Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì

Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý

  • Lê Long Đỉnh tính tình bạo ngược, lòng dân oán hận
  • Các quan trong triều tôn Lý Cô0ng Uẩn lên làm vua
  • Vua Lý Thái Tổ lập nên nhà Lý (năm 1009)

2. Nguyên nhân Lý Thái Tổ rời đô

  • Đại La  nằm ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, màu mỡ.
  • Dân cư không khổ vì ngập lụt, con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
  • Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long

CH: Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La?

Trả lời:

  • Trong một lần về thăm quê nhà, vua Lý Thái Tổ đã ghé qua thành cũ Đại La. Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú. Vua nghĩ, muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống âm no thì phải dời đô về vùng đất đồng bằng màu mỡ này.

3. Kinh thành Thăng Long thời Lý

  • Nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện và đền chùa.
  • Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, thành lập các phố, phường
  • Thăng Long gắn liền với hình ảnh “rồng bay lên”.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi:

Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt

B. Đại Việt

C. Đại Ngu

D. Đại Nam

Đáp án đúng B.

Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập – Lý Thái Tổ, năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay).

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

Sự thành lập nhà Lý

– Năm 1009 Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập – Lý Thái Tổ.

– Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra Đại La rồi đổi tên là Thăng Long (rồng bay).

– Thăng Long có vị trí thuận lợi cho việc dời đô. Thăng Long là đô thị phồn vinh gồm hoàng cung và phố chợ.

– Năm 1054 nhà Lý đổi tên là Đại Việt.

– Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

– Giúp vua có các đại thần, bên dưới là các quan văn võ, đây là chính quyền quân chủ. Cử con cháu công thần giữ chức vụ quan trọng.

– Hai bên thềm cung điện vua Lý treo chuông lớn, cho phép dân có gì oan ức thì đánh chuông xin vua xét xử.

– Hoàng tử được nối ngôi, vua cho ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân.

– Cả nước chia thành 24 lộ phủ, có chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ phủ có huyện và hương (Đinh – Tiền Lê là 10 lộ). Công việc ở lộ phủ giao cho cho các con cháu nhà vua hay các đại thần cai quản.

Luật pháp và quân đội

* Luật pháp:

– Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình Thư là bộ luật đầu tiên, nhằm bảo vệ vua, cung điện ,bảo vệ của công, tài sản của nhân dân, nghiêm cấm mổ trộm trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, người phạm tội xử phạt rất nghiêm khắc.

* Quân đội gồm:

– Cấm quân bảo vệ nhà vua và kinh thành.

– Quân địa phương canh phòng ở các lộ phủ và tham gia những cuộc chiến tranh giữ nước, thay phiên nhau luyện tập gọi là “ngụ binh ư nông”.

– Quân đội có quân bộ, quân thủy, kị binh, tượng binh, vũ khí thô sơ gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá.

– Giảng Võ ở Thăng Long là nơi luyện võ nghệ của binh sĩ.

-Sau khi lên ngôi, năm 1010 vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Ðại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.

-

Về bộ máy hành chính các cấp, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thời Đinh – Tiền Lê thành các lộ và phủ. Dưới phủ là huyện, dưới huỵên là hương. Đây là công cuộc cải tổ hành chính có quy mô rộng lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc quản lý toàn diện đất nước, tạo nên sức mạnh cho Nhà nước Đại Việt được tập trung hơn. Tuy nhiên, những chính sách cải tổ đó của Lý Thái Tổ còn có những hạn chế, bởi chưa có sự thống nhất về cách gọi Lộ và phủ, làm cho các cấp quản lý không phân biệt được

Vua thực hiện chính sách ràng buộc lỏng lẻo đối với các dân tộc ít người ở vùng biên giới, vùng xa trung tâm. Vua sai các vương đi trấn, trị các vùng biên cương xa. Chính sách đó nhằm gắn kết cộng đồng các dân tộc với nhau tạo nên sức mạnh tập trung cho quốc gia.

Về ngoại giao, Lý Thái Tổ chủ trương kết mối giao hoả với nhà Tống. Vua đã cho sứ giả sang cầu phong vua Tống. Theo Đại Việt sử kí toàn thư chép, vua Tống hai lần phong tước cho Lý Thái Tổ: lần thứ nhất là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, lần thứ hai là Nam Bình Vương.

Đối với Champa và Chân Lạp, Lý Thái Tổ đã để cho các nước đó đến triều cống nhằm giữ mối hoà hảo về đối ngoại.

Về kinh tế, viết về Lý Thái Tổ, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vua đã hai lần đại xá tô cho dân. Biện pháp này nhằm khoan thứ sức dân, kích thích sản xuất. Đây được coi là biện pháp tiến bộ và mang tính trọng nông của nhà Lý.

Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì
Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì
Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì

ADVERTISEMENT

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều các sự kiện dời đô của các đời vua. Có thể kể đến như đặt Phú Xuân làm kinh đô của nhà Tây Sơn hay chọn Huế làm kinh đô của nhà Nguyễn. Nhưng phải kể đến lần dời đô nổi tiếng và đúng đắn của Lý Công Uẩn. Vào mùa thu tháng 7 năm Canh Tuất tức năm 1010. Vậy hãy cùng tìm hiểu về thân thế của vị vua anh minh, lỗi lạc và hành trình dời đô đã thay đổi tương lai của kinh thành lúc bấy giờ.

I. Lý Công Uẩn là ai?

  • Lý Công Uẩn tên thật là Lý Thái Tổ. Là người đã sáng lập lên nhà Lý của nước Việt ta. Theo các tài liệu ghi chép thì Lý Công Uẩn là người thuộc làng Cổ Pháp. Hiện nay, làng đó thuộc tỉnh Bắc Ninh.
  • Ông sinh vào ngày 8/3/974, lên ngôi vào năm 1010 và mất vào ngày 31/3/1028. Lý Công Uẩn cai trị đất nước trong 19 năm, từ năm 1009 đến năm 1028.
  • Ông xuất thân từ một võ quan cao cấp của nhà Tiền Lê. Sau đó, vào năm 1009, ông được thiền sư Vạn Hạnh. Và lực lượng Đào Cam Lộc tôn lên làm hoàng đế sau khi vua Lê Long Đĩnh mất. Khi lên làm hoàng đế, ông lấy hiệu là Lý Thái Tổ.
Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì
Lý Công Uẩn là ai
  • Trong khoảng thời gian ông trị vì đất nước, Lý Công Uẩn đã dành phần lớn thời gian để dẹp loạn, củng cố lại triều đình. Vào tháng 7 năm 1010, ông đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La sau khi đã dẹp loạn phiến quân. Ông đổi tên Đại La thành Thăng Long. Và đánh dấu son cho sự phát triển kéo dài 216 năm của  nhà Lý.

II. Tiểu sử vua Lý Công Uẩn:

  • Ông sinh vào ngày 8/3/974. Ông là người Cổ Pháp – Bắc Giang( nay thuộc thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh). Theo các ghi chép thì mẹ ông là người họ Phạm. Tên cha không được ghi chép lại, mẹ ông sinh ông tại chùa Tiêu Sơn.
  • Năm ông lên 3 tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp nhận làm con nuôi. Khi còn bé, ông bộc lộ ra là một đứa trẻ rất tinh anh, tuấn tú khác thường. Vì thế, sư Vạn Hạnh đã bỏ rất nhiều công sức để dạy dỗ Lý Công Uẩn thành một người có chí khí, tích cực dùi mài kinh sử.
Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì
Tiểu sử vua Lý Công Uẩn – Tượng đài vua
  • Sau khi trưởng thành, ông được tiến cử vào triều. Từ đời vua Lê Đại Hành cho đến đời vua Lê Long Đĩnh. Vào năm 1009, sau khi vua Lê Long Đĩnh mất. Lý Công Uẩn soán ngôi vua chớp nhoáng.
  • Sau đó, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Tổ, đóng đô tại Hoa Lư. Ông phong cha mình là Hiển Khánh Vương, phong mẹ mình là Minh Đức Thái Hậu.
  • Trong quãng thời gian ông trị vì đất nước, ngoài việc bình ổn chính trị, ổn định đất nước. Ông còn đặt ra các dấu mốc quan trọng khác. Các dấu mốc đó là dời kinh đô Hoa Lư về Thăng Long và phát triển Phật giáo

III. Vua Lý Công Uẩn dời đô:

1. Nguyên nhân vua Lý Công Uẩn dời đô:

  • Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, tình hình đất nước lúc bấy giờ đang rất khủng hoảng. Cả đất nước chưa thể thống nhất trên mọi phương diện, nỗi lo bị nhà Tống xâm lược vẫn rất lớn.
  • Điều cần làm nhất bấy giờ của Lý Công Uẩn là bình ổn lại đất nước, chấm dứt sự khủng hoảng kéo dài. Xây dựng một nền móng vững chắc để triều đình có thể phát triển.
  • Và việc đầu tiên ông làm để ổn định đất nước đó chính là đặt lại vị trí trung tâm của đất nước. Đó chính là dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La( Thăng Long).
Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì
Nguyên nhân vua Lý Công Uẩn dời đô
  • Kinh đô Hoa Lư xưa được Đinh Bộ Lĩnh chọn. Vì nó ở vị trí khá thuận lợi để phòng thủ, xây dựng căn cứ. Hoa Lư là nơi có địa hình trũng, bao bọc là các dãy núi đá vôi. Đây là vị trí tốt cho phòng thủ quân sự nhưng để phát triển văn hóa, kinh tế thì lại không tốt.
  • Sau khi nhận ra sự bất tiện của kinh đô Hoa Lư, Lý Công Uẩn đã chọn Đại La để dời kinh đô về. Đại La là một vị trí khá tốt, thiên thời địa lợi, dễ dàng phát triển về mọi mặt.Thuận lợi về cả địa thế lẫn tiềm năng kinh tế.
  • Ngoài ra, việc dời đô về Đại La còn là một dấu mốc quan trọng. Đánh dấu cho sự phát triển vững mạnh của dân tộc ta. Dân tộc ta lúc đó đã đủ lớn mạnh để có thể tự phát triển. Không cần dựa vào thế phòng thủ của địa thể Hoa Lư nữa.

2. Quá trình Lý Công Uẩn dời đô:

Thông tin về cuộc dời đô của vua Lý Công Uẩn:

  • Vào thời ngày xưa, các phương tiện di chuyển còn thô sơ, hệ thống giao thông đơn giản. Chính vì vậy việc dời đô thời đó là một việc hết dức quan trọng và khó khăn.
  • Theo các ghi chép và các nghiên cứu của các nhà sử học. Lý Công Uẩn dời kinh đô về thành Đại La bằng con đường thủy và đi vào thời điểm cuối hè.
  • Qua các nghiên cứu và các giả thuyết thì quá trình dời đô của Lý Công Uẩn phải đi qua khá nhiều các con sông. Ông bắt đầu đi từ bến Ghềnh Tháp, sau đó cho thuyền rẽ vào sông Sào Khê

Quá trình dời đô:

  • Để có thể đến được bến đò Trường Yên và vào sông Hoàng Long. Thì đoàn thuyền của Lý Công Uẩn phải đi qua cầu Đông và cầu Dền ở Hoa Lư. Sau khi qua sông Hoàng Long thì ông rẽ vào Giám Khẩu. Sau rẽ tiếp vào sông Đáy. Qua sông Đáy là đến sông Châu Giang. Qua Châu Giang thì đoàn thuyền đi ngược sông Hồng để vào được sông Tô Lịch phía trước thành Đại La.
Sau khi dời đô lý công uẩn đã đổi tên thành là gì
Quá trình Lý Công Uẩn dời đô
  • Quá trình dời đô của Lý Công Uẩn đi qua tổng cộng 6 con sông. Trong đó, 3 sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng. Còn lại là đi ngược dòng.
  • Có nhiều người cũng thắc mắc tại sao Lý Công Uẩn không đi đường biển cho nhanh. Như các bạn cũng biết thì thời đó, các phương tiện đường biển rất thô sơ, đơn giản. Thêm cả việc tải nặng nữa thì khi qua biển, thuyền sẽ không chịu được các đợt sóng lớn.

Qua hơn 1000 năm, thời gian và lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt, thông minh. Ngoài việc mở ra một triều đại phồn thịnh, hưng vượng mà ông còn đánh dấu các mốc lịch sử rất sáng suốt cho đến bây giờ. Mình mong các thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vị vua anh minh, sáng suốt – vua Lý Công Uẩn.

XEM THÊM