Những thay đổi về đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi

Đặc điểm

Theo thời gian, người cao tuổi suy giảm chức năng đáng kể ở một số cơ quan trong cơ thể, do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng với thuốc rồi lại đáp ứng mạnh (nghĩa là liều điều trị rất gần với liều độc). Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh, phối hợp dùng thuốc điều trị bệnh này có thể làm nặng thêm bệnh kia. Hơn nữa, việc điều trị nhiều loại bệnh sẽ dẫn đến tương tác thuốc có hại.

Về hấp thu thuốc: bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi có nhiều thay đổi do giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu cầu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn. Trong khi đó, thuốc lưu lại trên đường tiêu hóa lâu hơn lại dễ gây nên các biến chứng trên đường tiêu hóa.

Về phân phối thuốc: khối lượng các mô ở người cao tuổi giảm, khối lượng nước giảm mà khối lượng mỡ nói chung lại tăng lên. Do vậy, các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng nồng độ, còn các thuốc tan trong mỡ bị chậm khởi đầu, nhưng lại tăng thời gian tác dụng dễ dẫn đến tích lũy gây độc.

Khi tuổi cao, các loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển thuốc trong máu giảm xuống nên lượng thuốc lưu hành tự do trong cơ thể sẽ tăng lên. Chính vì vậy, cùng một liều sử dụng như người trẻ nhưng với người cao tuổi có thể gây tăng quá mức tác dụng dẫn tới nhiều biến chứng.

Về chuyển hóa và thải trừ thuốc: thuốc được thải trừ qua gan và thận là chủ yếu, nhưng ở người cao tuổi, khối lượng gan và thận đều giảm, lượng máu đến cũng giảm do vậy ảnh hưởng tới chuyển hóa thuốc, dễ dẫn đến tích lũy và gây độc.

Những thay đổi về đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi

Nguyên tắc dùng thuốc

Việc phòng bệnh và chữa bệnh có nhiều biện pháp khác nhau. Nếu dùng một phương pháp nào đó có thể cho kết quả tốt mà không cần dùng thuốc thì đó là cách thức tốt nhất. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho người cao tuổi, tránh lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc được cho là “thuốc bổ” và phải đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. 

Nếu phải dùng thuốc thì dùng càng ít càng tốt, chọn các loại thuốc ít độc và hiệu quả cao. Nên chọn phương thức, đường đưa thuốc vào cơ thể an toàn nhất nhưng vẫn bảo đảm được sự hấp thu tốt và công hiệu. Song song với việc lựa chọn những thuốc đặc hiệu trong điều trị thì việc lựa chọn những thuốc có dạng dễ sử dụng là một việc làm cần lưu tâm.

Độ tinh tường của mắt người cao tuổi bị giảm sút nên cần ưu tiên những thuốc có nhãn to, rõ để người già dễ đọc, dễ lấy chính xác. Trong các loại thuốc uống thì có lẽ những thuốc dạng viên là gây khó chịu nhất với người cao tuổi, nhất là những viên thuốc đóng kích cỡ quá to vì chúng khó nuốt. Ưu tiên sử dụng những thuốc dạng viên nhỏ hay dạng nước trong kê đơn điều trị.

Liều dùng phải thích hợp với từng loại bệnh và luôn luôn xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi và hại; tương tác giữa các loại thuốc; chức năng gan - thận, không để tình trạng chữa được bệnh này lại làm nặng thêm bệnh khác.

Khi người cao tuổi cần sử dụng thuốc trong một thời gian dài, phải thực hiện đầy đủ chế độ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá, nhận định kết quả điều trị theo từng thời gian, từng giai đoạn và điều chỉnh liều lượng thuốc, loại thuốc cần thiết.

Với các loại thuốc phải dùng kéo dài, nếu có thể được nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ để tránh hiện tượng tích lũy thuốc. 

Để phát huy cao nhất tác dụng điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất tác dụng phụ do thuốc gây ra, người cao tuổi cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tốt nhất hãy dùng thuốc theo sự chỉ định của dược sĩ. Khi bác sĩ cho đơn thuốc, phải dùng đúng thuốc theo đơn. Không nên nghe lời mách bảo, tìm đọc trong sách báo quảng cáo hoặc tự ý dùng thêm thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn, những phản ứng bất thường, không nên tự ý bỏ, ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc khác mà nên trở lại khám bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp. 

Một số người cao tuổi có các triệu chứng không điển hình của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân có thể do tuổi già nhưng cũng có thể do thuốc gây ra. Cần theo dõi sát và lưu ý đặc biệt một số rối loạn do thuốc gây ra như: lú lẫn, trầm uất, táo bón, tiểu không tự chủ, hạ huyết áp tư thế đứng.

Nếu người cao tuổi có nguy cơ bị sút giảm trí nhớ thì không nên tự dùng thuốc mà cần có người thân chăm lo, giữ và cho dùng thuốc theo giờ giấc quy định… Đã có trường hợp người cao tuổi bị ngộ độc thuốc vì không nhớ đã uống thuốc rồi và cứ uống thêm nhiều lần nữa hoặc có trường hợp uống thuốc loại dạng nhỏ giọt quá liều do đếm sai.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Sau tuổi 50, bệnh nhân sẽ phải uống nhiều loại thuốc và với số lượng lớn hơn so với thời còn trẻ. Thật vậy, những người  ở tuổi từ 55 đến 64 được cho dùng trung bình khoảng 8 loại thuốc có kê toa mỗi năm. Còn người trên 70 dùng trung bình 6,5 loại thuốc mỗi ngày.

Và thật logic khi càng dùng chung nhiều loại thuốc bao nhiêu thì càng dễ xảy ra tác dụng phụ do thuốc bấy nhiêu. Đối với người cao tuổi, các nguy cơ này còn kết hợp với những thay đổi về mặt sinh lý học khiến cơ thể của họ càng thêm nhạy cảm với các tác dụng của thuốc. Bắt đầu từ tuổi 30-40 và tiếp tục những năm sau đó của cuộc đời, các chức năng quan trọng nhất của cơ thể bắt đầu suy giảm dần.

Các thay đổi này diễn ra tự nhiên và không tránh khỏi, không nhất thiết phải có tác dụng nhận biết được trên chất lượng sống của một người. Nhưng nó lại ảnh hưởng lên cách thức đáp ứng lại với thuốc men của cơ thể và làm cho người cao tuổi nhạy cảm hơn đối với các phản ứng và tác dụng phụ của thuốc.

- Cần chú ý một điều là có sự sụt giảm toàn bộ thể tích dịch của cơ thể. Hậu quả là có những nồng độ thuốc hoặc hóa chất khác tỉ lệ cao hơn trong máu sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm độc.

- Ngoài ra, tác dụng này còn chịu ảnh hưởng của việc suy giảm chức năng gan và thận theo tuổi.

Những tạng này chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc chuyển hóa các thuốc men và loại trừ độc tố. Do đó, khi chức năng của chúng suy giảm, các chất hóa học sẽ tồn tại trong cơ thể lâu hơn và dễ dàng tích lũy ở những mức độ có khả năng gây nguy hiểm. Ngược lại, hệ tiêu hóa chậm chạp có thể làm giảm độ hấp thu của thuốc vào máu, nồng độ thuốc sẽ thấp hơn mức độ cần thiết để tạo được hiêu quả điều trị mong muốn.

- Giảm lưu lượng máu đến não còn thúc đẩy khả năng một số thuốc có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, mất phối hợp, mau quên, lú lẫn, hoặc những dấu hiệu khác về rối loạn nhận thức.

- Ở một số người, chức năng tim sẽ suy giảm đi theo tuổi, máu không được cung cấp đầy đủ đến các cơ quan bộ phận, gây ảnh hưởng đến việc phân phối thuốc đến khắp cơ thể.

- Cuối cùng, các suy thoái theo tuổi đối với thị giác, thính giác, trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt được những thông tin về thuốc và các chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng tuổi tác đơn độc không nhất thiết phản ảnh chính xác cho mức độ suy giảm các chức năng; có sự biến thiên đáng kể tùy theo từng cá nhân riêng biệt.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH -  BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tham Khảo: Adverse Drug Reactions and Other Age-Related Medication Concerns
By Johns Hopkins Health Alerts; www.johnshopkinshealthalerts.com

Ngày nay, nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y tế và chăm sóc sức khỏe nên tuổi thọ của con người không ngừng được tăng cao. Tuy nhiên, song song với tuổi thọ tăng cao lại kéo theo những bệnh của người cao tuổi. Đây là những bệnh lý có tính đặc thù riêng, cả về chẩn đoán, theo dõi và điều trị.

Những thay đổi về đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi

​Người cao tuổi khi dùng thuốc phải hết sức thận trọng.

Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc dùng thuốc:

Theo thời gian, một số cơ quan tổ chức đã suy giảm chức năng đáng kể, do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng rồi lại đáp ứng quá mạnh khi dùng thuốc chữa bệnh (nghĩa là liều điều trị rất gần với liều độc).

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh phối hợp; dùng thuốc điều trị bệnh này, có thể làm nặng thêm bệnh kia. Hơn nữa, việc điều trị nhiều loại bệnh sẽ dễ dẫn đến tương tác thuốc có hại.

Hấp thu thuốc: bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi có nhiều thay đổi do giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn, thuốc lưu lại trên đường tiêu hoá lâu hơn dễ gây nên các biến chứng trên đường tiêu hoá.

Phân phối thuốc: người già khối lượng các mô giảm, do vậy khối lượng nước giảm mà khối lượng mỡ nói chung lại tăng lên. Do vậy, các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng nồng độ; còn các thuốc tan trong mỡ sẽ bị chậm khởi đầu nhưng lại tăng thời gian tác dụng dễ dẫn đến tích luỹ gây độc.

Chuyển hoá và thải trừ thuốc: thuốc được thải trừ qua gan và thận là chủ yếu, nhưng ở người già, chức năng gan và thận đều giảm; lượng máu đến cũng giảm do vậy ảnh hưởng tới chuyển hoá của thuốc; dễ dẫn đến tích luỹ và gây độc.

Một số nguyên tắc chung dùng thuốc cho người cao tuổi:

Hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho người cao tuổi; tránh lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc được cho là “thuốc bổ”. Nếu phải dùng thuốc thì dùng càng ít loại càng tốt, chọn các loại thuốc ít độc và hiệu quả cao; Liều dùng phải thích hợp với từng loại bệnh và luôn luôn xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi và hại; tương tác giữa các loại thuốc; chức năng gan - thận. Không để tình trạng chữa được bệnh này lại làm nặng thêm bệnh khác; Phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc. Với các loại thuốc phải dùng kéo dài, nếu có thể được nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ để tránh hiện tượng tích luỹ thuốc.