Nhận xét hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Cảnh khuya

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Xem lời giải

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (soạn 2 cách)

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữvà đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Soạn cách 1

- Không gian trong bài thơRằm tháng giêngđược hiện ra với sự rộng lớn, mênh mông của dòng sông, của bầu trời và đặc biệt là hình ảnh trăng tròn đang rọi chiếu lấp lánh xuống dòng sông. Sự hòa quyện của sông nước, mây trời và ánh trăng tạo cho bức tranh đêm rằm thật nên thơ, thật đẹp và bình yên

- Thời gian: đêm trăng rằm, là thời điểm trăng sáng nhất, đẹp nhất

- Hình ảnh được nhấn mạnh là đêm trăng rằm tháng giêng, đây là đêm trăng rằm đầu tiên của năm. Câu thơ mang hàm ý về sự khởi đầu của một năm mới, sự dẫn đường của ánh sáng cũng như sự nảy nở tinh khôi của đất trời.

- Câu thơ thơ sử dụng màu sắc: ở đây xuất hiện màu xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân => màu sắc của sự tươi mới, sự phát triển báo hiệu những điều tốt lành sẽ tới => Không gian là sự quyện hòa, đan vào nhau của sông nước và trời tạo ra không gian rộng lớn và thống nhất.

Soạn cách 2

* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng Giêng

- Hình ảnh không gian trong bài Rằm tháng Giêng:

+ Không gian cao rộng bát ngát ánh sáng của trăng, hòa cùng trời mây non nước

+ Đó là hình ảnh của vầng trăng tròn vành vạnh, soi sáng cả vùng trời “kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

+ Là trời mây non nước tràn trề sức sống mùa xuân, sông nước như hòa vào là một vs trời “xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"”

- Cách miêu tả ở đây sử dụng lối miêu tả truyền thống của Phương Đông, không đi sâu vào miêu tả từng đường nét mà gợi tả vẻ hài hòa thống nhất của cái bộ phận trong cái toàn thể.

* Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai

- Câu thơ có từ xuân xuất hiện 3 lần

- Tác dụng:

+ nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống tươi trẻ của cảnh vật

+ sức sống của mùa xuân tràn trề, bao trùm lên cảnh vật, thấm vào cả đất trời

Phân tích thiên nhiên trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 1
  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 2
  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 3
  • Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 4

Thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Mẫu 1

Bác vốn là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Dù trong hoàn cảnh ngày đêm lo cho vận mệnh đất nước, Bác vẫn dành ra chút thời gian ít ỏi để thưởng thức, cảm nhận và hòa mình vào thiên nhiên vạn vật. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được khơi gợi cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên mà chính xác là trong một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc.

Thơ Bác tràn ngập ánh trăng, trăng chính là người bạn tri âm, tri kỷ, người đã đồng hành cùng Bác trong những năm tháng gian lao vất vả khi bị giam ở nhà tù Trung Quốc cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Bởi vậy, trong cả hai bài thơ đều có sự xuất hiện của ánh trăng, nhưng dưới con mắt của thi nhân, mỗi bài ánh trăng lại mang những đặc sắc riêng. Trong bài “Cảnh khuya”, trăng không xuất hiện ngay từ ban đầu, mà là âm thanh tiếng suối du dương, tha thiết là yếu tố mở đầu bài thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh, ví âm thanh tiếng suối như tiếng hát của con người. Ở câu thơ ta thấy rõ nét hiện đại, tư duy thơ mới mẻ của Bác. Đó là lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên. Đồng thời sự so sánh này cũng làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn. Âm thanh tiếng suối trong trẻo tựa như giọng hát của cô sơn nữ khiến không gian trở nên sống động, tràn trề sức sống.

Sau âm thanh của tiếng suối là sự hòa hợp của thiên nhiên: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ở đây ta có thể tưởng tượng theo hai cách. Ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa hoặc ánh trăng chiếu rọi vào các vòm cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. Dù hiểu theo cách nào cũng đều cho thấy sự hài hòa, hòa hợp tuyệt diệu của thiên nhiên. Ánh trăng dìu dịu, kết hợp với âm thanh tiếng suối trong trẻo xa xa làm không gian thêm phần lung linh, huyền ảo.

Đến với bài “Rằm tháng giêng”, người đọc lại có cảm nhận, cái nhìn khác về thiên nhiên Việt Bắc. Mở đầu bài thơ là tràn ngập ánh trăng:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

Hai câu thơ mở ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh sáng của trăng. Ánh trăng trong trẻo khiến cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ mà cũng vô cùng hài hòa. Câu thơ thứ hai vẽ ra không gian bao la, bát ngát. Trong nguyên tác, chữ “xuân” được lặp lại ba lần: “xuân giang, xuân thủy, xuân thiên” đã nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Không khí mùa xuân đã thấm đẫm trong mọi cảnh vật, đâu đâu cũng thấy thiên nhiên căng đầy sức sống. Sự vật có sự hòa hợp tuyệt đối với nhau, đất trời nối tiếp, hòa với nhau làm một. Và trong khung cảnh đó, chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ. Lo cho dân cho nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên thưởng thức, cảm nhận vẻ đẹp của ánh trăng, tiếng suối, của trời xuân. Đặt trong hoàn cảnh giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ta không chỉ thấy Bác là người có tình yêu thiên nhiên mà còn thấy được phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Cả hai bài thơ đã sử dụng những hình ảnh thơ đẹp, phép so sánh, điệp ngữ tài tình. Ngôn ngữ tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc, nhịp điệu. Giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung, có suy tư, trăn trở mà vẫn đầy hào hứng và tin tưởng.

Qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”, ta thấy được những rung động tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tài hoa trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Với những lời thơ giản dị mà cũng hết sức hàm súc người đọc đã được thưởng thức bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau. Đằng sau tình yêu thiên nhiên còn là một người luôn lo cho dân cho nước, một phong thái ung dung, một tâm hồn lạc quan vào cuộc sống.