Luyện tập thao tác lập luận so sánh loigiaihay

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh siêu ngắn

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
Luyện tập thao tác lập luận so sánh loigiaihay
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ:

-Cả hai đều rời quê hương lúc còn trẻ và trở về khi tuổi đã cao.

-Khi trở về, cả hai đều thành người lạ trên chính quê hương mình.

=>So sánh tương đồng:

-Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm, cảnh vật và tình cảm con người đã nhiều thay đổi.

-Tuy vậy, giữa người xưa và người nay vẫn có nét tương đồng về tình cảm dành cho quê hương và cảnh ngộ khi trở về.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả

-Câu nói dùng lối so sánh tương đồng, chỉ các giai đoạn khác nhau:

+ Ban đầu thu hoạch được ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

+ Học và trồng cây đều có ích, học đem lại tri thức và thành quả, trồng cây đem lại hoa trái.

=> Cả hai việc đều cần có thời gian và lòng kiên trì.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

So sánh ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:

- Giống:

+ Cùng thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Đều gieo vần và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối ở các câu 3 và 4, 5 và 6.

- Khác: ở cách dùng từ ngữ.

+ Bài Tự tình của Hồ Xuân Hương:

> Dùng ngôn ngữ hàng ngày.

> Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.

> Gieo vần “om”, vần khó gieo.

+ Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà huyện Thanh Quan:

> Dùng từ ngữ mang màu sắc trang trọng bởi dùng nhiều từ Hán Việt.

> Thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chính là một trong những biểu hiện để đánh giá con người chuẩn mực ngày xưa.Ý của cả câu nói đó chính là khuyên ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, đặc biệt là không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Qủa thật điều này cũng rất đúng đắn, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức, năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn những cái chuyện về hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và có lẽ rằng ta như thấy được chính lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.

Loigiaihay.com

  • Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh siêu ngắn

  • Soạn bài Hạnh phúc một tang gia - Vũ Trọng Phụng siêu ngắn

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí siêu ngắn

  • Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân siêu ngắn

  • Soạn bài Ngữ cảnh siêu ngắn

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh (chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thể, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê- bán dịch của Phạm Sĩ Vĩ)

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

(Chế Lan Viên - Trở lại An Nhơn)

Lời giải chi tiết:

- Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở vể lúc tuổi đã cao.Khi trở về, cả hai đều trở thành "người xa lạ" trên chính nơi mình đã sinh ra.

+ Hạ Tri Chương viết: "Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?",Vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chế Lan Viên viết: "Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người", vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

=> Cảm xúc chung: ngậm ngùi, tiếc nuối, man mác buồn.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

Lời giải chi tiết:

- Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

+ Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ.Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: Ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt.

+ Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích luỹ kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và rồi sẽ thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà.

Lời giải chi tiết:

a. Tương đồng

Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).

b. Khác biệt

Nhưng hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều những từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày (tiếng gà "văng vẳng", mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm,...) kể cả những chữ rất khó dùng ("cớ sao om", "duyên mõm mòm", "già tom"). Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: "Tài tử văn nhân ai đó tá?"

+ Trong khi đó bài thơ cúa Bà Huyện Thanh Quan lại dùng nhiều từ Hán Việt: Hoàng hôn, "ngư ông", "viễn phố", "mục tử", "cô thôn", "lữ thứ", "hàn ôn",... Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như "ngàn mai", "dặm liễu".

c. Sự khác nhau nêu trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:

+ Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong cách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

=> Mỗi bài thơ độc đáo và hay theo những cách riêng.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tự chọn đề tài, viết đoạn văn so sánh.

Lời giải chi tiết:

"Lời chào cao hơn mâm cỗ" hàm ý câu chào hỏi rất quan trọng, rất tình nghĩa, còn quý hơn cả việc mời nhau đến ăn uống tiệc tùng. "Lời chào cao hơn mâm cỗ" ý muốn nói đến phép lễ nghĩa hơn cái ăn. Sâu hơn là nhân cách của con người cao hơn "vật chất". Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là "phương tiện" tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Loigiaihay.com

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
Luyện tập thao tác lập luận so sánh loigiaihay
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

+ Khi đi trẻ, lục về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

=> Khi trở về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính quê hương của mình.

+ Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi? (Hạ Tri Chương) vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người (Chế Lan Viên) vì quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ ngươi xưa nữa

=> Kết luận: Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Học và trồng cây cũng có ích như nhau:

+ Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống.

+ Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu.

- Học và trồng cây đều cần phải có thời gian:

+ Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ.

+ Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng.

=> Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy, cùng với sự chăm chỉ tích lũy kiến thức chúng ta sẽ dần tiến bộ và rồi sẽ thành công.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Điểm giống nhau:

+ Cùng là thơ bảy chữ, tám câu (thất ngôn bát cú)

+ Cả hai đều gieo vần và tuân thủ nghiên chỉnh luật đối (ở câu 3+4 và 5+6).

- Điểm khác nhau:

+ Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, kể cả những chữ có phần hiểm hóc (già tom, cớ sao om,..)

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt, nhiều từ là từ là thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển (hoàng hôn, ngư ông...)

- Kết luận: tuy hai tác phẩm được làm cùng thể thơ nhưng sự khác nhau về cách dùng từ ngữ đã giúp bạn đọc thấy được sự khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nữ sĩ:

+ Một phong cách gần gũi bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc (Hồ Xuân Hương).

+ Một phong cách trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân, trí thức thượng lưu (Bà Huyện Thanh Quan).

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quý trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải qúy trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ngữ cảnh - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Chữ người tử tù - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh (chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a.

- Đối tượng được so sánh là bài Văn Chiêu hồn.

- Đối tượng so sánh làChinh phụ ngâm, Cung oán ngâmvàTruyện Kiều.

b. Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng:

- Giống: đều nói về con người.

- Khác:Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmvàTruyện Kiềubàn về con người ở cõi sống.Chiêu hồnbàn về con người ở cõi chết.

c. Mục đích so sánh trong đoạn trích:

- Làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của mình.

- Tác giả đi từng bước, đưa dẫn chứng để thuyết phục người đọc:

+Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmnói về một lớp người.

+Truyện Kiềunói về một xã hội người.

+ ĐếnVăn chiêu hồnthì cả loài người lúc sống và lúc chết được bàn tới.

+ NếuTruyện Kiềunâng cao lịch sử thơ ca, ngược lại Chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai bàn đến: cõi chết.

=> Tác dụng: làm cho ý kiến cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn.

2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:

- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II - CÁCH SO SÁNH:

1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với các quan niệm sau:

- Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân được nâng cao.

- Quan niệm của những người hoài cổ cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì đời sống của người nông dân được cải thiện.

2.Căn cứ để so sánh:

- Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước chuyển trong sáng tác của nhà văn (người nông dân bước đầu biết đấu tranh)

- Tác giả tạo ra sự đối lập giữa các tuyến nhân vật nhằm tô đậm, làm nổi bật hình ảnh người nông dân phản kháng

3. Mục đích so sánh:

- Làm nổi bật lựa chọn, cách thực hiện của tác giả khi miêu tả người nông dân phải biết vùng lên chống lên kẻ áp bức, bóc lột mình

- Chỉ rõ bản chất của cách nói về người nông dân của “người ta” và Ngô Tất Tố từ đó để người đọc thấy được sự tiên tiến trong suy nghĩ của hai lớp tác giả

Phần III

Video hướng dẫn giải

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)

Trả lời:

Trong đoạn trích tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt sau:

- Giống nhau: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.

- Khác nhau:

+ Văn hóa:Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

+ Lãnh thổ:Núi sông bờ cõi đã chia

+ Phong tục:Phong tục Bắc Nam cũng khác

+ Chính quyền riêng:Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

+ Hào kiệt:Song hào kiệt đời nào cũng có

Câu 2 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời:

Chính những điểm khác nhau đó chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập, tự chủ. Ý đồ muốn thôn tính, sáp nhập Đại Việt của Bắc triều là hoàn toàn trái với đạo lý, là không thể chấp nhận được.

Câu 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Sức thuyết phục của đoạn trích.

Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lý, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hoà lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.

Loigiaihay.com

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Phần I
  • Phần II
  • LUYỆN TẬP
  • Phần I
  • Phần II
  • LUYỆN TẬP
Luyện tập thao tác lập luận so sánh loigiaihay
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a.

- Đối tượng được so sánh là bài Văn Chiêu hồn.

- Đối tượng so sánh làChinh phụ ngâm, Cung oán ngâmvàTruyện Kiều.

b. Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng:

- Giống: đều nói về con người.

- Khác:Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmvàTruyện Kiềubàn về con người ở cõi sống.Chiêu hồnbàn về con người ở cõi chết.

c. Mục đích so sánh trong đoạn trích:

- Làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của mình.

- Tác giả đi từng bước, đưa dẫn chứng để thuyết phục người đọc:

+Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâmnói về một lớp người.

+Truyện Kiềunói về một xã hội người.

+ ĐếnVăn chiêu hồnthì cả loài người lúc sống và lúc chết được bàn tới.

+ NếuTruyện Kiềunâng cao lịch sử thơ ca, ngược lại Chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai bàn đến: cõi chết.

=> Tác dụng: làm cho ý kiến cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn.

d.

- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II - CÁCH SO SÁNH:

1. Tìm hiểu ngữ liệu 1:

a. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với các quan niệm sau:

- Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân được nâng cao.

- Quan niệm của những người hoài cổ cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì đời sống của người nông dân được cải thiện.

b. Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn với các nhân vật của một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên.

c. Mục đích so sánh:

+ Chỉ ra ảo tưởng của 2 quan niệm trên

+ Làm nổi rõ cái đúng của Ngô Tất Tố: người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.

LUYỆN TẬP

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt

+ Văn hiến (văn hoá và người tài giỏi)

+ Về cương vực lãnh thổ

+ Phong tục tập quán của mỗi nước

+ Anh hùng hào kiệt các triều đại chẳng thua kém gì.

Câu 2(trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Từ sự so sánh, chúng ta hiểu được tác giả rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình.

- Nó khích lệ tinh thần ý thức dân tộc cho mọi người. Kẻ nào đi ngược lại nhất định sẽ vấp phải thất bại.

Câu 3(trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Đoạn trích mở đầu bài Cáo thể hiện lập trường ý thức dân tộc. Nó là cơ sở của lẽ phải, niềm tin, là chân lý của chính nghĩa. Sức thuyết phục không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức lập luận. Đó là lập luận so sánh. Vừa là so sánh tương đồng và tương phản.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích (chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.

Lời giải chi tiết:

a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.

- Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tướng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết,... của mình.

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.

- Tác hại của thái độ tự ti.

+ Bỏ lỡ cơ hội thể hiện bản thân

+ Thu hẹp khoảng cách giao tiếp với mọi người...

b) Những bỉểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

- Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác.

- Tác hại của tự phụ.

+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân

+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người

c) Xác định thái độ hợp lý:

- Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu

- Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống

- Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương — Vịnh khoa thi Hương)

Lời giải chi tiết:

Có thể triển khai phân tích các ý sau:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: "lôi thôi", "ậm oẹ".

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.

- Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường (nhưng cả hai đều hài hước).

- Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.

Với các ý dự định triển khai như trên, có thể chọn viết đoạn văn lập luận phân tích theo kiểu tổng - phân - hợp.

- Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích

- Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, phép đối lập, đảo ngữ...

- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến.

Loigiaihay.com

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Luyện tập thao tác lập luận so sánh loigiaihay
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

* Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.

- Phân tích:

+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

- Thao tác so sánh:

+ “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”

+ “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”

+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”

=> So so sánh tương phản.

+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”

=> So sánh tương đồng.

Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

* Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

=> Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Những nội dung cần có:

- Chủ đề bài văn cần viết.

- Lập dàn ý: với hệ thống những ý chính để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng

- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp chúng trong bài văn

- Cần sử dụng các thao tác lập luận trong việc diễn giải các luận cứ. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.

- Xác định những câu chuyển ý, từ nối cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

b.Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

- Giải thích khái niệm “hiếu học”

- Phân tích, chứng minh, bình luận:

+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích)

+ Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

+ Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu

+ Liên hệ bản thân

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ truyện - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Chữ người tử tù - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 1
  • Câu 2
Luyện tập thao tác lập luận so sánh loigiaihay
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a. Thái độ tự ti

- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn

- Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân

- Tác hại của thái độ tự ti:

+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.

+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.

+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông

b. Thái độ tự phụ

- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,

- Tác hại của thái độ tự phụ:

+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình

+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.

+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp

c. Xác định thái độ sống hợp lí:

- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.

- Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình => hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh

=> Nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường

=> Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, mất đi vẻ quy chuẩn vốn có.

=> Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Lẽ ghét thương - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Chạy giặc - Ngắn gọn

  • Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) - Ngắn gọn

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Thao tác lập luận phân tích (chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

1. Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong xã hộiTruyện Kiều

2. Tác giả đã phân tích ý kiến của mình như sau:

- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại bất chính

- Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại, bất chính

- Sau khi lừa bịp hắn còn trở mặt một cách tráo trở.

- Đặc biệt, cái hành động lừa bịp, tráo trở này là hành động thường xuyên của hắn, khiến hắn thậm chí trở thành một tay nổi tiếng bạc tình.

3. Đoạn trích có sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lập luận phân tích và tổng hợp

4. Một số đối tượng phân tích trong văn nghị luận như:

- Nghị luận xã hội: thói hư tật xấu trong xã hội, đức tính tốt đẹp,…

- Nghị luận văn học: phân tích tính cách nhân vật trong tác phẩm, phân tích quan điểm của tác giả,…

5.

- Phân tích trong văn nghị luận là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét một cách kỹ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, nêu lên bản chất của đối tượng. Mục đích của phân tích là làm sáng tỏ ý kiến, quan niệm nào đó.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tìmhiểu các quan hệ làm cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận (ngữ liệu trong SGK Ngữ vàn II, tập 1, trang 28):

Trả lời:

a)

- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).

- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân:

+ Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả).

+ Vì một loạt hành động gian ác, bất chính do đồng tiền chi phối... (giải thích nguyên nhân)

- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: Phân tích sức mạnh của đồng tiền

=> Thái độ phê phán của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền.

b)Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn của Hoài Thanh là quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kỹ nữ của Xuân Diệu với bài 77 bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

Trả lời:

- Những từ ngữ giàu hình tượng và giá trị biểu cảm như: "Văng vẳng", "trơ", "cái hồng nhan", "tí con con",...

- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh ("xiên", "đâm") với các bổ ngữ độc đáo ("ngang", "toạc") làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đàm toạc chân mây, đá mấy hòn.

- Nghệ thuật điệp từ ("lại", "xuân").

- Nghệ thuật sử dụng song đôi các cặp từ trái nghĩa: "say" - "tỉnh", "khuyết" - "tròn", "đi" - "lại".

- Nghệ thuật tăng tiến ("san sẻ" - "tí" - "con con").

Loigiaihay.com