Mô hình kinh tế thị trường là gì

Kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu. Sản xuất và giá cả được xác định bởi sự cạnh tranh không hạn chế giữa các doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Khái niệm kinh tế thị trường là gì

Ở nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu. Các loại hình cùng tham gia, vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Nền kinh tế cho phép cạnh tranh một cách tự do. Nó tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình.

1. Ưu điểm của kinh tế thị trường:

a. Là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất:

Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng cầu cao hơn cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên. Mức lợi nhuận cũng tăng, điều này khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Ai có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhờ đó cho phép tăng quy mô sản xuất. Do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả hơn. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp. Khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải dần.

Do đó các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải không ngừng đổi mới. Đổi mới về công nghệ, quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình để đáp ứng thị trường.

b. Có được một lực lượng sản xuất lớn-đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng:

Kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở mức tối đa. Tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng đã bị trượt xuống thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường.

Mô hình kinh tế thị trường là gì

Mặc dù về mặt nguyên lí, kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mục tiêu là tạo ra một hệ thống công bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải. Nhưng khuyết điểm của hệ thống này là đã không cung cấp đủ các mặc hàng thiết yêu. Chẳng hạn như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày vì không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất.

Xem thêm: Hướng Dẫn Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự, Hướng Dẫn Thủ Tục

c. Tạo động lực để con người thoã sức sáng tạo:

Một nền kinh tế cho phép con người tự do cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa đòi hỏi mọi người phải không ngừng sáng tạo để tồn tại. Tìm ra những phương thức mới cải tiến cho công việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người. Cũng là nơi để đào thải những quản lý chưa đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, còn tạo nên một môi trường kinh doanh dân chủ, tự do, công bằng.

d. Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn:

Một ví dụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 99,7% tổng số doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp có ít hơn 20 nhân viên ở Hoa Kỳ chiếm 89,6% lực lượng lao động tại nước này. Với nền kinh tế thị trường, sự tập trung vào đổi mới cho phép các doanh nghiệp nhỏ này tìm ra những thị trường ngách và cung cấp các công việc với mức lương cao ở địa phương.

2. Nhược điểm của kinh tế thị trường:

a. Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội:

Gia tăng khoảng cách giữa giàu và ngheo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để trở nên giàu hơn. Trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.

Sau một thời gian cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các hãng sản xuất lớn mạnh thôn tính. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm lực mạnh. Họ sẽ thâu tóm phần lớn ngành kinh tế. Dần dần kinh tế thị trường biến thành độc quyền chi phối.

b. Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế:

Mô hình kinh tế thị trường là gì

Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất. Ban đầu, các công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa. Nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, dẫn đến giá cả sụt giảm. Hàng hoá không bán được để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản và khủng hoảng kinh tế là kết quả cuối cùng.Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 1929 chính là một ví dụ điển hình. Đấy là kết quả của sự tăng trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết hợp lý của chính phủ.

Bài viết trên vừa chia sẻ với bạn một vài thông tin cơ bản về nền kinh tế thị trường. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản chất của nền kinh tế này.

——————————-daiquansu.mobi là giải pháp tài chính cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi hỗ trợ các gói vay tín chấp dành cho SMEs để họ có thể phát triển tối đa:

daiquansu.mobi

Kinh tế thị trường là nền kinh tế có sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân, tập thể và hợp tác xã, có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều loại sở hữu cùng tham gia, vận động và phát triển theo cơ chế bình đẳng và ổn định.

Kinh tế thị trường vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

Mô hình kinh tế thị trường là gì
Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường đã có mầm móng trong xã hội nô lệ, hinh thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.

Ưu thế của nền kinh tế thị trường?

Trong nền kinh tế thị trường, khi cầu hàng hóa cao hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên từ đó làm cho lợi nhuận của nhà sản xuất cũng tăng theo, kích thích xã hội tăng cường sản xuất tạo ra nguồn cung đáp ứng thị trường.

Người sản xuất có khả năng sản xuất hiệu quả, chi phi trên mỗi sản phẩm thấp thì tỷ suất lợi nhuận tăng lên, dẫn đến việc mở rộng quy mô sản xuất, kéo theo việc các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về nơi hoạt động hiệu quả.

Ngược lại, những ai có khả năng sản xuất kém, biên lợi nhuận giảm, hệ quả là bị đào thải ra khỏi thị trường.

Mô hình kinh tế thị trường là gì

Do đó, nền kinh tế thị trường luôn thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, đòi hỏi phải cập nhật công nghệ mới, quy trình sản xuất tiên tiến.

Kinh tế thị trường tạo ra môi trường phát hiện, đào tạo, chọn lọc và sử dụng những nguồn lực (con người và vật chất) tốt nhất, để đáp ứng những tiêu chí ngày càng khắt khe của cạnh tranh.

Kinh tế thị trường còn tạo ra xu thế liên doanh, kết hợp đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Các nước đang phát triển tiếp cận được công nghệ và quy trình tiên tiến, các nước phát triển có thể khai thác nhân lực và nguồn nguyên liệu giá rẻ.

Những đặc trưng của kinh tế thị trường?

Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của quốc gia hay vùng lãnh thổ thì kinh tế thị trường có rất nhiều hình thức khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa…

Mô hình kinh tế thị trường là gì

Đặc điểm kinh tế thị trường

– Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường bằng luật pháp, tạo ra các điều kiện tốt nhất cho thị trường hoạt động, điều tiết toàn bộ nền kinh tế bằng các công cụ kinh tế hợp pháp và khắc phục những thất bại của thị trường.

– Hàng hóa, lao động, dịch vụ phải được tự do trao đổi trên thị trường, các công cụ điều tiết thụ trường như tỷ giá ngoại tệ, tiền lương, giá cả, lãi suất ngần hàng…phải được hình thành trên cơ sở thị trường.

– Cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của thị trường dưới sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường như cung cầu, giá cả và cạnh tranh. Thị trường hoạt động phải đảm bảo bình đẳng và tự chủ của các thành phần kinh tế tham gia thị trường, quyền lợi như nhau trong việc tham gia, rút khỏi, tự do kinh doanh.

– Thị trường là cơ sở cho việc phân bố hiệu quả các nguồn lực kinh tế, khác biệ hẳn với nền kinh tế hiến vật hay kế hoạch hóa tập trung.

– Sản phẩm và dịch vụ do lao động tạo ra là hàng hóa được trao đổi dựa trên nguyên tắc thị trường và theo giá cả thị trường.

Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới?

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản sau:

– Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy)

– Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy)

– Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).

– Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam)

– Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

Trong đó 2 mô hình kinh tế thị trường tư bản và định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Chính vì vậy, Top Kinh Doanh sẽ tập trung giải thích 2 khái niệm cho bạn dễ hiểu nhất.

Mô hình kinh tế thị trường là gì

Các loại kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường tư bản?

Kinh tế thị trường tư bản là mô hình dựa trên sở hữu của tư nhân với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất với mục đích chính gắn liền với lợi nhuận.

Các đặc điểm dễ nhận thấy nhất của kinh tế thị trường tư bản là:

– Tài sản tư nhân chiếm phần lớn.

– Tích lũy tư bản.

– Lao động tiền lương.

– Trao đổi hàng hóa trên nguyên tắc tự nguyện.

– Giá cả và thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Thị trường tư bản được vận hành được quyết định bởi người sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng tạo ra thị trường tài chính. Trong đó, giá cả của sản phẩm và dịch vụ được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường.

Kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Đại hội XIII của Đảng (2021) xác định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.

Giải đáp các thắc mắc về kinh tế thị trường?

1. Nền kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế có sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân, tập thể và hợp tác xã, có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều loại sở hữu cùng tham gia, vận động và phát triển theo cơ chế bình đẳng và ổn định…

2. Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới?

Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy), Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy), Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam). Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

Tóm lại về kinh tế thị trường là gì?

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân, tập thể và hợp tác xã, có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều loại sở hữu cùng tham gia, vận động và phát triển theo cơ chế bình đẳng và ổn định…Những mô hình kinh tế thị trường phổ biến hiện nay: xã hội, tự do, tư bản nhà nước, xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, xã hội chủ nghĩa Việt Nam.