Mẫu De Nhị Thượng Ngàn thờ ở đâu

Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là một trong ba vị thánh Mẫu trong tam tòa Thánh Mẫu. 

Trấn sơn lâm Nhạc Tiên Vương Mẫu

Quản thượng ngàn ba mươi sáu động tiên

Hiệu danh Lê Mại Chúa Tiên

Bạch Anh công Chúa cầm quyền sơn lâm

Hóa sinh sinh hóa kiếp người

Sơn Lâm Công Chúa chính ngôi La Bình

Theo đức Thánh Sơn Tinh tuần thú

Dạy muôn loài báo hổ chim muông

Dạy dân phát rẫy làm nương

Dạy cho chim hót líu lường líu lô

Nước cam lộ từ bi đượm khắp

Ứng hóa thân cứu độ muôn loài

Mẫu Thượng Ngàn là vị thần cai quản và là hồn thiêng của vùng núi non và các cửa rừng ở khắp mọi nơi. Mẫu Thượng Ngàn bao đời dõi theo dẫn dắt con cháu đi lên. Dưới sự cai quản của Ngài, người dân mùa màng nào cũng bội thu, đợt đi săn nào cũng bắt được thú lớn. Vì vậy, nhân dân hết mực tôn kính và lập đền thờ phụng Bà ở rất nhiều nơi trên cả nước.

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn còn có các danh hiệu khác là: Sơn Lâm Công Chúa, Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Diệu Tín, Diệu Nghĩa Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công Chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Bà Chúa Thượng Ngàn, Bà Chúa Sơn Trang,…

Thánh Tích

Có rất nhiều thần tích nói về về hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn. Tuy những câu chuyện này đều không miêu tả rõ ràng về lai lịch của Mẫu, nhưng đều mang những ý nghĩa tôn kính gắn với những truyền thuyết của người Việt và được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ.

Thần tích Mẫu Thượng Ngàn La Bình, hiện thân của Mẫu là con gái của Sơn Tinh (Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (con gái vua Hùng). Bà được cha mẹ đặt tên là La Bình, từ nhỏ luôn theo cha đi đến khắp mọi miền núi non hang động để giúp dân làm ăn, chỉ dân cách chăn nuôi, xây dựng nhà cửa xóm làng,… Dưới sự quan sát và dạy dỗ của phụ mẫu cùng sự nhạy bén trong nhận thức trong những ngày đi theo cha, La Bình lớn lên trở thành cô gái đức hạnh, thông minh sáng dạ, tài sắc vẹn toàn. Cô thường đến những nơi dân chúng cần để chỉ bảo nhân dân thay cha mỗi khi cha bận việc hay không thể đi. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra khí chất bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp và thành thạo trong mọi công việc. Cô được các sơn thần, tù trưởng và dân sinh vô cùng yêu quý, kính trọng và coi là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Bản thân cô cũng rất đỗi hòa hợp với mọi người và cả cỏ cây, hoa lá, chim muông xung quanh.

Khi Tản Viên và Mỵ Nương theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế về trời và trở thành hai vị thánh bất tử, La Bình cũng được phong là Công chúa Thượng Ngàn. Cô tiếp tục thay cha đảm nhận công việc dưới trần, trông coi tất cả 81 cửa rừng và các vùng núi non, hang động, trung du ở khắp mọi miền đất nước.

Khi trở thành chúa Thượng Ngàn, Bà vẫn luôn luôn tận tâm ra sức làm tròn các trọng trách của mình và không ngừng học hỏi tiếp thu. Ngoài việc dạy bảo con người như những gì cha bà đã dạy, bà vẫn luôn học hỏi kinh nghiệm từ các tù trường, sơn thần các vùng. Cũng như bảo ban các loài chim muông, cầm thú cách sống hòa hợp, an toàn và tránh được nguy hiểm thiên tai.

Không chỉ vậy, Bà còn toàn tâm toàn ý nghĩ ra cách cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, cha bà mới chỉ là bắt đầu. Nhờ vậy, nhân dân không những được sống no đủ mà còn được tận hưởng cái đẹp, cái hay. Những ngôi nhà bấy giờ không chỉ chắc chắn mà còn được trang trí, chạm trổ đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng có khắc cả hình hai đầu rồng hoa văn tinh xảo, uy nghi. Các món ăn giờ đấy không còn đơn thuần là luộc, kho mà còn được sáng tạo nhiều cách nấu mới. Công việc đồng áng đã có sự giúp sức từ các ống dẫn nước, phân phát hạt giống đi mọi nơi. Bà còn đem về thêm nhiều giống gia súc mới và hoa thơm cỏ lạ.

Ngọc Hoàng Thượng đế thấy được những điều đó đã ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông và Bà trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với những nơi có miền trung du núi non hùng vĩ cõi trần và âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Nhất là trong các cuộc chiến công quân sự của các triều đại Việt Nam. Tiêu biểu là trong khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, Bà đã hóa thành bó đuốc lớn soi đường cho quân sĩ trong đêm tối và dẫn dắt tướng lính Lam Sơn đi tới vùng đất Mường Yên về cơ sở núi Chí Linh, tránh được sự bao vây của quân Minh vào đúng lúc lực lượng quân ta đang suy yếu. Bà linh thiêng đến mức chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy. Nhớ ơn sự phù hộ che chở của công chúa Thượng Ngàn, sau khi hòa bình được lập lai, vua phong Bà là Lê Mại Đại Vương diệu tín thiền sư. Còn nhân dân tôn xưng bà là Chúa Thượng Ngàn hay Mẫu Thượng Ngàn. 

Thờ phụng

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn được thờ phụng tại nhiều nơi trên cả nước để ghi nhớ công ơn Ngài,nhưng tiêu biểu nhất vẫn là ba nơi thờ tự gắn liền với sự hiển linh của Bà là đền thờ ở Suối Mỡ, đền Bắc Lệ, Đền Đông Cuông… Đền Suối Mỡ thuộc khi di tích Suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tại quần thể di tích này, có ba ngôi đền Thượng, Trung, Hạ cùng thờ chung vị Mẫu Thượng Ngàn cùng truyền thuyết về Mỵ Nương Quế Hoa công chúa. Đền Bắc Lệ nằm tại xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, tương truyền được vua Lê lập ra để ghi nhớ công ơn âm phù của Mẫu Thượng Ngàn La Bình trong trận khởi nghĩa Lam Sơn. Đền còn nổi tiếng với sự tích Chầu Bé được coi là người dân ở vùng Bắc Lệ, có thể thay mặt Mẫu Thượng Ngàn thực hiện các ý đồ sáng tạo. Đền Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm dọc sông Hồng. Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt và có vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu, được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng ngàn.

Theo phong tục địa phương, hằng năm cứ vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch và dịp cuối năm từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, các thành đồng trên khắp cả nước lại về nơi đây để lễ Mẫu, “bắc ghế hầu Thánh”.Các hoạt động thực hành tính ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng như Mẫu Thượng ngàn đã xuất hiện từ thời xa xưa trong các hoạt động tín ngưỡng của người dân Văn Yên. Đặc biệt với nghi thức “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ lớn nhất được tổ chức vào ngày mão đầu năm âm lịch diễn ra khoảng 3 – 4 ngày, trong đó, phần lễ được tổ chức tại đền Mẫu theo nghi thức truyền thống đón ông mo về đền, mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông và lễ dâng hương. Còn phần hội có nhiều hoạt động dân gian đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc được tổ chức như các màn ném còn, tát yến, bắn nỏ…. và các hoạt động thể thao văn nghệ như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, đua thuyền…

Tham khảo

  • https://oancotam.com/mau-de-nhi-thuong-ngan/
  • https://phuday.com/su-tich-mau-de-nhi-thuong-ngan-dong-cuong.html
  • https://dulichvietnam.com.vn/den-mau-dong-cuong-yen-bai-ngoi-den-linh-thieng-ben-dong-song.html

Tết này, bạn đang muốn cùng gia đình du xuân về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn để cầu tài lộc cho một năm sắp tới. Tuy vậy, bạn lại chưa biết rõ về lễ nghi dâng lễ lên vị Thánh Mẫu này. Điều đó làm bạn buồn phiền và lo lắng, bởi dự định đến cửa Thánh không phải là lời nói mang tính trêu đùa, và nói trước mà không thực hiện có thể bị Thánh quở.

Hiểu rõ sự lo lắng ấy trong lòng bạn, hôm nay bài viết này xin được chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm dâng lễ lên Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn cũng như cách di chuyển đến đền thờ Mẫu để bạn có thể yên tâm, tự tin thực hiện chuyến đi này.

Mẫu De Nhị Thượng Ngàn thờ ở đâu

Sự tích về Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là ai?

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là một trong Tam Tòa Thánh Mẫu của Đạo Mẫu, bên cạnh Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải. Mẫu xếp ở vị trí thứ 2 sau Mẫu Thượng Thiên. Bà được biết đến là vị Thánh Mẫu cai quản toàn bộ núi rừng của nước Việt.

Người ta cho rằng, Mẫu chính là vị Thánh phù hộ độ trì cho cây cối tốt tươi, mùa màng được bội thu và núi rừng được yên ổn. Với những người đi rừng, họ tin rằng Mẫu là người đã bảo vệ họ tránh thoát được nhiều thú dữ rình rập, săn bắn hái lượm được nhiều hoa quả và muông thú trong rừng để có cuộc sống no đủ hơn.

Ngoài ra, những người dân vùng sơn cước con tin tưởng rằng đây là vị Thánh Mẫu đã giúp giúp họ khai hoang, lập làng lập ấp và đời đời kiếp kiếp ban cho họ các sản vật phong phú từ núi rừng. Chính vì thế mà ở nhiều nơi, người ta lập đền và thờ phụng Mẫu.

Mẫu Thượng Ngàn là vị Thánh Mẫu để lại nhiều thần tích tại nhân gian. Tuy vậy, những thần tích này hiện nay đã bị mai một nhiều, không còn được kể lại và cũng không nhiều người biết đến. Trong số rất nhiều thần tích về Mẫu, 2 thần tích nổi bật nhất còn được kể lại là:

Thần tích về Mẫu Thượng Ngàn La Bình 

+ Thần tích này có kể lại rằng, Mẫu Thượng Ngàn tên thật là La Bình công chúa, là con gái của Thánh Tản Viên Sơn Tinh và Mỵ Nương công chúa. Bà sinh ra tại núi Tản Viên, tức là địa phận Ba Vì ngày nay.

+ Sinh thời bà cùng cha Sơn Tịnh và mẹ Mị Nương đi khắp núi rừng đất Việt, bảo vệ bình an cho dân chúng sống ở những vùng rừng thiêng nước độc này. Bà dạy dân cách trồng lúa, cách nuôi trâu bò lợn gà, cách săn bắt và cách bảo vệ bản thân trước sự tấn công của thú dữ trong vùng. Bà cũng là người đoàn kết những người dân du mục lại, cùng họ lập ấp, lập làng để hình thành nên những cộng đồng người đầu tiên. + Về sau, khi nước Việt bị giặc phương Bắc xâm lược, bà còn nhiều lần hiển linh giúp quân dân Đại Việt đánh giặc giữ nước. Thần tích bà hiển linh giúp dân đánh giặc được kể nhiều nhất là những lần Mẫu giúp nghĩa quân Lam Sơn tránh thoát sự truy đuổi của quân Minh tại vùng núi Chí Linh.

+ Sau này, khi Sơn Tinh và Mỵ Nương được triệu về trời và được phong thánh bất tử, bà được Ngọc Hoàng đại đế cử ở lại cai quản 81 cửa rừng nước Việt, tiếp tục giúp dân an cư lạc nghiệp và gìn giữ hòa bình. Từ đó, Bà cũng được phong thánh, gọi là Mẫu Thượng Ngàn, hay Thánh Sơn Trang.

Thần tích về Mẫu Thượng Ngàn Mỵ Nương Quế Hoa 

+ Thần tích kể lại rằng, Mẫu Thượng Ngàn thực chất là con của vua Hùng Định Vương và An Nương hoàng hậu, tên là quế hoa. Bà mất mẹ từ nhỏ, và cũng phải trải qua không ít sóng gió khi thiếu đi tình thương từ người mẹ hiền.

Vì thế mà khi lớn lên, công chúa luôn động lòng thương xót khi gặp những mảnh đời bất hạnh, những cảnh dân chúng khổ cực, lầm than. Điều này làm dấy lên khát vọng cứu người giúp đời của Quế Hoa công chúa.

+ Để thực hiện lý tưởng cao đẹp này, nàng đã rời bỏ cuộc sống sung túc, ấm no nơi hoàng cung, dân theo 12 nữ hầu cận thân thiết chu du khắp dọc miền sơn cước của nước Việt cổ, đến những vùng núi cao vực sâu nhất để cứu giúp những người dân khốn khó.

+ Quế Hoa công chúa được cho là có công lớn trong việc giúp người đồng bào dân tộc vùng núi phía bắc lập làng lập xóm để an cư lạc nghiệp và đoàn kết chống lại kẻ thù. Trước những công lao to lớn ấy của công chúa, người ta lập đền thờ bà ở những nơi bà đã từng đi qua và gọi bà với cái tên tôn kính là Mẫu Thượng Ngàn.

Cách Dâng lễ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn như thế nào?

Chọn ngày dâng lễ Mẫu

Ngày thích hợp nhất để dâng lễ lên Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là những ngày mồng Một đầu tháng và ngày Rằm. Nếu chỉ có thể đi lễ một lần duy nhất trong năm, bạn nên chọn những ngày đầu năm mới để dâng lễ. Đây là ngày Tết Cổ truyền của dân tộc nên rất nhiều người thỉnh Mẫu về để cầu may.

Đặc biệt, du khách có không nên bỏ qua ngày 20/2 Âm lịch. Đây là ngày tiệc Mẫu Thượng Ngàn, nên trong ngày này, người ta hay tổ chức các lễ hầu đồng quy mô lớn để thỉnh Mẫu về.

Sắm lễ dâng Mẫu

Lễ để dâng lên Mẫu Thượng Ngàn không nhất thiết phải chuẩn bị quá nhiều, quá tốn kém. Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị lễ vật để dâng lên Mẫu là sự thành tâm. Nếu thành tâm mà điều kiện khó khăn không cho phép chuẩn bị nhiều, du khách chỉ cần một nén hương cũng sẽ được mẫu phù hộ.

Tuy nhiên, lễ vật dâng lên Mẫu tốt nhất vẫn nên đầy đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa tươi và mâm ngũ quả.
  • Trầu cau và chè thuốc.
  • Xôi gà hoặc xôi thịt và rượu trắng.
  • Tiền vàng và một cánh sớ.
  • Một đĩa oản.

Lưu ý, những vật phẩm trên phải là đồ tươi ngon và phải là đồ còn nguyên, chưa được sử dụng. Nếu có điều kiện kinh tế hơn, du khách có thể chuẩn bị thêm những sản vật là đặc sản của quê hương mình.

Bên cạnh đó, nhất định nên chuẩn bị kĩ bài văn khấn dâng lễ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Lưu ý khi dâng lễ Mẫu

Du khách đến thắp hương và dâng lễ Mẫu ở bất kỳ đền nào đều có thể cầu cho bản thân và gia đình sức khỏe, tài lộc, sự nghiệp thành cộng. Tuy nhiên, du khách không nên cầu những điều quá vô lý thể hiện sự tham lam của bản thân và tuyệt đối không được cầu khấn những điều thương thiên hại lý, trái với đạo đức, pháp luật.

Du khách khi dâng lễ lên Mẫu Thượng Ngàn cần chú ý phải thật sự thành kính, thành tâm, không được có tạp niệm xấu xa trong đầu.

Du khách khi đến dâng lễ và tham quan đền Mẫu cũng nên hết sức chú ý lời ăn tiếng nói và cử chỉ hành động của mình sao cho hợp khuôn phép, lịch sự. Trang phục cũng cần phải gọn gàng, không được hở hang.

Mẫu De Nhị Thượng Ngàn thờ ở đâu

Vị trí Đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ở đâu? 

Hiện nay trên cả nước, có nhiều đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Trong số này, nổi tiếng và quy mô hơn cả, cũng là linh thiêng nhất phải kể đến những đền sau:

  1. Đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang. Đền này thờ mẫu Thượng Ngàn Quế Hoa công chúa cùng với sự tích Mỵ Nương Quế Hoa.
  2. Đền Bắc Lệ, xã Tân Thanh, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền này thờ Mẫu Thượng Ngàn La Bình. Đền Đông Cuông, Văn Yên, Yên Bái.
  3. Đến Cô Chín Sòng Sơn, Hà Trung ,- Thanh Hóa.

LỜI KẾT: Trên đây là Sự tích và truyền thuyết về Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn , cũng như một số kinh nghiệm dâng lễ và một số địa điểm có đền thờ Mẫu linh thiêng nhất mà bạn nên ghé thăm một lần trong dịp năm mới sắp đến.