Quy trình chế biến 1 chiều là gì

Nếu bạn là chủ nhà hàng, khách sạn hay đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp thì chắc hẳn bạn đã biết đến quy tắc một chiều trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Và đó cũng là một trong những điều kiện quan trọng để bạn có thể xin được Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm .

Nếu bạn còn chưa hiểu rõ quy tắc một chiều trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, hãy cùng FujiOne đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Quy tắc một chiều là gì?

Là toàn bộ quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm trong khu bếp phải được tuân thủ theo một chiều nhất định.

Tất cả mọi hoạt động sản xuất phải được diễn ra theo đúng thứ tự:

Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Quy tắc bếp một chiều

Quy trình sắp xếp theo quy tắc một chiều:

Bước 1: Thực phẩm đầu vào sẽ được bảo quản ở các tủ lạnh và giá trong kho lưu trữ thực phẩm

Bước 2: Trước khi nấu, thực phẩm cần được sơ chế ở khu vực sơ chế.

Bước 3: Sau khi sơ chế xong, thực phẩm bào chưa được nấu sẽ được bảo quản bằng các thiết bị bếp công nghiệp inox. Thực phẩm nào nấu cần được đem ra bàn lạnh ở khu vực nấu để chuẩn bị nấu.

Bước 4: Thực phẩm nấu xong sẽ được phân chia ra các đĩa hoặc được đóng gói để vận chuyển đi ở khu vực phục vụ.

Khu vực bếp thiết kế theo quy tắc một chiều cần có những khu vực chức năng sau:

  1. Khu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào
  2. Khu sơ chế – rửa thực phẩm
  3. Khu chế biến tẩm ướp
  4. Khu nấu nướng nguyên liệu
  5. Khu phục vụ, chia và bao gói đồ ăn

Mục đích áp dụng quy tắc một chiều trong bếp công nghiệp?

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hạn chế tối đa tình trạng nhiễm chéo thực phẩm
  • Không để thực phẩm sống và chín tiếp xúc với nhau
  • Các bộ phận bếp không bị lẫn lộn, chồng chéo lên nhau

Điều kiện tối thiểu để xin được giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Khu vực chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều
  • Phải đảm bảo yêu cầu về mặt vị trí địa lý khi vận chuyển thức ăn
  • Khu vực trần, tường, sàn phải sạch sẽ, dễ dàng lau chùi
  • Cơ sở hạ tầng hiện đại, kiên cố
  • Nguyên liệu cần có hóa đơn, chứng minh nguồn gốc
  • Người tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm cần có giấy khám sức khỏe tốt và được tham giá huấn luyện về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho việc chế biến thực phẩm

Qua bài viết này, FujiOne mong rằng các bạn đã phần nào hiểu được quy tắc một chiều là gì và tác dụng của nó.

Nhà hàng, khách sạn hay đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp thường phải phục vụ một số lượng lớn thực khách, vì vậy việc tuân thủ theo quy tắc một chiều là điều rất cần thiết.

Đôi lời về FujiOne

Công ty Cổ phần dầu khí FujiOne tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu tại Hải Phòng, chuyên cung cấp sản phẩm bình gas đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về FujiOne, xin mời đọc bài viết này

Hoặc liên hệ với FujiOne qua số 18006282 và qua fanpage https://www.facebook.com/fujionevn, FujiOne luôn sẵn lòng phục vụ.


Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Quy trình chế biến 1 chiều là gì

Quy trình bếp 1 chiều được áp dụng rất rộng rãi trong hầu hết các trường mầm non hiện nay. Vậy thế nào nào là quy trình tổ chức bếp 1 chiều và nó có những điểm gì đặc biệt? Hãy cùng Chungchinghe.info tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Bếp ăn một chiều (quy trình bếp 1 chiều) là một chuỗi hoạt động các bộ phận công việc của bếp công nghiệp được tuân thủ theo một chiều duy nhất.

Theo đó các hoạt động diễn ra theo đúng thứ tự: nguyên liệu đầu vào (phục vụ cho chế biến, nấu món ăn) đến khâu sơ chế, lưu trữ, nấu nướng, soạn chia phục vụ, thu dọn, rửa… phải tuân theo một chiều, thực phẩm chín (đã nấu) không được lẫn lộn, trùng lặp với thực phẩm sống (chưa nấu)

Việc đảm bảo nguyên tắc trên giúp các bộ phận của bếp không bị chồng chéo, bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thiết kế bếp theo quy trình bếp một chiều là đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm, tránh sự chồng chéo trong các khâu như nấu nướng, tiết kiệm tối đa thời gian, đồng thời tránh sự va chạm giữa các thực phẩm sống chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bếp thiết kế theo nguyên tắc một chiều, cần có các khu chính như sau:

Khi thực phẩm tươi như rau, củ, quả, thịt, cá, xương… được chuyển đến cho nhà bếp, các nguyên liệu được kiểm tra về số lượng, chất lượng…khi đó người tiếp nhận cần dùng đến thiết bị như: cân, giá kệ inox, …

Sau khi tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp, một quy trình không thể thiếu là rau củ, quả, thịt, cá, phải được vệ sinh, phân loại sơ bộ. Thiết bị cần trong khu vực này là: bàn inox, giá kệ inox, dao, thớt…

Sau khi ở khu sơ chế thì nguyên liệu được chuyển tới khu chế biến, ở đây các đầu bếp tiếp nhận thực phẩm sau đó tẩm ướp thực phẩm, xử lý thực phẩm nguyên liệu cho từng món ăn đặc trưng.

Khu này dùng để nấu chín các món ăn. Thiết bị cần thiết bao gồm: tủ nấu cơm công nghiệp, bếp nấu… đặc biệt ở khu này cần có tum hút mùi công nghiệp để đảm bảo gian bếp luôn thông thoáng và hợp vệ sinh.

Sau khi đã nấu chín, đồ ăn sẽ được đến khu chia soạn, chia đồ ăn ra đĩa… chuyển đi để phục vụ thực khách.

Khi đã dùng xong đồ ăn, các chén đĩa được đưa vào khu rửa để làm sạch và phơi khô.

Gồm kho khô, kho ướt, kho đông, kho mát.

Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Các khu chức năng chính trong bếp ăn một chiều

Bếp nhà hàng thiết kế theo mô hình một chiều khớp với quy trình sau:

  1. Thực phẩm được nhập sẽ được trữ vào các tủ lạnh bảo quản và giá ở khu kho
  2. Thực phẩm sẽ được lấy ra sơ chế ở khu sơ chế
  3. Sau khi sơ chế, thực phẩm được mang sang khu vực để nấu hoặc lưu trữ ở kho lạnh
  4. Các món nguội như salad, rau được chế biến ở khu bếp nguội
  5. Sau khi nấu xong thực phẩm sẽ được trang trí và sẵn sàng bưng cho khách ở khu pick-up
  6. Sau khi phục vụ khách món ăn sẽ được đưa vào khu rửa

Bếp ăn nhà hàng, khách sạn… thường có một số lượng không nhỏ thực khách, vì vậy thiết kế bếp một chiều là phương pháp tối ưu về không gian, thời gian và tác động đến chất lượng món ăn. Ngonviet247 tự hào là đơn vị có kinh nghiệm thiết kế quy trình bếp ăn một chiều với mức phí tối ưu và đạt hiệu quả cao.

Quy trình tổ chức bếp 1 chiều là hình thức bếp ăn được thiết kế để đáp ứng một cách tốt nhất các thứ tự từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra. 

Bao gồm các hoạt động có liên quan đến nhận nguyên liệu, phân loại bảo quản, sơ chế thực phẩm, phân nhóm thực phẩm, nấu nướng, thực hiện đóng gói phân chia thực phẩm chính và thực phẩm sống, phục vụ bữa ăn và dọn dẹp vệ sinh. Đây là phương pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng món ăn.

Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Khái niệm quy trình bếp một chiều

Quy trình bếp 1 chiều có ý nghĩa cực kỳ lớn trong quá trình chế biến thức ăn. Hầu hết các bếp ăn tập thể và bếp ăn tại trường học, đặc biệt là các trường mầm non đều đang áp dụng hình thức tổ chức bếp này. 

Nguyên nhân là vì khi chế biến và cung cấp suất ăn cho một lượng lớn trẻ em thì sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Vì vậy nguyên tắc tổ chức bếp ăn một chiều là cơ sở giúp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non, ngăn ngừa một cách tối đa quá trình lây nhiễm chéo trong các khâu chế biến. 

Điển hình như nhiễm vi khuẩn, chất bẩn từ thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm chế biến sang thực phẩm ăn liền. Đặc biệt là sự lây nhiễm các chất bẩn trong quá trình vệ sinh.

Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Tầm quan trọng của quy trình bếp một chiều

Hệ thống bếp một chiều tại các cơ sở mầm non được thiết kế như sau:

  • Khu vực nhận nguyên liệu: Được trang bị kệ, cân, rổ, thau chậu,… với chức năng tiếp nhận, phân loại và chuyển thực phẩm đến khu vực nhà bếp để tiến hành kiểm tra – đo lường số lượng, chất lượng và độ tươi sống của thực phẩm.
  • Khu vực sơ chế và làm sạch món ăn: Có các thiết bị như bàn, giá đựng thức ăn, chậu, thớt, dao, rổ , thau chậu,… nhằm phục vụ công tác làm sạch và sơ chế thực phẩm trước khi chuyển qua khu vực lưu trữ.
  • Khu vực bảo quản, lưu trữ: Có dụng cụ để phân loại và bảo quản thực phẩm riêng biệt, đúng với đặc tính của chúng.
  • Khu vực tẩm ướp: Sau khi sơ chế nguyên liệu, chúng được chuyển sang khu vực tẩm ướp. Tại đây, gia vị được cho vào thực phẩm để xử lý thành từng món khác nhau. 
  • Khu vực nấu nướng: Gồm các thiết bị nấu ăn như nồi, niêu, xoong, chảo, bếp nấu,… và rất nhiều dụng cụ phòng bếp khác nhau, phù hợp cho quá trình chế biến nhiều loại món ăn với tính chất hoàn toàn khác biệt.
  • Khu vực chia khẩu phần ăn: Sau khi thức ăn nấu xong, chúng được chuyển sang khu vực chia khẩu phần. Tại đây, cấp dưỡng mầm non sẽ phân chia khẩu phần ăn sao cho đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
Quy trình chế biến 1 chiều là gì
Quy trình bếp một chiều tại các cơ sở mầm non

Trên đây là quy trình bếp 1 chiều tại các cơ sở mầm non. Hy vọng các thông tin trên đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích và thú vị.