So sánh ngành công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính

Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin là hai ngành học quan trọng trong thời đại 4.0 nhưng không phải ai cũng có thể nhận định được sự khác biệt của mỗi ngành để có thể lựa chọn một cách chính xác cho sự nghiệp tương lai của mình. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu những điểm khác nhau của hai lĩnh vực dễ khiến nhiều người hoang mang này trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

>> Ngành Khoa học Máy tính: Lựa chọn hàng đầu cho sự nghiệp vững chắc

Vai trò trong lĩnh vực công nghệ

Đúng với tên gọi, Khoa học Máy tính là một ngành đào tạo nên những nhà khoa học về máy tính. Công việc của những nhà khoa học nói chung là nghiên cứu và sáng tạo nên các sản phẩm mới. Xét riêng nhóm các nhà khoa học máy tính thì nhiệm vụ của họ là chế tạo ra các chương trình máy tính đem lại lợi ích cho mọi người.

Trong khi đó, Công nghệ Thông tin là ngành học thiên về ứng dụng những chương trình máy tính hiện có trong thực tế. Nói cách khác, ngành học Công nghệ Thông tin hướng dẫn cách sử dụng những sản phẩm do lĩnh vực Khoa học Máy tính sáng tạo nên. Lấy một ví dụ đơn giản, Khoa học Máy tính đã sáng tạo nên hệ điều hành (Windows hoặc MacOS) bạn đang sử dụng nhưng để tối ưu hóa mọi công năng mà hệ điều hành có thể làm được cho nhiều mục đích khác nhau thì bạn cần phải học Công nghệ Thông tin.

Nếu bạn muốn làm người sáng tạo ra chương trình máy tính, đừng ngần ngại chọn Khoa học Máy tính. Còn bạn chỉ muốn biết cách dùng máy tính một cách hiệu quả thì hãy mạnh dạn theo đuổi Công nghệ Thông tin.

Cấp độ

Mặc dù Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin có vai trò tương đối khác nhau nhưng nếu xét về mặt cấp bậc thì Khoa học Máy tính sẽ đứng ở vị thế cao hơn so với Công nghệ Thông tin. Lý do đơn giản bởi vì người học Công nghệ Thông tin sẽ không thể chế tạo ra một sản phẩm máy tính hoàn toàn mới nhưng nếu học Khoa học Máy tính thì buộc phải biết sử dụng sản phẩm mình đã làm ra. Tương tự như một người chuyên sửa xe không thể nào sản xuất ra một chiếc xe hoàn chỉnh nhưng người trực tiếp sản xuất ra chiếc xe đó sẽ dễ dàng biết được vị trí hỏng hóc trong sản phẩm của mình.

Tuy nhiên nhận định trên chỉ mang tính tương đối vì một nhà khoa học máy tính khi tiếp xúc với một chương trình không phải do mình tạo ra có thể vẫn cần sự giúp sức của nhân viên công nghệ thông tin thì mới hiểu rõ cách vận hành của chương trình đó. Và cả hai ngành học này đều đóng vai trò quan trọng một chín một mười trong bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực công nghệ.

>> Ngành Công nghệ Thông tin: Có nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp

Hình thức làm việc

Những người làm việc trong lĩnh vực Khoa học Máy tính thường sẽ hoàn thành công việc một cách độc lập hoặc chỉ giới hạn trong một nhóm người nhất định để hoàn thành dự án hoặc sản phẩm. Ngược lại, nhân sự trong ngành Công nghệ Thông tin có thể sẽ phải tiếp xúc với nhiều người hơn, không chỉ gói gọn trong đồng nghiệp mà gồm cả đối tượng khách hàng để giúp họ giải quyết những vấn đề kỹ thuật hoặc những nhu cầu liên quan khác.

Vì lẽ đó nên nếu bạn là người có tính cách hướng nội không muốn tiếp xúc với nhiều người thì Khoa học Máy tính là lựa chọn tiềm năng. Trong trường hợp bạn không ngại trò chuyện, tư vấn hay trực tiếp xử lý vấn đề của vô số người thì Công nghệ Thông tin sẽ là hướng đi phù hợp hơn cả.

Hướng đi nghề nghiệp

Vì Khoa học Máy tính tập trung vào vai trò sáng tạo nên cái mới nên con đường sự nghiệp thường sẽ là các vị trí phát triển sản phẩm như kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống hay kỹ sư lập trình trang web. Các công việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý dự án tốt, nhất là quản lý thời gian để mọi khâu trong quá trình thực hiện đều đúng tiến độ để có được thành phẩm cuối cùng. Kỹ tính cũng là một yêu cầu quan trọng vì chỉ cần một lỗi nhỏ thì sản phẩm sẽ không thể hoạt động trơn tru.

Trong khi đó Công nghệ Thông tin tập trung vào mảng ứng dụng nên công việc thiên về hướng quản trị, tư vấn hoặc bảo mật như chuyên viên bảo mật thông tin, chuyên viên giải quyết kỹ thuật hay quản trị hệ thống thông tin. Một trong các kỹ năng mềm ngoài năng lực chuyên môn mà các công việc trong ngành Công nghệ Thông tin cần có là chăm sóc khách hàng và giao tiếp tốt.

Tạm kết

Khi đọc tới dòng đây mà bạn vẫn không biết nên theo ngành nào trong hai lựa chọn trên thì Hotcourses Vietnam khuyên rằng… chọn ngành nào cũng không hề trật. Suy cho cùng thì ngành học nào cũng thuộc mảng công nghệ, đều có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau nên những gì bạn học trong ngành này có thể ứng dụng chút ít vào ngành còn lại và quan trọng nhất là con đường sự nghiệp của cả hai ngành đều rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn so với những lĩnh vực khác.

>> Nếu chọn sai ngành thì… cũng chẳng sao!

Nguồn tham khảo: Computer Science, King University, Best Colleges Online, Rasmussen College

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ trong quá trình định hướng theo lĩnh vực công nghệ bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Bởi vì hai ngành này nghe có vẻ khá giống nhau nên cũng rất dễ hiểu sai. Nhưng thực chất, mỗi ngành lại tập trung vào từng khía cạnh khác nhau của máy tính. Dẫn đến việc phạm vi lựa chọn nghề nghiệp của 2 lĩnh vực cũng khác nhau nhiều. Do đó bài viết hôm nay của CodeGym sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai ngành này.

Ngành Khoa học máy tính (Computer Science)

Ngành Khoa học máy tính được biết tới là ngành nghiên cứu và ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Sử dụng các thuật toán để giải quyết các vấn đề. Ngành này là về các bài toán về phần mềm, hệ thống quản lý máy tính, các câu lệnh, tập lệnh. Từ đó sáng tạo ra những cách thức truyền đạt và điều hành thông tin hiệu quả.

So sánh ngành công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính

Sinh viên ngành khoa học máy tính được đào tạo về nhiều môn chuyên ngành khác nhau. Bao gồm học về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế và phát triển phần mềm. Tóm lại, người làm trong ngành khoa học máy tính là người có thể giao tiếp trao đổi thông tin với máy tính. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ máy, toán học và thuật toán. Họ là những người có thể hiểu được vì sao một máy tính có thể hoạt động. Hoặc họ tạo ra các chương trình hay hệ điều hành để giao cho máy tính nhiệm vụ mà họ muốn máy tính thực hiện

Công nghệ thông tin (Information Technology)

So sánh ngành công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính

Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin không phải là người tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính. Họ chỉ học về cách sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ thông tin.

Đây là những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành, phần mềm và các ứng dụng đã được tạo ra sẵn bởi kỹ sư hay các nhà khoa học máy tính. Sinh viên học công nghệ thông tin sẽ nghiên cứu các vấn đề về công nghệ và mạng lưới internet. Bên cạnh đó thiết kế cơ sở dữ liệu theo chiều sâu để sử dụng và khắc phục sự cố các chương trình, phần mềm và ứng dụng đó.

>> Xem thêm: Thế nào là Khoa học máy tính và công nghệ thông tin?

Bạn nên học khoa học máy tính hay công nghệ thông tin?

So sánh ngành công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính

Khoa học máy tính và công nghệ thông tin đều đảm nhận những vị trí đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó việc lựa chọn giữa hai ngành này thực sự cần đến cân nhắc kỹ lưỡng. Chưa nói tới vấn đề lương mỗi ngành là bao nhiêu? Nhưng nếu dựa trên tính cách để xác định, định hướng ngành nghề nghiệp phù hợp. Bạn có thể lựa chọn nên học khoa học máy tính hay công nghệ thông tin dựa vào một số đặc điểm như sau:

Nếu là người thích sự nghiên cứu, tìm tòi học hỏi những chuyên môn máy tính. Người ít giao tiếp và thích cảm giác làm việc với máy tính toàn thời gian mỗi ngày. Thì bạn đang phù hợp với ngành khoa học máy tính. Nếu bạn yêu thích sự cập nhật về công nghệ thông tin, sự thay đổi công nghệ toàn cầu. Bên cạnh đó là người thích giao tiếp, đối ngoại, tạo ra sản phẩm công nghệ hiện đại thì bạn đang phù hợp với công nghệ thông tin.

So sánh ngành công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính

Hai ngành này không tách biệt hoàn toàn mà nó luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Chỉ khác là cách thức làm việc và tư duy mỗi ngành sẽ có đặc thù riêng. Do đó cũng có thể đảm nhận linh hoạt các vị trí làm việc khác nhau trong ngành liên quan đến công nghệ và máy tính. Mục đích là để phần cứng, phần mềm và người sử dụng có thể kết hợp hoàn hảo với nhau.

Nghề lập trình trong khoa học máy tính và công nghệ thông tin

Lập trình viên phát triển ứng dụng là một nghề bạn có thể lựa chọn sau khi học khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Người lập trình sẽ áp dụng kiến thức chuyên môn và tư duy sáng tạo để xây dựng các ứng dụng và chương trình máy tính. Họ phát triển phần mềm, thiết kế và xây dựng các chương trình. Ứng dụng cho máy tính và các thiết bị công nghệ hiện đại khác.

>> Tài liệu: Cẩm nag lập trình căn bản cho người mới bắt đầu >> DOWNLOAD

So sánh ngành công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính

>>Xem thêm: Nghề nghiệp cho ngành công nghệ thông tin và ngành khoa học máy tính

Nếu bạn muốn học lập trình thì hãy tìm hiểu ngay một khóa học tại CodeGym. Các khóa học tại đây ngắn hạn và nhanh chóng. Cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Chất lượng giảng dạy được kiểm chứng thực tế bằng việc: học viên sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được cho mình công việc đúng ngành với mức thu nhập cao. Một số khác được các công ty liên kết với CodeGym tuyển dụng cũng nhanh chóng khẳng định vị trí của mình tại đó. 

CodeGym chúc bạn sẽ có được định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và đam mê của mình!

Hãy tham gia nhóm Học lập trình để thảo luận thêm về các vấn đề cùng quan tâm.