So sánh giữa thường biến và đột biến bài 27

Thường biến chính được hiểu theo cách đơn giản nhất là những biến đổi dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường ở dưới dạng kiểu hình phát sinh trong đời cá thể. Sự biến đổi của thường biến phụ thuộc vào yếu tố môi trường lẫn kiểu gen. Tuy nhiên trên thực tế thì yếu tế về kiểu gen không ảnh hưởng quá nhiều đến sự biến đổi và được xem như là không biến đổi. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định thường biến là những biến đổi theo kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới có ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Thường biến chỉ biến đổi về kiểu hình và không được biến đổi kiểu gen, thường biến không di truyền từ thế hệ bố mẹ sang đến các đời sau. Có thể dễ dàng nhận ra thường biến thông qua các biểu hiện đồng loạt tiêu biểu theo một hướng xác định của các loại thực vật hoặc động vật. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể.

Thường biến là kiểu biến đổi không gây ra ảnh hưởng đến chất lượng của cá thể mà nó chỉ tác động đến kiểu hình bên ngoài. Nhờ vậy mà thường biến có thể giúp các loại sinh vật thích nghi và dễ dàng thay đổi phù hợp với từng dạng môi trường. Đây là kiểu biến đổi có lợi đối với cả thực vật lẫn những loài động vật. Biến đổi thường biến mang đến những ưu điểm và lợi ích hơn hẳn so với đột biến gây thay đổi gen

- Đột biến

Đột biến là quá trình biến đổi xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên và không định hướng ở cơ thể sống trong những điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là kiểu đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi ích và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và lựa chọn giống. Những cá thể mang đột biến đều đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến. Ví dụ như: lan đột biến, cừu đột biến,…

Trong tự nhiên, hầu hết các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp trong khoảng 10-6 – 10-4. Nhân tố môi trường gây ra đột biến được gọi là tác nhân gây đột biến. Các cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành các kiểu hình là thể đột biến.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 27: Thực hành Quan sát thường biến mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 27: THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN

  1. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhận biết 1 số thường biến phát sinh ở các đối tượng trước tác động trực tiếp của điều kiện sống. - Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến - Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được: + TT chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen + TT số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường 2. Kĩ năng: Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được: + Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. + Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của MT. 3. Phẩm chất năng lực cần hình thành- Phát triển
  2. Nhóm năng lực chung - Năng lực hợp tác: thể hiện trong hoạt động nhóm khi thực hiện nhận biết thường biến. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: tìm hiểu thông tin thường biến.
  3. Năng lực chuyên biệt: - Quan sát: các mẫu vật, tranh ảnh về thương biến. - Biết sử dụng máy quay, máy chụp ảnh để lấy tư liệu khi thực hành quan sát thường biến.
  4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp: - Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi quan sát xác định thường biến. - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. -GDBVMT: GD HS có ý thức, thái độ BVMT. - Liên hệ ứng phó với BĐKH: Tác động của môi trường gây hiện tượng thường biến (Thu hoạch). II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ về hiện tượng thường biến. - Ảnh chụp chứng minh thường biến. (Bài soạn power point có các nội dung trên) 2.Học sinh: - Mẫu vật mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài ánh sáng. - Một thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất, bò xuống ven bờ, trải trên mặt nước. 3. Câu hỏi- Bài tập trắc nghiệm: III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại, nhóm, trực quan. - Làm việc với SGK, nêu và giải quyết vấn đề. - Hoàn tất một nhiệm vụ. IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện 9A3

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) + So sánh sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ? - ĐA:

Thường biến Đột biến - Phát sinh trong đời cá thể, không di truyền được - Giúp sinh vật thích nghi với môi trường - Chịu sự tác động trực tiếp của môi trường - Đồng loạt, xác định - Không là nguyên liệu cho chọn giống - Di truyền qua các thế hệ - Đa số có hại đối với sinh vật - Do tác động của môi trường hay rối loạn TĐC trong tế bào và cơ thể - Cá thể, không xác định - Là nguyên liệu cho quá trình chọn giống

3. Bài thực hành: Thường biến và đột biến đều là sự biến đổi kiểu hình của sinh vật nhưng nó chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau. Làm thế nào để có thể phân biệt được thường biến và đột biến. Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (5 phút) GV: Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 thư kí nhóm để ghi kết quả làm TH. Yêu cầu HS xác định mục tiêu của bài TH. Để hoàn thành mục tiêu phải chuẩn bị dụng cụ như thế nào? GV thông báo cho HS kết quả tường trình sẽ được đánh giá và lấy làm điểm 15 phút số 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5 phút) GV: Nêu yêu cầu của bài thực hành. + Các nhóm quan sát và nhận biết thường biến trên tranh ảnh, mẫu vật. + Quan sát và phân tích chứng minh thường biến không di truyền được. + Quan sát đặc điểm biến đổi đồng loạt cùng 1 hướng của thường biến. + Đo đường kính của các đoạn thân dừa và cân các củ su hào. + Nhận xét ả/h khác nhau của cùng 1 ĐKMT với tính trạng chất lượng và số lượng. HS: Nghe giảng và nghiên cứu yêu cầu của bài thực hành. Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (18 phút) I/. Nhận biết 1 số thường biến GV hướng dẫn HS tiến hành thực hành. GV yêu cầu HS q/s tranh, mẫu vật các đối tượng. + Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh? + Nêu các nh/tố tác động gây thường biến? Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm quan sát, thảo luận các nội dung GV yêu cầu, thư kí thảo luận tổng hợp kết quả. HS q/s tranh, mẫu vật: mầm củ khoai, cây rau dừa nước, thảo luận nhóm hoàn thành bảng báo cáo thu hoạch. GV chốt lại đáp án đúng:

Đối tượng ĐKMT Kiểu hình tương ứng Nhân tố tác động 1- Mầm khoai Có ánh sáng Không có ánh sáng Mầm lá có màu xanh Mầm lá có màu vàng Ánh sáng 2- Cây rau dừa nước Trên cạn. Ven bờ. Trên mặt nước. Thân, lá nhỏ. Thân, lá lớn. Thân, lá lớn hơn dễ biến thành phao. Độ ẩm

II. Phân biệt thường biến và đột biến Gv hướng dẫn HS qs trên đối tượng lá cây mọc ven bờ và trong ruộng, thảo luận theo sườn câu hỏi: + Sự sai khác giữa 2 cây mạ mọc ở vị trí khác nhau, ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ nào?

+ Các cây lúa được gieo từ hạt của 2 cây trên có khác nhau không? Rút ra nhận xét? + Tại sao cây mạ mọc ở ven bờ phát triển tốt hơn cây trong ruộng? - GV Yêu cầu HS phân biệt thường biến và đột biến? HS các nhóm q/s tranh (mẫu vật) thảo luận nêu được: Hai cây mạ thuộc thế hệ thứ 1 (biến dị trong đời cá thể) Con của chúng giống nhau (biến dị không di truyền được) Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau. III. Nhận biết ảnh hưởng của MT đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng GV Yêu cầu HS q/s ảnh của 2 luống su hào cùng 1 giống, nhưng ĐK chăm sóc khác nhau. + Hình dạng củ của 2 luống có khác nhau không? + Kích thước của các củ su hào ở 2 luống khác nhau như thế nào? Rút ra nhận xét HS nêu được: Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng) Chăm sóc tốt: Củ to Chăm sóc ít: Củ nhỏ Nhận xét: + Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen. + Tính trạng số lượng phụ thuộc vào đk sống. Kết luận: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Muốn có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lí cho cây. Hoạt động

4: Báo cáo kết quả thực hành (7 phút) GV yêu cầu HS hoàn thành tường trình thực hành. GV: Thu bản thu hoạch của HS nhận xét đánh giá, cho điểm lấy điểm 15 phút. 5. Củng cố (3 phút): GV: Nhận xét việc chuẩn bị của các em. Tuyên dương các nhóm có ý thức, có kết quả tốt. GV nhận xét ưu nhược điểm các nhóm thực hành. GV thu báo cáo thực hành. HS: Thu dọn vệ sinh phòng thực hành. 6. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút): Yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 28.

  1. Rút kinh nghiệm     ....................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................... .....................

Xem thêm

So sánh giữa thường biến và đột biến bài 27

Trang 1

So sánh giữa thường biến và đột biến bài 27

Trang 2

So sánh giữa thường biến và đột biến bài 27

Trang 3

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống