Quận chúa tầm xuân là ai

Trong xu thế phát triển không ngừng của điện ảnh Việt Nam, dòng phim cổ trang đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ để nhiều đạo diễn khai phá. Nó sẽ tạo nên được sự háo hức cũng như tò mò đối với khán giả khi hàng ngày họ "bội thực" bởi các bộ phim thị trường nhàm chán.

Điểm nhấn mà dòng phim cổ trang Việt đem lại nhiều "hứng cảm nghệ thuật" cho công chúng là tạo hình của các mỹ nhân showbiz. Thường ngày họ đã đẹp, nhưng khi khoác lên mình những bộ áo quần, lụa là của Công chúa, Quận chúa, Nguyên phi hay Hoàng thái hậu... nét đẹp ấy càng trở nên "tuyệt thế giai nhân"!

Thanh Hằng, Tăng Thanh Hà, Giáng My, Diễm My, Diễm Hương, Việt Trinh..., hầu như dòng phim cổ trang Việt đều đã chứng kiến sự hiện diện của đầy đủ các gương mặt "Đại mỹ nhân" nổi tiếng xinh đẹp và tài năng nhất showbiz qua nhiều thế hệ. Chắc chắn với những "giai nhân tuyệt sắc" này sẽ góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho dòng phim cổ trang Việt Nam.

Vân Trang (Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Anh trong "Thiên mệnh anh hùng") 

Thu Minh (Quý phi Lệ Liễu trong "Anh chàng vượt thời gian")

Bebe Phạm (Giáng Bình trong "Huyền sử thiên đô")

Midu (Hiệp nữ Hoa Xuân trong "Thiên mệnh anh hùng")

Tú Vi (Quận chúa Thương Thương trong "Anh chàng vượt thời gian")

Kim Hiền (Hiệp nữ trong "Thiên mệnh anh hùng")

Thụy Vân (Hoàng hậu Thanh Liên trong "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long")

Thùy Lâm (Ngọc Hân công chúa trong "Tây Sơn hào kiệt")

Lê Vân (Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong "Đêm hội Long Trì")

Kim Tuyến (Quận chúa Tầm Xuân phim "Về đất Thăng Long")

Thu Hà (Công chúa Quỳnh Hoa phim "Lá ngọc cành vàng")

Ngô Mỹ Uyên (Hoàng hậu Nghi Lan phim "Khát vọng Thăng Long")

Lã Thanh Huyền (Nguyên Phi Trần Thị Dung trong "Trần Thủ Độ")

Diễm Hương (Nàng Cúc Hoa trong "Phạm Công - Cúc Hoa")

Việt Trinh (Công chúa Thuận Thiên phim "Duyên trần thoát tục")

Nhật Kim Anh (Nàng Cầm trong phim "Long thành cầm giả ca")

Hồng Ánh (Kiều Nguyệt Nga trong "Lục Vân Tiên")

Trương Ngọc Ánh (Nàng Thể Loan trong "Lục Vân Tiên")

Giáng My (Phụng Càn Hoàng hậu trong "Huyền sử thiên đô")

Diễm My (Thái hậu Diệu Nữ phim "Huyền sử thiên đô")

Phan Hòa (Thái hậu Dương Vân Nga phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long)

Thu Trang (Vai Dạ Hương trong "Khát vọng Thăng Long")

Thu Quỳnh (Công chúa Cúc Phương phim "Huyền sử thiên đô")

Mai Chi (Công chúa Thuận Hoa trong "Trần Thủ Độ")

Mỹ Duyên (Vai Kiều Minh trong “Quyền lực tình yêu”)

Lan Phương (Công chúa Mỵ Châu trong "Nỏ thần")

Cao Thùy Dương (Vai Hoàng hậu Ngọc Lâm trong "Về đất Thăng Long")

Ngọc Quyên (Sát thủ Đào Thị trong "Mỹ nhân kế")

Diễm My 9X (Kỹ nữ Mai Thị phim "Mỹ nhân kế")

Tăng Thanh Hà (Kỹ nữ kiêm sát thủ Linh Lan phim "Mỹ nhân kế")

Thanh Hằng (Sát thủ máu lạnh kiêm tú bà Kiều Thị trong "Mỹ nhân kế")

Quận chúa tầm xuân là ai
Dàn mỹ nhân cổ trang của "Mỹ nhân kế" và đạo diễn Dùng "khùng"

Hoàng Lê

Khán giả chú ý vì từ khi chưa lên sóng, trailer của phim (cũng như một số phim khác về Lý Công Uẩn) đã được đem ra mổ xẻ, tranh luận dữ dội, nhất là về phục trang, kiến trúc… Mặt khác, đây là phim lịch sử do một hãng phim tư nhân đầu tư sản xuất (M&T Pictures phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, đạo diễn: Trần Ngọc Phong, Đinh Thái Thụy, Lê Chí Bửu; biên kịch: Phạm Thùy Nhân - PV), được thực hiện khá gấp rút: 40 tập trong khoảng 4 tháng.

Lê Long Đĩnh “nổi” hơn Lý Công Uẩn

Từ những tập đầu tiên, với phần âm nhạc tạo cảm xúc; tiết tấu nhanh; đa số các diễn viên được chọn hợp vai; ngôn ngữ, cách xưng hô gần gũi với tai nghe của người Nam Bộ nói riêng cũng như khán giả nói chung (như mong muốn ban đầu của ê-kíp làm phim - PV), bộ phim đã tạo được những thiện cảm ban đầu. Đặc biệt, sự nhập vai của diễn viên gạo cội Diễm My (vai Thái hậu Diệu Nữ) và diễn viên Lâm Minh Thắng (Lê Long Đĩnh) trong lần đầu đóng phim cổ trang đã ít nhiều ghi thêm điểm cho Về đất Thăng Long. Tình yêu, sự phân chia lòng thương của người mẹ dành cho các con, niềm hạnh phúc vô bờ khi Long Việt (Mã Hiểu Đông đóng) được phong Thái tử, hay nỗi đau tột cùng khi thấy Long Đĩnh giết Long Việt để cướp ngôi…, tất cả những diễn biến nội tâm, cao trào cảm xúc ấy đều được Diễm My hóa thân và lột tả tới nơi. Còn với Lê Long Đĩnh, trừ một số tình huống cho thấy nhân vật hơi bị gồng trong cách thể hiện, Lâm Minh Thắng đã thành công khi mang đến cho khán giả sự căm ghét, ghê rợn về một bạo chúa hoang dâm vô đạo.

Người được trông đợi nhiều nhất có lẽ là Lý Hùng khi vào vai Lý Công Uẩn. Tuy nhiên, do khán giả đã quá quen thuộc với một Lý Hùng trong các vai đeo gươm, cưỡi ngựa… và vì tính cách, khí chất của Lý Công Uẩn trong giai đoạn đầu của phim chưa nổi bật, ấn tượng lắm, nên sự xuất hiện của vị anh hùng này có vẻ khá lu mờ so với hai nhân vật trên.

Áo dài đã có từ thời Tiền Lê?

Theo đội ngũ làm phim, tuy kịch bản bám sát theo những ghi chú thành văn có trong Đại Việt sử ký toàn thư để tạo nên “bộ khung” vững chắc, nhưng bên cạnh đó, không thiếu những hư cấu nghệ thuật, từ sự kiện đến nhân vật, như: Hoàng hậu Ngọc Lâm tư thông với Minh Đề, Hoàng Khánh Tập sai sát thủ hành thích Lý Công Uẩn, cuộc truy hoan của Long Đĩnh với 10 mỹ nữ ngoại quốc… Những hư cấu nghệ thuật này góp phần làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và hoàn chỉnh hơn, song cũng được dừng đúng mực để lịch sử đi đúng quỹ đạo của nó, như nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân phát biểu trong buổi ra mắt phim.

Tuy nhiên, dẫu biết đó là hư cấu, một số nhân vật trong phim vẫn cho thấy họ đã quá đà, quá hiện đại. Ví như thời bấy giờ mà đã có một quận chúa Tầm Xuân (Kim Tuyến) thể hiện tình yêu lồ lộ, thấy Lý Công Uẩn đi đâu là theo đó, đang lễ chùa cũng nhanh chân ra bờ ruộng chào Tả thân vệ, đến nỗi chú tiểu đứng kề bên phải thốt lên: “Tiểu thư này ngộ quá, lúc nào cũng bám riết theo sư huynh”. Rồi cả chú tiểu này tuy là người xuất gia nhưng ăn nói nghe rất… trần tục, để Lý Công Uẩn nhắc khéo: “Chú tiểu lo tu đi nghe, suốt ngày để ý mấy cô gái đẹp, sao tu được!”.

Và cũng như nhiều phim lịch sử khác, điều khiến dư luận xôn xao trên các diễn đàn khi xem phim chính là về trang phục. Hỏi những người theo dõi, hầu hết đều cho rằng phục trang cho phim quá sặc sỡ, hội đủ kiểu dáng của nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn bà ngoại của Tầm Xuân thời ấy (thời Tiền Lê) đã có áo dài để mặc, hay quân lính lúc bấy giờ ăn mặc bị cho là giống thời vua Khải Định… Rồi xem những cảnh thiết triều hay khi các hoàng tử cùng ngồi tranh luận vấn đề gì, cùng sự đa dạng về thiết kế, người xem còn chói mắt vì những sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng có đủ!

Chuyện phim bắt đầu vào năm Ất Mão (Ứng Thiên thứ 10 -1003) khi vua Lê Đại Hành cùng các quan xa giá rời hoàng thành Hoa Lư ra ngoại ô cử hành lễ tịch điền. Tháng 3 năm Ất Tỵ (1005), vua Lê Đại Hành băng hà. Thái tử Lê Long Việt lên nối ngôi nhưng được 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết. Sau đó Lê Long Đĩnh tự lên ngôi vua... Diễn tiến của phim như thế nào, vai trò của Lý Công Uẩn ra sao..., khán giả có thể theo dõi tiếp trên HTV9 lúc 22 giờ 30 các ngày thứ năm, sáu, bảy, chủ nhật hằng tuần.

Một số ý kiến trên các diễn đàn lịch sử, điện ảnh

* Thời Lê Hoàn (năm 1000) mà lính đã ăn mặc theo kiểu lính Khải Định (1916-1925) !!! Rồi, tại sao Lê Long Đĩnh lại đội cái mũ râu giống của Tần Thủy Hoàng? (lytuong - lichsuvn.info)

* Hoàng bào của vua may bằng lụa hay sa-tanh gì đó óng ả quá! Phía trên có in hoa văn, hình con gì nhìn mãi không biết con gì... (thaiuy - lichsuvn.info)

* Y phục của sư Vạn Hạnh đẹp y chang Đường Tăng trong Tây du ký vậy! (boconganh - lichsuvn.info)

* Áo dài đã có từ thời Lý cơ đấy, còn thường dân đã có vải xuýt bóng để mặc rồi ??? (dienviennghiepdu - dienanh.net)

Nguyên Vân

Về đất Thăng Long đề cao tài năng, đức độ và vai trò lịch sử của Thái Tổ Lý Công Uẩn trong việc dựng nên nhà Lý (1010 - 1225) đối với lịch sử phong kiến Việt Nam cũng như sáng kiến của ngài trong việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra một thời kỳ mới, đưa đất nước liên tục phát triển cho đến ngày hôm nay, trải qua 1.000 năm lịch sử với biết bao thăng trầm, biến động trong công cuộc giữ nước và dựng nước.

Bộ phim còn là cuộc đối đầu phức tạp, ly kỳ giữa Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn (Lý Hùng) với vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê nổi tiếng tàn bạo, dâm đãng và điên rồ bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là Lê Long Đĩnh (Lâm Minh Thắng).

Quận chúa tầm xuân là ai

Thái tổ Lý Công Uẩn (Lý Hùng), vị vua tài năng và đức độ, người đã có công mở đầu triều đại nhà Lý, thống nhất đất nước và mở mang bờ cõi.

Quận chúa tầm xuân là ai

Lê Long Đĩnh (Lâm Minh Thắng), vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê nổi tiếng tàn bạo, dâm đãng và điên rồ bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Truyện phim bắt đầu vào năm Ất Mão (Ứng Thiên thứ 10 – 1003) khi vua Lê Đại Hành (65 tuổi) cùng các quan xa giá rời hoàng thành Hoa Lư ra ngoại ô để cử hành lễ tịch điền. Đến tháng 3 năm Ất Tỵ (1005) sau 24 năm trị vì nước Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành băng hà. Thái tử Lê Long Việt tức Lê Trung Tông lên nối ngôi nhưng mới được ba ngày thì bị người em là Lê Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết rồi tự lập lên làm vua.

Lê Long Đĩnh vốn là kẻ hoang dâm vô đạo, hiếu sát, coi việc giết người là trò tiêu khiển nên dân chúng vô cùng ta thán, oán hận ngút trời. Đến tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) thì Lê Long Đĩnh (thường gọi là Lê Ngọa Triều) chết. Trong suốt thời gian đó (từ năm 1004 đến 1009), Lý Công Uẩn đã nhận thức được vị thế chiến lược của thành Đại La trong sự phát triển lâu bền của đất nước. Với tầm nhìn cao xa, ti đức vẹn toàn, được sự ủng hộ tối đa của Thiền sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, Nguyễn Đề... tháng 11 năm 1009, Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được triều thần và dân chúng tôn lên làm vua (tức Lý Thái Tổ) mở đầu triều đại nhà Lý, thống nhất đất nước, mở mang bờ cõi.

Quận chúa tầm xuân là ai

Quận chúa tầm xuân là ai

Quận chúa tầm xuân là ai

Thói hoang dâm và những thú vui man rợ, vô nhân đạo của Lê Long Đĩnh

Được sự cố vấn lịch sử từ nhà văn Văn Lê, ê-kíp làm phim gồm đạo diễn Trần Ngọc Phong - Đinh Thái Thuỵ - Lê Chí Bửu cùng tác giả - nhà biên kịch Phạm Thuỳ Nhân đã dựa trên những ghi chép ngắn gọn của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ sử nổi tiếng Đại Việt sử ký toàn thư để xây dựng nên một cốt truyện đầy ấp hành động trải dài suốt 40 tập phim.

Ngoài những nhân vật chính tạo nên điểm nhấn kịch tính cho bộ phim được xây dựng một cách khéo léo và hiện thực về tâm lý để không quá xa lạ với người xem hôm nay, thì những nhân vật lịch sử như hoàng thái hậu Diệu Nữ (Diễm My) - mẹ của Lê Long Đĩnh, kép hát Liêu Thủ Tâm (Phi Long), đại sư Vạn Hạnh (Trương Long) và các nhân vật hư cấu như đào nương Thiên Hương (Nhật Kim Anh), quận chúa Tầm Xuân (Kim Tuyến), hoàng hậu Ngọc Lâm (Cao Thuỳ Dương), cùng gần 80 tuyến nhân vật khác đã được tác giả hoà quyện, cân đối một cách khéo léo, thuyết phục.

Quận chúa tầm xuân là ai

Quận chúa tầm xuân là ai

Hoàng thái hậu Diệu Nữ (Diễm My), 43 tuổi, mẹ ruột Lê Long Đĩnh và Lê Long Việt; bà ở giữa ranh giới hạnh phúc và đau khổ khi Long Việt vừa được phong Thái tử nhưng ngay sau đó đã bị Long Đĩnh giết chết để cướp ngôi vua.

Sự xuất hiện của dàn mỹ nhân Việt như "nữ hoàng ảnh lịch" Diễm My, "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ I Nhật Kim Anh, người đẹp Phụ nữ thế kỷ 21 Kim Tuyến, hoa hậu Cao Thuỳ Dương, diễn viên khả ái Phúc An... với diễn xuất tinh tế đã đem đến hương sắc mới mẻ và hấp dẫn cho bộ phim, nhưng vẫn không làm giảm đi tính nghiêm túc của thể loại phim truyền hình lịch sử.

Trong phim có một tình tiết hư cấu éo le là Thiên Hương và Tầm Xuân cùng yêu vua Lý Công Uẩn, dù biết rằng ông đã yên bề gia thất với Lê Thị. Các nhân vật này về tính cách, hoàn toàn phản ánh đúng lý lịch và hoàn cảnh của họ, không phá vỡ sự chân thật trong việc xây dựng hình tượng. Qua đó kịch bản mang tính nhân văn và gần gũi với người xem hôm nay hơn. Những người "muôn năm cũ" giờ không còn là cái bóng mờ bảng lảng của quá khứ mà là những con người có tâm trạng, có khát vọng, có số phận như ta có thể bắt gặp quanh mình.

Quận chúa tầm xuân là ai

Lê Thị (Phúc An), vợ Lý Công Uẩn, là một phụ nữ truyền thống, chăm lo sự nghiệp cho chồng, nuôi dạy con cái chu đáo, có khi cũng ghen tuông với Tầm Xuân, song vốn được giáo dục khuôn phép trong một gia đình quan lại nề nếp, Lê Thị sớm kiềm chế những mối xung động tình cảm vì danh dự của chồng.

Quận chúa tầm xuân là ai

Tầm Xuân (Kim Tuyến), 20 tuổi, cháu gái của quan Chi hậu Đào Cam Mộc, thông minh, học rộng, xinh đẹp và cá tính, thầm yêu Lý Công Uẩn dù biết ông đã có vợ.

Quận chúa tầm xuân là ai

Thiên Hương (Nhật Kim Anh), 20 tuổi, không học cao hiểu rộng như Tầm Xuân, nhưng giỏi tài đàn ca, là đào nương nổi danh ở kinh thành Hoa Lư. Sắc đẹp và tài nghệ đàn ca của nàng làm say đắm Lý Công Uẩn trong một lần đi nghe hát ả đào cùng Nguyễn Đê.

Quận chúa tầm xuân là ai

Hoàng hậu Ngọc Lâm (Cao Thuỳ Dương), 20 tuổi, xinh đẹp, mạnh mẽ và đam mê sắc dục; khi Long Đĩnh còn là thái tử thì Ngọc Lâm là người vợ hạnh phúc, nhưng khi Long Đĩnh lên ngôi vua, nàng lại phòng không chiếc bóng, vì chung quanh nhà vua có quá nhiều giai nhân, mỹ nữ hầu hạ; nên đã thông dâm với Minh Đề.

"Bên cạnh đó, kịch bản này không chỉ đơn thuần là một sự mô phỏng lịch sử mà còn là một trình bày triết học về thân phận con người. Thông qua sự phân tích, mổ xẻ những dục vọng của con người để từ đó lý giải động cơ hành động của các nhân vật. Sự lý giải này khiến cho kịch bản đạt được chiều sâu và sự thích thú khám phá ra những cảnh giới đậm tâm hồn vô cùng phức tạp ở mỗi con người chúng ta", tác giả kịch bản Văn Lê cho biết.

Bộ phim Về đất Thăng Long sẽ được phát sóng vào lúc 22h30 trên kênh HTV9 vào các ngày thứ năm, sáu, bảy, chủ nhật hàng tuần bắt đầu từ 01/01/2011 đến hết ngày 11/03/2011.

Theo 24h

nguyenquyen