Mẫn cảm là như thế nào

Các bệnh do cơ thể quá mẫn cảmHoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người diễn ra rất phức tạp nên cũng có nhiều nguy cơ xảy ra các sai sót và hiện tượng mẫn cảm (dị ứng) là một trong những sai sót đó. Hiện tượng dị ứng là một dạng phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trường sống mà bình thường vốn ít nguy hại.

Mẫn cảm là như thế nào

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng.

Các loại phản ứng viêm dị ứng và dẫn tới các bệnh lý liên quan đến dị ứng thường gặp là hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mày đay, sốc phản vệ... Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi cá thể tùy thuộc vào loại bệnh bị mắc, mức độ mẫn cảm của cơ thể cũng như số lượng và cách tiếp xúc của dị nguyên gây bệnh.

Điều trị bệnh như thế nào?

Để điều trị các bệnh dị ứng nói chung thì cơ bản là phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, sử dụng các thuốc chống dị ứng nhằm giảm triệu chứng và thuốc làm giảm mẫn cảm đặc hiệu.

Thuốc chống dị ứng

Do phản ứng viêm dị ứng với sự giải phóng của các hoạt chất trung gian là cơ chế gây bệnh chủ yếu của hầu hết các bệnh dị ứng, nên các thuốc chống dị ứng hiện nay đều được phát triển theo hướng tác dụng ức chế phản ứng viêm dị ứng hoặc kháng lại các hoạt chất trung gian, giúp giảm các triệu chứng dị ứng cấp tính. Trong những năm gần đây đã có nhiều nhóm thuốc chống dị ứng mới ra đời theo xu hướng này. Trong đó có các thuốc kháng histamin thế hệ mới, kháng leukotriene, kháng thromboxane, kháng các cytokine của tế bào T, ổn định màng tế bào mast và nhiều tác nhân kháng lại các tế bào và phân tử khác.

Thuốc kháng histamin: vai trò quan trọng của histamin và thụ thể histamin H1 trong các bệnh dị ứng đã được hiểu biết ngày càng đầy đủ. Các loại thuốc thế hệ mới cũng đã ra đời ngày càng nhiều với mục đích tăng cường hiệu quả và giảm thiểu khả năng tương tác thuốc cũng như các tác dụng có hại của thuốc. Các thuốc kháng H1 và thế hệ 2 như loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizin, deslorratadine... hiện được ưa sử dụng hơn so với các thuốc thế hệ cũ do thuốc thế hệ mới ít gây buồn ngủ và tác dụng nhanh, ít nguy cơ gây tương tác thuốc và ít tác dụng phụ hơn so với chế phẩm gốc.

Các thuốc kháng leukotriene: Leukotriene là một nhóm các hoạt chất trung gian có vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng và có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhày, giãn mạch... Hiện nay khá nhiều thuốc kháng leukotriene ra đời như montelukast, zafirlukast, zileuton hiệu quả và tính an toàn của các thuốc này đã được chứng minh trong điều trị các bệnh dị ứng như mày đay mạn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

Thuốc kháng IgE: kháng thể IgE có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản và nhiều bệnh lý dị ứng khác. Sự kết hợp của kháng thể này với kháng nguyên gây bệnh sẽ khởi động chuỗi phản ứng viêm dị ứng. Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90%. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, omalizumab có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế quản nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Các thuốc kháng thromboxane A2: do có một số bằng chứng về vai trò của thromboxane A2 trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng nên các nhà khoa học đã có ý tưởng sử dụng các chất kháng lại hoạt chất này trong điều trị các bệnh dị ứng. Hiện nay, các thuốc kháng thromboxane A2 như ozagrel, ramatroban và seratridust đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Thuốc kháng cytokine của tế bào lympho Th2: các tế bào lympho Th2 đặc hiệu kháng nguyên được cho là có vai trò khởi phát các phản ứng dị ứng. Điều này đã đưa đến khả năng kiểm soát các bệnh dị ứng bằng cách sử dụng các thuốc ức chế các cytokine của tế bào Th2, suplatast là một trong những dẫn xuất đầu tiên của nhóm này. Thuốc đã được chứng minh là có khả năng ức chế sản xuất các kháng thể dị ứng IgE, ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt dị ứng cấp tính ở chuột. Hiện nay, nghiên cứu sử dụng các thuốc này trên lâm sàng vẫn đang tiếp tục được tiến hành và có thể là một hướng đi nhiều hứa hẹn.

Da nhạy cảm là như thế nào? Đó chính là một làn da dễ bị kích thích bởi những tác động từ mặt trời. Khi bạn bước ra đường mà không có mũ nón hay thoa kem chống nắng, da bạn sẽ ửng đỏ rồi sạm đen ngay sau đó. Hơn nữa, nếu da bạn hiện đang bị kích ứng hoặc bong tróc, nguy cơ mà bạn phải chịu từ ảnh hưởng tiêu cực của các tia cực tím là rất cao.

Bạn nên thường xuyên dùng kem chống nắng cho da nhạy cảm khi ra ngoài, đặc biệt là sử dụng cho vùng mặt vì đây là vùng da này rất nhạy cảm và cũng mất nhiều công sức hơn để chăm sóc.

Một số thành phần trong kem chống nắng có thể gây ra kích ứng, hãy tìm kiếm cho mình những sản phẩm cho chứa thành phần kẽm oxit hoặc titanium dioxit. Đây là những thành phần cực kỳ thân thiện với làn da nhạy cảm. Bạn cũng nên chọn cho mình một loại kem chống nắng có độ quang phổ rộng và có mức SPF từ 30 trở lên.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn đang sở hữu làn da nhạy cảm nào?

7. Thế nào là da nhạy cảm? Mạch máu lộ rõ

Mẫn cảm là như thế nào

Da mặt nhạy cảm là như thế nào? Đây là dấu hiệu da nhạy cảm dễ nhận biết nhất. Hiện tượng da mặt bị nổi các mạch máu nhỏ li ti được gọi là giãn mao mạch, đó là hiện tượng giãn hoặc phình các mạch máu trên da. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, độ đàn hồi kém và dễ bị tổn thương như: vùng đầu mũi, hai bên má, vùng trước xương quai hàm, hai bên thái dương.

Điều này xảy ra khi các thành mạch vận chuyển máu trở nên yếu, do quá trình tuần hoàn máu trên da không đều và động mạch máu bị tắc nghẽn khiến các tia máu ứ đọng. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến giãn mao mạch trên da mặt: di truyền, thời tiết, tia UV, rối loạn nội tiết, dùng mỹ phẩm không phù hợp, sử dụng các chất kích thích, lão hóa da…

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cho mình phương pháp điều trị thích hợp.

>>> Tham khảo thêm: Giãn mao mạch có điều trị dứt điểm được không?

8. Cách nhận biết da nhạy cảm: Da dễ bị kích ứng với chất tạo mùi

Mặc dù đem lại cảm giác dễ chịu cho người dùng khi sử dụng các loại mỹ phẩm, nhưng các sản phẩm có mùi thơm là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da nhạy cảm bị kích ứng. Tình trạng da mẩn đỏ, bong tróc, thậm chí nổi mụn khi tiếp xúc với sản [ẩm chứa mùi hương chính là dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm.

Các sản phẩm không mùi sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhưng thực chất một số nhà sản xuất sẽ thêm các hương liệu để làm mất đi mùi hóa học của thành phần chính, tạo cho chúng ta sự lầm tưởng về sản phẩm không mùi. Phải thừa nhận rằng không phải mùi hương tự nhiên nào cũng tốt.

Thông thường, những loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu quế, đinh hương và bạc hà sẽ nhanh chóng khiến cho làn da nhạy cảm dễ dàng bị kích ứng, sưng hay thậm chí là đau rát.

Nếu làn da của bạn nhạy cảm, tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm fragrance free hoặc đặc biệt chú ý các thành phần tạo mùi có thể gây kích ứng.

9. Da nhạy cảm là như thế nào? Da dễ bị kích ứng khi gặp thay đổi thời tiết

Mẫn cảm là như thế nào

Những người có làn da nhạy cảm, mỏng manh thường rất dễ gặp tình trạng này. Dị ứng thời tiết biểu lộ ra bên ngoài cơ thể khi có sự thay đổi nhiệt độ ở môi trường bên ngoài. Do vậy dù là trời nóng, lạnh hay mưa ẩm ướt đều khiến da bạn dễ dàng bị kích ứng.

Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết là do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi khiến cơ thể phản ứng lại bằng các biểu hiện: da phù nề, ngứa, nổi mẩn, mề đay, sung huyết…

Da bị viêm và kích ứng do thời tiết có thể thuyên giảm nhờ các sản phẩm có chứa thành phần làm dịu da. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng quá nặng, bạn nên gặp bác sĩ để có các biện pháp chữa trị phù hợp.

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 cách chăm sóc da nhạy cảm cần thay đổi ngay

10. Da nhạy cảm dễ bị nổi mụn

Một trong cách nhận biết da nhạy cảm mà bạn cần nhớ đó chính là da nhạy cảm thường rất dễ nổi mụn. Nguyên nhân là vì da nhạy cảm và khô có thể tiết ra dầu nhiều hơn để cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt độ ẩm của da. Kết quả, da dễ dàng bị tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn trứng cá.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên rửa mặt không quá hai lần một ngày và nên dùng sản phẩm rửa mặt cho da nhạy cảm. Lựa chọn các phương pháp trị mụn không gây kích ứng, kháng viêm như: tinh dầu tràm trà, chiết xuất cây phỉ (witch hazel), benzoyl peroxide hoặc salicylic acid trong sản phẩm và tránh dùng các sản phẩm có chứa cồn.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn thông tin “da nhạy cảm là như thế nào” qua 10 dấu hiệu nhận biết như trên. Hiểu đúng về làn da của mình sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc làn da phù hợp hơn bằng việc thay đổi quy trình skincare hằng ngày.

Mẫn cảm với thành phần của thuốc là gì?

Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng nghiêm trọng, bất ngờ đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan cùng một lúc. Mẫn cảm với thuốc có khả năng đe dọa tính mạng với tỷ lệ mắc bệnh đáng kể. Nó được đặc trưng bởi sốt, phát ban và sự tham gia của các cơ quan nội tạng.

Giải mẫn cảm nhanh là gì?

Phương pháp giảm mẫn cảm nhanh sẽ dùng chính thuốc gây dị ứng để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên các thuốc này ban đầu sẽ sử dụng ở một liền rất nhỏ chỉ đủ gây shock phản vệ dưới lâm sàng (không có biểu hiện lâm sàng), sau đó tăng dần cho đến khi đạt được liều điều trị, thời gian tăng liều khoảng 15 -20 phút.

Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu là gì?

Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (giảm mẫn cảm đặc hiệu) một phương pháp điều trị không dùng thuốc đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng và mày đay mạn tính.

Quá mẫn nghĩa là gì?

Quá mẫn (còn gọi phản ứng quá mẫn, đáp ứng quá mẫn, không dung nạp) đề cập đến các phản ứng không mong muốn gây ra bởi hệ miễn dịch bình thường, gồm dị ứng và phản ứng tự miễn. Đây các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và những phản ứng này có thể gây tổn hại đến sức khỏe, đôi khi gây tử vong.