Phim khoa học viễn tưởng la gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phim khoa học viễn tưởng/ giả tưởng (hoặc sci-fi, viết tắt của từ Science fiction) là một thể loại phim sử dụng những mô tả mang tính tiên đoán và hư cấu dựa trên khoa học về các hiện tượng mà khoa học chính thống không chấp nhận đầy đủ như sinh vật ngoài Trái Đất, thế giới người ngoài hành tinh, ngoại cảm và du hành thời gian cùng với các yếu tố tương lai như tàu vũ trụ, robot, sinh vật cơ khí hóa, du hành liên sao hoặc các kỹ thuật khác. Phim khoa học viễn tưởng thường được sử dụng để tập trung vào các vấn đề chính trị hoặc tệ nạn xã hội, và để khám phá các vấn đề triết học như điều kiện con người. Trong nhiều trường hợp, các ý tưởng bắt nguồn từ các tác phẩm khoa học viễn tưởng có thể được sử dụng bởi các nhà làm phim kém cỏi hoặc không quan tâm đến các tiêu chuẩn khoa học hợp lý và logic mà các tác phẩm khoa học viễn tưởng đã cố gắng tuân thủ.[1]

Thể loại đã tồn tại từ những năm đầu của phim câm, khi phim Chuyến đi tới Mặt Trăng của Georges Melies (1902) đã sử dụng các hiệu ứng nhiếp ảnh ảo giác. Ví dụ điển hình tiếp theo của thể loại này là bộ phim Metropolis (1927) - là bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên có độ dài trên 40 phút (feature length).[2] Từ những năm 1930 đến những năm 1950, thể loại này bao gồm chủ yếu là phim loại B chi phí thấp. Sau bộ phim bước ngoặt của Stanley Kubrick - 2001: A Space Odyssey (1968), thể loại phim khoa học viễn tưởng đã được coi trọng hơn. Vào cuối những năm 1970, những phim khoa học viễn tưởng có thu nhập cao đã trở nên phổ biến với khán giả sau thành công của phim Star Wars và mở đường cho những bộ phim bom tấn thuộc thể loại này của những thập kỷ tiếp theo.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Simultaneous Worlds: Global Science Fiction Cinema edited by Jennifer L. Feeley and Sarah Ann Wells, 2015, University of Minnesota Press

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Luca Bandirali, Enrico Terrone, Nell'occhio, nel cielo. Teoria e storia del cinema di fantascienza, Turin: Lindau, 2008, ISBN 978-88-7180-716-4.
  • Welch Everman, Cult Science Fiction Films, Citadel Press, 1995, ISBN 0-8065-1602-X.
  • Peter Guttmacher, Legendary Sci-Fi Movies, 1997, ISBN 1-56799-490-3.
  • Phil Hardy, The Overlook Film Encyclopedia, Science Fiction. William Morrow and Company, New York, 1995, ISBN 0-87951-626-7.
  • Richard S. Myers, S-F 2: A pictorial history of science fiction from 1975 to the present, 1984, Citadel Press, ISBN 0-8065-0875-2.
  • Gregg Rickman, The Science Fiction Film Reader, 2004, ISBN 0-87910-994-7.
  • Matthias Schwartz, Archeologies of a Past Future. Science Fiction Films from Communist Eastern Europe, in: Rainer Rother, Annika Schaefer (eds.): Future Imperfect. Science – Fiction – Film, Berlin 2007, pp. 96–117. ISBN 978-3-86505-249-0.
  • Dave Saunders, Arnold: Schwarzenegger and the Movies, 2009, London, I. B. Tauris
  • Errol Vieth, Screening Science: Context, Text and Science in Fifties Science Fiction Film, Lanham, MD and London: Scarecrow Press, 2001. ISBN 0-8108-4023-5

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Science Fiction Films”. Filmsite.org. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ SciFi Film History - Metropolis (1927) Lưu trữ 2017-10-10 tại Wayback Machine - Although the first science fiction film is generally agreed to be Georges Méliès' A Trip To The Moon (1902), Metropolis (1926) is the first feature length outing of the genre. (scififilmhistory.com, retrieved ngày 15 tháng 5 năm 2013)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Encyclopedia of Fantastic Film and Television — horror, science fiction, fantasy and animation
  • The Greatest Films: Science Fiction Films

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phim khoa học viễn tưởng la gì

Cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh trong cuốn tiểu thuyết Đại chiến thế giới của H.G Wells.

Phim khoa học viễn tưởng la gì

Khởi động và hạ cánh trong tầng bình lưu, một tác phẩm nghệ thuật của Helmuth Ellgaard.

Khoa học viễn tưởng (tiếng Anh: Science fiction; gọi tắt là "sci-fi" hay "SF") là một thể loại tiểu thuyết hư cấu mang các yếu tố khoa học. Nó còn được gọi là "văn học về ý tưởng" và thường khám phá hoặc dự đoán những hệ quả, hậu quả tiềm tàng của những đổi mới trong khoa học, xã hội và công nghệ.[1][2]

Khoa học viễn tưởng có thể bám rễ với yếu tố văn hóa cổ đại, có mối liên quan đến thế giới kỳ ảo, có yếu tố kinh dị và siêu anh hùng và bao hàm nhiều thể loại phụ khác. Cũng vì sự móc nối đó mà định nghĩa chính xác của nó từ lâu đã bị tranh cãi giữa các tác giả, nhà phê bình và học giả. Nhiều người cũng vì thế mà dễ nhầm lẫn khoa học viễn tưởng với những thể loại khác, đăc biệt là kỳ ảo.

Các tác phẩm văn học, phim ảnh, truyền hình khoa học viễn tưởng và các phương tiện truyền thông khác đã trở nên phổ biến và có ảnh hưởng trên nhiều thế giới. Bên cạnh mục đích giải trí, nó cũng có thể chỉ trích những mặt trái của xã hội [3] nhưng cũng đồng thời truyền cảm hứng cho những đề tài thảo luận của giới trẻ về các ý tưởng tuyệt vời của khoa học, có thể biến những sáng kiến tưởng tượng thành hiện thực.

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

"Khoa học viễn tưởng" rất khó định nghĩa chính xác, vì nó bao gồm một loạt các khái niệm và chủ đề. Nhà văn kỳ ảo và khoa học viễn tưởng người Mỹ James Blish đã viết: "Wells đã sử dụng thuật ngữ ban đầu để bao hàm về cái mà ngày nay chúng ta gọi là khoa học viễn tưởng nặng[q 1], một thể loại có sự cố gắng tận tâm để trung thành với sự thật là nền tảng cho câu chuyện sẽ được xây dựng, và nếu câu chuyện có yếu tố phép màu, thì ít nhất nó không nên chứa toàn bộ yếu tố của chúng. "[4]

Theo nhà văn và giáo sư sinh hóa người Mỹ Isaac Asimov, "Khoa học viễn tưởng có thể được định nghĩa là nhánh văn học liên quan đến phản ứng của con người trước những thay đổi của khoa học và công nghệ."[5] Tác giả khoa học viễn tưởng và kỹ sư người Mỹ Robert.A.Haiten đã viết rằng "Một định nghĩa ngắn gọn hROb đã viết rằng "Một định nghĩa ngắn gọn hữu ích của hầu hết tất cả các khoa học viễn tưởng có thể hiểu là: suy đoán thực tế về các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, dựa trên kiến thức tương ứng từ thế giới thực, quá khứ và hiện tại và hiểu biết sâu sắc về bản chất và tầm quan trọng của phương pháp khoa học." [6]

Theo Bách khoa toàn thư về khoa học viễn tưởng, do John Clute và Peter Nicholls biên tập, chứa một cuộc thảo luận rộng rãi về vấn đề định nghĩa, dưới tiêu đề "Định nghĩa về SF". Các tác giả coi định nghĩa năm 1972 của giáo sư đại học kiêm nhà văn, nhà phê bình Nam Tư Darko Suvin là hữu ích nhất trong việc xúc tiến các cuộc tranh luận học thuật. Định nghĩa của Suvin là: "một thể loại văn học có các điều kiện cần và đủ là sự hiện diện và tương tác của sự xa rời và sự nhận thức, và công cụ hình thức của nó là một khung tưởng tượng thay thế dựa trên môi trường thực nghiệm của tác giả".[7]

Tác giả và biên tập viên khoa học viễn tưởng người Mỹ Lester del Rey đã viết: "Ngay cả những người cuồng nhiệt hay fan hâm mộ cũng có một thời gian khó khăn để giải thích khoa học viễn tưởng là gì" và thiếu "định nghĩa thỏa đáng đầy đủ" do "không dễ dàng phác họa giới hạn đối với khoa học viễn tưởng.[8] "Tác giả và biên tập viên Damon Knight đã tóm tắt lại những khó khăn, nói rằng "khoa học viễn tưởng là những gì chúng ta chỉ ra khi chúng ta nói về nó."[9]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hard sci-fi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Marg Gilks, Paula Fleming, và Moira Allen (2003). “Science Fiction: The Literature of Ideas”. writingworld.com.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ von Thorn, Alexander (Tháng 8 năm 2002). "Aurora Award acceptance speech". Calgary, Alberta.
  3. ^ Prucher, Jeff (ed.). Brave New Words. The Oxford Dictionary of Science Fiction (Oxford University Press, 2007) page 179
  4. ^ James Blish, More Issues at Hand, Advent: Publishers, 1970. Pg. 99. Also in Jesse Sheidlower, "Dictionary citations for the term «hard science fiction»". Jessesword.com. Last modified ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ Asimov, "How Easy to See the Future!", Natural History, 1975
  6. ^ Heinlein, Robert A.; Cyril Kornbluth; Alfred Bester; Robert Bloch (1959). The Science Fiction Novel: Imagination and Social Criticism. University of Chicago: Advent Publishers.
  7. ^ Stableford, Brian; Clute, John; Nicholls, Peter (1993). “Definitions of SF”. Trong Clute, John; Nicholls, Peter (biên tập). Encyclopedia of Science Fiction. London: Orbit/Little, Brown and Company. tr. 311–314. ISBN 1-85723-124-4.
  8. ^ Del Rey, Lester (1980). The World of Science Fiction 1926–1976. Ballantine Books. ISBN 978-0-345-25452-8.
  9. ^ Knight, Damon Francis (1967). In search of wonder; essays on modern science fiction. Advent Publishing, Inc. tr. xiii. ISBN 978-0-911682-31-1.