Phương pháp đánh giá nhân viên bằng bảng điểm keynes năm 2024

” do tác giả Paul Davidson viết thể hiện vai trò của Keynes trong việc làm cho kinh tế thị trường đạt hiệu quả, Paul Davidson đã thể hiện rằng Keynes ủng hộ vai trò can thiệp của Nhà nước, kết hợp với sự chủ động của khu vực tư nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái khủng hoảng và tăng trưởng nóng. Chính sách kinh tế của Keynes như Paul Davidson đã trình bày từng giúp thế giới thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng và là một tác nhân quan trọng dẫn đến chính sách kinh tế của Franklin D.Roosvelt vào những năm 1933 trở về sau.

Sau khi đọc xong cuốn sách của Davidson, chúng ta sẽ thấy được những đề xuất và kế hoạch chi tiết cho chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, luật, qui định cho thị trường tài chính của tác giả dựa trên nền tảng lý thuyết của Keynes.

Phương pháp đánh giá nhân viên bằng bảng điểm keynes năm 2024

Kết cấu của cuốn sách gồm 10 chương, trong đó phần quan trọng nhất nằm từ chương 2 đến chương 9.

Chương 1: Sức ảnh hưởng của tư tưởng lên chính sách

Trong chương này tác giả cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu nằm trong sự hoạt động của thị trường tài chính tự do. Đây là điều mà trong vòng 30 năm trở lại đây các nhà kinh tế học chính thống, các nhà hoạch định chính sách, các thống đốc ngân hàng trung ương, các cố vấn kinh tế đều khẳng định rằng:

(1) Can thiệp của chính phủ vào thị trường bằng qui định và chính sách chi tiêu của chính phủ quy mô lớn là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề về kinh tế.

(2) Chấm dứt sự tồn tại của chính phủ quy mô lớn giải phóng thị trường ra khỏi các quy định của chính phủ chính là giải pháp đối với các vấn đề đó.

Tư tưởng của Keynes một thời đã cứu nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970 đã dẫn đến sự thất bại của chính phủ trong cuộc chiến chống lạm phát lúc đó, đây chính là cơ hội cho các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách chôn vùi và quên hẳn tư tưởng, triết lý của Keynes. Milton Friedman và đồng nghiệp đã đi đầu trong cuộc khơi dậy những tư tưởng của học thuyết thị trường tự do bằng cách:

(1) Chấm dứt thời kỳ chính phủ quy mô lớn bằng cách cắt giảm thuế xuống mức tối thiểu sao cho chính phủ không còn tiền để chi cho các chương trình lãng phí.

(2) Giải phóng thị trường ra khỏi mọi quy định quản lý, can thiệp của chính phủ.

Một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc giải phóng thị trường tài chính ra khỏi các quy định là Alan Greenspan. Theo Paul Davidson, các chính sách của Alan Greenspan và lãi suất thấp mà Cục dự trữ trung ương Liên bang Mỹ theo đuổi đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008.

Qua trình bày của Paul Davidson, ta sẽ thấy được:

(1) Hai hệ tư tưởng và triết lý chủ đạo trong kinh tế học về cách thức vận hành của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

(2) Hai hệ tư tưởng đó đã đưa ra cách giải thích khác nhau như thế nào về các vấn đề kinh tế nảy sinh trong thời gian qua.

Hệ tư tưởng thứ nhất gồm: kinh tế học cổ điển, thuyết thị trường hiệu quả.

Hệ tư tưởng thứ hai gồm: lý thuyết phân tích thanh khoản và tiền tệ do John Maynard Keynes xây dựng nên. Keynes cho rằng chủ nghĩa tư bản có 2 khiếm khuyết lớn: “thứ nhất, chủ nghĩa tư bản không thể tạo ra việc làm đầy đủ và lâu dài cho người lao động, thứ hai, nó phân chia thu nhập và sự giàu có một cách tùy tiện và không công bằng”. Theo Paul Davidson - Keynes lý giải, phân tích nguyên nhân của 2 khiếm khuyết này là gì và chúng sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế này như thế nào. Keynes cho rằng chính phủ đóng vai trò cốt yếu trong việc giảm thiểu và xóa bỏ hoàn toàn các khiếm khuyết ra khỏi hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Paul Davidson cho rằng nếu chính phủ đi theo các đề xuất chính sách của Keynes, thế giới không có chiến tranh đồng thời kiểm soát được mức gia tăng dân số thì chúng ta sẽ thừa hưởng một thế giới không có đói nghèo.

Chương 2: Những tư tưởng và chính sách đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21.

Trong chương này, tác giả trình bày nguyên nhân các cuộc khủng hoảng và suy thoái diễn ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 theo các nhà kinh tế học cổ điển là do” hiện tượng tiền lương và giá cứng nhắc do các công ty độc quyền cố định giá, còn công đoàn lao động cố định tiền lương, và/ hoặc do chính sách nhà nước đã can thiệp vào thị trường làm hạn chế tính linh hoạt của giá cả và tiền lương”.

Tác giả dẫn chứng nhận định trên của các nhà kinh tế học cổ điển là sai lầm qua cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài từ năm 1929 đến năm 1933, lúc này nền kinh tế tự nó không thể vượt qua cuộc khủng hoảng và chính điều đó đã khiến Keynes xây dựng một khung lý thuyết thay thế cho lý thuyết cổ điển được trình bày trong cuốn “ lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936.

Theo tác giả, trước đó tư tưởng của Keynes đã được gửi đến cho tổng thống Mỹ - Roosevelt trên một bài báo ngày 31/12/1933 trong đó Keynes nhấn mạnh việc cải tổ, phục hồi nền kinh tế.

Kết quả là chính phủ Mỹ thời điểm đó đã tung ra những chính sách như: bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, tái hỗ trợ nhiều khoản vay tiêu dùng, vay sản xuất nông nghiệp có thế chấp, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, thành lập Ủy ban chứng khoán và ngoại hối để kiểm soát thị trường tài chính, tăng sức mạnh đàm phán cho người lao động, buộc giảm giờ làm và cải thiện điều kiện làm việc.

Tác giả cũng dẫn chứng qua các số liệu thống kê về việc cải tạo các bệnh viện, trường học, cơ sở hạ tầng… ( số liệu cụ thể trang 28) và các chương trình này đã mang đến một kết quả là tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 25% năm 1932 xuống 16% năm 1936 mặc dù thâm hụt ngân sách mỗi năm gia tăng từ 2 đến 6 tỷ USD, chiếm 2 - 5% GDP

Chính việc thâm hụt ngân sách quá lớn đã khiến chính phủ Mỹ thắt lưng buộc bụng năm 1937, và kết quả là thành tựu khôi phục kinh tế của 4 năm trước đó bị xóa bỏ hoàn toàn. Năm 1938, Roosevelt khởi động lại chương trình tăng chi tiêu và đến năm 1940 thì kết quả thực sự rõ ràng qua dẫn chứng GDP tăng 55%, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 10%

Trong chương này, tác giả còn trình bày về sự xuyên tạc kinh tế học Keynes thời kỳ đầu hậu thế chiến thứ 2 qua các lý luận sai lầm cụ thể như:

+ “Nguyên nhân của thất nghiệp là do công đoàn và công nhân từ chối chấp nhận mức lương thấp trong khi mức lương này sẽ đem lại việc làm cho tất cả những ai muốn làm việc – đó là mức lương cân bằng hiệu quả

+ Chính phủ đặt ra mức lương tối thiểu cao hơn giả thuyết cân bằng thị trường

+ Các công ty độc quyền đặt ra mức giá cố định cho sản phẩm của họ và mức giá này cao hơn giá thông thường trên thị trường cạnh tranh.”

Các nhà kinh tế học này lại bám vào lý thuyết của Keynes để ủng hộ giải pháp tăng chi tiêu, thúc đẩy cầu trong hoàn cảnh giá và lương cứng nhắc.

Theo Paul Davidson, Keynes không đổ lỗi cho giá và lương mà nguyên nhân nằm ở thị trường tài chính và động cơ tiết kiệm của người dân.

Tác giả dẫn chứng cho lý thuyết của Keynes bằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, sau đó khôi phục nhờ hàng loạt các qui định, luật lệ ra đời năm 1933( đạo luật Glass – Steagall). Sau đó, kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970, đạo luật trên dần dần được diễn giải và cuối cùng bị phá bỏ năm 1999 và đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008 ở Mỹ

Nhận xét sau khi đọc chương 1, 2:

Có thể nói, bằng cảm nhận của riêng mình tôi cho rằng ý kiến của tác giả chưa thật sự thuyết phục người đọc.Dựa vào khung lý thuyết của Keynes, tác giả bác bỏ công trình của kinh tế học cổ điển. Tôi cho rằng mỗi khung lý thuyết đều có một vai trò của nó và giải thích được một chu kỳ kinh tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định..Rõ rằng là chính phủ Mỹ đã ra các chính sách năm 1933, còn khung lý thuyết của Keynes công bố năm 1936. Không có ai chắc chắn việc tổng thống Mỹ lúc đó có đọc và làm theo bài viết của Keynes hay không.

Nếu như vậy, thì khung lý thuyết của Keynes rõ ràng cũng được xây dựng trên những số liệu, dẫn chứng mang tính chất lịch sử, giải thích những sự việc đã xảy ra theo quan điểm của riêng mình.

Tất nhiên điều này là hợp lý vì chẳng có nhà bác học, khoa học nào tài giỏi đến mức dự đoán những gì sắp xảy ra và xây dựng một lý thuyết để giải thích điều sắp xảy ra. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả bài viết này là hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Keynes một cách triệt để. Cuốn sách được xuất bản năm 2009,một năm sau cuộc khủng hoảng năm 2008 của Mỹ. Tôi tự hỏi nếu không có cuộc khủng hoảng năm 2008, liệu tác giả có ủng hộ lý thuyết của Keynes hay không? Hay tác giả vẫn dựa vào khung lý thuyết cổ điển để giải thích các vấn đề của nền kinh tế?

Chương 3 trình bày về khung lý thuyết của kinh tế học cổ điển. Chương 4 trình bày về khung lý thuyết thanh khoản của Keynes. Tác giả dẫn dắt nhiều câu chuyện lịch sử nhằm định hướng người đọc so sánh hai khung lý thuyết này thông qua các chính sách, tư tưởng của các nhà lãnh đạo. Qua hai chương này, chúng ta cảm thấy có vẻ như tác giả công bằng trong việc nhìn nhận và đánh giá các khung lý thuyết, nhưng thật sự là Paul Davidson có phần nghiên về lý thuyết của Keynes nhiều hơn.

Ở trang 50 cuốn giải pháp của Keynes, tác giả nhấn mạnh rằng” về bản chất, lý thuyết cổ điển giả định rằng bằng phương pháp nào đó, người ra quyết định ngày hôm nay có thể biết và thực sự biết những gì xảy ra trong tương lai… trong khi đó, lý thuyết thanh khoản của Keynes giả định rằng người ra quyết định” biết” rằng họ không biết, và cũng không thể biết được kết quả trong tương lai của một quyết định nào đó ở hiện tại… do đó hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa cần thiết lập ra các thể chế để người ra quyết định giải quyết được vấn đề tương lai không chắc chắn”

Trong chương này, Paul Davidson trình bày rằng, những nhà kinh tế học cổ điển bám chắc vào khung lý thuyết kỳ vọng hợp lý và thị trường hiệu quả để giải thích cho hành vi mua của khách hàng trong điều kiện thông tin trong tương lai phải đầy đủ. Đây chính là điều hết sức vô lý. Tác giả còn cho rằng, các nhà kinh tế học cổ điển cố gắng dùng toán học, thống kê để chứng minh cho khung lý thuyết kinh tế học cổ điển. Tác giả dẫn chứng hàng loạt những áp dụng sai lầm điển hình là Samuelson với “giả định ergodic”. Đây chính là cơ sở nền tảng của lý thuyết thị trường hiệu quả - cái mà Keynes bác bỏ hoàn toàn trong khung lý thuyết của mình.

Tác giả mô tả trường phái lý thuyết thị trường hiệu quả như là một qui luật của khoa học, không gì có thể tác động, giống như chuyển động của con lắc, khi có “ cú sốc bên ngoài” thì con lắc có thể di chuyển trục trặc một thời gian nhưng sau đó lại trở về trạng thái cân bằng và sau đó chuyển động theo quĩ đạo của nó.

Cuối cùng tác giả kết luận, lý thuyết thị trường hiệu quả là “vũ khí hủy diệt mang tính toán học” và không thể “ giải quyết vấn đề tương lai không chắc chắn chỉ bằng cách xem xét xu hướng thống kê được từ quá khứ.

Trong chương 4: Một xu chi tiêu cũng là một xu thu nhập, tác giả trình bày “ tư tưởng của Keynes về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và vai trò của tiền”. Phần quan trọng nhất của chương này theo tôi nằm ở trang 77 đề cập đến tiền, khả năng thanh toán của hộ gia đình và doanh nghiệp trong một tương lai không chắc chắn. Nếu hộ gia đình không chi tiêu hết dòng tiền vào ( thu nhập họ kiếm được) thì họ có một khoản tiền dư thừa để tiết kiệm. Giả sử các hộ gia đình tiết kiệm hoàn toàn, không hề chi tiêu thì cầu sản phẩm trên thị trường giảm và lúc này tác động tiêu cực do tiết kiệm tạo ra là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó giảm số việc làm mà doanh nghiệp tạo ra.

Tôi hoàn toàn tâm đắc với những ý kiến của tác giả ở nội dung tác giả cho rằng chính khu vực tư là khu vực tạo ra việc làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và suy cho cùng, khủng hoảng xảy ra khi các doanh nghiệp sa thải lao động với số lượng lớn.

Nhưng yếu tố nào khiến doanh nghiệp sa thải lao động? tác giả cho rằng chính yếu tố kỳ vọng lợi nhuận tác động đến hành động sa thải nhân công. Yếu tố nào tác động đến lợi nhuận? đó chính là mức suy giảm chi tiêu đối với các hàng hóa, dịch vụ.

Tiêu dùng của hộ gia đình gắn chặt với thu nhập. Nếu thu nhập của hộ gia đình tăng thì họ có xu hướng mua hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn và ngược lại.

Còn đối với các doanh nghiệp, tác giả kết luận rằng, nếu cầu thị trường giảm và các doanh nghiệp bắt đầu cảm thấy tác động của suy thoái thì doanh nghiệp đó không thể đầu tư thêm nhà xưởng và trang thiết bị, ngay cả khi chi phí vay vốn giảm thì nhà quản lý doanh nghiệp cũng không bao giờ đầu tư sản xuất thêm.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này trong bài viết của tác giả, trong thời kỳ suy thoái, cầu không có thì chúng ta không thể kỳ vọng các doanh nghiệp tăng đầu tư.

Do đó, tác giả tổng kết – chính phủ phải là người chi tiêu lớn nhất trong đó giải pháp chính của chính phủ là xây dựng một kế hoạch chi tiêu phục hồi kể cả việc chi cho quân sự

Tuy nhiên, trong chương này tác giả cũng trình bày ba lý luận phản đối kế hoạch chi tiêu của chính phủ bao gồm:

  1. tăng nợ quốc gia sẽ khiến đất nước phá sản
  1. gánh nặng nợ quốc gia sẽ đè nặng lên vai của thế hệ mai sau
  1. những khoản chi tiêu sẽ được bù đắp bằng hình thức in tiền và tổng cung tiền tăng sẽ gây ra lạm phát

Rõ ràng chúng ta thấy rằng ba lý luận trên hoàn toàn có lý. Xem xét trường hợp đất nước chúng ta trong thời gian qua, khi các dự án xây dựng đường cao tốc, tàu điện cao tốc … được trình bày trước quốc hội thì ngay lập tức các ý kiến phản đối tấn công mạnh mẽ dựa trên cơ sở gánh nặng nợ quốc gia đè nặng lên vai của thế hệ mai sau.

Ý kiến của tác giả cho rằng ba lập luận trên là ngụy biện và tác giả hoàn toàn ủng hộ phương án tăng chi tiêu của chính phủ.

Chúng ta cùng xem tác giả chứng minh sự ngụy biện của ba lập luận trong chương 5.

Chương 5: Sự thật về nợ quốc gia và lạm phát

Đây là chương khiến tôi thất vọng về cách lập luận của tác giả. Tác giả cho rằng nợ quốc gia là không đáng lo ngại, tư tưởng của tác giả rõ ràng nghiên về hướng - nợ thì cứ nợ, tiêu sài cứ việc tiêu sài, miễn sao có công ăn việc làm. Tác giả cho rằng kể từ ngày lập quốc năm 1790, nước Mỹ luôn mắc nợ, và từ đó trở đi nước Mỹ luôn mắc nợ và nợ không ngừng gia tăng. Tác giả dẫn chứng nếu năm 1926 nước Mỹ nợ 1,2 tỷ USD thì năm 1919 nợ 25,4 tỷ USD, 1936 tăng lên 33,7 tỷ USD chiếm 40 % GDP, năm 1940 lên 43 tỷ USD chiếm 44% GDP và đến năm 2009, con số trong trang 86 của cuốn sách theo trình bày của tác giả là 9,2 nghìn tỷ USD, chiếm 70% GDP. Sau 70 năm, từ nợ 43 tỷ tăng lên 9,2 nghìn tỷ. Đây là một con số khủng khiếp thể hiện mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, tôi cho rằng tác giả có lý do để tin rằng gánh nặng nợ quốc gia của Mỹ không đáng lo và với trình độ hạn hẹp của mình, tôi nghĩ mình chưa đủ kiến thức để đánh giá bất kỳ trình bày nào của tác giả.

Cách lập luận của tác giả là đừng giảm chi tiêu, “chính phủ chi tiêu ít hơn với hy vọng làm giảm qui mô nợ quốc gia sẽ làm cho cầu thị trường giảm xuống, do đó cả doanh nghiệp lẫn công nhân đều nghèo khổ hơn.”( trích nguyên văn trang 89)

Về lạm phát, chúng ta thấy rõ quan điểm đối nghịch của tác giả khi dựa vào lý thuyết Keynes để giải thích lạm phát so với Milton Friedman. Tác giả cho rằng việc in tiền không gây ra lạm phát nếu” số tiền in ra này đi vào doanh nghiệp để khuyến khích họ tăng sản lượng và việc làm thì nó không bao giờ gây ra lạm phát”

Paul Davidson bác bỏ tiên đề tiền tệ trung tính dùng để giải thích lạm phát theo quan điểm kinh tế học cổ điển, và dẫn dắt bài viết của Keynes ( Luận thuyết về tiền tệ năm 1930) để giải thích nguyên nhân của lạm phát.

Keynes cho rằng có hai loại lạm phát:

  1. Lạm phát hàng hóa: là loại lạm phát khi giá thị trường của các hàng hóa được sản xuất hàng loạt, lâu dài như nông sản, dầu thô, khoáng sản tăng lên. Để tránh được loại lạm phát này, theo Keynes chỉ cần chính phủ duy trì một lượng hàng dự trữ khi giá cả biến động do biến động của cung/ cầu. Tác giả lấy ví dụ cụ thể cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970, chỉ cần chính phủ trữ sẵn một lượng dầu.
  1. Lạm phát thu nhập: lạm phát này do chi phí sản xuất một loại hàng hóa nào đó tăng và để có lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán của sản phẩm. Ngoài ra, chi phí tiền lương tăng, chi phí quản lý tăng, chi phí nguyên liệu tăng… đều dẫn đến việc tăng giá sản phẩm.Tác giả còn khẳng định chủ yếu lạm phát do tiền lương tăng và do đó giải pháp đề xuất là chính phủ phải kiểm soát mức lương, giới hạn thu nhập.

Tôi thật sự không hoàn toàn đồng ý với giải pháp trên, chính phủ không bao giờ kiểm soát được mức thu nhập của nhân viên đối với các doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ chỉ kiểm soát được mức lương của công nhân viên chức. Thêm vào đó, giả sử chính phủ kiểm soát được mức lương của nhân viên trong doanh nghiệp tư, liệu họ có động cơ để làm việc hiệu quả hơn? Nếu họ không có động cơ, liệu doanh nghiệp có sản xuất đủ hàng hóa để cung cấp cho thị trường?

Keynes còn đưa ra mô hình TIP để chống lạm phát thu nhập, trong đó TIP dùng thuế thu nhập doanh nghiệp để phạt các doanh nghiệp tăng lương cho công nhân vượt hơn chuẩn lương quốc gia. Tác giả dẫn chứng vài trường hợp minh chứng cho việc chống lạm phát thu nhập bằng chính sách thu nhập đồng thời tác giả cho rằng chính sách này hiệu quả hơn chính sách thắt chặt tiền tệ của kinh tế học cổ điển. Tác giả còn cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ là chính sách kém văn minh và dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người lao động.

Chương 6 trình bày vấn đề chứng khoán hóa, thanh khoản và thất bại của thị trường tài chính

Chương 6 mở đầu bằng dẫn chứng đạo luật Glass Steagall bị bãi bỏ, cuộc khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn, sự thất bại của thị trường chứng khoán vì quá tin vào lý thuyết thị trường hiệu quả.

Keynes giải thích sự thất bại của thị trường chứng khoán do khả năng thanh khoản và vai trò của người tạo lập thị trường hết sức quan trọng. Người tạo lập thị trường phải đủ nguồn lực để đối phó với các đợt sóng bán chứng khoán ào ạt. Tác giả cho rằng người tạo lập thị trường phải tiếp cận được với ngân hàng trung ương để chắc chắn có đủ lượng tiền đối phó với mọi thảm họa.

Bằng hàng loạt các dẫn chứng về sự can thiệp của cục dự trữ liên bang Mỹ vào các sự cố 11/9/2001, các sự cố năm 2008 tác giả cho rằng ngân hàng trung ương có thể giúp các người tạo lập thị trường nhằm mục đích nâng cao tính thanh khoản của các tài sản. Paul Davidson đề xuất các chính sách đối phó với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán như:

  1. “ công khai thông báo tính không thanh khoản của những thị trường không có người tạo lập thị trường đáng tin cậy.”.Đối với khách hàng tiềm năng, ủy ban chứng khoán và ngoại hối nên có lời cảnh báo
  1. Cấm những hoạt động chứng khoán hóa có mục tiêu là tạo thị trường chung cho các loại tài sản có nguồn gốc từ thị trường riêng
  1. Cần phải có đạo luật Glass Steagall phiên bản thế kỷ 21. Ngân hàng thương mại phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ, tuân theo các qui định của chính phủ.

Giảm thiểu tác động của tình trạng vỡ nợ ở các tổ chức tài chính hiện tại bằng cách:

  1. Thành lập quĩ cho vay sở hữu nhà( HOLC)
  1. Thành lập quĩ giải quyết nợ( RTC) ( quĩ RTC dùng để mua lại các quĩ tiết kiệm và tín dụng bị phá sản, sau đó bán tài sản tốt còn lại cho các quĩ tốt không bị vỡ nợ và nhận về các khoản nợ xấu có thế chấp của các quĩ đã phá sản.)

Chương 7 bàn về cải cách thương mại quốc tế. Tác giả khẳng định thương mại tự do và tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ KHÔNG mang lại sự thịnh vượng và hiệu quả tối đa cho nền kinh tế như các nhà kinh tế học cổ điển vẫn từng nghĩ. Thậm chí, Keynes còn cho rằng thương mại tự do là “sai lầm và nguy hiểm”. Keynes nhận ra rằng chi phí sản xuất ở những ngành nông nghiệp, khai thác khoáng sản… ở những nước có điều kiện tự nhiên khác nhau thì khác nhau, nhưng ở những ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt thì chi phí kinh tế cho việc sản xuất như nhau vì nó sử dụng chung một loại công nghệ.

Keynes lấy ví dụ về Mỹ và Trung quốc, nếu chính phủ cho phép doanh nghiệp Mỹ thuê lao động rẻ và chưa đủ tuổi như ở Trung quốc làm việc thì chưa chắc giá thành sản phẩm sản xuất ở Trung quốc rẻ hơn ở Mỹ và Keynes cho rằng chính việc thuê lao động rẻ ở nước ngoài đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Khẳng định của Keynes là lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo chỉ đúng với các ngành khoáng sản, nông nghiệp và các ngành phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoặc các ngành có liên quan đến trữ lượng tài nguyên.

Keynes cho rằng lý thuyết so sánh cổ điển giả định không hề thiếu cầu với lượng sản phẩm tăng thêm khi các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất là không thực tế.

Chương 8 nói về cải cách tiền tệ quốc tế

Lập luận của Paul Davidson khi nói về thâm hụt tài khoản vãng lai là: nếu hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ chi tiêu vào sản phẩm nước ngoài thì nền kinh tế khác chứ không phải nền kinh tế của người dân nước đó được lợi. Nói cách khác, cầu hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu sẽ tạo việc làm cho quốc gia khác. Khi xuất khẩu của một nước nhỏ hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại ( cán cân tài khoản vãng lai) bị thâm hụt. Nước bị thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai sẽ bù đắp bằng hai cách:

  1. thứ 1: bù đắp từ nguồn dự trữ ngoại hối
  1. thứ 2: vay từ nước khác

theo tác giả, Mỹ là nước nhập khẩu nhiều hơn xuất suốt 25 năm, do đó trong 25 năm qua Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới.

Tác giả lấy ví dụ Trung Quốc là nước xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất. Giả sử như Mỹ phải chi 10 tỷ USD để trả cho hàng hóa từ Trung Quốc. Đáng lẽ người Trung Quốc phải dùng 10 tỷ USD thu được từ Mỹ để tiết kiệm bằng cách mua trái phiếu của chính phủ Mỹ, họ mua 10 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Như vậy, có sự cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Lúc này, sẽ có nhiều sản phẩm của Mỹ hơn có mặt tại Trung Quốc, các doanh nghiệp và công nhân Mỹ sẽ có thu nhập cao hơn. Theo tác giả, ví dụ vừa trình bày sẽ gợi ý cho các chính sách ở chương sau.

Trong khi đó, lý thuyết cổ điển giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại này dựa vào tỷ giá của đồng USD và đồng NDT. “ nếu đồng NDT được mua bán trên thị trường ngoại hối tự do có tỷ giá thả nổi và Mỹ đang thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc thì giá trị tương đối của đồng NDT sẽ tăng so với đồng USD. Kết quả là giá hàng nhập khẩu Trung Quốc tính bằng USD sẽ tăng, cho đến khi người Mỹ không thể mua nhiều hàng hóa Trung Quốc nữa thì lượng hàng Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm mạnh, ngược lại với việc đồng NDT tăng giá so với đồng USD, người Trung Quốc lại thấy giá hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc có giá rẻ hơn, do đó họ sẽ mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn”

Keynes tỏ ra nghi ngờ tình huống trên, ông cho rằng giả định của lý thuyết cổ điển khó có thể xảy ra

Keynes cho rằng chính phủ nên cân nhắc việc thả nổi hay cố định tỷ giá, ngoài ra cần xây dựng một cơ chế để giải quyết tình trạng mất cân đối cán cân thương mại và cán cân thanh toán

Cuối cùng, trong chương này, tác giả đề xuất giải pháp cải tổ hệ thống thanh toán quốc tế, theo ông chúng ta chỉ cần xây dựng một tổ chức thực hiện nghiệp vụ kế toán khép kín để tính điểm số thanh toán giữa các nước, cộng với một vài qui định được thống nhất để giải quyết tình trạng mất cân đối cán cân thương mại và thanh toán, đồng thời ngăn chặn những giao dịch tài chính quốc tế có nguy cơ phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế cũng như đe dọa nền kinh tế toàn cầu.

Ông gọi tổ chức đó là hiệp hội thanh toán tiền tệ quốc tế ( IMCU). Đặc điểm của IMCU là yêu cầu mọi hoạt động thanh toán quốc tế dù mua hàng nhập khẩu hay dẫn vốn từ nước này qua nước khác đều phải đi qua tổ chức này.

Ông đề xuất các mục tiêu của IMCU như:

  1. “Ngăn chặn tình trạng thiếu cầu thị trường thế giới đối với sản phẩm của các ngành công nghiệp do thiếu thanh khoản
  1. Cung cấp cơ chế tự động đặt trách nhiệm giải quyết tình trạng mất cân đối thương mại quốc tế lên những nước thường xuyên có thặng dư xuất khẩu.
  1. Đem lại cho mỗi nước năng lực giám sát, và nếu muốn thì kiểm soát được tình trạng:

+ Vốn tháo chạy cũng như vốn di chuyển qua biên giới quốc gia với mục đích tránh thuế

+ Chuyển thu nhập từ các hoạt động phi pháp trong nước ra nước ngoài.

+ Đưa tiền ra nước ngoài để tài trợ cho các tổ chức khủng bố”

Paul Davidson kết luận rằng mọi sự di chuyển của các dòng tiền thu được từ các hoạt động phi pháp, vốn di chuyển từ nước này sang nước khác để tránh thuế hay tiền kiếm được ở một nước nhưng được chuyển sang nước khác để tài trợ cho các hoạt động khủng bố quốc tế đều phải được đi qua ngân hàng trung ương và IMCU

Cuối cùng ở chương 9, tác giả kết luận rằng việc tuân theo thị trường tự do để có một xã hội văn minh phát triển bền vững là một việc làm hết sức mù quáng.

Mọi xã hội muốn phát triển đều phải đảm bảo ai ai cũng phải có việc làm trong một môi trường an toàn và lành mạnh, tác giả nhấn mạnh tư tưởng của Keynes là chính phủ phải đảm bảo sao cho những người sử dụng lao động khu vực kinh tế tư nhân có động lực lợi nhuận để tuyển bất cứ ai đang tìm việc làm. Chính phủ không nên sợ gánh nặng nợ quốc gia để có thể mạnh tay trong các chính sách chi tiêu kích cầu tạo việc làm cho người dân, chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội mà đặc biệt là tiếp cận khu vực y tế.

Những điều rút ra cho bản thân sau khi đọc cuốn sách này:

Bản thân tôi sau khi đọc cuốn sách này đã khám phá ra nhiều điều.Tất nhiên về mặt tiếp cận, tôi luôn có quan điểm rõ ràng là không bao giờ tin tuyệt đối vào một điều gì đó. Bản thân cuốn sách này cũng vậy. Tác giả giúp tôi – một sinh viên kinh tế tiếp cận kinh tế vĩ mô với những góc nhìn mới.Thoạt đầu tôi cảm thấy hơi bối rối với cách nhận định của tác giả về kinh tế học cổ điển, về Milton Friedman, về Paul Samuelson. Tôi băn khoan là liệu Samuelson đã hiểu sai và áp dụng sai lý thuyết của Keynes? Và học thuyết của Keynes cần được phát triển riêng thành một nhánh riêng tồn tại song song cùng kinh tế học cổ điển, kinh tế học tân cổ điển?

Liệu chính sách tiền tệ thắt chặt có là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp càng gia tăng trong lúc kinh tế khủng hoảng?

Liệu chính sách tài khóa với các gói kích cầu đang sử dụng sẽ mang lại một xã hội phát triển văn minh nơi đó con người có việc làm đầy đủ, được sống trong môi trường lành mạnh, trong sạch, được chăm sóc đầy đủ?

Liệu một đất nước nghèo như chúng ta có dám mạnh tay hơn nữa trong chi tiêu để mang lại cuộc sống ấm no cho người dân và gánh nặng nợ quốc gia không phải là điều gì đó quá to tát?

Liệu việc xây dựng một tổ chức như IMCU để cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu sẽ giúp cho nền kinh tế, tài chính toàn cầu phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn?

Có quá nhiều điều đọng lại sau khi đọc xong cuốn sách này. Một cuốn sách hay và mang nhiều hàm ý cho các nhà kinh tế học, nhà quản lý, các chính trị gia.