Phi kim thường có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 10:30 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

      Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được một số tính chất đặc trưng của nguyên tố đó. Cụ thể là:

1. Loại nguyên tố

- Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố kim loại (trừ H, He).

- Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tố phi kim.

- Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố khí hiếm (cả trường hợp He có 2e).

- Nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng là phi kim nếu thuộc chu kì 2, 3 và là kim loại nếu thuộc các chu kì khác.

2. Công thức một số loại hợp chất và tính chất của hợp chất đó

Nếu nguyên tố R thuộc nhóm nA:

- Hóa trị trong oxit cao nhất là n → công thức oxit cao nhất là R2On.

- Hóa trị trong hợp chất khí với H (chỉ áp dụng với phi kim) là (8 - n) → công thức hợp chất khí với H là RH8-n.

- Công thức hidroxit cao nhất: R(OH)n (nếu n < 4 thì giữ nguyên công thức; nếu n > 3 thì chuyển thành dạng axit HnROn và tối giản công thức bằng cách bớt đi số phân tử H2O phù hợp).

- Nếu n < 4: oxit và hidroxit cao nhất thường có tính bazơ; nếu n > 3: oxit và hidroxit cao nhất thường có tính axit.

Sau đây, mời các bạn tham khảo các bài tập của hochoaonline.net:

Cấu hình electron nguyên tử

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố kim loại thường là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến đến cấu hình eletron lớp ngoài cùng. Cũng như vận dụng trả lời các câu hỏi tương tự. Mời các bạn tham khảo.

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố kim loại thường là

A. 1e, 2e, 3e

B. 5e, 6e, 7e

C. 4e

D. 8e

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố kim loại thường là 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng

Đáp án A

Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố:

+ Số electron tối đa ở lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố là 8 electron. Các nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hóa học. Đó là các nguyên tử khí hiếm ( trừ He có 2e lớp ngoài cùng ).

+ Các nguyên tử có 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.

+ Các nguyên tử có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tố phi kim.

+ Các nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 2.Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn là

A. các nguyên tố d và f

B. các nguyên tố s.

C. các nguyên tố s và p.

D. các nguyên tố p.

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3. Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại

A. 1s22s22p63s23p6

B. 1s22s22p63s23p3

C. 1s22s22p63s23p1

D. 1s22s22p63s23p5

Xem đáp án

Đáp án C

--------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố kim loại thường là tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Bài 1.(Trang 27 SGK hóa học 10 chương 1)

Nguyên tố có z = 11 thuộc loại nguyên tố :

A. s         B. p          C.d          D.f

Chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn Giải bài 1:   A đúng.

Nguyên tố Z=11, ta có cấu hình electron của nguyên tố đó như sau: 1s22s22p63s. Vậy nguyên tố đã cho là s. Đáp án đúng là A.

Bài 2.(Trang 27 SGK hóa học 10 chương 1)

Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của lưu huỳnh (Z = 16) :

A. 1s2 2s2 2p5 3s2 3p5 ;           B. 1 s2 2s1 2p6 3s2 3p6 ;

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;           D. 1 s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn Giải bài 2:

Nguyên tử lưu huỳnh có Z=16 có cấu hình là: 1s22s22p63s23p⇒ Đáp án đúng là C.

Bài 3.(Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)

Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1. Vậy :

A. Lớp thứ nhất (Lớp K) có 2 electron ;

B. Lớp thứ hai (Lớp L) có 8 electron ;

C. Lớp thứ ba (Lớp M) có 3 electron ;

D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.

Tìm câu sai.

Hướng dẫn Giải bài 3: Câu D là sai.

Bài 4.(Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a) Xác định nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

(Cho biết : các nguyên tô cỏ sô hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong N bảng tuần hoàn thì 1 ≤ N/Z ≤ 1,5)

Hướng dẫn Giải bài 4:

a) Tổng số hạt proton, nowtron, electron trong 1 nguyên tử của nguyên tố đã cho là 13. Mà số proton bằng số electron nên ta có phương trình sau:

2Z + N =13

Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến 82 trong bảng tuần ta có :

  • Z ≤ N; mà N =13 – 2Z ⇒ Z ≤ 13 – 2Z ⇒ Z  ≤ 4,333  (1)
  • N ≤ 1,5Z ⇒ 13-2Z ≤ 1,5Z ⇒ 3,5Z ≥ 13 ⇒ Z ≥ 3,7 (2)

Từ (1) và (2) và vì Z nguyên dương 3,7 ≤ Z ≤ 4,333 . vậy Z =4

Suy ra số nơtron: N =13 – 2Z = 13 -2.4 = 5

Vậy nguyên tử khối cần tìm theo yêu cầu bài toán là 4+5=9.

b) Viết cấu hình electron: Z=4 có cấu hính là 1s22s2. Đây là nguyên tố s

Bài 5.(Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)

Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18 ?

Hướng dẫn Giải bài 5:

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau :

z = 3 : 1s2 2s1   ;                        z = 6 : 1s2 2s2 2p2 ;

z = 9 : 1s2 2s2 2p5 ;                    z = 18 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Bài 6.(Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1)

Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là :

a) 1, 3;       b)8, 16;          c) 7, 9.

Những nguyên tố nào là kim loại ? Là phi kim ? Vì sao ?

Hướng dẫn Giải bài 6:

Hạt nhân nguyên tử cho biết số proton (nghĩa là cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân) nên theo yêu cầu của đề bài ta có thế viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố như sau :

a) z = 1 : 1s1                   ;         z = 3 : 1s2 2S1 ;

b) z = 8 : 1s2 2s2 2p4        ;           z = 16 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;

c) z = 7 : 1s2 2s2 2p3        ;           z = 9 : 1s2 2s2 2p5.

Nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, nên nguyên tố có z = 3 là kim loại, còn nguyên tố z = 1 là H giống kim loại nhưng không phải là kim loại.

Nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng nên các nguyên tô có z = 8, z = 16, z = 7, z = 9 là phi kim.