Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Cuộc đời Lý Tự Trọng

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
 
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Ảnh chân dung anh hùng Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy, quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được đưa sang Trung Quốc học tập. Ông là người học giỏi, nói thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh, rồi hoạt động trong Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập thanh niên cứu quốc (nay là đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì.

Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã dũng cảm bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.

Biết ơn sự hy sinh cao cả của Anh, tượng đài anh hùng Lý Tự Trọng được đặt ở nhiều nơi trên khắp cả nước, nhiều ngôi trường được mang tên anh.

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
 
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
  
Tượng đài Anh hùng Lý Tự Trọng

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
 
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Sách viết về Anh hùng Lý Tự Trọng

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
 
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Các hoạt động kỷ niệm ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng

Câu nói nổi tiếng của Lý Tự Trọng

Ở tuổi 17, với chí khí của một thanh niên yêu nước, cách mạng, Lý Tự Trọng đã buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương -  lần đầu tiên - phải mở một phiên toà đại hình để xử một chiến sỹ Cộng sản Việt Nam chưa đến tuổi thành niên và điều này trở thành sự kiện chính trị được chú ý trên thế giới.

Lúc ra tòa xét xử, Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Ở tuổi 17, Anh đủ lý luận và chí khí quật ngã luận điệu xuyên tạc, ban phát của bọn thực dân núp bóng luật sư bào chữa và bộ trưởng thuộc địa Chính phủ Pháp vốn sừng sỏ trong mua chuộc và cai trị các dân tộc thuộc địa.

 Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên và cho rằng đã có hành động không suy nghĩ. Lý Tự Trọng nói:

"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi".

Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!"

Những ngày cuối đời, hành động cao đẹp của Anh hùng Lý Tự Trọng đã viết thêm vào bản anh hùng ca của dân tộc.

Sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã làm cho những kẻ tra tấn Anh phải tôn trọng, kính nể gọi Anh bằng “ông nhỏ”. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được gác ngục, chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém".

Những án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" của báo chí thời đó, chưa được 6 tháng đã xử.

Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "Ngày 21.11.1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố, tiếng la hét phản đối thực dân của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém khiến đội quân thi hành án lúc đó phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp.

Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu 'Việt Nam! Việt Nam!'. Huy cũng như liệt sỹ Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam".

Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi "Việt Nam" và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca". Lý Tự Trọng là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam.

Tinh thần Lý Tự Trọng sống mãi trong lòng thanh niên Việt Nam

Bạn Trương Khải Minh, sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho biết: “Bản thân thế hệ trẻ chúng mình may mắn được sinh ra trong thời bình, được cắp sách tới trường, ăn no, mặc ấm... Có được như ngày hôm nay mình thực sự biết ơn sự hy sinh của các anh hùng như anh Lý Tự Trọng. Anh- thế hệ Đoàn viên đầu tiên vẫn luôn là tấm gương giúp mình noi gương, phấn đấu, rèn luyện trở thành người Đoàn viên ưu tú, đóng góp sức mình cho việc xây dựng đất nước.”

Bạn Nguyễn Ngọc Trâm, sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ về sự mến phục anh hung Lý Tự Trọng và việc cần xây dựng hình tượng thanh niên ngày nay theo tinh thần Lý Tự Trọng: “Ngay từ hồi học tiểu học, qua các mẩu chuyện cô giáo kể về anh hùng Lý Tự Trọng. Hình tượng Lý Tự Trọng và câu nói bất hủ của người Đoàn viên anh hùng này: Con đường của người thanh niên chỉ là con đường tới với cách mạng… đã để lại cho em sự mến phục và xúc động vô cùng. Những hành động hiên ngang, bất khuất của Anh, thực sự là bài học lớn cho em tới ngày nay về sự cố gắng học tập, rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với thế hệ đàn anh.

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
 
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì
Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

 Nguyễn Ngọc Trâm, sinh viên Học viện Ngoại giao chia sẻ về lòng mến phục và noi gương Anh hùng Lý Tự Trọng

Bản thân em nghĩ, thanh niên hiện nay cần phải có trách nhiệm viết tiếp lịch sử hào hùng của dân tộc. Hình tượng thanh niên thời kỳ mới cần được xây dựng trên chính lý tưởng sống, mục tiêu cao đẹp của thanh niên cũng như dựa trên lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc thì người thanh niên đó mới có thể thực hiện được”.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng, thời gian qua các cấp bộ Đoàn và tuổi trẻ cả nước đã đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, rèn luyện, lao động, công tác, cùng noi theo tấm gương sáng Lý Tự Trọng và các thế hệ đoàn viên ưu tú đi trước thực hiện nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa, đăng ký đảm nhận những công trình, phần việc thanh niên mang tên Anh hùng Lý Tự Trọng.

(Nguồn: báo Dân Việt)

Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Sáng mãi tấm gương Anh hùng Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng – Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - tấm gương sáng tiêu biểu cho lòng yêu nước và lý tưởng cao đẹp của thanh niên Việt Nam trong mọi thời đại.

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

 

Cuộc đời sự nghiệp vẻ vang của Anh hùng liệt sỹ Lý Tự TrọngLý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914, là con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt), quê ở làng Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Do không chịu nổi ách áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến, gia đình cụ Lê Khoan đã cùng một số bà con rời quê sang Bản Mạy, tỉnh Nakhonphanom thuộc đông bắc Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động cách mạng.

Sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, lúc còn nhỏ được gia đình cho đi học tại ngôi trường trong trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa - một sỹ phu yêu nước tổ chức dạy văn hóa cho con em Việt kiều quanh vùng. Với tư chất thông minh, anh tiếp thu nhanh các môn học, đặc biệt là say mê các bài văn thơ yêu nước của cụ Phan Bội Châu. Sau đó, Lê Hữu Trọng cùng một số thiếu niên khác được gia đình và bà con Việt kiều đưa đến Phi Chít, vào học tại “Hoa - Anh học hiệu” do Hoa kiều mở để dạy tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Ở môi trường mới, anh tiếp tục thể hiện tài năng thiên bẩm của mình và trở thành một trong những học sinh giỏi của trường. Qua việc học giỏi ngoại ngữ, Lê Hữu Trọng có điều kiện tiếp cận với các tân văn, tân thư, các khuynh hướng cứu nước mới trên thế giới, đặc biệt là khuynh hướng cứu nước của cụ Phan Bội Châu qua các áng văn thơ. Nhờ đó, anh hiểu hơn nỗi khổ và nỗi nhục của người dân nô lệ và càng nung nấu quyết tâm làm cách mạng.

Mùa hè năm 1926, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa tại trại Cày truyền đạt yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc  về việc lựa chọn một số con em Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo lâu dài nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam sau này. Lê Hữu Trọng là một trong 8  thiếu niên được đồng chí Hồ Tùng Mậu lựa chọn.

Đến Quảng Châu, 8 thiếu niên được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (lúc này bí danh là Lý Thụy). Để đảm bảo bí mật, các thiếu niên đều mang họ Lý coi như người trong một gia tộc. Do đó, Lê Hữu Trọng được đổi tên thành Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng và các thành viên trong nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam” được Nguyễn Ái Quốc truyền đạt, bồi dưỡng về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc trong cuộc cách mạng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau đó Lý Tự Trọng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học tại trường Trung học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu. Qua một thời gian ngắn, Lý Tự Trọng đã thông thạo tiếng Trung và được cử làm liên lạc cho Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu. Vốn thông minh hoạt bát, mưu trí, Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với đảng bạn và cán bộ cách mạng Việt Nam đang hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức việc chuyển thư từ, tài liệu của Đảng về nước.


Bước sang năm 1929, phong trào cách mạng ở trong nước phát triển mạnh mẽ với những chuyển biến sâu sắc. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Mùa Thu năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn để đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng; đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt, đó là vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.
Về tới Sài Gòn - Chợ Lớn, Lý Tự Trọng lấy bí danh là “Trọng Con” và xin làm công nhân nhặt than tại bến Nhà Rồng. Khi cơ quan Trung ương Đảng chuyển vào Sài Gòn, nhiệm vụ của Lý Tự Trọng vô cùng nặng nề: Anh vừa làm giao thông liên lạc giữa cơ sở Đảng trên tàu quốc tế với Xứ uỷ Nam Kỳ, vừa làm nhiệm vụ liên lạc giữa Xứ uỷ Nam Kỳ với các cấp bộ Đảng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Để chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản, Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho Lý Tự Trọng nghiên cứu tình hình thanh niên ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Mặc dù công việc hết sức nặng nề, nguy hiểm vì bọn mật thám suốt ngày lùng sục, vây bắt gắt gao, nhưng Lý Tự Trọng đã thông minh, sáng tạo, gan dạ vượt qua mọi sự truy lùng, vây bắt của kẻ thù và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Đầu năm 1931, nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo các tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 8-2-1931, đồng chí Phan Bôi cùng các chiến sỹ cách mạng tổ chức mít tinh kêu gọi quần chúng vùng lên đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Giữa lúc ấy, tên thanh tra mật thám Pháp Lơgơrăng và bọn cảnh sát ập tới. Để giải cứu cho đồng chí Phan Bôi, Lý Tự Trọng không sợ sự nguy hiểm, không màng đến sự an nguy của bản thân, đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám. Sau đó, anh nhanh trí hòa vào dòng người để trốn thoát nhưng bị bọn cảnh sát truy đuổi gắt gao, nên đã bị bắt và đưa về bốt Catina.

Trong nhà tù thực dân đế quốc, kẻ thù sử dụng mọi hình thức tra tấn dã man, tàn khốc nhưng anh vẫn không một lời khai báo, mà chỉ nói tên mình là Nguyễn Huy. Chúng hỏi ai đưa súng cho anh? Anh trả lời là do một người lạ mặt cho anh tiền và đưa súng bảo anh bắn. Địch đem tất cả những người bị bắt sắp hàng trên sân bốt, bắt anh ra nhận mặt. Nhưng Lý Tự Trọng nhìn qua một lượt rồi lắc đầu nói: Người ấy không có ở đây.


Trước thái độ dứt khoát của Lý Tự Trọng, bọn mật thám không khai thác được gì. Nhưng một tên phản bội đã khai anh là “Trọng Con” và đang làm công tác liên lạc quan trọng cho Đảng. Kẻ địch hí hửng tưởng sẽ nắm được tất cả đầu mối bí mật của phong trào cách mạng. Do đó, đích thân Chánh mật thám Nam Kỳ - Nađô đến hỏi cung Lý Tự Trọng. Bọn chủ bóp Bôlô ở Chợ Lớn nổi tiếng là khát máu cũng đến tra tấn anh. Chúng không từ một thủ đoạn dụ dỗ, tra tấn dã man nào với hi vọng sẽ moi được tin tức từ người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Chúng trói tay anh rút lên xà nhà, cho anh đi “tàu bay”... Dã man nhất, chúng chụp một mũ sắt lên đầu anh, thứ mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt lấy thái dương, chúng kẹp đến nỗi mắt anh từ từ lồi ra, đầu như rúm lại, nhưng anh vẫn trừng nhìn thẳng vào chúng mà không hề hé môi. Tất cả các ngón đòn tra tấn đều thất bại trước khí tiết cách mạng kiên cường của người chiến sỹ cộng sản 17 tuổi.Giam cầm, tra tấn ở Khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa anh về xử án. Lo sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam mới 17 tuổi. Lý Tự Trọng bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của bọn thực dân đế quốc thành diễn đàn để tố cáo, lên án ách thống trị tàn bạo của thực dân và kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành, “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!".


Khi Bộ trưởng thuộc địa Pháp trực tiếp gặp Lý Tự Trọng và dung những lời dụ dỗ, mua chuộc: “Tuổi thanh niên ngông cuồng, nước Pháp sẵn sàng tha thứ cho anh. Đối với những người thông minh chính phủ bao giờ cũng nâng đỡ chỉ cần anh thật thà hối cải. Nếu muốn anh có thể sang Pháp học để trở về giúp đất nước, tha hồ quyền cao chức trọng, vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng”. Anh đã quát thẳng vào mặt hắn: “Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy”.
Trong những ngày cuối cùng ở xà lim án chém, Lý Tự Trọng vẫn luôn lạc quan yêu đời và một lòng tin tưởng vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Trong anh vẫn cháy bỏng ngọn lửa cách mạng với một niềm tin mãnh liệt. Theo anh, còn sống ngày nào, giây phút nào còn phải rèn luyện bản thân và không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao khí tiết của chiến sĩ cộng sản, nhất là khi đang ở trong nhà tù của bọn thực dân đế quốc. Do đó, dù cận kề cái chết, những người bạn tù vẫn thấy anh tập thể dục mỗi buổi sáng, vẫn đọc thơ, ngâm truyện Kiều… Anh nói: “cứ cố lên là chúng phải thua thôi, đừng sợ!”. Tinh thần lạc quan cách mạng của anh đã có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến những đồng đội của mình trong tù; giúp họ vững niềm tin hơn vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn quốc; đồng thời làm cho bọn gác ngục, chủ khám phải kính nể, khâm phục. Chúng đã chuyển gọi anh từ “thằng nhỏ” thành “ông nhỏ” và truyền tai nhau rằng: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém". Nhà báo Pháp André Violis thuật lại: “Khi bà đến thăm đồng chí  Trọng ở xà lim, những người bị án tử hình, người Pháp gác ngục ngậm ngùi nói với bà rằng y không khỏi kính trọng dân tộc Việt Nam vì đã có những người con oanh liệt như Trọng!”.
Theo dõi hành động anh hùng của Lý Tự Trọng, ngày 21-2-1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho Bộ Phương đông Quốc tế Cộng sản báo tin này và đề nghị Bộ phương Đông yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp tổ chức biểu tình đòi trả tự do cho Lý Tự Trọng. Song, bất chấp mọi sự phản đối của dư luận tiến bộ, bọn thực dân vẫn tìm mọi cách sát hại anh. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương tỏ ra vô cùng hoảng sợ, chúng quyết đưa nhanh bản án tử hình đối với Lý Tự Trọng ra thực hiện mặc dù anh chưa đủ tuổi thụ án theo quy định của luật pháp thực dân nhưng chúng không dám đưa ra xét xử công khai. Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21-11-1931, chúng hèn hạ dựng máy chém ở ngay Khám lớn Sài Gòn để giết anh trong im lặng. Nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường anh dũng và những tiếng hô của anh: “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp đối với tù nhân trong Khám lớn Sài Gòn. Sự hy sinh anh dũng của anh trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là lời hiệu triệu cho các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Mười bảy tuổi đời, Lý Tự Trọng đã dâng trọn tuổi thanh xuân tươi đẹp cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và để lại bản "Tuyên ngôn bất tử" về lý tưởng cách mạng và lẽ sống làm người tại tòa án đế quốc vào lúc 10h sáng ngày 17/4/1931: ““Tôi hành động có suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác”. Chỉ bấy nhiêu thôi mà trường tồn với sông núi, bấy nhiêu thôi mà vọng mãi đến hôm nay và mãi đến muôn đời mai sau; bấy nhiêu thôi mà đã thúc dục, cổ vũ triệu triệu con người, nhất là thế hệ trẻ hết lớp này đến lớp khác đi theo con đường mà Anh đã lựa chọn, tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân vì lý tưởng cách mạng của Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Anh đã để lại cho lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam nhiều bài học quý báu: đó là bài học về lòng yêu nước nồng nàn, yêu đồng bào và tinh thần tự tôn dân tộc; đó là bài học về tấm gương ham học hỏi, ham hiểu biết để đóng góp được nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta; đó là bài học về lòng can đảm, gan dạ, anh dũng và ý chí sắt đá của một chiến sỹ cộng sản chân chính; đó là bài học về tình đồng chí, đồng đội thủy chung son sắt; đó là bài học về sự giác ngộ chính trị và tấm lòng kiên trung theo Đảng, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

Thế hệ trẻ tiếp nối tinh thần cách mạng của Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Tuổi trẻ Hà Tĩnh thắp nến tri ân AHLS Lý Tự Trọng
 

Tiếp nối tinh thần Lý Tự Trọng, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và ngọn cờ vinh quang của Đảng, tuổi trẻ Việt Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào đấu tranh cách mạng, cùng với nhân dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xung kích đi đầu trong phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Thời kỳ đấu tranh chống thực dân, đế quốc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã một lòng theo Đảng, Bác Hồ, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, tham gia hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Giờ đây, trong giai đoạn mới, đất nước đang kỳ vọng một thế hệ thanh niên thời đại mới sống có lý tưởng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, một thế hệ thanh niên gắng sức học tập, đem tri thức làm hành trang lập nghiệp và phụng sự Tổ quốc, những thanh niên biết lao động sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng, chung tay vì cộng đồng, để trở thành những người chủ tương lai của nước nhà, đưa đất nước vươn lên một tầm cao mới, xứng đáng với những thế hệ thanh niên đi trước, xứng đáng với niềm tin của Đảng, của Bác Hồ. Do đó, dù ở thời kỳ, giai đoạn nào, tuổi trẻ cũng cần lựa chọn và kiên định lý tưởng sống cao đẹp, quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy bằng hành động cụ thể, bằng khát vọng và ý chí vươn lên, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập, rèn luyện và trưởng thành, có đầy đủ bản lĩnh để sẵn sàng cống hiến một cách xứng đáng nhất, dù đi bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào và làm bất cứ việc gì, có đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

 

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

Đại biểu tham quan mô hình dưa lưới công nghệ cao của đoàn viên Lê Thị Thắm, huyện Nghi Xuân
 

Kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, noi gương Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và Tuổi trẻ Hà tĩnh nói riêng luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Từ việc triển khai hiệu quả các phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần” đã tạo nên môi trường lành mạnh cho thanh niên được rèn luyện, trải nghiệm, phát huy, được chăm lo, hỗ trợ, đồng hành, góp phần phát triển thanh niên toàn diện.
 

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

ĐVTN trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân 
 

Những thành quả có được hôm nay là sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ thanh niên Việt Nam ở mọi thời đại đã kế thừa, xây dựng và gìn giữ. Và hơn hết là tiếp nối tinh thần, lý tưởng cách mạng mà những thế hệ đi trước đã gây dựng, đặc biệt là tinh thần cách mạng của Anh hùng Lý Tự Trọng. Câu nói “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” của anh đã trở thành bản tuyên ngôn bất hủ, là lý tưởng sống và chiến đấu của lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam trước đây, bây giờ và mãi mãi về sau.
 

Lý tự trọng có tên gọi khác là gì

ĐVTN tham gia xây dựng nông thôn mới
 

Trải qua các giai đoạn lịch sử, tinh thần Lý Tự Trọng vẫn vẹn nguyên giá trị, là động lực thôi thúc, cổ vũ thanh niên Việt Nam vững niềm tin theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Tác giả bài viết: Ban Tuyên giáo