So sánh pha san va giai the năm 2024

1 Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh Nghiệp 2020: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

2 Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Nguyên nhân (lý do dẫn đến phá sản hẹp hơn rất nhiều so với giải thể)

-Hết thời gian hoạt động được ghi trong điều lệ mà không gia hạn -Không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn mà pháp luật quy định -Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh -Do quyết định giải thể của chủ doanh nghiệp

--Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Thủ tục pháp lý

-Thủ tục hành chính do chủ doanh nghiệp tiến hành

-Thời gian giải quyết ngắn

-Thủ tục tư pháp có tính chất tư pháp do Tòa án có thẩm quyền giải quyết -Thời gian giải quyết dài

Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt vĩnh viễn sự tồn tại của doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (tức là đổi chủ sở hữu)

Thái độ của Nhà nước đối với chủ sở hữu, người điều hành, quản lý doanh nghiệp

Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành không bị hạn chế.

Phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nặng nề chẳng hạn như bị cấm quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định, bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc thậm chí cả trách nhiệm hình sự

Trình tự thanh toán

-Bảo vệ người lao động (thanh toán lương, các khoản nợ của người lao động, bảo hiểm xã hội)

  • Nợ thuế
  • Các khoản nợ khác
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài

-Thanh toán chi phí phá sản -Bảo vệ người lao động (thanh toán lương, các khoản nợ của người lao động, bảo hiểm xã hội) -Khoản nợ phát sinh do hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi -Thanh toán nợ cho các chủ nợ

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, giải thể và phá sản là hai khái niệm quan trọng nhưng thường bị nhầm lẫn. Để đảm bảo sự hiểu rõ và áp dụng đúng quy định pháp lý, việc phân biệt giữa hai khái niệm này là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 07 điểm phân biệt giải thể và phá sản. Bằng cách nắm vững những khác biệt này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về cách thức hoạt động và tác động của cả hai quy trình này trong lĩnh vực doanh nghiệp.

TIÊU CHÍ GIẢI THỂ PHÁ SẢN Khái niệm Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản (khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014). Cơ sở pháp lýLuật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ thể có quyền nộp đơn Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có 02 hình thức giải thể là, giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Theo đó, giải thể tự nguyện là quyền của nhà đầu tư đối với việc rút lui khỏi thị trường kinh doanh (điểm a, b khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020), và giải thể bắt buộc do yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp do doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện luật định (điểm c, d Luật Doanh nghiệp 2020). Vì vậy, chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:

– Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;

– Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Căn cứ Điều 5 Luật Phá sản 2014, chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

– Chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành công lập công đoàn cơ sở;

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng;

– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Chủ thể ra quyết định – Trong trường hợp doanh nghiệp tự giải thể: Quyết định giải thể được thông qua bởi chủ sở hữu đối với Công ty TNHH MTV/Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH HTV trở lên/Đại hội cổ đông đối với Công ty cổ phần và bởi tất cả các thành viên hợp danh của Công ty hợp danh.

– Trong trường hợp giải thể theo bắt buộc: Doanh nghiệp, nhưng tuỳ vào loại hình doanh nghiệp mà quyết định sẽ được thông qua bởi các thành viên khác nhau.

Căn cứ Điều 8 Luật Phá sản 2014, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định phá sản bao gồm:

– Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Toà án nhân dân cấp tỉnh);

– Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án sơ thẩm khu vực (nếu có).

Điều kiện Căn cứ khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 207 cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. Để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện:

– Mất khả năng thanh toán;

– Bị Toà án nhân dân tuyên bố phá sản.

Thứ tự thanh toán tài sản – Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

– Nợ thuế;

– Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Sau khi thanh toán xong, phần còn lại sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH MTV, thành viên của công ty TNHH HTV trở lên, cổ đông của công ty cổ phần, thành viên của công ty hợp danh.

Hậu quả pháp lý Bị xoá tên doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thành công phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động.

Xem thêm: Phá sản thời Covid-19, chủ doanh nghiệp tự giải cứu mình tại đây.

So sánh pha san va giai the năm 2024
Giải thể và phá sản là những thuật ngữ quan trọng cần lưu ý

Trong bài viết này, chúng ta đã đi qua 07 điểm phân biệt giải thể và phá sản, hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực doanh nghiệp. Việc phân biệt giữa giải thể và phá sản là rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý và đưa ra những quyết định phù hợp trong hoạt động doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích và đáng tin cậy để áp dụng vào thực tế kinh doanh của mình. Đừng ngần ngại chia sẻ và áp dụng những kiến thức này để đạt được sự thành công và ổn định trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tái cấu trúc và giải thể. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Tái cấu trúc và giải thể và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].