Nôi dung bài hat là con mèo nói gì năm 2024

Dạy Trẻ Vỗ Tay Theo Tiết Tấu Bài Hát.

Bài hát "Thương con mèo"

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát "Chú mèo con". - Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả bài hát "Chú mèo con", nhạc và lời: Huy Du. "Chú mèo con", nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn. - Biết cách chơi trò chơi "Giai điệu của các con vật". - Biết được các vật nuôi trong gia đình. 2. Kĩ năng - Trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm nhịp nhàng với bài hát, thể hiện cảm xúc khi hát. - Biết sáng tạo một số vận động theo tiết tấu chậm. - Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng theo bài hát. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ không được leo trèo nghịch ngợm như chú mèo trong bài hát.

II-CHUẨN BỊ - Đàn ghi nhạc các bài hát: "Thương con mèo", nhạc và lời: Huy Du, "Chú mèo con", Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn, "Một con vịt", nhạc và lời: Kim Duyên, "Con gà trống", nhạc và lời Tân Huyền, "Gà trống mèo con và cún con", nhạc và lời: Thế Vinh. - Dụng cụ âm nhạc: Trống, xắc xô, phách tre. - Đồ hóa trang con mèo.

II- CÁCH TIẾN HÀNH 1. Hoat động 1: Khởi Động Cô cho cả lớp mô phỏng động tác và tiếng kêu của con mèo theo 1 đoạn nhạc và đi vào lớp. Cô và trẻ trò chuyện: - Cô và các con vừa làm động tác tiếng kêu của con vật gì? (Con mèo). - Có bài hát nào hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe? (bài hát "thương con mèo") - Bài hát do ai sáng tác? (Nhạc sĩ Huy Du sáng tác). - Cô thấy lớp mình bạn nào cũng thuộc và hát rất hay bài hát "Thương con mèo", hôm nay cô sẽ dạy cho các con vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nhé!

2. Hoạt động 2: Vỗ Tay Theo Tiết Tấu Bài Hát. - Dạy vận động: Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát "Thương con mèo". Cô làm mẫu 1 lần, vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát. Cả lớp hát và vận động theo tiết tấu chậm kết hợp với nhạc cụ. Giáo dục: Bài hát nói về bạn mèo rất tinh nghịch nên bị ngã bẩn hết chân tay, các con nhớ mình không nên trèo leo nghịch ngợm như chú mèo đấy nhé.

Nghe hát "chú mèo con." Cô giới thiệu bài hát "chú mèo con" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.

3. Hoạt động 3: Trò chơi "Giai điệu các con vật". - Mèo con là vật nuôi ở đâu? (Trong gia đình). - Trong gia đình còn có những con vật nuôi nào? - Có nhiều nhạc sĩ sáng tác về các con vật nuôi trong gia đình rất hay, hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi "Giai điệu các con vật".

Cô hướng dẫn cách chơi: Cô có vòng quay âm nhạc, khi vòng quay đến nốt nhạc sẽ có giai điệu của bài hát, con hãy lắng nghe và đoán xem đó là bài hát nói về con vật gì. Luật chơi: Nếu thể hiện đúng bài hát sẽ nhận được một món quà. Nếu trả lời sai sẽ mất lượt chơi.

4. Kết thúc: Cô và trẻ mô phỏng hình dáng "con mèo" đi sưởi nắng theo giai điệu bài hát "Thương con mèo".

Bài hát “Là con mèo” : là chú mèo thì có tiếng kêu ‘meo meo’, bạn nào mà khóc thì chính là chú mèo, còn nếu bạn nào ngoan thì được là em búp bê

Là con mèo .. kêu meo meo Ai khóc mếu .. là con mèo Ngoan như bé .. là búp bê

Thông qua bài hát trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và sự đáng yêu của con vật nuôi và ích lợi của chúng đối với con người. và biết thể hiện bài hát bằng giọng điệu vui tươi nhịp nhàng.

  • Giáo dục trẻ biết bảo vệ con vật nuôi trong gia đình.

* Lồng ghép chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống.

II. Chuẩn bị:

- Nhạc không lời bài hát “Ai cũng yêu chú mèo, “thương con mèo” và một số bài hát theo chủ đề.

III. Tổ chức hoạt động:

tt

Cấu Trúc

Hoạt động cô và trẻ

1

Hoạt động1

Dạy hát: Ai cũng yêu chú mèo

- Cô làm tiếng mèo kêu.

+ Tiếng con gì?

+ Mèo sống ở đâu?

+ Con mèo thuộc nhóm gì? ( gia súc)

- Có một bài hát nói về chú mèo rất dễ thương, và ai cũng yêu thương chú đó là bài bài “ai cũng yêu chú mèo” của tác giả Kim Hữu lớp mình cùng lắng nghe cô hát nhé.

🏵 Cô hát lần 1: Hát nhịp nhàng + thể hiện tình cảm.

- Bài hát hay không các bạn?

- Các bạn có muốn nghe lại bài hát lần nữa không?

🏵 Cô hát lần 2: Giảng nội dung.

  • Bài hát nói về 1 chú mèo được nuôi trong nhà chú kêu meo meo có đôi mắt tròn trong như nước và có cái đuôi vờn như tay bé múa.
  • Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? ( vui)

🏵 Cô cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần.

* Cô cho trẻ hát:

+ Tổ hát.

+ Nhóm hát.

+ Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.

+ Cá nhân hát.

+ Cô vừa dạy lớp hát bài gì? Của ai sáng tác? ( trẻ nói)

Cả lớp hát (1 lần).

2

Hoạt động2.

Nghe hát

Thương con mèo – Huy Du

  • Lắng nghe lắng nghe ( nghe gì nghe gì?)
  • “Con gì có bộ ria dài Trong veo đôi mắt, đôi tai tinh tường Bước đi êm ái nhẹ nhàng Chuột mà thấy bóng vội vàng trốn mau?”
  • Đó là con gì?( con mèo)
  • Con mèo giỏi nhất là gì? ( bắt chuột)

GD Cháu biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi, nhưng cũng biết đề phòng chúng cắn, truyền bệnh…tiếp xúc xong phải tắm rửa thật sạch, khi chúng bệnh phải nhờ đến bác sĩ thú y..

  • Lớp chúng ta hôm nay rất giỏi, ai cũng thuộc bài hát hết, cô sẽ hát tặng cho các bạn một bài hát , đó là bài “Thương con mèo”. Của nhạc sĩ HUy Du, ( cháu nhắc lại)
  • Các bạn cho cô 1 tràn pháo tay đi!

* Cô hát lần 1. Giảng nội dung: Bài hát nói về chú mèo có bộ lông màu trắng mắt tròn xoe và rất sáng, kêu meo meo, mèo rất ngoan bắt chuột giỏi và suốt ngày em chơi đùa với mèo.

  • Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào?
  • Bài hát thật hay phải không nào, bây giờ cô sẽ hát lại lần nữa cho các bạn nghe nhé! Bạn nào thuộc bài hát thì hãy hát theo mình luôn nha!
  • Cô vừa hát bài gì? Của nhạc sĩ nào?

* Cô hát lần 2: Trẻ hát theo cô.

- Bạn nào nhớ tên bài hát cô vừa hát?

- Cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi rất vui, đó là trò chơi “Vũ điệu cồng chiêng” nhé!

3

Hoạt động 3

chơi “Vũ điệu cồng chiêng”

  • Để thay đổi không khí cô sẽ cho lớp mình chơi trò chơi rất hấp dẫn

Cách chơi: Cô mở nhạc cho trẻ nghe một đoạn giai điệu của bài hát. Cô mở nhạc vừa phải trẻ đi chậm, cô mở nhạc sôi động trẻ đi nhanh và lắc lư theo nhạc.