Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu

Chích ngừa viêm gan B là một mũi tiêm rất quan trọng cho trẻ em mới sinh. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng trong diện cần tiêm phòng viêm gan B cũng phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu? Cần phải tiêm bao nhiêu mũi chống viêm gan B là đủ? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiêm phòng viêm gan B có thể có tác dụng từ 10 đến 30 năm hoặc lâu hơn nữa. Tiêm vacxin chống viêm gan B tức là tạo cho cơ thể một dấu hiệu nhận biết. Khi có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ tự động mở hàng rào chắn mà trước đó đã được chuẩn bị sẵn. Như vậy, có thể hiểu, đưa vacxin vào người chính là lập nên tín hiệu của cơ thể, giúp cơ thể hình thành một hàng rào bảo vệ luôn túc trực trước virus viêm gan B.

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu
Một đợt tiêm phòng viêm gan B có hiệu quả rất lâu dài

Trí nhớ miễn dịch trên cơ thể con người có thể kéo dài ít nhất 30 năm. Dù vậy, hầu hết mọi người quan tâm đều đi kiểm tra khả năng miễn dịch sau từ 10 đến 15 năm tiêm phòng. Việc làm này sẽ giúp phát hiện cơ thể còn khả năng chống lại bệnh hay không. Đối với vacxin viêm gan B, sau khoảng thời gian trên, lượng anti – HBs đã giảm. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là hàng rào bảo vệ miễn dịch đã bị mất.

Bất cứ khi nào có có nguy cơ phơi nhiễm với virus gây bệnh viêm gan B, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt lại. Lúc này, một lượng lớn anti – HBs sẽ được sinh ra. Chúng chống lại kháng nguyên bề mặt, ngăn chặn bệnh viêm gan B hình thành. Nguy cơ mắc bệnh không còn đe dọa con người.

Mặc dù trên lý thuyết, chích ngừa viêm gan B sẽ loại bỏ hoàn toàn được mọi nguy hiểm từ virus tấn công. Hệ thống phòng ngự cơ thể có khả năng ghi nhớ ít nhất đến 30 năm. Thế nhưng, cũng có những trường hợp đặc biệt, đã tiêm phòng nhưng vẫn bị mắc bệnh. Đặc biệt là khi không tuân thủ đúng về liều lượng của đợt tiêm phòng.

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu
Cần tiêm phòng viêm gan B đúng thời gian, đủ liều lượng

Để kéo dài thời gian kháng thể hoạt động, cần thực hiện như sau:

  • Tham khảo bác sĩ để biết được thời gian cần tiêm vacxin.
  • Theo dõi lịch tiêm để thực hiện đúng với yêu cầu chuyên khoa.
  • Tham gia đầy đủ các mũi chích ngừa viêm gan B.

Nếu như cảm thấy không an tâm hoặc chưa thực hiện đủ những tiêu chí trên, cần đến cơ sở Y tế để kiểm tra. Trường hợp cơ thể không đáp ứng đủ khả năng chống chọi với virus, bác sĩ sẽ có những hướng hỗ trợ kịp thời.

Hệ quả từ việc không tiêm phòng viêm gan B là rất lớn. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao, bởi căn bệnh này có khả năng lây lan qua nhiều hình thức. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng, mọi chức năng đều trì trệ. Việc điều trị, kéo dài thời gian sống cho người bệnh không chỉ tốn kém về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của mũi tiêm chích ngừa viêm gan B, chúng ta nên tuân thủ tiêm đúng lịch trình và tiêm đủ mũi. Vậy, tiêm phòng viêm gan B bao nhiêu mũi là đủ? Câu trả lời còn phụ thuộc vào từng đối tượng cần tiêm phòng.

Thời điểm trẻ em tiêm phòng viêm gan B thường là giai đoạn sơ sinh. Khoảng 24 tiếng sau khi bé lọt lòng, bé sẽ được bác sĩ tiến hành tiêm một mũi chống viêm gan B đầu tiên. Trước khi làm thủ tục sinh con, các mẹ cũng nhân tư vấn rất kỹ lưỡng từ bác sĩ về mũi tiêm này.

Tiếp theo, đợi đến lúc trẻ được 1 tháng tuổi, ba mẹ bắt buộc phải đưa trẻ đi tiêm mũi phòng bệnh thứ 2. Mũi thứ 3 sẽ tiến hành vào thời điểm bé được 2 tháng tuổi. Thời gian đầu, các mũi tiêm khá dồn dập nên phụ huynh phải chú ý để không bỏ sót.

Khoảng 1 năm sau khi tiêm mũi thứ 3, các bé cần chích ngừa viêm gan B mũi thứ tư. Và cuối cùng là mũi thứ 5 ở giai đoạn bé được 8 tuổi. Tất cả các mũi tiêm đều có vai trò quan trọng như nhau. Tiêm đủ và đúng thời điểm mới giúp hình thành bộ máy miễn dịch trọn vẹn trong cơ thể của trẻ.

Với người lớn, quy trình chích ngừa viêm gan B có phần dễ quản lý hơn. Bởi số lượng mũi tiêm ít và thưa. Tổng cộng, cần tiêm 3 mũi. Mũi đầu tiên vào tháng thứ nhất, hai tháng sau tiến hành thêm mũi tiêm thứ 2, và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm đầu 3 tháng. Tức là, cứ cách một tháng phải tiêm một mũi đến khi đủ 3 mũi tiêm quy định.

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu
Người lớn vẫn phải tiêm phòng đủ 3 mũi vacxin khi cần thiết

Như vậy, đáp án cho câu hỏi tiêm phòng viêm gan B mấy mũi đã đủ và rõ ràng. Với trẻ em, cần trải qua đủ 5 mũi tiêm và người lớn là 3 mũi. Hãy tuân thủ tuyệt đối về thời gian cũng như liều lượng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Mặc dù chích ngừa viêm gan B cấp và mãn tính là việc làm hết sức quan trọng. Đây là một trong những mũi tiêm cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa rõ mình có thuộc đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B hay không. Dưới đây là danh sách các đối tượng nên chích ngừa căn bệnh nguy hiểm này:

Trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng bắt buộc phải thực hiện các mũi tiêm chống bệnh viêm gan B. Trẻ em sau khi sinh ra sẽ được bác sĩ tiêm cho mũi đầu lúc 24h sau khi lọt lòng. Các mũi tiêm thứ 2 đến thứ 5 do bác sĩ chỉ định thời gian tiêm. Lịch tiêm của trẻ cần được ghi chép cẩn thận, đặt lịch nhắc nhở để không bị quên. Chỉ cần bỏ lỡ một mũi tiêm, ở bất cứ giai đoạn nào cũng khiến tác dụng phòng bệnh giảm sút.

Những người dưới 19 tuổi nhưng chưa từng tiêm phòng viêm gan B cũng thuộc nhóm phải tiêm bổ sung. Đừng nhầm lẫn về chuyện không tiêm vacxin lúc nhỏ thì khi lớn tiêm cũng không có tác dụng. Thuốc vẫn có hiệu quả với trẻ em tuổi vị thành niên trong trường hợp này.

Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm qua máu, đặc biệt là đường tình dục. Quan hệ không an toàn với người mang mầm bệnh viêm gan B thì nguy cơ mắc bệnh từ người đó cũng rất cao.

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu
Nghi ngờ phơi nhiễm viêm gan B cần đến cơ sở Y tế để kiểm tra, tiêm phòng

Cụ thể những trường hợp cần tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt là:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau.
  • Một trong hai người bị bệnh viêm gan B. Hoặc nghi ngờ bạn tình có quan hệ tình dục với người viêm gan B.
  • Nam giới quan hệ đồng tính vẫn có thể lây nhiễm viêm gan B.
  • Quan hệ tình dục với người có người nhà bị bệnh viêm gan B.

Một trong những con đường lây lan viêm gan B nhanh chóng đó chính là các mạch máu. Người lớn chưa từng chích ngừa viêm gan B mà thuộc trường hợp dưới đây cần chú ý tiêm phòng:

  • Dùng chung kim tiêm, kim truyền với người bệnh khác.
  • Đánh răng chung bàn chải với người bị viêm gan B.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết thương của người viêm gan B hoặc người bị nghi viêm gan B.
  • Chung sống với người có bệnh viêm gan B hoặc gia đình, người thân của người đó có bệnh.
  • Người thực hiện thủ thuật dao kéo ở thẩm mỹ viện, phẫu thuật tại bệnh viện,…

Như vậy, có thể thấy rằng chích ngừa viêm gan B là một việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, tìm hiểu rõ tiêm phòng viêm gan B có hiệu quả bao lâu, cần tiêm mấy mũi sẽ giúp bạn có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động này.

Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm cao và khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, căn bệnh này có thể được chủng ngừa bằng tiêm vacxin viêm gan B. Vậy người đã tiêm phòng liệu có khả năng bị nhiễm bệnh hay không ?

Các đường lây nhiễm của viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Loại virus này gây ra bệnh suy gan, xơ gan và có thể dẫn đến ung thư gan.

Viêm gan B có nhiều ở trong máu và các dịch cơ thể như tinh dịch và dịch âm đạo. Loại virus viêm gan B cũng có trong các dịch khác như: nước bọt, nước mắt, sữa, nước tiểu, tuy nhiên với lượng quá nhỏ nên không đủ để lây truyền qua các đường này. Do đó có 3 con đường lây nhiễm chính: qua đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.

Lây qua đường máu

Một người nhiễm viêm gan B qua đường máu khi: Máu người bị nhiễm viêm gan B được đưa vào máu người nhiễm bệnh và không được bảo vệ. Các điều kiện lây nhiễm qua đường máu như:

  • Truyền máu người nhiễm viêm gan B cho người khác.
  • Dùng chung xilanh, tiếp xúc trực tiếp với máu người bị nhiễm qua vết thương hở.
  • Dùng chung các đồ dùng có nguy cơ dính máu cao như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… với người bị nhiễm, ngoài ra thực hiện các thủ thuật chảy máu như nhổ răng, xăm hình,…
  • Dùng chung dụng cụ phẫu thuật mà không xử lý vô trùng tốt,….

>>> Người nhiễm viêm gan B có thể sống được bao lâu?

Lây từ mẹ sang con

Mẹ bị nhiễm viêm gan B nguy cơ cao lây nhiễm cho con qua quá trình mang thai. Khoảng 1/2 số trường hợp hợp lây nhiễm thông qua đường này. Lây từ mẹ sang con chủ yếu xảy ra trong quá trình đẻ, quá trình mang thai tỉ lệ lây nhiễm thấp chỉ khoảng 2%.

Nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con phụ thuộc vào mức độ nhân lên của virus trong cơ thể mẹ và tải lượng virus trong máu mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B  từ mẹ sang con sẽ cao hơn nếu mẹ bị nhiễm viêm gan có chứa HBeAg. Nếu HBeAg dương tính, tỉ lệ mẹ lây con là khoảng 90%.

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu

Lây qua đường tình dục

Viêm gan B có thể lây qua con đường quan hệ tình dục do tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo, máu (nếu có tổn thương da). Viêm gan B lây qua đường tình dục dễ hơn so với virus HIV từ 50 – 100 lần.

Các hình thức quan hệ tình dục gây tổn thương niêm mạc, chảy máu thì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B càng cao như: Quan hệ tình dục đường miệng, đường hậu môn, quan hệ đồng giới nam, quan hệ với nhiều bạn tình hay quan hệ với trai, gái mại dâm.

Lịch tiêm vacxin viêm gan B

Đối với trẻ em

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ em được khuyến cáo (không tính mũi sơ sinh):

  • Mũi 1: lần đầu tiêm
  • Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: sau mũi 2 một tháng
  • Mũi 4: sau mũi 3 một năm

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu

Đổi với người lớn

Người xét nghiệm máu chưa nhiễm virus và chưa có kháng thể viêm gan B được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi:

  • Mũi 1: lần đầu tiêm
  • Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: sau mũi 1 năm tháng
  • Tiêm nhắc lại sau 5-8 năm

Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi dự định mang thai 3 tháng. Bởi lúc này vắc xin sẽ có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.

Vacxin phòng chống viêm gan B có tác dụng bao lâu ?

Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B sẽ giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian.

Để đảm bảo lượng kháng thể luôn đủ cao để chống lại virus gây bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người nên tiêm nhắc 1 mũi vắc xin sau 5-10 năm kể từ đợt chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn trước đó.

Những người đã tiêm vắc xin nhưng không đủ liều theo lịch tiêm chủng cần được kiểm tra xét nghiệm kháng thể antiHBs và tiêm những mũi theo lịch bổ sung hoặc thậm chí nếu không tạo được kháng thể thì phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo phác đồ chuẩn.

Người đã tiêm vacxin viêm gan B liệu có khả năng lây bệnh không ?

Tiêm phòng không đảm bảo 100% không mắc bệnh mà chỉ hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Nếu được tiêm phòng đủ mũi và đúng lịch, hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B đạt khoảng 90-97%. Hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài 15-20 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc cơ thể mỗi người.

Chích ngừa viêm gan b có tác dụng bao lâu

Để chắc chắn về khả năng miễn nhiễm với bệnh, bạn có thể thực hiện thêm xét nghiệm chỉ số Anti Hbs. Xét nghiệm này khá đơn giản nhằm xác định chính xác nồng độ Anti-HBs trong máu. Khi nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có kháng thể phòng bệnh. Còn để phòng được lây nhiễm thì định lượng kháng thể phải đạt ngưỡng 100 IU/l trở lên. Kháng thể được coi là bền vững với virus viêm gan B là ở ngưỡng C = 1.000 IU/l.

>>> Xét nghiệm viêm gan B ở Đà Nẵng

Bạn có thể xét nghiệm viêm gan B ở đâu tại Đà Nẵng

Để biết được bản thân có nhiễm viêm gan B hay không. Xét nghiệm viêm gan B chỉ cần một mẫu máu nhưng gồm 3 loại xét nghiệm cần thiết để đưa ra chuẩn đoán cuối cùng:

HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B)
HBsAb hoặc anti-HBs (kháng thể bề mặt viêm gan B)
HBcAb hoặc anti-HBc (kháng thể lõi viêm gan B)

Bạn có thể đến Phòng khám Medic Sài Gòn để xét nghiệm và kiểm tra tình trạng cơ thể bản thân mình có nhiễm virus viêm gan B hay không.

Phòng khám Medic Sài Gòn

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline : 0914496516