Lấy ven là gì

Bác sĩ ơi, Trước khi hiến máu cháu được bác sĩ đâm 1 cây kim nhỏ để thử máu. Vừa được 5 phút sau thì cháu cảm thấy nhoi nhói từ cùi chỏ tới cổ tay ở bên trái và ngày hôm sau nó phình to hơn tay phải. Tay phải là tay cháu hiến máu, còn tay trái chỉ thử máu thôi.
 

Lấy ven là gì

Tay bị phồng do thử máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,Chỗ sưng lên sau tại vị trí lấy máu thường là do thoát máu ra mô kẽ dưới da, có thể do kim đâm bị trật ven, có thể do sau rút kim không ấn giữ… Nhưng hơi lạ là kim lấy máu xét nghiệm nhỏ hơn kim lấy máu dùng trong hiến máu nhiều, nên thường bên tay hiến máu dễ bị sưng bầm hơn, nhưng mà em lại bị tại vị trí kim lấy máu xét nghiệm, và 5 phút sau mới thấy nhói và tay sưng lên, đôi khi đây là bất thường thật sự (như rối loạn đông máu xuất huyết rỉ rả dưới da), cũng có khi chỉ là cảm nhận hơi quá của em mà thôi. Vì thế, em cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra trực tiếp cho em, xem có bất thường gì hay không thì mới có hướng xử trí thích hợp tương ứng, em nhé.

Thân mến.

Việc lấy máu khi đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc tại nhà với nhiều mục đích khác nhau luôn là nỗi sợ hãi, thậm chí là ám ảnh đối với nhiều người. Hình ảnh các mũi kim tiêm đâm thẳng vào da khiến nhiều người rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến và không dám tiến hành lấy máu.

Đầu tiên, bạn phải hiểu lấy máu là việc sử dụng kim tiêm hoặc các loại dụng cụ lấy máu, sau khi xác định được ven máu thì thực hiện đâm kim vào tìm tĩnh mạch máu và lấy lượng máu cần thiết. Việc này sẽ khiến bệnh nhân có những cảm giác đau nhất định tùy vào khả năng chịu đau và tâm lý của từng người như đau nhói, đau kim châm, đau buốt.

Cho tới thời điểm hiện nay, phương pháp lấy máu phổ biến nhất vẫn là phương pháp truyền thống sử dụng kim tiêm đâm vào tĩnh mạch. Nếu bạn là người sợ hãi những vấn đề này thì hãy chuẩn bị tâm lý trước và tìm đến các cơ sở uy tín, chất lượng với bác sĩ lành nghề để giúp giảm đau. Sau đây là quy trình toàn bộ quá tình lấy máu bằng kim tiêm gây ít đau có thể áp dụng tại nhà bạn nên biết:- Chuẩn bị tâm lý trước khi lấy máu: Đây là việc hết sức đơn giản nhưng lại có tác dụng quan trọng trong trấn an tâm lý giúp người lấy máu bớt đau và không sợ hãi. Điều này cũng giúp quá trình lấy máu dễ dàng, suôn sẻ và ít gây đau hơn do không gây lệch ven, co cơ khiến không lấy được mạch hoặc máu khó ra. Đối với trẻ em thì các bậc phụ huynh nên dỗ dành, chuẩn bị quà hoặc các phương pháp trấn an trẻ hiệu quả khác theo sở thích của trẻ. Hãy tự an ủy và chuẩn bị tâm lý cho mình thật tốt trước và trong quá tình lấy máu, bạn có thể nhắm mắt, quay đi không nhìn hoặc cắm tại nghe nghe nhạc nhưng phải nhớ hãy luôn thả lỏng cơ thể và giữ yên cánh tay đang tiến hành lấy máu.- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và đảm bảo an toàn (kim tiêm, bao tay, bông băng, nước sát trùng, dây đeo siết tay...).- Chọn vị trí lấy máu: Thông thường những vị trí ven nổi lên, ven to thì rất dễ lấy máu và ít gây đau đớn. Nên chọn tĩnh mạch ở phần mu bàn tay hoặc khuỷu trong của tay là hai vị trí dễ lấy máu nhất và ít gây đau nhất.- Xác định ven chính xác: Đây là công đoạn quan trọng nhất vì có tác dụng quyết định giảm đau hay không. Bạn nên nắm chặt tay để tìm ven chính xác hoặc sờ mạch. Lựa chọn ven nổi, thẳng và lớn nhất để tránh chệch ven, sai ven phải làm lại.- Quá trình tiến hành lấy máu nên nhanh gọn, khi xác định ven thì nhanh chóng đẩy kim thật nhanh luồn qua mạch vào để ít gây đau, sau đó rút máu chậm và giữ tay cho máu ra đều. Chú ý giữ tay và cố định kim không để vỡ hồng cầu.- Thao tác rút kim ra: Nên chuẩn bị sẵn bông ghì chặt vào mũi kim rồi nhanh chóng rút ra và dùng băng dán dán chặt lại. Bạn có thể rửa lại bằng nước muối vệ sinh sau đó và massage nhẹ nhàng phần lấy máu rồi băng lại.

Cách tìm ven để lấy máu

Xét Nghiệm - 05/16/2022

Lấy máu tĩnh mạch là công việc thường trực của mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm máu. Công việc này nhìn tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại rất khó. Hôm nay, Lily & WeCare xin chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm cách tìm ven để lấy máu, cảm nhận đường tĩnh mạch và các chú ý khi lấy máu.

Lấy ven là gì

Lấy máu tĩnh mạch là công việc thường trực của mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm máu. Công việc này nhìn tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại rất khó. Hôm nay,Lily & WeCare xin chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm cách tìm ven để lấy máu, cảm nhận đường tĩnh mạch và các chú ý khi lấy máu.

Cách xác định ven chính xác

Có nhiều cách tìm ven để lấy máu và để xác định ven, mỗi người có thể chọn một cách riêng phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong trường hợp không nhìn thấy mạch một cách rõ ràng thì cách tìm ven tốt nhất đó là sờ mạch.

Khi sờ mạch, bạn chỉ cân cố gắng tĩnh tâm để cảm nhận được mạch đập, có thể nói là dù rất nhỏ nhưng bạn sẽ cảm nhận được vị trí của mạch. Ngoài ra, bạn còn sờ để xác định đường đi của mạch vì không phải mạch của ai cũng giống nhau, có những người mạch đi thẳng, có người mạch đi chéo và thậm chí có người mạch lại nằm ngang.

Vì thế nếu không xác định được đường đi của mạch thì bạn không thể tìm được ven và rất dễ đâm chệch hoặc xuyên mạch.

Xác định vị trí lấy máu

- Hãy luôn nhớ chọn những mạch dễ thấy nhấy và dễ lấy nhất.

- Thông thường, các kỹ thuật viên đều chọn tĩnh mạch giữa của tĩnh mạch M nếp lằn khuỷu tay để lấy. Vị trí đó thường mạch to và chắc chắn nhất.

- Với những người không thấy mạch ở vị trí nếu trên, hãy kiểm tra sang tay bên cạnh.

- Trong trường hợp vẫn không xác định được hãy chuyển xuống mu bàn tay hoặc cổ tay... đó là những vị trí mà bản thân bạn thường lấy nhất.

- Nếu vẫn không thể xác định được, bạn hãy khuyên bệnh nhân vận động nhẹ cánh tay để xác định lại. Đặc biệt với bệnh nhân nhi, vị trí là mu bàn tay hoặc mu bàn chân là vị trí tốt nhất để lấy máu.

- Tĩnh mạch trán là một thử thách và là một trường hợp khó khăn. Khi chưa cần sử dụng đến tĩnh mạch trán thì bạn nên bỏ qua nó.

Lấy ven là gì

Hướng dẫn thao tác lấy máu

Sau khi xác định được ven, bạn phải sát khuẩn trước vùng lấy ven rồi mới tiến hành lấy máu. Bạn hãy cố gắng đưa kim thật nhanh qua da, sau đó đưa từ từ đến vị trí mạch. Nhiều trường hợp do đẩy kim quá nhanh nên đã xuyên luôn qua cả mạch. Khi kim đã vào mạch bạn nên rút máu chậm và đều tay.

Một điều vô cùng quan trọng đó là bạn phải cố định kim tốt. Nếu bạn không cố định tốt thì rất dễ bị tuột kim khỏi lòng mạch. Kinh nghiệm của đại đa số các kỹ thuật viên là tuyệt đối không đổi tay, và chỉ đổi tay sau khi đã rút đủ máu. Trong quá trình lấy máu cố gắng giữ kim ở vị trí cố định, không đẩy sâu hơn hoặc rút lui lại.

Sau khi lấy đủ lượng máu hãy rút kim ra nhanh. Nhớ đặt bông trước khi rút kim để tránh máu trào ra ngoài gây tâm lý hoang mang cho bệnh nhân. Dặn bệnh nhân giữ bông nhẹ nhàng mà không nên day bông hay gấp tay lại vì có thể gây vỡ mạch.

Trong trường hợp bạn không chọc đúng mạch hoặc không thể rút được máu thì hãy cố gắng điều chỉnh lại kim nhẹ nhàng. Sau tối đa 3 lần điều chỉnh lại kim mà không được hãy rút kim ra và lấy lại ở vị trí khác. Lúc này nếu không xác định được mạch nữa hoặc thấy quá khó hãy nhờ người khác lấy hộ bạn. Luôn nhớ phải xin lỗi và an ủi bệnh nhân để bệnh nhân không thấy khó chịu và tâm lý của bạn cũng thoải mái hơn.

Tâm lý kỹ thuật viên và tâm lỹ bệnh nhân

Tâm lý kỹ thuật viên

Tâm lý của người lấy máu (kỹ thuật viên) rất quan trọng, bạn không thể lấy máu tốt khi tâm lý của bạn đang có vấn đề. Một số trường hợp chọc ven lần đầu không lấy được máu đã run tay luôn và không thể tiếp tục lấy máu, thậm chí là còn bị bệnh nhân phàn nàn hoặc tỏ ra khó chịu, mắng mỏ.

Như vậy, trước khi lấy máu, bạn nên xác định tâm lý rằng bạn phải lấy được nếu không sẽ không ai giúp bạn, loại bỏ suy nghĩ chọc không được thì nhờ người khác. Nếu tâm lý bạn không tốt hoặc xác định không lấy được thì nên nhờ người khác lấy thay ngay từ đầu.

Lấy ven là gì

Tâm lý bệnh nhân

Đây là điều quan trọng không kém. Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng và chuẩn bị sẵn tâm lý để hợp tác. Nhiều khi bệnh nhân quá sợ hãi cũng sẽ làm co mạch gây khó khăn khi xác định ven, hoặc nhiều khi bạn vừa đưa kim vào mạch bệnh nhân sợ và rụt tay lại gây chệch ven.

Đối với bệnh nhân là trẻ em thì hãy nói chuyện với phụ huynh để dễ hợp tác.

Qua bài viết này, Lily & WeCare mong rằng bạn đã biết được cách tìm ven để lấy máu, cảm nhận đường tĩnh mạch và các chú ý khi lấy máu. Chúc bạn làm thật tốt công việc của mình.

Xem thêm:

  • Lấy máu có đau không?
  • Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?