Nên đặt lưỡi ở đâu

Hiện nay, cơn sốt mewing vẫn chưa hề hết hot, các từ khóa liên quan đến cách thức luyện tập mew đang được tìm kiếm rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trường hợp nào nên tập Mewing, tập thế nào đúng cách. Có những kiểu mewing nào, tập sai cách nguy hiểm như thế nào? Cùng lắng nghe những kiến thức cơ bản nhất mà bác sĩ Nha khoa Việt Smile chia sẻ ngay sau đây nhé.

Nên đặt lưỡi ở đâu
Mewing niềng răng

Mewing là tên gọi của thuật ngữ PROPER TONGUE POSTURE, do giáo sư Mike Mew phát triển, để chỉ cách thức đặt lưỡi trên vòm miệng đúng từ đó làm thay đổi cấu trúc xương hàm và răng, làm cho khuôn mặt đẹp hơn mà không cần phẫu thuật.

Nên đặt lưỡi ở đâu
Dr. John Mew – người cho ra đời phương pháp Mewing

Thời gian gần đây thuật ngữ mewing nổi lên và có rất nhiều bạn đã áp dụng phương pháp này như một cách tự làm đẹp tại nhà. Hiện nay chưa thực sự có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của mewing do vậy phương pháp này không được nói đến trong các tài liệu giảng dạy chính thống tại trường học.

Tuy nhiên đã có những trường hợp thành công với mewing do vậy với những người có vấn đề về thói quen răng miệng xấu, những người có vấn đề về răng và xương hàm vẫn có thể áp dụng mewing như một cách luyện tập hỗ trợ dưới sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.

Mewing là gì? Cơ sở khoa học của Mewing?

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp gặp hậu quả khó lường do áp dụng mewing tự phát sai cách. Do vậy để có thể luyện tập mewing, trước tiên bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha để phát hiện vấn đề và được hướng dẫn cách luyện tập chuẩn.

Nên đặt lưỡi ở đâu
Mewing giúp đường nét khuôn mặt sắc nét hơn

Tập Mewing có tác dụng gì?

Toàn bộ cấu trúc khoang miệng bao gồm lưỡi, răng, cơ môi má và toàn bộ xương sọ mặt có mối liên quan mật thiết với nhau, trong đó vị trí lưỡi ảnh hưởng rất lớn tới hình thái xương hàm từ đó quyết định kiểu mặt.

Khi lưỡi đặt ở vị trí đúng, đường thở qua mũi được thông thoáng, cân bằng lực giữa lưỡi và cơ môi má bên ngoài tốt, tự nhiên răng cửa bạn sẽ mọc đúng vị trí và đều đặn cân đối hơn, xương hàm cũng sẽ phát triển tốt hơn từ đó gương mặt đẹp hơn, thanh toát hơn.

Những người tin tưởng vào mewing đều cho rằng phương pháp này giúp họ đẹp lên mỗi ngày mà không cần tiến hành phẫu thuật.

+ Cải thiện hình dáng khuôn mặt trở nên cân xứng, hài hòa đồng thời giúp cấu trúc xương hàm thêm chắc khỏe

+  Phương pháp Mewing đưa lại hiệu quả khi kết hợp với niềng răng – chỉnh nha, giúp loại bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi, hóp má khi nắn chỉnh răng

+ Khi bạn kiên trì và tập đúng cách, Mewing có tác dụng đẩy hàm trên hay chính phần trung tâm của xương hàm trên ra phía trước  khiến sống mũi nhìn trông cao hơn, đồng thời đường thở được mở rộng, có tác dụng tích cực trong giảm viêm xoang, viêm mũi.

+ Thực hiện mewing đúng còn giúp cải thiện phát âm, tăng cường sức khỏe răng miệng nói chung, điều trị rối loạn khớp thái dương hàm.

+ Nhiều người cũng đề cập đến tác dụng của Mewing trong việc loại bỏ thói quen xấu như ngủ ngáy hay ngủ há mồm..

Nên đặt lưỡi ở đâu
Cách thực hiện phương pháp Mewing

Ngược lại khi lưỡi đặt sai vị trí, thiếu đi sự cân bằng môi má lưỡi, răng mọc không đúng vị trí từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển xương hàm làm cho xương hàm dưới kém phát triển theo chiều trước sau, xương hàm trên hẹp theo chiều ngang, đường thở qua mũi kém thông khí dẫn tới một tổ hợp các yếu tố tạo nên một hình thái khuôn mặt kém thẩm mỹ (điển hình là tạo thành kiểu mặt hô, cằm lùi, răng khấp khểnh, cổ và đầu dướn ra phía trước, lưng gù).

Ai nên và không nên tập mewing

Trường hợp nên tập Mewing

+ Trường hợp khách hàng có tật hay thói quen đẩy lưỡi và thở bằng miệng

+ Khách hàng có tình trạng hàm dưới bị thụt vào bên trong.

+ Những ai gặp phải vấn đề móm ở hàm bên trên cũng có thể tập Mewing để cải thiện.

Ai không nên thực hiện Mewing 

+ Khách hàng có tình trạng khuôn hàm hẹp quá mức.

+ Thực hành Mewing không có hiệu quả khi điều trị răng chen chúc.

+ Trường hợp bạn bị hô/ vẩu ở cả 2 hàm

+ Nếu bạn đang trong giai đoạn niềng răng kéo lùi răng hàm trên giảm hô thì không nên luyện tập mewing

+ Khách hàng gặp vấn đề về khớp cắn sâu do xương gây ra không nên áp dụng phương pháp này.

+ Các trường hợp móm – khớp cắn ngược do hàm dưới quá phát thì tập mewing sẽ không mang lại hiệu quả

Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ nha khoa thăm khám, hướng dẫn phương pháp tập luyện đúng.

Có những cách luyện tập mewing nào?

Có hai cách luyện tập mewing đó là sofl mewing và hard mewing.

  • Sofl mewing chỉ cách đặt lưỡi đúng vị trí
  • Hard mewing chỉ cách thức sử dụng lực của lưỡi để tác động lên xương hàm. 

Với bất cứ cách luyện tập nào bạn cũng cần được hướng dẫn và theo dõi bởi bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập.

Tập Mewing thế nào đúng cách

Tập Mewing đúng cách cần tuân thủ 5 yêu cầu cơ bản như sau

  1. Đặt lưỡi đúng tư thế
  2. Đặt răng thích hợp, không sai vị trí.
  3. Hít thở đều bằng mũi (Không thở bằng miệng)
  4. Thực hiện nuốt đúng cách.
  5. Tập luyện Mewing thường xuyên, kiên nhẫn

Có thể nói, tập mewing đúng cách và đặt tư thế lưỡi chuẩn chính là chìa khóa giúp chúng ta tập mewing hiệu quả, từ đó điều chỉnh lại các đường nét trên khuôn mặt

Phương pháp này được hướng dẫn như sau:

  1. Ngồi thẳng lưng 1 cách thoải mái nhất
  2. Mím môi, ngậm hai hàm trên dưới một cách thoải mái và tự nhiên nhất
  3. Đưa toàn bộ lưỡi bạn (từ cuống lưỡi đến đầu lưỡi) áp lên phần vòm miệng trên (vòm khẩu cái) chứ không phải chỉ mỗi phần đầu lưỡi
  4. Giữ tư thế lưỡi này trong vòng vài phút và hít thở đều bình thường bằng mũi. 

Tập luyện đúng là bạn cần xác định và duy trì tư thế chính xác. Đó là tư thế đứng thẳng, xương hàm và khuôn mặt của bạn phải thẳng với ngực kể cả khi bạn ngồi hay là đứng.

Khi mới bắt đầu áp dụng phương pháp Mewing bạn có thể áp dụng 1 vài tips hữu ích sau:

  • Khi đưa lưỡi lên, bạn đồng thời nuốt nước bọt để lưỡi dễ áp lên phần vòm miệng trên hơn.
  • Hoặc bạn có thể há miệng và phát âm “N” rồi giữ tư thế lưỡi ở đó, đảm bảo lưỡi không chạm vào răng là được.
  • Bạn cũng có thể tặc lưỡi và giữ lưỡi ở vị trí trước khi tặc.

Cách đặt lưỡi đúng cách khi Mewing 

Nhiều nghiên cứu của Tiến sĩ Mew cho thấy rằng chúng ta có thể thay đổi cấu trúc khuôn mặt thông qua việc đặt lưỡi đúng cách.

Bạn hãy bắt đầu luyện tập bằng việc đứng trước gương và thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Đặt đầu lưỡi ngay phía sau răng cửa hàm trên, áp vào khẩu cái cứng

– Đẩy toàn bộ lưỡi áp sát lên vòm miệng trên, từ trước ra sau, khép kín môi lại

– Các răng hàm ở hàm trên và dưới chạm nhau một cách nhẹ nhàng. 

Nên đặt lưỡi ở đâu
Tư thế lưỡi đúng khi Mewing

Để thực hành mew đúng cách bạn phải thư giãn lưỡi, thả lỏng rồi đặt lưỡi lên vòm miệng một cách tự nhiên nhất để quen dần với phương pháp tập luyện này, đừng căng thẳng hay tập cứng nhắc mà tạo thêm áp lực cho bản thân.

Nên đặt lưỡi ở đâu
Từ thế lưỡi đúng đặc biệt quan trọng trong Mewing

Tập Mewing chuẩn xác sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển cấu trúc khuôn mặt, khuôn miệng và khắc phục hiệu quả tình trạng mất cân đối cơ trong miệng.

Nên đặt lưỡi ở đâu
Mewing chú trọng vào cách đặt lưỡi

Đặt răng thích hợp, không sai vị trí

Bản chất của phương pháp Mewing là bài tập cơ chức năng nhằm mục đích đặt đúng vị trí cho lưỡi. Tác dụng của nó là tác động một lực vừa đủ lên vòm miệng. Sau đó truyền một lực nhất định lên phía bên trên và giúp cho khuôn mặt hài hòa hơn. Do vậy, nếu bạn sử dụng nhiều lực lên 2 hàm răng có thể làm cản trở khối xương ở hàm di chuyển đúng vị trí mong muốn, không đem lại hiệu quả khi thực hiện.

Thời điểm bắt đầu tập Mewing bạn cần đặc biệt lưu ý không tạo áp lực quá mức lên răng, thay vì nghiến chặt răng hàm trong quá trình luyện tập bạn chỉ nên chạm nhẹ các răng hàm, đồng thời luôn đặt lưỡi sau răng cửa và đẩy lưỡi lên trên từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.

Tập Mew hít thở đều bằng mũi

Hoạt động thở quyết định vị trí của xương hàm, lưỡi và đầu do đó khi thay đổi cách thở sẽ khiến xương hàm và răng bị biến đổi dẫn tới việc nhai hay cắn gặp khó khăn. Hệ thống răng mặt cũng thay đổi do khi thở bằng miệng, chúng ta vận động những cơ khác liên quan đến xương và mặt. Vì thế, khuôn mặt sẽ có xu hướng bị biến dạng như môi trên bị kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở.

Bác sĩ niềng răng tại Nha khoa Việt Smile nhận định “Những vấn đề về đường thở là nguyên nhân cho nhiều kiểu hình sai khớp cắn khá trầm trọng, dẫn đến những thay đổi theo hướng kém thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn ngay từ nhỏ”. Có thể thấy,  việc thở bằng miệng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, sức khoẻ răng miệng mà thói quen này còn không tốt cho phổi.

Loại bỏ thói quen thở bằng miệng là 1 trong những mục tiêu cơ bản của bài tập. Thở bằng miệng khi tập Mew là lỗi cực kỳ cơ bản mà nhiều người gặp phải. Cách tập đúng bạn cần hít thở bằng mũi trong toàn bộ thời gian thực hành để mang lại kết quả như mong muốn. 

Nên đặt lưỡi ở đâu
Bạn cần phải thở bằng mũi khi tập Mewing

Vị trí của lưỡi khi nuốt

Thực tế, lưỡi của chúng ta có xu hướng trượt vào giữa các răng khi thực hiện thao tác nuốt. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, nướu sẽ bị tổn thương đáng kể và cũng sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc lệch.

Việc đưa lưỡi áp sát vòm miệng khi nuốt không chỉ là một bài tập tư thế lưỡi đúng khi mewing mà còn là việc bạn thực hiện phương pháp nuốt đúng.

Theo triết lý tập mewing khi bạn đã tập được việc đặt lưỡi đúng vị trí, bạn hãy tập nuốt theo nhịp đếm, 1,2,3. 

  • Nhịp 1 khép miệng lại để lưỡi vào vòm họng không đẩy răng
  • Ở nhịp 2 tụt lưỡi ra sau
  • Nhịp 3 thì nuốt nước bọt. 

Bạn hãy đứng trước gương tập làm nhiều lần cho tới khi hình thành phản xạ tự nhiên. Hơn nữa, ngay cả khi không tập luyện, trong quá trình ăn uống bạn hãy cố gắng nhai đều, nhai 2 bên, nhai kỹ thức ăn sau đó mới nuốt nhé.

Tập Mewing bao nhiêu phút?

Để có được sự thay đổi, các bạn lưu ý cần thực hành hàng ngày, ban đầu bạn có thể tập từ 20- 30 phút, sau đó tăng dần thời gian luyện tập lên. Tránh lạm dụng tập liên tục với cường độ mạnh khiến lưỡi và các cơ vùng mặt phải hoạt động – co liên tục gây mỏi hoặc đau cục bộ vùng cơ mặt.

Thời gian đầu bắt đầu tập kỹ thuật mewing có thể bạn sẽ thấy khó khăn, nhưng chăm chỉ thực hiện bạn sẽ quen dần. Đặc biệt, khi đã thuần thục với cách tập chuẩn bạn có thể vừa tập lưỡi vừa làm những công việc khác của mình.

Khi bắt đầu tập bạn sẽ cảm nhận được sự căng cơ mặt, cằm và xương hàm. Việc tập luyện mewing đúng bạn thấy căng nhẹ, hơi mỏi vùng cơ mặt bởi cơ thể đang thích nghi dần với lực tác động của lưỡi. Nhưng nếu quá trình tập thấy đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm qua các ngày, bạn cần xem xét lại vì rất có thể bạn đang thực hiện sai, bạn nên dừng tập ngay (Mew sai cách) và đến gặp nha sĩ để được thăm khám và kiểm tra sớm nhất.

Mewing sai cách nguy hiểm như thế nào?

Mewing nghe có vẻ dễ nhưng thực ra lại không hề dễ và mewing sai cách sẽ gây tổn thương cho mô mềm và toàn bộ cấu trúc khuôn mặt.

Một số vấn đề có thể gặp phải nếu mewing sai cách bao gồm:

  • Mặt lệch do cơ mặt hai bên phát triển không cân đối từ lực đẩy của lưỡi không đều
  • Xương hàm dưới càng lùi sau hơn do luyện tập sai gây phản tác dụng
  • Đau mỏi cơ hai hàm, quầng thâm mặt do biểu hiện của sự mệt mỏi cơ vùng đầu mặt.
  • Xu hướng nghiến chặt hàm khi tập luyện sẽ tạo áp lực lên khớp thái dương hàm (TMJ) gây đau mỏi
  • Gây đau tới vùng cổ và vai gáy khi Mewing với tư thế lưng không thẳng.
  • Dị cảm nuốt kèm biểu hiện ngứa họng – Điều này khiến lúc nào cũng  cảm giác như có vật gì đó bị kẹt trong cuống họng.

Mewing chỉ thực sự dễ dàng và hiệu quả khi người luyện tập hiểu rõ vấn đề. Mew sai cách sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới xương hàm cũng như cấu trúc khuôn mặt của mình. 

>> Mời bạn xem thêm: Video sau sẽ giúp phụ huynh biết được 3 thói quen xấu đang âm thầm làm hại đến sự phát triển xương hàm của bé

3 thói quen xấu ảnh hưởng đến xương hàm

Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thông tin cơ bản nhất về kỹ thuật mewing, biết được cách tập luyện thế nào mới đem lại hiệu quả. Hãy luôn luôn ghi nhớ rằng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha chứ không nên tự ý tập luyện.

Nếu bạn có bất cứ thắc nào, hãy điền form đăng kí ngay bây giờ để đội ngũ chuyên gia hàng đầu hỗ trợ nhanh nhất cho bạn.

1. Ngậm môi lại.2. Di chuyển hàm sao cho răng cửa dưới nằm ngay sau răng cửa.3. Dùng lưỡi che vòm miệng.

4. Đặt đầu lưỡi ngay sau răng cửa mà không chạm vào răng.