Quốc hội bấm nút tăng tuổi hưu từ năm 2023

Quốc hội bấm nút tăng tuổi hưu từ năm 2023

Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: Quochoi.vn

Kỳ họp dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11-1 với bốn nội dung quan trọng, sẽ được các đại biểu Quốc hội biểu quyết bằng hình thức điện tử.

Ngay trong ngày đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe tờ trình với 4 nội dung gồm: dự thảo nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật điện lực, Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự; dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.

Sau đó, Quốc hội sẽ tiếp tục các phiên thảo luận tại tổ và thảo luận trực tuyến các nội dung trên, làm cơ sở để các cơ quan tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết. Dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua cả bốn nội dung của kỳ họp bất thường trong phiên bế mạc chiều ngày 11-1.

Theo Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhiều vấn đề nóng, cấp bách từ thực tiễn đời sống đặt ra, yêu cầu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có ý kiến và sớm thông qua để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Trước đó, trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về Đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cho biết quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022 - 2023 gồm chính sách tài khóa sẽ vào khoảng 291.000 tỉ đồng, gồm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách là 240.000 tỉ đồng.

Ứng với từng nhiệm vụ, giải pháp, gói hỗ trợ sẽ bao gồm: chi cho mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đầu tư nâng cao năng lực y tế 60.000 tỉ đồng. Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm 53.150 tỉ đồng.

Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 110.000 tỉ đồng; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển 113.850 tỉ đồng. Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Huy động từ các quỹ tài chính ngoài ngân sách khoảng 10.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ sẽ tập trung giải pháp để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ lãi suất, tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất...

Theo đó, các nội dung liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xin ý kiến, hoàn thiện báo cáo dự thảo nghị quyết để Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Đánh giá tác động, đề án cho hay chương trình sẽ giúp tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm khoảng 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; bảo đảm ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức ổn định khoảng 2-3%.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Quốc hội bấm nút tăng tuổi hưu từ năm 2023
Người dân nhận lương hưu. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, hiện nay mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên. Cụ thể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Đến năm 2023, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 56 tuổi.

Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định về thời điểm hưởng lương hưu. Cụ thể, đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.