Nguyễn lân hiếu là ai

Nguyễn lân hiếu là ai

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: Quochoi.vn

"Tôi nghĩ các đại biểu cũng cùng suy nghĩ là COVID-19 đã đi sang thoái trào. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn không tuyên bố chính thức kết thúc bệnh truyền nhiễm nhóm A", ông Hiếu nêu. Ông Hiếu cũng nhấn mạnh khi COVID-19 là một chuyên khoa không có nghĩa là hạ thấp sự nguy hiểm của dịch bệnh mà theo dõi thật sát, phản ứng linh hoạt.

"Đã đến lúc trở về bình thường cũ để hướng tới 2 mục tiêu. Thứ nhất là phục vụ cho lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế thời kỳ hậu COVID-19. Thứ hai, tránh quá tải cho hệ thống y tế, các bệnh viện đủ sức điều trị cho bệnh lý thông thường và COVID-19", ông Hiếu đề nghị.

Ông nêu thêm nếu có gì khác cần khuyên người dân nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, những ai nhiễm COVID-19 nên ở nhà, có dấu hiệu chuyển nặng vào viện chữa.

Các trường hợp bệnh nhẹ, không triệu chứng vẫn nên hạn chế tiếp xúc để tránh nguy cơ lây nhiễm cho nhóm nguy cơ cao. Việc cách ly người bệnh dứt khoát không cực đoan như trước và bất cứ ai xét nghiệm âm tính có thể trở lại đi làm bình thường...

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu sáng 1-6 - Nguồn: THQH

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cũng đề cập vấn đề dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nhưng ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất chính là ngành y tế.

Ông nói hệ thống y tế đã trải qua những giờ phút không thể nào quên. Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức và sai lầm đã phải trả giá theo nguyên tắc công tội phân minh.

"Vấn đề đặt ra là sau cơn bão lớn việc phục hồi phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một ngành tê liệt. Những khó khăn trước đây như thu nhập của nhân viên y tế, mua sắm đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà còn tệ hơn bao giờ hết", ông Hiếu nêu và cho biết rất nhiều nhân viên y tế, cán bộ bảo hiểm xã hội, các cử tri, người bệnh đã gửi gắm cho mình về những khó khăn hiện tại cũng như tương lai của hệ thống y tế.

Bên cạnh đó, ông Hiếu nêu ra việc nguồn nhân lực chất lượng cao cũng thiếu do mức lương không tăng mà có xu hướng giảm và không đủ cơ sở, phương tiện để triển khai kỹ thuật mới hiện đại khiến các bác sĩ giỏi đến đâu cũng bó tay, nản lòng.

Từ thực tế đó, ông Hiếu đề nghị Quốc hội rà soát, cho ý kiến sớm hoàn thiện dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi...

“Những 'con sâu' đã bị gạt bỏ ra khỏi hệ thống nhưng những người mới nhận nhiệm vụ lại vô cùng bối rối, loay hoay chưa tìm được đường đi cho đúng vì đụng đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai khi mà hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh”, ông Hiếu nêu.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) thì đề nghị tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình phòng chống dịch trong tình hình mới, không được chủ quan, tiếp tục quan tâm hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, các bệnh viện công lập; có cơ chế chính sách để họ chủ động, tự tin trong mua sắm vật tư, thuốc men, tránh tâm lý sợ thanh tra, kiểm tra, không dám làm, không dám mua và thái độ cứ nhìn vào đâu là thấy tiêu cực ở đó.

"Mặc dù hệ thống y tế đang bị rúng động bởi 'quả bom Việt Á' nhưng việc chống dịch, chữa bệnh, cứu người, chăm sóc sức khỏe người dân vẫn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu", ông An nói.

THÀNH CHUNG

Nguyễn lân hiếu là ai

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Hiếu

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh vừa có quyết định bổ nhiệm viên chức kiêm nhiệm chức vụ. Theo đó, bổ nhiệm PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, phó trưởng bộ môn tim mạch ĐH Y Hà Nội, kiêm nhiệm làm giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Dương.

Theo quyết định, ông Hiếu được hưởng lương và phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ theo quy định hiện hành.

Đây là lần đầu tiên từ trước đến nay có một người được bổ nhiệm làm giám đốc 2 bệnh viện, đặc biệt là 2 bệnh viện ở 2 đầu đất nước.

Trước đó, trong cao điểm chống dịch COVID-19 tại khu vực phía Nam, PGS Hiếu đã kiêm nhiệm phụ trách Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 nặng tại tỉnh Bình Dương và đã có nhiều đóng góp trong phòng chống dịch COVID-19 tại đây.

Ông Hiếu sinh năm 1972, nổi tiếng ở vị trí bác sĩ tim mạch và có cha mẹ, ông bà đều là trí thức nổi tiếng ở Việt Nam (ông ngoại là nhà sử học, cố bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, ông nội là nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, bố là GS Nguyễn Lân Dũng...).

Hiện ngoài kiêm nhiệm làm giám đốc 2 bệnh viện, ông Hiếu đang là đại biểu Quốc hội. Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cũng đang đảm đương điều hành Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 quy mô 500 giường tại Hoàng Mai, Hà Nội.

Nguyễn lân hiếu là ai
Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu và áp lực 'con ông này, cháu ông nọ'

LAN ANH

Ông Nguyễn Lân Hiếu là bác sỹ, phó giáo sư, tiến sĩ Y khoa, Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ông là một chuyên gia tim mạch và hiện là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình DươngVõ Văn Minh vừa ký quyết định bổ PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó trưởng Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương từ ngày 1-3-2022.

Nguyễn lân hiếu là ai
Nguyễn lân hiếu là ai
Nguyễn lân hiếu là ai
Nguyễn lân hiếu là ai
Nguyễn lân hiếu là ai
PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu. Ảnh tư liệu: TTXVN

PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu được hưởng lương và phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Ông Nguyễn Lân Hiếu sinh năm 1972, quê thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; là PGS, TS Y khoa, bác sĩ chuyên ngành Tim mạch. Hiện, ông là giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Phó trưởng Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội; Phó khoa Q2 Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai); Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ông Nguyễn Lân Hiếu là đại biểu Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Trong thời gian đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng dữ dội tại Bình Dương, PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu được tăng cường từ Hà Nội vào Bình Dương. Ông đã đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh, nhất là tham gia trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19(nặng) ở tầng 3.

Thời gian công tác tại vùng tâm dịch Bình Dương, PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu được chỉ định phụ trách Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu chuyên điều trị cho bệnh nhân nặng mắc Covid-19 thuộc tầng 3 đặt tại Bệnh viện quốc tế Becamex.

Tin, ảnh: TTXVN

Nguyễn Lân Hiếu [1](sinh ngày 14 tháng 9 năm 1972) là bác sĩ, phó giáo sư, tiến sĩ y khoa, chính trị gia người Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, khóa 15 nhiệm kỳ 2021-2016. Ông ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành, lần thứ hai năm 2021 ở tỉnh Bình Định. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam,[2] Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.[3][4][5][6][7][8][9]

Nguyễn Lân Hiếu

Chức vụ

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2019 – nay
3 năm, 56 ngàyKế nhiệmđương nhiệm

Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nhiệm kỳ14 tháng 7 năm 2017 – 22 tháng 4 năm 2019
1 năm, 282 ngày

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, 15

Nhiệm kỳ2016, 2021 – 2021, 2026Đại diệnAn Giang, Bình ĐịnhTỉ lệ63,62%, 69,25%

Thông tin chung

Sinh14 tháng 9, 1972 (49 tuổi)Nghề nghiệpbác sĩ, chính trị giaĐảng pháiKhôngGia quyến
  • Nguyễn Kim Nữ Thảo (em gái ruột)
  • Nguyễn Lân Tuất (bác ruột)
ChaNguyễn Lân DũngMẹNguyễn Kim Nữ HiếuHọc vấntiến sĩ y khoaQuê quánthị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Nguyễn Lân Hiếu sinh ngày 14 tháng 9 năm 1972, quê quán tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Cha của Nguyễn Lân Hiếu là Nguyễn Lân Dũng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, cũng là một đại biểu quốc hội Việt Nam mà không là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam 3 khóa 10, 11, 12[10] Còn mẹ ông là bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Đại tá, Phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 108.. Ông có em gái là Nguyễn Kim Nữ Thảo, theo ngành Sinh học.[11]

Nguyễn Lân Hiếu chịu nhiều ảnh hưởng từ người bác Nguyễn Lân Tuất, nghệ sĩ công huân tại Nga.[12]

Năm 1995, Nguyễn Lân Hiếu tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội.

Năm 1999, Nguyễn Lân Hiếu tốt nghiệp nội trú chuyên ngành Tim mạch.

Năm 2008, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y học.

Năm 2013, ông được phong học hàm Phó giáo sư.

Từ tháng 3 năm 2001, Nguyễn Lân Hiếu là cán bộ giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội.

Ông đã đào tạo nhiều bác sĩ tim mạch trong và ngoài nước.[13]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Lân Hiếu trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh An Giang. Ông ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành[14][15]

Ngày 14 tháng 7 năm 2017, Nguyễn Lân Hiếu được bổ nhiệm chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.[16] Trước khi được bổ nhiệm chức vụ này, ông là Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Ngày 22/4/2019, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến trao Quyết định số 1368/QĐ-BYT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm chức danh Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2019 - 2024 cho PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Ông được Tổng hội Y học Việt Nam để cử tham gia ứng cử ĐBQH khóa 14. Sau khi vượt qua 3 vòng hiệp thương, ông được giới thiệu về tỉnh An Giang ứng cử ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Tại cuộc bầu cử ngày 22.5.2016, ông Hiếu đạt 63,62% số phiếu bầu và trúng cử.[17]

Ngày 12 tháng 6 năm 2017, ông kiến nghị phải có một kì thi chung quốc gia cho sinh viên ngành Y để kiểm soát chất lượng đầu ra của ngành này.

Đề nghị lùi thông qua Luật An ninh mạng

Về dự thảo luật An ninh mạng, trong phỏng vấn với phóng viên Hồng Nguyên của báo Sức khỏe và Đời sống đăng ngày 11/6/2018, Nguyễn Lân Hiếu cho rằng bảo đảm an ninh mạng không có nghĩa là hi sinh phát triển kinh tế và tự do của người dân, và đề nghị nên lùi việc thông qua Luật An ninh mạng một nhiệm kì để hoàn chỉnh nó.[18]

Nguyễn Lân Hiếu có vợ sinh năm 1978 vốn là 1 tiếp viên hàng không. Theo báo chí và các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam, hai người có hai con, con trai đầu và con gái thứ. 2 người gặp nhau trong thời gian học y khoa tại Pháp.[19]

  • Facebook Nguyễn Lân Hiếu
  • Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hiếu thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Lộc

  1. ^ “Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Làm từ thiện phải có cái tâm”.
  2. ^ “Đà Nẵng: Thực hiện thành công ca thay van tim qua da”.
  3. ^ “GS.Nguyễn Lân Dũng và cách dạy con giữ 'nếp nhà'”.
  4. ^ “Hai người con thành đạt của GS Nguyễn Lân Dũng”.
  5. ^ “GS Nguyễn Lân Dũng: 'Ba không hay dạy chúng tôi về chữ Hiếu…'”.
  6. ^ “GS Nguyễn Lân Tuất - Cuộc đời dành trọn cho âm nhạc”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ “ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 14”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Nương dáng cha, nép bóng mẹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  9. ^ “KHOA QUỐC TẾ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  10. ^ “Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam”.
  11. ^ “Chuyện ít biết về giáo dục trong gia đình giáo sư Nguyễn Lân Dũng”. Công an nhân dân. 2017-05-25. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ Phạm Thanh. “Hai người con thành đạt của GS Nguyễn Lân Dũng”. Báo Dân trí. 2006-07-18. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  13. ^ “PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2017.
  14. ^ “Thông tin ứng cử viên Nguyễn Lân Hiếu”. Hội đồng bầu cử Quốc gia. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  15. ^ Lương Kết (27 tháng 6 năm 2016). “Con trai GS Nguyễn Lân Dũng trúng cử ĐBQH”. Báo Đất Việt. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ Hải Yến. “Thứ Hai 11/6/2018 12:47:45 PMPGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhậm chức Phó Giám đốc Bv ĐH Y Hà Nội”. Báo Sức khỏe và Đời sống. 2018-07-14. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  17. ^ Lương Kết. “Con trai GS Nguyễn Lân Dũng trúng cử ĐBQH”. Dân Việt. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  18. ^ Hồng Nguyên. “Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: "Nên thận trọng cân nhắc lùi thêm 1kỳ họp để hoàn chỉnh Luật An Ninh Mạng"”. Báo Sức khỏe và Đời sống. 2018-06-11. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  19. ^ Mai Thúy. “Để trái tim không ngừng đập”. Gia đình và xã hội. 2014-01-27. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Lân_Hiếu&oldid=68324348”