Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến

Đ.A (ghi)   -   Thứ ba, 06/08/2013 10:08 (GMT+7)

Tôi sắp sinh con và muốn con có bảo hiểm sức khỏe dài lâu. Một người bạn mách tôi nên gửi máu cuống rốn của con vào ngân hàng để trong suốt cuộc đời của con khi có bệnh sẽ dùng để chữa bệnh.

Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến

Tôi nghe qua cũng thấy rất hay nên muốn hỏi bác sĩ kỹ hơn về cách thức lưu trữ máu cuống rốn vào ngân hàng, mức chi phí là bao nhiêu, tế bào gốc sẽ chữa được những bệnh gì? (Tô Hoàng Anh, quận Ba Đình, Hà Nội)

- Ông Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương trả lời: Việc lưu trữ máu cuống rốn để dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo là lựa chọn rất tốt của những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, để có thể có một mẫu máu cuống rốn lưu trữ đảm bảo các quy định, người bệnh phải trải qua một quá trình kiểm tra, sàng lọc với rất nhiều xét nghiệm, phân tích khá phức tạp về mặt kỹ thuật.

Các sản phụ có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con phải đến đăng ký, kiểm tra một số bệnh (nếu người mẹ mắc một số bệnh như di truyền, nhiễm virus… thì không thể lưu trữ). Bệnh viện cũng phải điều tra và làm một số xét nghiệm của người mẹ, nếu đủ điều kiện thì mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu. Khi sản phụ chuẩn bị sinh sẽ có người hướng dẫn tận nơi. Khi tách em bé ra khỏi bánh rau thì có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn. Phương pháp thứ nhất là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn. Phương pháp thứ 2 là sau khi xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng nữa. Sau khi lấy máu về phải làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố. Nếu bị bệnh này sẽ phải hủy mẫu máu đó. Tiếp đến là phân lập ra tế bào gốc, khối lượng nitơ để bảo quản tế bào gốc rất lớn nên giá thành cao. Hiện nay, ngân hàng tế bào gốc tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã được lập và đang lưu trữ khoảng 50 mẫu máu cuống rốn, chủ yếu của những gia đình có điều kiện kinh tế. Chi phí để lưu máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,2 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong suốt 18 năm. Theo các nghiên cứu, việc điều trị các bệnh nan y bằng tế bào gốc mang lại những hiệu quả khả quan. Có hai phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị các bệnh nguy hiểm. Phương pháp thứ nhất là ứng dụng tế bào gốc tự thân. Tế bào gốc được lấy từ chính bệnh nhân. Bệnh nhân bị ung thư sau khi truyền hóa chất liều cao để tiêu diệt tối ưu tế bào ung thư sẽ được truyền lại tế bào gốc cho người bệnh. Phương pháp này đang áp dụng cho một số bệnh nhân thuộc nhóm bệnh như ung thư tủy xương, ulympho. Phương pháp thứ hai là ghép đồng loại. Sử dụng tế bào gốc từ nhiều nguồn, có thể từ máu cuống rốn, tủy xương, có thể là từ anh chị em ruột cùng huyết thống hoặc từ những người không cùng huyết thống để ghép cho bệnh nhân. Hiệu quả chữa bệnh đối với phương pháp ghép tự thân là 70%, phương pháp ghép đồng loại là 60-70%.

Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến
Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến

chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn được xem là phương pháp “bảo hiểm sức khỏe” trọn đời cho bé và cả gia đình. Bởi lẽ tế bào gốc có thể chữa được nhiều bệnh lý nguy hiểm, kể cả bệnh hiểm nghèo. Đặc biệt, tế bào gốc đang được nghiên cứu điều trị HIV/AIDS và ung thư, được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả thành công. Vậy chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là bao nhiêu? Lý do bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là gì? Hãy tìm hiểu cùng Medplus qua bài viết bên dưới nhé.

1. Tế bào gốc cuống rốn là gì?

Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến
Tế bào gốc cuống rốn là gì?

Cuống rốn là phần nối từ thai nhi đến bánh rau có chức năng vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai trong quá trình mang thai. Ngay sau khi sinh bé, các bác sĩ sẽ dùng kim chuyên dụng nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thập, trong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông.

Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh, đồng nghĩa với việc không gây bất cứ đau đớn, khó chịu hay tổn hại nào đến mẹ và bé. Quá trình thực hiện lấy mẫu chỉ mất khoảng 3-5 phút. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng khi quyết định lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con nhé.

Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn. Các chuyên viên sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa và tinh lọc tế bào gốc. Sau cùng, tế bào gốc cuống rốn sẽ được đưa vào phòng và lưu trữ cẩn thận.

2. Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Để lưu trữ tế bào gốc cuống rốn, đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm. Hiện nay, có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn với những chi phí khác nhau. Mức chi phí này sẽ tùy thuộc vào điều kiện lưu trữ, số năm lưu trữ, gói lưu trữ…

Nhìn chung, chi phí lưu trữ tế bào gốc sẽ dao động từ 20.000.000 – 50.000.0000 cho năm đầu tiên. Những năm tiếp theo chi phí lưu trữ sẽ từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng.

3. Lý do bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến
Lợi ích lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là một điều rất cần thiết. Những lý do bạn nên đầu tư lưu trữ tế bào gốc máu rốn có thể kể đến là:

1. Điều trị bệnh cho bé, gia đình và cộng đồng

Tế bào gốc cuống rốn được chứng minh khả năng “thần kỳ” trong điều trị bệnh. Điểm đặc biệt ở đây, tế bào gốc cuống rốn ngoài chữa trị bệnh cho chủ nhân tế bào đó, còn có thể chữa cho cả người thân cả những người không cùng huyết thống. Điều kiện duy nhất là có chỉ số sinh học phù hợp. 

2. Các bệnh rối loạn chuyển hóa

Tế bào gốc có thể chữa lành các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như:

  • Bệnh rối loạn chuyển hóa acid béo do gen;
  • Bệnh Gaucher’s (thiếu hụt men glucocerebrosidase do di truyền);
  • Hội chứng Hurler (rối loạn chuyển hóa mucopolysaccharid);
  • Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng);
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa lysosom di truyền;
  • Bệnh “xương giòn”;
  • Bệnh Wolman (rối loạn di truyền gây thiếu hụt men LIPA);
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich.

3. Điều trị các bệnh máu không ác tính

  • Thiếu máu bất sản;
  • Hội chứng Chediak-Higashi;
  • Hội chứng Diamond-Blackfan;
  • Thiếu máu Fanconi’s;
  • Hội chứng suy tủy di truyền;
  • Bệnh suy giảm kết dính bạch cầu;
  • Thiếu máu hồng cầu liềm;
  • Bệnh huyết tán di truyền bẩm sinh thể nặng.

4. Các bệnh suy giảm miễn dịch

  • Bệnh u hạt mãn tính;
  • Những bệnh suy giảm miễn dịch thông thường;
  • Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nguy kịch (SCID).

5. Tế bào gốc cuống rốn điều trị khối u

  • U lympho Hodgkin;
  • U lympho Non-Hodgkin;
  • Bệnh mô bào Langerhans;
  • U nguyên bào thần kinh;
  • U nguyên bào võng mạc.

6. Điều trị các bệnh ung thư máu

Tế bào gốc cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh liên quan tới máu như:

  • Bệnh bạch cầu tủy cấp tính;
  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính;
  • Bệnh bạch cầu tủy mãn tính;
  • U mô bào;
  • Các loại ung thư bạch cầu khác;
  • Hội chứng loạn sản tủy;
  • Đa u tủy;
  • Ung thư tương bào.

7. Tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh

Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn? Lưu trữ tế bào gốc máu rốn giúp tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: Thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis,…

8. Điều trị bệnh lý khác ngoài huyết học

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là:

  • Tổn thương não;
  • Tiểu đường típ 1;
  • Tim mạch;
  • Tổn thương tủy sống.

9. Mang oxy đến toàn bộ các tế bào

Tế bào gốc cuống rốn sản sinh tế bào hồng cầu, giúp mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.

10. Nghiên cứu điều trị bệnh ung thư khác

Ngoài những kết quả trên thì tế bào gốc cuống rốn đang được nghiên cứu để điều trị những bệnh ung thư khác như:

  • Ung thư buồng trứng ở phụ nữ;
  • Ung thư tinh hoàn;
  • Ung thư vú;
  • Ung thư nguyên bào thần kinh;
  • Carcinoma ở thận;
  • Ung thư tế bào nhỏ ở phổi…

4. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt?

Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiến
Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt, uy tín và an toàn

Những địa điểm cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn uy tín và đảm bảo ở Việt Nam là:

1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.

4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.

5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.

6. Bệnh viện truyền máu huyết học.

7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

9. Bệnh viện Từ Dũ.

10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.

5. Tổng kết

Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là khá cao. Tuy nhiên so với những lợi ích lưu trữ tế bao gốc máu rốn mang lại thì phần chi phí này lại rất hợp lý. Thử nghĩ xem, bạn không thể nào chắc chắn được bản thân sẽ gặp những rủi ro không may nào. Trong khí chi phí điều trị y tế là rất đắt. Thậm chí có những trường hợp buộc phải cắt bỏ và thay thế, và để tìm một thứ phù hợp với bản thân là rất khó. Tế bào gốc lại có khả năng “biến thành” thứ mà cơ thể cần để cấy, thay thế và điều trị bệnh.

Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan đến tế bào gốc:

Nguồn thông tin tham khảo: