Mổ sỏi thận bao lâu mới lành

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành
Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu phụ thuộc vào phương pháp người bệnh chọn để mổ

Trước khi trả lời câu hỏi mổ sỏi thận nằm viện bao lâu thì người bệnh cần phải biết thời điểm phù hợp để mổ sỏi thận.

Một người mắc bệnh sỏi thận nếu như không được điều trị sớm và  kịp thời thì có khả năng mắc phải tình trạng suy thận. Đa phần những người mắc bệnh sỏi thận sẽ không biết mình mắc bệnh vì các  triệu chứng bệnh không rõ ràng, cho tới một ngày khi người bệnh bị đau đớn và đi tiểu ra sỏi thì mới có thể nhận biết được bệnh.

Ban đầu chỉ là những cơn đau đơn giản ở vùng bụng phía dưới giữa khoang bụng và hông, xương sườn và hông hoặc cũng có thể đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể… Cùng với đó là các triệu chứng khác như: Đái buốt, buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu hay mùi hôi.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh sỏi thận khác nhau trong đó có các phương pháp như: điều trị nội khoa, tán sỏi và phẫu thuật… Chỉ khi nào các phương pháp điều trị nội khoa không thể thực hiện được nữa thì phẫu thuật mới được tính đến và chỉ định cho bệnh nhân.

Mổ nội soi sỏi thận hết bao nhiêu tiền? Phương pháp mổ sỏi thận được chỉ định khi người bệnh có kích thước sỏi quá lớn khoảng hơn 20mm, tình trạng nhiễm trùng xuất hiện, dòng chảy của nước tiểu bị ngăn chặn.

Các phương pháp mổ sỏi thận hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh sỏi thận khác nhau chính điều này cũng quyết định mổ sỏi thận nằm viện bao lâu. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Nội soi tán sỏi thận qua da: tạo một đường hầm vào thận và đưa ống nội soi có đường kính 10mm – 15mm vào và tiếp cận với sỏi. Sỏi được phá vỡ bằng các tia laser hoặc khí nén hoặc siêu âm tiến hành phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

  • Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Đây là phương pháp chỉ định cho các trường hợp sỏi bể thận, vị trí 1/3 trên niệu quản, những sỏi có kích thước lớn.

  • Phẫu thuật mổ mở: Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp người mắc bệnh sỏi thận, niệu quản có kích thước lớn và chức năng bị kém.

Nếu như người mắc bệnh sỏi thận có liên quan đến một số vấn đề ở tuyến cận giáp bác sỹ cũng có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tuyến giáp để loại bỏ sự hình thành của các tuyến giáp.

Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó phương pháp mổ là cực kì quan trọng.

Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu?

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành
Mổ sỏi thận chỉ được áp dụng trong trường hợp sỏi có kích thước từ 20mm trở lên.

Không phải cứ mắc bệnh sỏi thận là sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể có thêm tình trạng bị ứ nước, thận sưng… Trong một số trường hợp kích thước sỏi từ 10mm trở lên cũng cần phải mổ theo chỉ định của bác sỹ.

Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu sẽ phụ thuộc vào phương pháp mổ được sử dụng. Nếu như trước đây, phương pháp mổ hở hay tán sỏi thì người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau kéo dài và thời gian nằm viện lâu hơn thì nay với phương pháp mổ mới thời gian phục hồi nhanh chóng cũng như không cần phải nằm viện quá lâu.

Phương pháp mổ sỏi thận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là mổ nội soi thận qua da. Phương pháp này được áp dụng với hững sỏi có kích thước lớn hơn 20mm hay sỏi san hô. Đây được đánh giá là một phương pháp mổ hiện đại cũng như có thể rút ngắn được thời gian nằm viện, phục hồi nhanh. Chính vì thế, người bệnh có thể nhanh chóng quay lại với công việc hàng ngày của mình.

Rất nhiều người bệnh có thể hoàn toàn khỏe mạnh lại chỉ sau 1 – 2 ngày phẫu thuật và trở về nhà.  Đồng thời, chính bản thân mỗi người bệnh cũng cần phải được chăm sóc chu đáo và cẩn thận sau khi phẫu thuật để tình trạng bệnh nhanh chóng được phục hồi cũng như không tái phát.

Khi tiến hành mổ sỏi thận có ảnh hưởng tới sức khỏe  về sau không?

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất cần thiết cho người phẫu thuật sỏi thận

Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu thì sẽ phụ thuộc vào phương pháp mổ của mỗi bệnh nhân. Vậy, sau khi tiến hành mổ sỏi thận có ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh về sau này không?

Ngày nay, với các phương pháp mổ hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ bác sỹ năng lực cao và giàu kinh nghiệm thì quá trình mổ sỏi thận sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng cần quan tâm chính là cần phải có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh sau khi phẫu thuật để sức khỏe ổn định cũng như bệnh không tái phát.

Phương pháp mổ nội soi sỏi thận có thể áp dụng với những viên sỏi lớn hơn 2cm, và có thể điều trị cả sỏi thận san hô phức tạp. Một ưu điểm rất lớn của mổ nội soi đó chính là không gây vết thương bên ngoài cơ thể nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tránh vết sẹo mổ bên ngoài cho người bệnh đồng nghĩa với việc tránh biến chứng sau vết thương hở. Giảm tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật so với cách mổ mở thông thường. Còn với phương pháp mổ mở, người bệnh sẽ cần nhiều thời gian hồi phục hơn vì cách này ít nhiều có thể gây tổn hại đến thận hơn.

Diệu Linh

Mổ nội soi sỏi thận là phương pháp can thiệp lấy sỏi trong nhu mô thận với mức độ xâm lấn tối thiểu, giúp người bệnh bảo tồn chức năng thận và tránh được các tổn thương nghiêm trọng.

Mổ nội soi sỏi thận là phương pháp trị liệu được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Đây là phương pháp can thiệp với mức độ tối thiểu trong phẫu thuật, được thực hiện thông qua các vết rạch nhỏ. Mọi thao tác đều được diễn ra bên trong cơ thể và được điều khiển bằng màn hình bên ngoài.

Kỹ thuật mổ nội soi có thể ứng dụng điều trị cho nhiều loại sỏi khác nhau có kích thước từ 10 - trên 20mm. Phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cho cả trường hợp bệnh nhân có triệu chứng và không có triệu chứng.

1. Tìm hiểu chung về mổ nội soi sỏi thận

Mổ nội soi sỏi thận là phương pháp điều trị bệnh sỏi thận tối ưu và có tính an toàn cao khi thực hiện. Mổ nội soi sỏi thận được thực hiện bằng cách can thiệp lấy sỏi hình thành trong nhu mô thận thông qua ngã nội soi. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân có chỉ định phù hợp như:

- Người bệnh có các triệu chứng: Đau hông lưng âm ỉ, kéo dài. Cơn đau quặn thận, tiểu máu, tiểu gắt hoặc buốt. Sốt lạnh run trong các đợt nhiễm trùng tiểu kéo dài hoặc dễ tái phát.

- Sỏi thận không triệu chứng nhưng có kích thước từ 10 - 20mm.

- Sỏi thận có kích thước trên 20mm.

Mọi chỉ định điều trị đều được xác định thông qua bệnh sử, thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng, chụp chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính...để đánh giá kích thước và xác định vị trí sỏi trước khi can thiệp.

Mổ nội soi sỏi thận không được chỉ định cho các trường hợp biến chứng cấp tính như sốc nhiễm trùng, sỏi ứ mủ, áp xe thận, suy thận,...

Hiện nay có 3 phương pháp mổ nội soi sỏi thận thường gặp là: Mổ nội soi qua da, mổ nội soi ổ bụng và mổ nội soi niệu quản ngược dòng. Tùy vào điều kiện sức khỏe của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành

Mổ nội soi sỏi thận là gì? - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

4 thói quen gây sỏi thận giới văn phòng thường xuyên mắc phải

6 triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh sỏi thận

2. Cần chuẩn bị gì trước khi mổ nội soi sỏi thận?

Sau khi được bác sĩ chỉ định cần mổ nội soi sỏi thận, người bệnh cần lên kế hoạch trước khi phẫu thuật. Tiến hành thăm khám tổng quát nhằm đảm bảo các cơ quan hoạt động khỏe mạnh, chịu đựng được thuốc gây mê và phẫu thuật.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu có các bệnh lý: Van tim nhân tạo, Stent động mạch vành, cấy ghép bộ phận bất kỳ trên cơ thể, các bệnh nhiễm trùng, người bệnh đang điều trị với warfarin, aspirin hoặc clopidogrel,...

Trước phẫu thuật 6 tiếng đồng hồ người bệnh được yêu cầu không được ăn uống. Đồng thời, tiến hành vệ sinh cơ thể bằng dung dịch sát khẩu, thay trang phục bệnh nhân, đặt lưu thông tiểu và nằm tư thế phù hợp trên bàn mổ. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân và thực hiện các thao tác an toàn trước khi phẫu thuật.

3. Tiến hành mổ nội soi sỏi thận

Sau khi người bệnh được gây mê hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ trong vùng khung xương chậu hoặc gần hố thận tùy vào vị trí của viên sỏi.

Bác sĩ cũng sẽ tạo thêm các đường rạch khác để đưa dụng cụ nội soi vào trong ổ bụng. Mọi hình ảnh bên trong ổ bụng sẽ hiện thị qua màn hình bên ngoài, giúp bác sĩ tiếp cận nhu mô thận và bóc tách lấy sỏi dễ dàng hơn.

Một t stent niệu quản sẽ được đặt sau đó, nhằm đảm bảo phần mảnh vụn của sỏi thoát ra ngoài. Cuối cùng nhu mô thận được đóng lại, dụng cụ nội soi được rút ra. Các vết mổ được khâu lại bằng chỉ y khoa. Tiến hành băng vết thương, rút ống thở và chuyển bệnh nhân sang phòng chờ hồi tỉnh sau phẫu thuật.

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành

Tiến hành mổ nội soi sỏi thận - Ảnh: Internet

Tìm hiểu thêm: Thực hư chuyện hoa đu đủ đực chữa sỏi thận và những điều cần lưu ý khi sử dụng

4. Chăm sóc và theo dõi phục hồi sau mổ nội soi sỏi thận

Sau khi đã hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe ổn định, người bệnh sẽ được chuyển về phòng riêng và được khuyến khích ăn uống, vận động theo chỉ dẫn.

Điều này giúp ngăn ngừa máu đông hình thành, đồng thời giúp cải thiện chức năng đường ruột. Trong trường hợp quá đau đớn sau phẫu thuật người bệnh được phép sử dụng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol.

Ngày thứ 3 sau phẫu thuật bệnh nhân cần tập luyện lại thói quen đi tiểu bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống nhiều nước để tăng hoạt động sống xuất trên đường niệu.

5. Mổ nội soi sỏi thận bao lâu thì lành?

Sau khi mổ nội soi sỏi thận, người bệnh cần nằm viện 3 ngày. Một số bệnh nhân có cơ địa khỏe mạnh có thể ra viện sớm hơn. Trước khi ra viện, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn kỹ cách chăm sóc vết thương và hẹn thời gian tái khám sau phẫu thuật.

Thông thường vết thương do mổ nội soi sỏi thận sẽ phục hồi sau 10 - 14 ngày. Người bệnh có thể hoạt động bình thường trở lại sau từ 2 đến 4 tuần. Stent niệu quản được loại bỏ hoàn toàn sau 4 đến 6 tuần.

6. Nên ăn gì sau khi mổ nội soi sỏi thận?

Sau khi mổ nội soi sỏi thận bệnh nhân thường bị suy yếu. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để mau chóng hồi phục. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn sau khi mổ nội soi sỏi thận.

6.1. Thực phẩm giàu chất xơ

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sỏi thận thường bị giảm nhu động ruột dễ gây táo bón. Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng cải thiện tình trạng này.

Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh như súp lơ, bắp cải, cải ngồng, atiso,...Ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, bột bắp nguyên hạt,...Các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh,...

Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lượng chất xơ phù hợp.

6.2. Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Sau khi mổ nội soi sỏi thận, cơ thể người bệnh sẽ hấp thụ lượng canxi ít hơn bình thường khiến oxalat (nguyên nhân chính hình thành sỏi thận) nhiều lên ở ruột. Do đó, để tránh nguy cơ tái phát sỏi thận, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết (mỗi ngày khoảng 1000mg).

Để bổ sung canxi tự nhiên người bệnh có thể ăn nhiều sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi và các loại hải sản.

6.3. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu Vitamin D cho cơ thể

Vitamin D có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa canxi cho cơ thể. Do đó, người bệnh sau khi mổ nội soi sỏi thận nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, phô mai,...để phòng ngừa tái phát sỏi thận.

6.4. Các loại trái cây giàu Vitamin C

Trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bổ sung trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt nhiều loại trái cây còn là nguồn cung cấp citrat tự nhiên có tác dụng làm giảm lượng canxi oxalat. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tái phát sỏi thận ở người bệnh.

Nguồn citrat dồi dào được tìm thấy trong các loại trái cây họ cam, quýt. Do đó người bệnh sau khi mổ nội soi sỏi thận có thể ăn hoặc uống nước ép cam, chanh, bưởi hàng ngày giúp nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.

Ngoài ra, các loại trái cây tươi còn rất giàu vitamin C tốt cho sự phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật. Ăn các loại trái cây giàu vitamin C như vải, ổi, kiwi,...giúp tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi, khó chịu ở người bệnh.

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành

Bổ sung thêm các loại trái cây giàu Vitamin C cho cơ thể - Ảnh: Internet

6.5. Uống nhiều nước

Một trong những nguyên tắc khi điều trị các bệnh về thận là uống nhiều nước. Người bệnh sau phẫu thuật nội soi sỏi thận cũng không phải là ngoại lệ. Uống nhiều nước giúp nước tiểu loãng khiến sỏi khó hình thành trong thận và niệu quản. Nhờ đó làm giảm nguy cơ sỏi thận tái phát sau phẫu thuật.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước lọc hoặc nước trái cây tươi để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

7. Không nên ăn gì sau khi mổ nội soi sỏi thận?

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, người bệnh sau khi mổ nội soi sỏi thận cũng cần kiêng khem một số loại thực phẩm để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

7.1. Thức ăn mặn

Chế độ ăn ít muối là yêu cầu bắt buộc trong điều trị sỏi thận. Hàm lượng natri cao từ các món ăn mặn có thể thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Điều này rất có hại cho hoạt động của thận làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Do đó, đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh và các loại nước ép trái cây có hàm lượng natri cao cần được loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh sau phẫu thuật nội soi sỏi thận. Đồng thời, các món ăn của người bệnh cần chế biến ít muối để đảm bảo sức khoẻ.

7.2. Thực phẩm giàu đạm và oxalat

Các món ăn giàu đạm như thịt bò, cừu, ngỗng,...khiến hàm lượng protein trong cơ thể tăng cao, hình thành acid uric trong nước tiểu, có hại cho thận và là nguyên nhân chính hình thành sỏi thận.

Bên cạnh thực phẩm giàu đạm thì chocolate, trà xanh, măng tây…cũng là nhóm thực phẩm cần hạn chế. Bởi hàm lượng oxalat trong các loại thực phẩm này khá cao, dẫn đến nguy cơ tái phát sỏi thận sau khi mổ.

Mổ sỏi thận bao lâu mới lành

Kiêng thịt đỏ sau khi mổ nội soi sỏi thận - Ảnh: Internet

7.3. Hải sản và các loại thực phẩm có hại

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của vết mổ sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến vết mổ như: Hải sản, thịt gà, đồ ăn cay nóng, thực phẩm muối chua và các loại hạt cứng (óc chó, hạt dẻ,...).

Coca cola và các loại nước uống có gas khác cũng cần được loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi trong các loại nước có gas thường chứa nhiều phophat, một loại chất hóa học thúc đẩy quá trình hình thành sỏi thận.

Giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày, hạn chế các món ngọt như bánh kéo, siro, đường fructose kết tinh, mật ong, nước mía,...

Mổ nội soi sỏi thận mặc dù an toàn nhưng cũng có thể xảy ra các rủi ro đáng tiếc như: Chảy máu và nhiễm trùng vết mổ, tụ máu trong ổ bụng, viêm phúc mạc,... Do đó nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường sau khi mổ bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.