Nếu các biện pháp để giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ

So với cùng kỳ năm 2007, số vụ tai nạn giảm 2 vụ, số người bị thương giảm 6 nhưng số người chết lại tăng lên 2 người. Trong đó, thành phố Việt Trì là địa phương xảy ra nhiều vụ nhất với 19 vụ, 21 người tử vong, 13 người bị thương. Đây là số liệu chưa đầy đủ bởi có nhiều trường hợp tai nạn do tự gây, hoặc người gây tai nạn và người bị nạn tự thỏa thuận không báo cơ quan công an. Cũng trong 9 tháng trên, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh đã tiến hành xử phạt 59.903 trường hợp, phạt tiền 13.364.453.000 đồng, tăng 2.934 trường hợp, 4.752.450.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó điều tra, khởi tố, truy tố gần 100 vụ. Những con số trên cho thấy tình hình trật tư an toàn giao thông (ATGT) đã trở nên đáng báo động.

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông rất đa dạng, cả chủ quan và khách quan. Đó là trong thời gian qua số lượng xe mới đăng ký tham gia giao thông cũng tăng mạnh; cụ thể 9 tháng qua có: 1981 xe ô tô, 40.233 xe mô tô được đăng ký mới, tăng 975 xe ô tô, 8.123 xe mô tô so với cùng kỳ năm 2007 đưa tổng số xe trên địa bàn tỉnh lên hơn 14.400 xe ô tô,  hơn 278.700 xe mô tô được đăng ký và lưu thông (Tăng gấp 10 lần so với năm 2000). Ngoài ra, hàng ngày còn có thêm một số lượng không nhỏ các xe thuộc các tỉnh khác cũng chạy qua. Trong khi đó, hê thống đường, hạ tầng phục vụ cho giao thông lại như chưa được nâng cấp hoặc đang xây dựng không kịp với mức độ phát triển của các phương tiện tham gia giao thông, việc cải tạo các tuyến quốc lộ số 2, số 70 kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự ATGT; việc kiểm tra, sát hạch cấp giấy phép lái xe chất lượng chưa cao; sự phối kết hợp giữa các ban nghành trong việc kiểm tra, xử lý tình trạng vi phạm chưa có sự đồng bộ. Trong khi mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng cao thì biên chế lực lượng CSGT, trang, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cho việc kiểm tra còn thiếu dẫn đến việc xử ly các lỗi như cân tải trọng xe, đo tốc độ ở tuyến huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Chế tài xử phạt vi phạm hành chính tuy có tăng nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông của người dân còn chưa cao, đây là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến TNGT. Tình trạng không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, điều khiển xe sau khi uống bia, rượu, học sinh đi dàn hàng ba, hàng tư, chở quá số người quy định diễn ra phổ biến. Mặt khác, việc tuần tra kiểm soát của các lực lượng công an xã còn nhiều hạn chế dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong thời gian qua.


Trước những khó khăn như vậy, việc tìm ra các giải pháp để hạn chế TNGT đảm bảo an toàn là vấn đề không nhỏ đòi hỏi phải có sự chung sức của cả nhà nước và người dân. Điều quan trọng nhất trong việc làm giảm thiểu các vụ TNGT, đặc biệt là TNGT nghiêm trọng là việc nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho người dân khi tham gia giao thông, mở rộng việc tuyên truyền, giáo dục về Luật giao thông hơn nữa đến các vùng sâu, vùng xa và trong nhà trường. Việc cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hiện nay thêm một tiêu chí là chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông, hạn chế sử dụng rượu bia trong việc hiếu, hỉ cũng là một giải pháp hay, phù hợp với tình hình chung ở tỉnh ta. Ngoài ra các lực lượng chức năng, đặc biệt là CSGT cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm giao thông, các vụ có dấu hiệu phạm tội phải được đưa ra truy tố trước pháp luật, thậm chí cần thiết xét xử làm điểm một số vụ có hậu quả nghiêm trọng, phối hợp tốt với các cơ quan tuyên truyền để thông tin tới người dân. Bên cạnh đó, việc phối hợp tốt với Sở GTVT để khắc phục, giải quyết dứt điểm những vị trí bất hợp lý về giao thông, những điểm đen về ATGT cũng cần đẩy mạnh. Việc tăng tiến độ thi công, hoàn thành việc cải tạo các tuyến đường quốc lộ số 2, số 70 cũng sẽ góp phần làm giảm bớt tai nạn và ùn tắc giao thông. Vấn đề tăng cường, bổ xung thêm nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ cho việc giải quyêt xử lý vi phạm giao thông cũng cần được chú ý để giải quyết kịp thời nhanh chóng khi có vụ việc xảy ra. Lực lượng công an xã cần thiết phải tập huấn để nâng cao nghiệp vụ góp phần vào việc xử lý, kiểm tra các phương tiện lưu thông tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra như trong thời gian vừa qua.


Để khắc phục, hạn chế làm giảm thiểu TNGT, bảo đảm ATGT cho nhân dân là một việc vô cùng khó khăn không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự thống nhất, tuân thủ pháp luật của tất cả mọi người. Có như thế thì các phương tiện khi tham gia giao thông mới có thể đảm bảo ATGT.

PhuthoPortal (Nguồn PTO)

Nếu các biện pháp để giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ
(Ảnh minh họa)

Để góp phần bảo đảm trật tự ATGT thì mỗi người hãy tự nâng cao ý thức trong việc tham gia giao thông, cũng như vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Có như vậy, số vụ TNGT cũng như số người thương vong vì TNGT mới có thể nhanh chóng kéo giảm; để thực hiện được mục tiêu trên, cần làm những việc như sau:

Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.

Hai là: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.

Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.

Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.

Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.

Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

Trên đây là một số ý tưởng rất đơn giản nhưng thiết thực góp phần giúp mọi người cùng nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. 

Tai nạn giao thông (TNGT) là những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, gây ra bởi các phương tiện và người tham gia giao thông (bao gồm người điều khiển phương tiện và người tham gia các phương tiện đó). Đây là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, với con số thiệt hại về người và của do TNGT ngày một tăng đến mức báo động nghiêm trọng. TNGT có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, với mọi loại phương tiện nhưng đặc biệt đáng lo ngại là đường bộ ( xe máy, xe cơ giới,….). Điều đáng mừng là phần lớn TNGT đều có thể phòng tránh được.

Hiện tại theo thống kê, báo cáo từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020 Khoa cấp cứu – Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông ghi nhận và xử trí cấp cứu 570 trường hợp liên quan đến TNGT.

Tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được như sau:

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức như: phát tờ rơi, loa di động, tuyên truyền nhóm….

- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.

- Hướng dẫn kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

   Đi bộ:

- Qua đường an toàn:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.

+ Đối với trẻ nhỏ khi qua đường phải có người lớn đi kèm.

+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường nghe và quan sát bên trái, bên phải đi qua khi đường vắng  Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.

+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè thì đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.

+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.

+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

  Đi xe đạp – xe máy:

- Đi đúng phần đường và những nơi an toàn.

- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.

- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:

+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.

+ Không đi dàn hàng ngang 3 - 4 hàng.

+ Đi xe máy luôn đội mủ bảo hiểm đúng quy cách, cài dây quai an toàn.

 Đi xe ôtô và xe buýt:

- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn.

- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).

- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.

- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.

- Ngồi tại chỗ.

- Không thò đầu, tay ra ngoài.

- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.

- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:

- Xây dựng môi trường an toàn:

+ Tạo hành lang cho người đi bộ.

+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học, công ty, nơi công cộng đông người qua lại...

+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.

+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...

Sử dụng các thiết bị an toàn:

- Trang bị mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, cài dây quai an toàn.

- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.

Trần Tuấn Hiển - Khoa Cấp cứu - NTH.