Nếu to quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngày đăng: 14-03-2022 Lượt xem: 1305

34 năm về trước (14.3.1988-14.3.2022), Trung Quốc đã tấn công sĩ quan, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống. Trong hồn, trong máu của mỗi người Việt Nam, Hoàng Sa - Trường Sa là một phần máu thịt, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, một vùng biển đảo yêu thương trong tâm thức của người Việt. Ngày 29-5-2011, Báo Thanh Niên đăng bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của tác giả Nguyễn Việt Chiến. Ngay sau đó, bài thơ đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Bài thơ là tiếng lòng, là tiếng nói, là nỗi đau, là khát vọng của dân tộc, là một biểu tượng lừng lững về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Huyền sử của dân tộc kể rằng: Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một trăm người con trai, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng ta là giống rồng, nàng là giống tiên không thể ở mãi cùng nhau, vì vậy nên chia ra một nửa đi về miền biển, một nửa đi về miền rừng: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/ Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”. Ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đã bắt đầu từ đó. Trước khi ra đi, cha Lạc Long Quân có dặn lại rằng “khi nào có việc gọi cha, cha sẽ trở về”: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo/ Lạc Long cha nay chưa thấy trở về/ Lời cha dặn phải giữ từng thước đất/ Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”.

          Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý, để bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc đã có hàng triệu triệu người Việt Nam chấp nhận hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Vậy nên, khắp mọi nơi trên đất nước thân yêu này đâu đâu “chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” (Nguyễn Khoa Điềm). Thế nên, “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích/ Những đau thương trận mạc đã qua rồi/ Bao dáng núi còn mang hình góa phụ/ Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi”. Một dân tộc quyết sống mãi với kẻ thù xâm lược ấy lại là một dân tộc của những con người hiền hòa, nhân hậu, thủy chung: “Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” (Nguyễn Đình Thi). Một dân tộc mà khi có giặc, gươm thiêng không thể nằm yên trong vỏ, nhảy ra khỏi bao, trèo lên đỉnh ngọn cây để cho người đánh cá năm xưa bắt được. Cũng thanh gươm ấy, khi đất nước trở lại thanh bình, rùa vàng đã nổi lên đòi lại. Bởi vậy, những người con ưu tú của Tổ quốc đang yên nghỉ trong nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn hẳn sẽ không thể yên lòng: “Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc/ Các con nằm thao thức phía Trường Sơn/ Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả/ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”. Và, mẹ Âu Cơ cũng không thể yên lòng khi đất nước chập chờn bóng giặc: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.

          Trong các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta, có tới 10 lần quân thù xâm lăng bằng đường biển. Trong vị mặn của biển Việt Nam phải chăng có thêm vị mặn bởi máu, bởi nước mắt từ những người con yêu nước của dân tộc: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả ấy sẽ gầm thét lên khi bóng giặc chập chờn để rồi mỗi khi có giặc xâm lăng, những ngọn sóng lại “hóa Bạch Đằng cảm tử” làm cho lũ Thoát Hoan phải “bạc tóc khiếp trống đồng”.

          Để có một đất nước hôm nay, đã có bao lớp cha anh không tiếc máu xương của mình. Bao những chàng trai ra đảo từ thời Lê, thời Nguyễn đến nay chưa trở về. Tổ quốc yêu thương bao mất mát ấy vẫn không bao giờ chịu khuất và vẫn sẽ như những con tàu vươn mãi ra khơi: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

                                                                                  Vũ Trung Kiên

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường SaĐất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ảBiển cần lao như áo mẹ bạc sờnNếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biểnMẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòngSóng lớp lớp đè lên thềm lục địaTrong hồn người có ngọn sóng nào khôngNếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảoLạc Long cha nay chưa thấy trở vềLời cha dặn phải giữ từng thước đấtMáu xương này con cháu vẫn nhớ ghiĐêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bểThương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mùThương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

(Tổ Quốc Nhìn Từ Biển - Tác Giả: Nguyễn Việt Chiến)

a.Chỉ ra từ láy?  Thể thơ và phương thức biểu đạt chính ?

b.Bài thơ trên nhắc đến những địa danh nào? Từ “bão giông” được hiểu theo nghãi gốc hay nghĩa chuyển? Và nghĩa là gì?

c.Chỉ ra trường từ vựng có trong bài thơ trên?

d.Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

e.Theo tác giả tại sao phải nhớ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất”?
g. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong bài thơ trên?

h.Qua bài thơ em hiểu được tình cảm gì của tác giả?

i. Bài thơ giúp em nhận ra được thông điệp gì sâu sắc nhất ( Trả lời bằng một đoạn văn 5-7 câu)

Các câu hỏi tương tự

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường  

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương  

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận  

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 

 Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…  

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 

 Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái  

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá  

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…  

(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 

 Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

 Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên  

 Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? 

 Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) 

 Câu 1(2,0điểm) 

  Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước? 

Câu 2 (5,0điểm) 

Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau: 

Không có kính không phải vì xe không có kính 

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 

Ung dung buồng lái ta ngồi, 

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

Như sa, như ùa vào buồng lái 

Không có kính, ừ thì có bụi, 

Bụi phun tóc trắng như người già 

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

Không có kính, ừ thì ướt áo 

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời 

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

 (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lười các câu hỏi từ 1-5: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca ( Ta đi tới, Tố Hữu)
 

Câu 1(0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

Câu 2(1,0 điểm): Tìm thành phần gọi đáp trong câu thơ: Đẹp vô cùng Tổ

Câu 3(1,0 điểm): Tìm thành phần gọi đáp trong câu thơ: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Câu 4(1,5 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Câu 5(1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng yêu nước

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới

              Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc... Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân – gói gém và giấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc chiến mới hiểu...

              Những mệnh lệnh từ quê hương truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch thật nhanh là điều họ luôn ghi nhớ. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, quên đi sức khỏe của chính bản thân mình. Đó là những ngày làm việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm quầng,... Và tất cả vẫn đang trong thời kì nóng nhất, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Họ chỉ không biết kiên cường chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu. 

     (Trích nguồn internet Học viện Phòng không – Không quân, Thứ ba – 25/05/2021)

1. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn in đậm.

2. Nội dung đoạn trích trên viết về điều gì?

3. Đại dịch Covid-19 đang đe dọa cuộc sống con người, cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày, từng giờ chiến đấu chống lại dịch bệnh. Bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy, em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người trong việc chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.