy các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện theo.

3. Nhiệm vụ quản lý các khu kinh tế:

Quyết định số 1889/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 2. Nhiệm vụ

1. Tham gia xây dựng và đầu mối tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế trong cả nước để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; làm đầu mối hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ trì kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển khu kinh tế; làm đầu mối góp ý kiến đối với quy hoạch xây dựng khu kinh tế.

2. Làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất mô hình khu kinh tế, cơ chế, chính sách phát triển và hợp tác quốc tế liên quan đến khu kinh tế; xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về khu kinh tế; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách có liên quan theo phân công của Bộ.

Xem thêm: Khu công nghệ cao là gì? Quy định về khu công nghệ cao, khu kinh tế

3. Tham gia xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu kinh tế phù hợp với quy hoạch; tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế; tham gia với các đơn vị trong Bộ trong việc tổng hợp, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

4. Chủ trì hoặc phối hợp tham gia thực hiện công tác thẩm định liên quan đến khu kinh tế, bao gồm các nhiệm vụ sau:

a) Chủ trì thẩm định các đề án điều chỉnh, bổ sung các khu kinh tế vào quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế của cả nước, các đề án thành lập, điều chỉnh khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

b) Chủ trì tổ chức thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, gồm:

– Dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế ven biển;

– Dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

– Dự án có mục tiêu sản xuất trong khu kinh tế ven biển.

c) Chủ trì việc tham gia ý kiến thẩm định, góp ý kiến đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất; các dự án có mục tiêu sản xuất hoặc đa mục tiêu trong khu kinh tế ven biển không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm: Điều kiện thành lập khu chế xuất, công nghiệp

d) Chủ trì lập Báo cáo thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương theo chương trình mục tiêu hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

e) Chủ trì hoặc phối hợp tham gia thẩm định, góp ý kiến các dự án đầu tư khác do Bộ trưởng giao.

5. Làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vấn đề phát sinh, đánh giá về kết quả thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp, dự án đầu tư, việc thực hiện thủ tục đầu tư vào khu kinh tế, kết quả hoạt động của các khu kinh tế đối với những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Làm đầu mối theo dõi, đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước của các Ban quản lý khu kinh tế đối với những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

6. Làm đầu mối tổng hợp chung kế hoạch của khu kinh tế; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình hỗ trợ ngân sách trung ương cho hạ tầng khu kinh tế từng thời kỳ theo pháp luật đầu tư công.

7. Chủ trì xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống thông tin về khu kinh tế trong cả nước.

8. Làm đầu mối tham mưu cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.

Xem thêm: Quyền của nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Như vậy chúng ta thấy 9 nhiệm vụ cơ bản đưa ra như trên, trong đó các nhiệm vụ này đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là vai trò của Ban Quản lý trong thời gian qua trên các mặt công tác như: kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn, hoàn thành cơ bản một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và đưa vào khai thác, sử dụng một số tuyến đường giao thông trục chính, là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư và bước đầu đã có đóng góp cho kinh tế xã hội của tỉnh và ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, còn một số vấn đề hạn chế cần giải quyết ngay như việc huy động hỗ trợ các nguồn vốn từ Trung ương, địa phương để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung, đầu tư xây dựng các tuyến đường trục chính tại các Khu công nghiệp, khu kinh tế.

Với mục đích hoạt động của vụ quản lý khu kinh tế là nhằm rà soát, đánh giá nguyên nhân chậm phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế đồng thời có những đề xuất đến Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy các khu công nghiệp và khu kinh  tế phát triển trong thời gian tới.

4. Cơ cấu tổ chức của vụ Quản lý các khu kinh tế:

Căn cứ theo quy định tại điều 3. Cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 1889/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể:

” Vụ Quản lý các khu kinh tế có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên; biên chế của Vụ do Bộ trưởng quyết định.”

Theo đó ta thấy, Như trên chúng tôi đã nói về nhiệm vụ, vị trí và chức năng của vụ, theo quy định trên thì cơ cấu của vụ cần thực hiện phải chặt chẽ với nhau,  nhiệm vụ và trách nhiệm mới của Ban sẽ nặng nề, do đó  Ban tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các địa phương để rà soát nhiệm vụ quản lý các khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Đồng thời, mong muốn tập thể Ban sẽ luôn phát huy năng lực, trí tuệ, tư duy đổi mới để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

              Trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, khu kinh tế đặc biệt (gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế…) là mô hình phát triển kinh tế quan trọng. Khi các quốc gia bắt đầu dành mối quan tâm đến thương mại quốc tế và có sử dụng hàng rào thuế quan khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của mình thì cũng là thời điểm ra đời của các khu kinh tế đặc biệt (với đặc điểm ban đầu là khu vực kinh tế tự do, nhiều ưu đãi).

               Các quốc gia có thể có quan niệm khác nhau về khu vực kinh tế đặc biệt, nhưng góc nhìn chung thì khu vực có hàng rào địa lý riêng biệt với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia sở tại, có môi trường ưu đãi đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh chóng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

            Khu kinh tế là một trong các mô hình của khu kinh tế đặc biệt. Theo khoản 17 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

            Khu kinh tế có quy mô lớn, đóng vai trò tích cực trong khuyến khích và thu hút đầu tư bởi sự đa dạng trong kết cấu và sự cho phép áp dụng cơ chế chính sách mới, khắc phục sự vướng mắc trong chính sách, cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

            Hiện nay, các vấn đề về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu kinh tế tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư, đặc biệt là Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư).

Căn cứ pháp lý:

1. Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) (khoản 17 Điều 3)

2. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) (khoản 7, Điều 2)


Page 2

           Theo khoản 7 Điều 2 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư), khu kinh tế được phân chia thành 02 loại:

           Thứ nhất, khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định pháp luật.

           Thứ hai, khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định pháp luật.

          Đến giữa năm 2021, ở Việt Nam có 18 khu kinh tế ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 853.000 ha. Bên cạnh đó, có 26 khu kinh tế cửa khẩu đã được đưa vào quy hoạch, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng và mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách cho một số khu kinh tế cửa khẩu hoạt động có hiệu quả cao; đảm bảo an ninh trật tự, kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu.

          Căn cứ pháp lý: 

1.  Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) (khoản 17 Điều 3)

2. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) (khoản 7, Điều 2)


Page 3

           Theo khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư), khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái. Cụ thể:

            (i) Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp. Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

            (ii) Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp.

            (iii) Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

            Căn cứ pháp lý:

1.  Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) (khoản 17 Điều 3)

2. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) (khoản 1, Điều 2)