Luật hình sự sửa đổi 2023 văn bản hướng dẫn

Nhằm phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản, điểm mới, thay đổi của Luật Thi hành án hình sự năm 2019; nội dung của Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù; các Thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng, từ ngày 07 đến ngày 10/11/2023 và từ ngày 14 đến ngày 17/11/2023, tại Hội trường Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng.

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tập huấn, đồng chí Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu thành phần tham dự tập huấn phải thực hiện nghiêm túc thời gian lịch trình, đảm bảo các nội dung tập huấn...; đồng thời sau Hội nghị,các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện có hiệu quả Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn Thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương tham mưu xây dựng các “mô hình” giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức tập huấn Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng phổ biến cho cán bộ thực hiện liên quan đến lĩnh vực này, nhất là Công an phường, xã, thị trấn. Đồng thời, phải thường xuyên tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn...

Đồng chí Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đợt tập huấn chia làm 04 lớp, mỗi lớp 02 ngày, do Báo cáo viên của Công an Thành phố và Trường Đại học Cảnh sát nhân dân thực hiện. Hội nghị đã được giới thiệu những điểm mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019, trong đó nhấn mạnh những nội dung sửa đổi nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, quyền công dân; những nội dung sửa đổi bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đặc biệt liên quan đến chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, pháp nhân thương mại và những nội dung sửa đổi, khắc phục những khó khăn, vướng mắc của Luật Thi hành án hình sự năm 2010; Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù; các Thông tư và văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng.

Đồng chí Thượng tá Nguyễn Đình Dương - Phó Giám đốc Công an Thành phố.

Thông qua Hội nghị tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng Công an trong tham gia thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn, cũng như xác định nội dung công việc, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương tái hòa nhập cộng đồng./.

(LSVN) - Tòa án nhân dân Tối cao đang lấy ý kiến của người dân đối với dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm về ma túy.

Ảnh minh hoạ.

Dự thảo Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định của các Điều 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 257, 258 và 259 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (Bộ luật Hình sự) về các tội phạm về ma túy.

Trong đó, về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” (Điều 249), theo dự thảo, "Tàng trữ trái phép chất ma túy" quy định tại Điều 249 của Bộ luật Hình sự là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, thùng xăng xe, trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách,…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Người nào đã bị kết án về tội “Tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý” hoặc tội “Chiếm đoạt chất ma tuý” chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ một trong các chất ma túy có khối lượng, thể tích chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp chất ma túy có khối lượng, thể tích đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự.

Người có hành vi mua heroine mang về nhà để sử dụng một phần và cất giữ một phần (1,3 gam) sau đó lại có hành vi mua heroine mang về nhà để sử dụng dần (04 gam) thì bị bắt giữ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” với tình tiết định khung quy định tại điểm g khoản 2 Điều 249 của Bộ luật Hình sự, với tổng khối lượng là 5,3 gam heroine.

Đối với tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý” (Điều 250), "Vận chuyển trái phép chất ma túy" quy định tại Điều 250 của Bộ luật Hình sự là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách,…) mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy khác.

Cũng được coi là vận chuyển trái phép chất ma túy đối với người thực hiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển nhưng vi phạm quy định về điều cấm trong hoạt động vận chuyển dẫn đến người phạm tội vận chuyển được chất ma túy.

Trường hợp cá nhân được giao nhiệm vụ vận chuyển hoặc công việc khác liên quan đến dịch vụ vận chuyển mà thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện để cho việc vận chuyển trái phép chất ma túy được thực hiện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 250 của Bộ luật Hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm (ví dụ: Tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 360 của Bộ luật Hình sự,…).

Người nào đã bị kết án về tội “Tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy” hoặc tội “Chiếm đoạt chất ma túy” chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vận chuyển một trong các chất ma túy có khối lượng, thể tích chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 250 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp chất ma túy có khối lượng, thể tích đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 250 của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 250 của Bộ luật Hình sự.

Dự thảo cũng hướng dẫn cụ thể về tội “Chiếm đoạt chất ma tuý” (Điều 252). Theo đó, "Chiếm đoạt chất ma túy" quy định tại Điều 252 của Bộ luật Hình sự là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác.

Khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chiếm đoạt chất ma túy” cần phân biệt:

- Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chiếm đoạt trái phép chất ma tuý”.

- Người nào đã bị kết án về tội “Chiếm đoạt chất ma tuý”, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục chiếm đoạt một trong các chất ma túy có khối lượng, thể tích dưới mức quy định từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự, nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 252 của Bộ luật Hình sự.

Nếu là tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 252 của Bộ luật Hình sự.