Tác phẩm Quân trung từ mệnh tập có sức mạnh như thế nào điều gì làm nên sức mạnh ấy


Tiêu đề: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Hai, 2011, 06:05:22 pm

Phần Quân trung từ mệnh tập rút từ Nguyễn Trãi toàn tập, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976. Vì chỉ là phần trích từ sách nên không đưa vào mục thư viện.QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP là quyển thứ tư của Ức-trai di tập. Theo Ức-trai di tập, thì Quân trung từ mệnh tập có tất cả 42 bài, vừa là thư từ viết cho bọn tướng lĩnh quân Minh hoặc cho bọn ngụy quân, vừa là biểu cầu phong hoặc bài dụ gửi tướng sĩ ta ở Thanh-hóa, Nghệ-an để khen thưởng vì có công đánh giặc.Trong Quân trung từ mệnh tập do Nhà xuất bản Sử học xuất bản năm 1961, các ông Phan Duy Tiếp và Đinh Gia Khánh xếp 4 bài:- Lệnh gửi các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ-an, Tân-bình, Thuận-hóa.- Thư gửi Vương Thông.- Chiếu khuyến dụ hào kiệt.- Tờ tâu về việc tìm con cháu họ Trần vào Quân trung từ mệnh tập.Trong NGUYỄN TRÃI TOÀN TẬP này, chúng tôi cũng theo trật tự ấy mà sắp xếp phần Quân trung từ mệnh tập.Trong thời gian gần dây, ông Trần Văn Giáp phát hiện thêm 30 bài văn của Nguyễn Trãi gồm những thư gửi cho tướng tá và quan lại nhà Minh, một bài biểu gửi vua Minh và một bài văn hội thề. Những bài này tìm thấy trong các sách Hoàng Lê hoàng các di văn, Ức-trai di tập bản chép tay năm 1856 và Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư tập của Thư viện Khoa học xã hội. Sau khi đã nghiên cứu, xác minh, ông Trần Văn Giáp tập hợp những bài văn đó, biên tập thành Ức-trai quân trung từ mệnh tập bổ biên.Trong số 30 bài mới phát hiện có 7 bài gần như trùng nhau, chỉ khác đôi câu, đôi chữ. Những chỗ khác nhau đó có lẽ là do sao chép, chứ không phải xuất phát từ những bài văn khác nhau. Như vậy, tập bổ biên thực ra có 23 bài. Những văn kiện mới tìm thấy đã đưa số bài trong Quân trung từ mệnh tập từ 46 bài lên 69 bài. Hơn nữa, nội dung của những bài văn mới phát hiện còn bổ sung, soi sáng thêm nhiều vấn đề quan trọng về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo, đặc biệt là về tư tưởng chiến lược, chiến thuật của Nguyễn Trãi.Chúng tôi đã đưa 23 bài văn mới tìm thấy vào phần Quân Trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi toàn tập xuất bản lần thứ nhất năm 1969. Lần xuất bản thứ hai này, chúng tôi có sắp xếp lại thứ tự các bài đó theo trình tự thời gian.

Khi xuất bản năm 1961, Quân trung từ mệnh tập đã được Viện Sử học hiệu đính. Lần này, đưa phần Quân trung từ mệnh tập vào NGUYỄN TRÃI TOÀN TẬP, chúng tôi lại đem bản dịch Quân trung từ mệnh tập của ông Phan Duy Tiếp và bản dịch Những văn kiện mới tìm thấy của ông Trần Văn Giáp hiệu đính một lần thứ hai nữa; phần chú thích cũng được ông Phan Huy Lê chỉnh lý và bổ sung.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Hai, 2011, 06:16:50 pm

(Xét thiên “Nghệ văn chí” sách Đại Việt thông sử của Lê Quí Đôn nói: tập Quân trung từ mệnh do Nguyễn Trải thảo là những thư từ đi lại với các tướng Bắc triều và ba bài giới dụ tướng sĩ khoảng niên hiệu Hồng-đức Trần Khắc Kiệm biên chép lại theo thứ tự.

Lại sách

Lam-sơn ký nói: Nhà vua từ lúc binh Ngô đến lúc phục quốc, phàm bao nhiêu văn thư đị lại ở quân trung, đều sai văn thần là Nguyễn Trãi làm cả).(*)

1. THƯ XIN HÀNG(1)


(Còn gọi là thư tố oan)


(Năm Qúy mão (1423) ngày 6 tháng 5(1), sai Lê Vận, Lê Trăn mang năm đôi ngà voi cùng thư (đi cầu hòa). Sử kí chép: “Năm Nhân dần (1422), vua về núi Chí-linh(3), hai tháng hết lương, chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi. Bấy giơ quân sĩ mỏi mệt muốn được nghỉ ngơi, khuyên vua hòa với giặc, vua bèn cùng bọn Sơn Thọ, Mã Kỳ giảng hòa”).

Tôi nghe nói: “Sinh đời thái bình, ai chẳng được ở yên; gặp đời thánh minh, ai chẳng được thỏa sống”. Nay tôi sinh đời bình, gặp thời thịnh, mà lại thường phải than là mất chỗ ở yên là cớ làm sao? Trước vì tri huyện Đỗ Phú(4) là người đồng hương, cùng tôi có hiềm khích, nó đút lót tham chính lương Nhữ Hốt(5), nói vu cho tôi khinh mạn quan trên, cậy mạnh mà chống lại mệnh trên, nếu không trị trước, tất có lo sau. Nhữ Hốt báo với quan quản binh cùng nội quan Mã Kỳ(6) nhân đó cho quan quân đến đánh úp bộ chúng tôi, không kể trẻ già, đều bị chém giết bắt bớ; họ hàng tôi đều tan tác, vợ con tôi đều chia lìa. Lại khai quật mồ mả tổ phụ tôi phởi bày hài cốt (sách Lam-sơn kí chép: Năm Mậu tuất (1418) vua khởi binh ở Lam-sơn, bọn Mã Kỳ nhà Minh đến bức, nhà vua lui về đóng đồn ở Lạc-thủy, Đỗ Phú đưa bọn giặc đến đào hài cốt của đức Hoàng khảo ở xứ Phật-hoàng; lại đi lén theo đường tắt để đánh úp phía sau nhà vua, bắt gia thuộc nhà vua cùng vợ con của quân dân rất nhiều). Tôi không biết kêu đâu, tiến thoái đều khó, bèn sai thân nhân đến Tam ty(7) tạ tội, thì hai ba lần sứ đi đều bị giết, không ai được về. Tôi không biết tính sao, đành phải chạy đi núp náu cho qua năm tháng, để đợi quan trên xét soi. Sống tạm nơi rừng núi đã sáu năm trời, ngày cơm hai bữa, chưa từng có bữa nào no. Song chim tinh vệ(8) lấp biển, há quản gian lao; kẻ oan ức trả thù, cũng liều sống thác; nên tôi đem bộ chúng đến vây quê nhà Đỗ Phú, bắt họ hàng làng xóm nó để hả lòng căm giận mà thôi, đâu dám có chí khác. Nay nghe quan tổng binh(9) là bực đức lớn ân rộng, tâm như Đặng Vũ(10) dụ địch, chính như Hoàng Bá(11) dạy dân, thực là dịp cho tôi được đổi lỗi sửa mình. Vậy xin kính sai bọn anh họ là Lê Vận(12) dâng thư đến viên môn(13), giãi bày oan khổ, cúi xin đại nhân tha cho lỗi đã qua, mở cho đường đổi mới. Nếu được rủ lòng khoan thứ, thật là ơn tạo hóa của trời đất vậy.

(*) Những đoạn chữ nhỏ đặt trong ngoặc đơn là lời chú trong Ức-trai di tập do Dương Bá Cang biên tập.
(1) Cuộc khởi nghĩa Lam-sơn do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo bắt đầu dấy lên từ một ngày đầu xuân năm 1418. Lực lượng nghĩa quân lúc đó không quá 2.000 người. Từ năm 1418 đến năm 1423, nghĩa quân hoạt động ở miền núi rừng Thanh-hóa trong những điều kiện hết sức gian khổ, ác liệt. Bằng lối đánh du kích lợi hại, nghĩa quân đã đánh lui nhiều cuộc vây quét lớn của quân Minh, bảo toàn và phát triển lực lượng, mở rộng dần khu căn cứ. Nhưng cuộc khởi nghĩa cũng gặp nhiều khó khăn. Nghĩa quân nhiều lần bị tổn thất nặng nề, bị thiếu lương thực và ba lần bị bao vây ở núi Chí-linh.Trước tình hình đó, đầu năm 1423, Lê Lợi - Nguyễn Trãi chủ trương tạm hòa hoãn với địch để tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị cơ sở cho cuộc chiến đấu lâu dài. Bức thư này, mở đầu cho việc thương lượng đình chiến nhằm mục đích - như Nguyễn Trãi đã nói rõ trong bài phú Núi Chí-linh - “bên ngoài giả thác hoàn thân” để “bên trong lò rèn chiến cụ”, “quyên tiền, mộ lính”… Trong hoàn cảnh và so sánh lực lượng lúc bấy giờ, công việc thương lượng với địch phải thực hiện một cách mềm mỏng, khôn khéo dưới hình thức trá hàng. Vì vậy, bức thư này gọi là “Thư xin hàng”. Trong thư, Nguyễn Trãi nêu rõ tội ác của quân địch và nỗi oan khổ của nhân dân, nên người ta còn gọi là “Thư tố oan”.

(2) Không rõ lời tiểu dẫn căn cứ vào đâu cho rằng bức thư này gửi ngày 6 tháng 5 năm Quý mão (tức ngày 13-6-1423). Trong Toàn thư (q.10, t.10a), Cương mục (1.13, t.16b)., Lam-sơn thực lục, Đại Việt thông sử, thì tháng 4 năm đó (10-5 đến 7-6-1423), công việc thương lượng đình chiến đã đạt kết quả và ngày 14 (ngày 23-5-1423) Lê Lợi cùng với nghĩa quân trở về Lam Sơn. Cũng theo chính sử của ta, tháng 12 năm trước (năm Nhân dần), Lê Lợi rút quân về núi Chí-linh và đóng ở đó trên hai tháng trong tình trạng thiếu lương thực rồi mới tạm hòa với quân Minh. Theo Hoàng Minh thực lục thì Lê Lợi rút quân về Chí-linh vào tháng giêng năm Quý mão. Vậy việc thương lượng đình chiến với quân Minh phải thực hiện vào khoảng cuối tháng 3 (tháng 3 tính ra dương lịch là từ ngày 11-4 đến 9-5-1423) hay đầu tháng 4 (tháng 4 tính ra dương lịch là từ ngày 10-5 đến 7-6-1423) năm Quý mão, nghĩa là vào khoảng tháng 5 năm 1423.


(3) Cương mục (1.13, t.3a) chú thích : “Núi Chí-linh: ở địa phận mường Giao-lão, nay thuộc đất phủ Trấn-định, Nghệ-an”. Phủ Trấn-định đời Nguyễn là châu Ngọc-ma thuộc phủ Nghệ-an thời thuộc Minh, nay là miền thượng lưu sông Ngàn-phố, Ngàn-sâu về phía tây. Vị trí núi Chí-linh xác định như vậy không phù hợp với phạm vi hoạt động của nghãi quân Lam-sơn lúc bấy giờ giớ hạn ở miền núi rừng Thanh-hóa, chưa lan vào đến miền thương dụ Nghệ-an, Hà-tĩnh.Đại-nam nhất thống chí (1.6) căn cứ vào Lam-sơn thực lục chép núi Chí-linh ở địa phương mường Giao-lão và xác định “Giao-lão nay thuộc Lang-chánh”.Mường Giao-lão nay là xã Giao-an huyện Lang-chánh, giáp huyện Thường-xuân, Tỉnh Thanh-hóa. Trên bản đồ hiện nay, vùng này có một đầu núi lớn mang tên là Pù Rinh gồm nhiều ngọn núi ở độ cao trên dưới 1.000m, chiếm một khu vực khá rộng giữa hai huyện Lang-chánh và Thường-xuân. Núi Chí-linh hay Linh-sơn trong Bình Ngô đại cáo chính là núi Pù Rinh (Pù hay Bù tiếng Thái nghĩa là núi, Pù Rinh tức núi Rinh, biến âm của núi Linh hay Linh-sơn) thuộc xã Giao-an. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thực địa để xác định cụ thể hơn ngọn núi Pù Rinh nào là núi Chí-linh mà nghĩa quân Lam-sơn sử dụng làm căn cứ chống quân Minh và nhà thơ Nguyễn Mông Tuân đã từng mô tả trong bài phú Núi Chí-linh.

(4) Đỗ Phú người Hào-lương ở gần Lam-sơn, là một tay sai đắc lực của quân Minh. Hắn giữ chức tri huyện, đã dẫn đường đưa quân Minh theo lối tắt đánh lên đánh úp nghĩa quân, lùng bắt gia thuộc của Lê Lợi và của nhiều nghĩa quân, quật mồ mả tổ tiên của Lê Lợi.


(5) Lương Nhữ Hốt người xã Trào-vịnh, huyện Cổ-đằng (sau đổi tên là xã Hội-triều, nay thuộc huyện Hoằng-hóa), là một ngụy quan cao cấp của quân Minh. Hắn trước làm tri phủ Thanh-hóa rồi thăng lên chức tham chính ty bố chính. Chính hắn đã dò la tình hình chuẩn bị khởi nghĩa của Lê Lợi và mật báo cho quân Minh lên đàn áp.
(6) Mã Kỳ là một hoạn quan của nhà minh, khét tiếng tham tàn, bạo ngược. Hắn đã từng giữ chức thái biện sứ chuyên đốc thúc cống phú, vơ vét tài nguyên của cải nước ta. Hắn còn là một võ quan chỉ huy quân Minh ở Thanh-hóa, trực tiếp đàn áp nghĩa quân Lam-sơn.
(7) Tam ty là cơ quan đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Minh ở nước ta, gồm: ty Thừa tuyên bố chính sứ (gọi tắt là ty Bố chính) coi về dân chính và tài chính, ty Đô chỉ huy sứ (gọi tắt là ty Đô) quản lính và chỉ huy quân lính, ty Đề hình án sát sứ (gọi tắt là ty Án Sát) nắm quyền tư phát và kiểm sát).
(8) Tinh vệ là một loài chim ở bờ biển. Tương truyền rằng: con vua Viêm-đế ngày xưa bị chết đuổi ở bờ biển hóa thành chim tinh vệ hay còn gọi là “chim oan” (oan cầm). Chim ấy cứ cắp gỗ đá ở núi Tây về lấp biển. Vì vậy, “chim tinh vệ lấp biển” có ý nghĩa ví với người bị oan ức, quyết tâm trả thù.
(9) Tổng binh là một chức võ quan cao cấp của nhà Minh. Tất cả quân Minh ở nước ta đặt dưới quyền chỉ huy của một tổng binh. Tháng 2 năm Nhâm thìn (1422), tổng binh Lý Bân chết, nhà minh cử tham tướng Trần Trí lên thay làm tổng binh.
(10) Đặng Vũ: Thời Hậu hán, quân nông dân khởi nghĩa Xích-mi vào cửa quan, định đánh phá Trường-an, bọn Vương Khuông chống cự không nổi. Vua Quang-Vũ lấy Đặng Vũ làm tiền tướng quân đi đánh Xích-mi. Đặng Vũ hết sức dụ dỗ, chiêu hàng được một số nghĩa quân.
(11) Hoàng Bá giữ chức thái thú đời Hán được coi là người khoan hòa, nhân chính.
(12) Lê Vận vốn họ Trần là anh vợ của Lê Lợi. Theo Toàn thư (1.10, tờ 10a) thì Lê Lợi phái Lê Vận và Lê Trăn mang thư đi giảng hòa.
(13) Viên môn là cổng ngoài nơi đóng quân.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Hai, 2011, 06:20:01 pm

2. THƯ CHO TỔNG BINH CÙNG QUAN
PHỦ VỆ THANH-HÓA
(1)


Phàm vật hễ mất cân bằng thì kêu, cho nên làm cho người ta phải chịu oan khốc là bởi thiện ác không rõ ràng, thực dối không phân biệt. Nay các quan trấn thủ phủ vệ vâng mệnh Triều đình(2), chăn nuôi dân chúng, ví như cha mẹ nuôi con, ai cũng hết lòng thương yêu. Nay tôi mang tội vô cô(3), ngậm tình oan khổ, đã không được lượng trên thương xét, lại còn đem quân đến đánh, khiến nhân dân một phương không được ở yên, đó tuy là tội của tôi, nhưng cũng do quan trên vỗ yêu không phải đạo vậy. Vả lại ghét chết thích sống, tránh nhọc tìm nhàn là thường tình người ta. Nay tôi lìa quê hương mà trốn tránh, bỏ vườn ruộng mà không nhìn, kể nông nỗi ấy, thực đáng xót thương! Thế mà Triều đình to lớn, thú mục hiền hành, sao nỡ để tôi phải đến thế? Nay tôi chỉ trời xin thề, cùng chúng định ước, đem lòng thành tín mà quy hàng, xin đấng quân phụ cho tái tạo. May ra nỗi oan được rõ, lỗi trước được tha, cho tôi được hết lòng trung mà phụ sự Triều đình, đó thực là điều tôi sở nguyện vậy. Ngày xưa Kê Khang(4) vô tội mà sau hết trung với Tấn, Quan Vũ khỏi chết(5) mà sau trả nghĩa cho Tào; tôi dẫu kém cỏi, dám đâu quên nghĩa ấy, xin hoặc cho đi đánh Bắc để lập công, hoặc cho theo dẹp Tây để chuộc tội, dù chết cũng không từ. Cuối xin soi xét tấc thành, khoan tha tội lỗi, thực may cho tôi lắm.(1) Đây là bức thư Lê Lợi gửi cho viên tổng binh quân Minh lúc đó là Trần Trí và các viên phủ, vệ của địch ở Thanh-hóa trong thời gian hòa hoãn. Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh đặt làm quận Giao-chỉ và chia lại các phủ, châu, huyện. Theo tổ chức hành chính đó, Thanh-hóa đổi làm phủ do chức tri phủ đứng đầu. Số quân Minh đóng giữ thường xuyên ở Thanh-hóa có 1 vệ và 5 thiên hộ sở. Theo binh chế của nhà Minh, mỗi vệ có 5.600 quân, mỗi thiện hộ sở có 1.120 người.
(2) Tức là triều đình nhà Minh
(3) Vô cô : vô tội, tức là oan ức.
(4) Kê Khang (có lẽ là Kê Thiêu con Kê Khang). Tấn Vũ đế với Kê Thiệu cho làm Bí thư lang. Sau Triệu Vương Luân cướp ngôi vua, cho Thiệu làm Thị trung. Đến lúc Huệ đế lại về làm vua, Thiệu vẫn giữ chức ấy. Khoảng niên hiệu Vĩnh-hưng, bọn Hà gian vương khởi binh, Thiệu theo vua đi đánh ở Đãng-âm, thị vệ tan chạy, duy Thiệu lấy thân che đỡ cho vua, không may bị hại ở cạnh vua, máu bắn vào áo vau. Khi việc đã yên, tả hữu muốn giặt áo vua, vua bảo rằng: “Đây là máu trung của Kê Thị trung, đừng giặt”.
(5) Quan Vũ: Thời Tam quốc, Quan Vũ theo Lưu Bị,, khi giữ Hạ-bì, bị Tào Tháo bắt được, tháo đối đãi rất hậu cho làm thiên tướng quân. Sau Viên Thiệu đánh Tháo, Vũ chém dũng tướng của Thiệu là Nhan Lương để báo ơn Tháo rồi chạy về với Lưu Bị. Sau Tháo bị thua trận Xích-bích chạy đến Hoa-dung, gặp Vũ chặn đón ở đấy, Tháo bảo Vũ rằng việc Vũ qua năm cửa quan chém sáu tướng của Tào để đi thoát thì chưa thấy báo. Vũ bèn quay ngựa về, Tháo chạy được thoát.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Hai, 2011, 06:22:07 pm

3. THƯ CỦA THÁI GIÁM SƠN THỌ(1)


Kể đạo trong thiên hạ, trong không gì bằng trung nghĩa, quý không gì bằng danh tiết. Ghét chết thích sống, tránh nhục tìm vinh, đó là thường tình của người ta. Tôi từ sinh ra, thích danh tiết mà trọng trung nghĩa, ghét kẻ tiểu nhân mà dấn mình hoạn nạn, tuy ở trong cảnh gian nan nguy hiểm, mà không nhụt chí bình sinh. Ngày đêm than thở, trông vào hai trời(1) mà kêu van. Nay nghe ngài mới ở Kinh sang, đã xét rõ duyên có mang tội, chỉ bảo con đường sống còn, bộ chúng của tôi nghe ngóng, già trẻ vui mừng không xiết. Cúi xin đem dân cả sách làm gia nô để khỏi bị huyện quan làm khổ. Vả cổ nhân có nói: “Lấy thù trả thù, tai vạ không thôi!”. Nay Đỗ Phú vốn có cừu thù với tôi, lại làm quan ở huyện tôi, vì thế mà tôi phải ly tán đào vong vậy. Nay ngài đức kịp côn trùng, ân khắp thảo mộc, thu nạp những thứ nhơ nhớp, chiêu dụ những kẻ bạn vong, có thể cho tôi được sửa lỗi tự tân, rửa lòng đổi dạ, để làm dân đời thái bình, chính như chết mà sống lại, xương mà sinh thịt vậy.(1) Sơn Thọ là một hoạn quan của nhà Minh, cùng với tổng binh Trần Trí, lợi dụng việc hòa hoãn của nghĩa quân, tìm cách dụ dỗ, mau chuộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh nghĩa quân. Tháng 8 năm 1424, vua Minh Thành-tổ chết, Minh Nhân-tông lên nối ngôi. Nhân lúc Sơn Thọ về triều, vua Minh cử Sơn Thọ mang sắc sang phong Lê Lợi làm tri phủ Thanh-hóa, âm mưu dùng chức tước để lung lạc và ràng buộc người thủ lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn. Trong thư này có câu: Nay nghe Ngài mới ở Kinh sang…”. Bức thư gửi cho Sơn Thọ khi hắn vừa mới từ kinh đô nhà Minh sang, có thể vào khoảng tháng 9 hay đầu tháng 10 năm 1424.
(2) Hai Trời: Thời Hậu Hán, Tô Chương làm thứ sử châu Ký, có cố nhân làm thái thú. Chương đi xét việc gian tang của thái thú, cùng thái thú uống rượu kể chuyện lúc bình sinh, rất vui vẻ. Thái thú mừng nói rằng: “Người ta ai cũng chỉ có một trời, duy tôi thì có hai trời”. Hai trời nghĩa là trời và người có ơn với mình như trời vậy. Ở đây muốn lấy lòng Sơn Thọ coi y như bậc tri kỷ.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Hai, 2011, 06:23:47 pm

4. THƯ CHO PHƯƠNG CHÍNH(2)


Tôi trộm nghĩ cái nỏ nặng nghìn cân không vì con chuột nhắt mà nẩy máy. Nay ngài là bực danh tướng hiện thời, lại đem quân hai nước(2) mà tranh thắng với kẻ thất phu, có được chăng nữa, chẳng qua cũng chỉ phong hầu; vạn nhất ngã thua, thì bốn phương nhân thế mà chinh chiến không thôi, dẫu người cơ trí mà không giỏi lo tính về sau, hối làm sao kịp? Chỉ e mua cười với đương thế, để chê cho đời sau, tôi rất vì người lo ngại. Vì ngài tính kế ngay nay, không gì bằng cởi giáp nghỉ binh, ngồi nhàn mà nhận hàng, đó là thượng sách. Thế tuy là may cho bọn tôi cùng ngài, mà cũng là may lớn cho vạn dân thiên hạ vậy.(1) Phương Chính giữ chức đô đốc, đã nhiều lần chỉ huy quân Minh đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam-sơn. Trong thời gian đình chiến, ngoài những thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, quân Minh còn đe dọa, gây áp lực quân sự đối với nghĩa quân. Cuối năm 1423, tổng binh Trần Trí bắt giữ Lê Trăn là sứ giả của Lê Lợi. Mùa thu năm 1424, Trần Trí tâu về triều đình nhà Minh rằng Lê Lợi không chịu hàng phục và xin cho tiến quân lên đàn áp, nhưng vua Minh vẫn tiếp tục tìm cách chiêu dụ. Từ đó, quân hệ giao thiệp giữa Lê Lợi và quân Minh trở nên căng thẳng. Đặc biệt, Phương Chính là viên tướng mà Minh sử (q. 321, An-nam truyện) cũng nhận định là “dũng cảm nhưng ít mưu lược”, càng muốn dùng vũ lực để tiêu diệt lực lượng nghĩa quân. Đây là thư Lê Lợi gửi cho Phương Chính và cũng là bức thư cuối cùng trong thời gian hòa hoãn.
(2) Quân hai nước ở đây là quân Minh người Trung-quốc và ngụy binh người nước ta do nhà Minh tổ chức để đàn áp nghĩa binh.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Hai, 2011, 08:08:01 am

5. THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH(1)


(Minh lại tiến quân không thôi, lại có thư dụ mà kể tội, cho nên có thư này đáp lại).Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. Nay bọn mày chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương, việc ấy trời đất không dung, người mà đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua. Thế mà không biết trước tự cải quá, lại còn bới bẩn cho thêm thối, hối sao cho kịp được! Huống chi bây giờ nước mùa xuân mới sinh, lam chướng bốc độc, thế không thể chịu lâu được. Nay mày chỉ nám đại binh mà nấn ná không tiến, khiến quân lính nhiễm lam chướng dịch lệ mà chết, đó là tội ai? Binh pháp có nói; “Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều”. Nay mày muốn đánh, thì nên tiến quân giao chiến, để quyết sống mái, đừng làm khổ cho quân sĩ hai nước làm gì.(1) Ngày 20 tháng 9 năm Giáp thìn (ngày 12-10-1424) nghĩa quân Lam-sơn bất ngờ tập kích đồn Đa-căng (Thọ-xuân, Thanh Hóa) rồi theo kế hoạch của Nguyễn Chích, tiến quân vào Nghệ-an xây dựng căn cứ mới, tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang đến thắng lợi cuối cùng. Sau khi đánh bại các toán quân Minh đuổi theo phía sau và chặn đường phía trước, nghĩa quân tiến vào vây hãm và hạ thành Trà-lân (Nghệ-an). Quân Minh và các tướng Phương Chính, Trần Trí, Sơn Thọ tập trung về Nghệ-an để ngăn chặn và tiêu diệt nghĩa quân, nhưng chúng dùng dằng không dám tiến quân. Bức tư này gửi cho Phương Chính vào khoảng mùa xuân năm 1425, vừa kể tội ác quân giặc, vừa khiêu khích dử chúng lên miền núi Nghệ-an để tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Hai, 2011, 08:09:04 am

6. LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH(1)


(Giặc xem thư trước, mắng lại rằng: “Mày nếu muốn đánh nhau thì hãy ra chỗ đồng bằng đất phẳng”. Vì thế có thư đáp lại).Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Kể người dùng binh giỏi thì không có đâu là hiểm, đâu là không hiểm, không có đâu là dễ, đâu là không dễ. Thắng hay phụ ở tướng, chứ không ở đất hiểm hay dễ. Vào chỗ hiểm mà dánh nhau không khác gì hai con hổ đánh nhau ở trong thung lũng, giỏi thì được, vụng thì thua. Bởi vậy, đất không có bình thưởng nhất định, trận không có thế thưởng nhất định. Mày nếu không lui, thì phải đem binh ra mà quyết chiến thôi.(1) Bức thư này cũng gửi vào khoảng đầu năm 1425 để trả lời thư Phương Chính thách thức nghĩa quân “ra chỗ đồng bằng đất phẳng” đánh nhau và tiếp tục khiêu chiến, dử chúng lên miền núi để tiêu diệt theo lối đánh mai phục sở trường của nghĩa quân Lam-sơn.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Hai, 2011, 08:11:08 am

7. LẠI THƯ CHO PHƯƠNG CHÍNH(3)


(Tháng 5 năm Bính ngọ (1426)(2), quân ta đến thành Nghệ-an, giặc không ra đánh, ta mới viết thư cho).

Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính: Ta nghe nói người danh tướng trọng nhân nghĩa, khinh quyền mưu. Bọn mày gửi thư cho ta, cứ cười ta núp náu ở nơi rừng núi, thập thò như chuột, không dám ra nơi đồng bằng đất phẳng để đánh nhau. Nay ta đã đến đây, ngoài thành Nghệ-an đó đều là chiến trường cả, mày cho đấy là rừng núi chăng? Là đồng bằng chăng? Thế mà mày cứ đóng thành bền giữ như mụ già là làm sao? Ta e bọn mày không khỏi cái nhục khăn yếm vậy(3).

(1) Tháng 2 năm 1425, nghĩa quân bắt đầu vây hãm thành Nghệ-an. Đây là một thành lũy kiên cố do quân Minh xây dựng trên núi Lam-thành (nhân dân thường gọi là Rú Thành) nay thuộc xã Nghĩa-liệt, huyện Hưng nguyên, tỉnh Nghệ-an. Tháng 5, quân địch được tăng viện, mở một cuộc phản kích nhưng bị thất bại. Từ đó, quân Minh ở thành Nghệ-an do Lý An, Phương Chính chỉ huy, phải đắp thêm lũy và đóng chặt cửa thành lo cố thủ. Bằng bức thư này, Nguyễn Trãi khiêu khích nhằm dử địch ra khỏi thành lũy để giao chiến ngay ở vùng đồng bằng.
(2) Theo Lam-sơn thực lục (q. 2), Toàn thư (q. 10), Cương mục (1. 13)… thì từ tháng giêng năm Ất tị (1425), nghĩa quân Lam-sơn đã tiến xuống bao vây thày Nghệ-an. Lời tiểu dẫn này có chỗ không chính xác. Phương Chính cùng với Lý An cố thủ ở thành Nghệ-an từ đó cho đến ngày 19 tháng 7 năm Bính ngọ (ngày 21-8-1426) thì rút về Đông-quan. Thư số 7 và số 8 gửi cho Phương Chính trong khoảng thời gian đó.
(3) Khăn yếm: dịch chữ “cân quắc”. Cân quắc là đồ trang sức ở đầu của đàn bà. Xưa Gia-Cát Lượng đi đánh Ngụy, đem quân đến đồng bằng phía nam sông Vị-thủy, khiên chiến mãi, Tư-Mã Ý không dám ra đánh. Lượng sai đưa cho Ý những khăn của đàn bà để làm nhục (Tấn thư).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Hai, 2011, 08:13:57 am

8. LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH


(Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại)

Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội(1), kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên. Ngân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước mày, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang(2), thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ(3), cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước Chuyên-du, mà ở trong tiêu tường(4) vậy.

(1) Điếu dân phạt tội nghĩa là thương dân sống khổ mà đánh kẻ có tội để cứu dân. Nhà Minh giả danh đánh kẻ thoán nghịch là họ Hộ (cha con Hồ Quý Ly), phù lập hộ Trần, mà đem quân sang chiếm nước ta
(2) Đại tang, theo tục là chỉ tang cha mẹ, nhưng lời chú ở sách Chu lễ thì đại tang là tang nhà vua, hoàng hậu và thế tử. “Kế tiếp đại tang” ở đây là nói tang vu Minh; tháng 8 năm 1424 Minh Thành-tổ chết, thái tử là Cao Xý lên nối ngôi tức vua Minh Nhân-tông; tháng 7 năm 1425 Minh Nhân-tông lại chết, thái tử là Chiêm Cơ lên nối ngôi tức vua Minh Tuyên-tông.
(3) Cùng binh độc vũ: sính dùng vũ lục, đánh nhau không thôi.
(4) Tiêu tường: tiêu là nghiêm kính, tường là cái bình phong xây ở bên trong cổng. Theo lễ xưa, vua tôi tiếp kiến nhau, đến chỗ bình phòng thì càng nghiêm kính, vì thế mới gọi là tiêu tường. Thường dùng tiêu tường chỉ bên trong. Sách Luận ngữ, Khổng tử có nói: “Ngô khủng Quý tôn chi ưu, bất tại Chuên du, nhi tại tiêu tường chi nội dã” (Ta e mối lo của họ Quý tôn không ở nước Chuyên-du, mà ở nơi tiêu tường vậy). Ý nói mối lo không ở bên ngoài mà lại ở bên trong.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Hai, 2011, 08:16:28 am

9. THƯ TRẢ LỜI BỌN TỔNG BINH
VƯƠNG THÔNG THÁI GIÁM SƠN THỌ
(1)


(Tháng 12(2), quân ta phá thành Đông-quan(3). Thông cùng Thọ sai Nguyễn Nhậm đem thư sang ta xin hòa. Vì thế có thư trả lời).

Tôi nghe, trời đất đối với muôn vật, nổi sấm sét mà ý hiếu sinh vẫn có ở trong; cha mẹ đối với các con, đánh roi vọt mà ơn cức dục vẫn có ở đây. Nay vâng được thư của ngài cho tôi được tự tân, hân hạnh khôn xiết, thật không khác đức lớn của trời đất cha mẹ, dẫu có tan xương, nát thịt, cũng không đủ báo đền. Song nếu ngài thực có lòng thương xót dân chúng, thì nên sai đầu mục đến các thành Diễn-châu, Nghệ-an, Tân-bình(4), ra lệnh cho họ đem quân về. Tôi sẽ lập tức sắm đủ phương vật tiến công, cúi xin ngài sai quan cùng đi với tử đệ thân tín của tôi để đến đầu hàng phục tội. Cầu cống đường sá thì tôi xin nhận sửa đắp, không phải phiền đến quan quân. Giá được người nhận lời, không những sinh linh nước tôi được khỏi lầm than, mà binh sĩ Trung-quốc cũng khỏi nỗi khổ gươm giáo vậy.

(1) Sau hơn một năm tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang, đến cuối năm 1425, nghĩa quân Lam-sơn đã gp được đất từ Thanh-hóa trở vào, trừ một số thành lũy đang bị bao vây. Tháng 9 năm 1426, nghãi quân bắt đầu mở cuộc tiến công ra miền Bắc, đưa cuộc khởi nghĩa phát triển lên thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước. Nhà Minh phải phái Thành-sơn hầu Vương Thông làm tổng binh đem 5 vạn quân sang cứu viện, Phương Chính, Lý An cũng vội giao thành Nghệ-an lại cho Thái Phúc cố thủ rồi đem đại bộ phận quân lính về giữ Đông-quan. Cuối tháng 10 năm 1426, quân Minh tập trung về Đông-quan đến trên 10 vạn quân. Đầu tháng 11, Vương Thông mở một cuộc phản công lớn nhưng bị thất bại, bằng chiến thắng Tốt-đông - Chúc-động, nghĩa quân đã đập tan cuộc phản công của địch, tiêu diệt trên 6 vạn quân và thừa thắng, vây hãm thành Đông-quan. Trong tình thế nguy ngập đó, tổng binh Vương Thông và thái giám Sơn Thọ phải viết thư xin giảng hòa. Đây là thư trả lời của Lê Lợi.
(3) Đây là tháng 12 năm  Bính-ngọ (1426). Ngày 23 tháng 10 năm đó (ngày 22-11-1426), quân ta bắt đầu tiến công vây hãm thành Đông-quan, tiêu diệt các doanh trại ngoại vi của địch. Tháng 12 năm đó, quân ta càng xiết chặt vòng vây và tiến công dồn dập thành Đông-quan.
(3) Thành Đông-quan tức là thành Thăng-long (Hà-nội). Thành này đời Hồ gọi là Đông-đô và nhà Minh, sau khi chiếm nước ta, đổi tên là thành Đông-quan, cũng có khi gọi là thành Giao-châu.
(4) Thành Diễn-châu, Nghệ-an, Tân-bình lúc bấy giờ còn do quân Minh chiếm đóng và đang bị bao vây. thành Diễn-châu (Diễn-châu, Nghệ-an) là trị sở của Diễn-châu tương đương với vùng bắc Nghệ an ngày nay (gồm các huyện Diễn-châu, Yên-thành, Quỳnh-lưu, Quỳ-châu, Nghĩa-đàn). Thành Nghệ-an (Hưng-nguyên, Nghệ-an) là trị sở phủ Nghệ-an tương đương miền Nam Nghệ-an và Hà-tĩnh ngày nay. Thành Tân-bình (Quảng-bình) là trị sở vùng Tân-bình tương đương với vùng Quảng bình và Bắc Quảng-trị ngày nay. Trong bức thư viết không thấy nhắc đến thành Thuận-hóa và Thanh-hóa lúc bấy giờ cũng đang bị bao vây. Ở đây có dụng ý gì của Nguyễn Trãi hay do sao chép thất lạc?


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Hai, 2011, 08:21:49 am

10. THƯ  GỬI BỌN HOA ĐẠI NHÂN(1)


Gửi Hoa đại nhân cùng các ngài biết: Hiện nay việc giảng hòa đã xong(2), biểu cầu phong cùng sứ nhân sắp qua Mai quan(3) để cùng với các xứ Lưỡng Quảng và Phúc kiến đến mồng 2 tháng giêng sang năm(4) khởi hành về kinh. Duy tổng binh Vương đại nhân và thái giám Sơn đại nhân còn tạm đóng lại, đợi quan quân ở các thành Diễn-châu, Nghệ-an, Thanh-hóa đều đến Đông-quan, rồi cùng đi một thể. Các ngài nên mau chóng thu xếp hành trang, ra đóng ở ngoài thành, để đợi Thái công cùng Hình nội quan, Đả chỉ huy(5) đến đấy thì cùng đi, xin chớ trì hoãn. Hiện nay đường sá cầu cống đã sửa sang, lương thực đều đã biện sẵn, các ngài nếu lại trì hoãn, e Thái công đi rồi, đi một mình sẽ có khó khăn. Bởi vậy báo cho ngài biết, nên sớm đi với Thái công thì hơn.(1) Hoa đại nhân là một viên tưởng Minh họ Hoa. Theo chính sử và thư số 9, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đặt ra điều kiện giảng hóa là: quân Minh trong các thành phía nam (Thanh-hóa trở vào) phải tập trung về Đông-quan rồi rút hết về nước, nghĩa quân bảo đảm sửa sang cầu đường cho quân địch rút lui và chịu thần phục, triều cống nhà Minh. Trong bức thư này, Nguyễn Trãi có đoạn viết: Vương Thông “đợi quan quân ở các thành Diễn-châu, Nghệ-an, Thanh-hóa đều đến Đông-quan, rồi cùng đi một thể. Các ngài nên mau chóng thu xếp hành trang, ra đóng ở ngoài thành để đợi Thái công cùng Hình nội quan, Đả chỉ huy đến đấy thì cùng đi”. Thái công là Thái Phúc, viên tướng Minh cổ thủ thành Nghệ-an, Hình nội quan và Đả chỉ huy là những tướng Minh ở thành Thanh-hóa. Vậy Hoa đại nhân có lẽ là một viên tướng Minh ở thành Diễn-châu. Trong số các tướng Minh ở nước ta lúc đó, có một người họ Hoa là Hoa Anh. Hoa Anh giữ chức đô chỉ huy, đã từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1406-1407, sau đó đóng quân nhiều nơi ở Thanh-hóa. Nếu Hoa đại nhân là Hoa Anh thì viên tướng này mới được cử vào tăng cường cho thành Diễn-châu do Tiết Tụ trấn giữ, vào khoảng cuối năm 1424 đầu năm 1426. Chủ trương của Lê Lợi - Nguyễn Trãi là nhân việc giảng hòa, ra sức dụ hàng các thành, kết hợp bao vây tiến công bằng quân sự với việc vận động, thuyết phục kẻ thù. Tháng 2 năm 1427, quân Minh ở thành Diễn-châu ra hàng.
(2) Để dễ dàng tiến hành việc giảng hòa với nhà Minh cuối năm 1426 Lê Lợi đã lập Trần Cảo, một người tự xưng là con cháu nhà Trần, lên làm vua và xin nhà Minh phong vương cho Trần Cảo.
(3) Mai-quan là một cửa quan ở trên núi Đại-dũ, thuộc tỉnh Giang-tây. Trương Cửu Linh đời Đường mở con đường núi ấy, trên trông nhiều cây mai, nên người ta thường gọi là Mai quan.
(4) Năm Đinh vị (1427).
(5) Thái công tức là Thái Phúc đóng giữ thành Nghệ-an; Hình nội quan, Đả chỉ huy (tức là chỉ huy Đả Trung) là những tướng Minh đóng giữ thành Tây-đô (tức thành Thanh-hóa trong thư).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:15:14 am

11. THƯ CHO THÁI CÔNG(1)


Thư gửi hiền huynh Thái công. Đệ ngu ở Đông-quan(2), nghe tin hiền huynh ra cửa thành bái yết Trần chúa(3) chúng tôi, đáng mừng lắm lắm. Từ đây giải binh, khiến nước Nam được thoát cái khổ can qua, thật may lắm sao! Có thể gọi là bực quân tử biết thời cơ vậy! Ân tình rất hậu, trăm năm không thể quên được. Nay sai người đem 15 chiếc thuyền đến đón, ngài cùng các quan và quý quyến có thể tùy tiện thu xếp hành trang lên đường. Còn quân nhân thì có thể đi đường bộ được. Hiện nay cầu cống các nơi đã sửa sang, trên đương không gì quản ngại. Xin báo ngài biết.(1) Thái công là Thái Phúc, viên tướng Minh trấn thủ thành Nghệ-an. Thành này bị bao vây từ tháng 2 năm 1425. Ngày 17-10-1426 (ngày 17 tháng 9 năm Bính ngọ), Phương Chính, Lý An rút quân về thành Đông-quan, giao thành Nghệ-an lại cho Thái Phúc cổ thủ. Tháng 2 năm 1427, Thái Phúc nộp thành cho nghĩa quân xin hàng. Cuộc chiến tranh yêu nước sáng ngời chính nghĩa của dân tộc ta và những bức thư thuyết phục có tình có lý của Nguyễn Trãi đã làm cho Thái Phúc tỉnh ngộ, thấy được tính chất phi nghĩa và sự thất bại tất yếu của quân Minh. Sau khi đầu hàng, ông đã xin đến những thành đang bị vây để chiêu dụ quân Minh, báo cho Lê Lợi biết âm mưu của quân Minh và bày cho nghĩa quân cách chế tạo công cụ đánh thành. Vì vậy, ông được Lê Lợi - Nguyễn Trãi đón tiếp niềm nở và sau khi chết (bị nhà Minh xử tử), được Lê Lợi truy phong tước Tuyên-nghĩa, cho lập đền thờ ở chân núi Lam-thành (gọi là đền Tuyên-nghĩa ở Triều-khẩu, Hưng-nguyên, Nghệ-an). Thư này gửi sau khi Thái Phúc ra hàng vào tháng 2 năm 1427.
(2) Thành Đông-quan tức là thành Thăng-long (Hà Nội). Thực ra lúc bấy giờ thành Đông-quan vẫn do quân Vương Thông đóng giữ. Lê Lợi chưa vào thành được. Ngày 22 tháng 10 năm Bính ngọ (1426), Lê Lợi đóng quân ở Tây Phù-liệt (Thanh-trì, tỉnh Hà-đông); đến cuối tháng, dời sang Đông Phù-liệt. Đầu năm 1427, Lê Lợi mới dời đại bản doanh lên đóng ở Bồ-đề (thuộc Gia-lâm) đối diện với thành Đông-quan.
(3) Trần Chúa đây là Trần Cảo do Lê Lợi mới lập nên.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:16:11 am

12. THƯ CÓ HÌNH NỘI QUAN CÙNG
BỌN ĐẢ TRUNG VÀ LƯƠNG NHỮ HỐT
(1)

Thư tỏ cùng Hình đại nhân và Đả, Lương chư công: Hiện nay hòa hảo đã thành, các ngài nên mau chóng thu xếp hành trang đợi Thái-công tự Nghệ-an đến và quân Diễn-châu qua đây thì cùng đi một thể. Hiện nay cầu sàn trên đường đều đã sửa chữa, lương thực cung cấp cũng đã chuẩn bị, nếu các ngài không đi, chỉ sợ Thái công đi rồi thì không ai đi cùng, lương thực e hoặc thiếu thốn, cầu sàn e hoặc đổ sụt, sau này thật là khó khăn. Vì thế xin báo các ngài biết.(1) Hình nội quan (chưa rõ tên) cùng với chỉ huy Đả Trung và tham chính Lương Nhữ Hốt là những viên quan và tướng của địch đang cố thủ ở thành Thanh-hóa tức Tây-đô (hay thành nhà Hồ, nay thuộc huyện Vĩnh-lộc, Thanh-hóa).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:19:05 am

13. LẠI THƯ CHO ĐẢ TRUNG VÀ LƯƠNG NHỮ HỐT(1)


Thư tỏ cùng Đả lão quan, Lương tướng công cùng các vị. Nếu muốn cả nhà lớn bé đều được bình yên vô sự, các ngài nên nghe lời tôi, mau chóng thu xếp hành trang, ra ở ngoài thành, đợi quan quân ở Nghệ-an Diễn-châu để cùng đi. Nếu không thế thì sau này hối không kịp đâu! Các ngài há chẳng thấy quân nhân các thành Diễn-châu, Nghệ-an, Thuận-hóa, hiện nay vợ con đều được an toàn, vui vui vẻ vẻ, không có việc gì. Sao các ngài lại không nghĩ tới điều đó, mà cứ muốn tự khổ như thế? Nếu tôi quả có bụng muốn hại các ngài, thì không có cách nào thoát đâu. Hiện nay Thánh thượng(2) rộng ân cho sắc chỉ cho quan Tổng binh(3) được tiện nghi hành sự(4), cho lập họ Trần rồi đem quân về Kinh, để hai nước khỏi nỗi khổ can qua. Tôi cũng lấy đạo nhân nghĩa, hết lòng kính thời Triều đình, phàm quan quân của Triều đình đều được đưa về hết. Các nơi đi qua, cầu đường sửa sang hết, lương thực cung cấp đầy đủ, thế là tôi muốn để tiếng mãi nghìn đời về sau, nên không muốn cùng các ngài tranh giành được thua một lúc. Hoặc nếu không làm như thế, thì chỉ trong khoảng một tháng, các ngài dẫu có thành đồng hào nóng(5) cũng phải bỏ thôi! Đến lúc bấy giờ thì không làm sao được nữa. Trộm nghĩ kế cho các ngài, chẳng gì bằng mau mau lên đường. Xin chớ hồ nghi mà hỏng việc. Thư nói không hết.(1) Cuộc vận động thuyết phục của Nguyễn Trãi đã đưa lại nhiều kết quả: quân Minh tron các thành Diễn-châu, Nghệ-an, Tân-bình, Thuận-hóa, lần lượt nộp thành trì xin rút quân về nước. Nhưng ở Thanh-hóa (Tây-đô), bọn chỉ huy Đả Trung và tham chính Lương Nhữ Hốt vẫn ngoan cố chống đối việc giản hòa. Bọn chúng ra sức cố thủ chờ viện binh và tìm cách xuyên tạc lập trường giảng hòa của ta. Bọn ngụy quan cao cấp như tham chính Lương Nhữ Hốt cùng với đô ty Trần Phong, đô chỉ huy Trần An Vinh… lo sợ quân Minh rút lui sẽ không có đất dung thân, nên càng phá hôại công việc giảng hòa. Bọn này nhắc lại câu chuyện đời Trần, Ô Mã Nhi là một tướng Nguyên bị bắt sống và được cho về nước, nhưng rồi nhà Trần ngầm sai người đục thuyền giết chết ở biển cả. Chúng muốn xuyên tạc điều kiện hòa do Lê Lợi - Nguyễn Trãi đề ra và đe dọa quân Minh. Nguyễn Trãi viết bức thư thứ hai này cho quân địch ở thành Thanh-hóa để phân tích rõ lợi hại của việc giảng hòa và cảnh cáo bọn tướng giặc ngoan cố.
(2) Thánh thượng ở đây chỉ vua Minh.
(3) Tổng binh Vương Thông.
(4) Tiện nghi hành sự: được tùy tiện làm việc không phải tâu lên đợi lệnh.
(5) Thành đồng hào nóng: Ở Hán thư có câu: “Giai vi kim thành thang trì, bất khả công dã” (đều là thành bằng đồng, hào nước sôi, không thể đánh được).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:23:13 am

14. LẠI THƯ TRẢ LỜI VƯƠNG THÔNG(1)


(Tháng 12(2), bọn Vương Thông ở thành Đông-quan đưa thư trách ta phụ ước mà giết hại quân lính đi lấy cỏ(3). Vì thế có thư đáp lại).

Tôi nghe: Người Việt(4) kiêu bạc, người Tề trí trá, ấy là bởi khí đất sinh ra, tính người bẩm thụ, đó là lẽ thường xưa nay, nên chỉ trong đó dẫu có người trung tín thành thực mà cũng bị mang tiếng lây. Nay các hạ(5) bảo là “trước sau bất nhất”, đó là tại sứ nhân đi lại, không hiểu sự thế, đến nỗi hai quân ngờ vực nhau, chứ tôi nào dám có bụng gì khác đâu. Cúi mong các ngài xét rõ mà thứ cho. Như bảo “quân lính đi lấy cỏ cứ thấy bị giết”, thì đó vì những quân thượng du, lũ Xa Tham, bọn Hồng y(6), hoặc có tính tham của mà thích giết người nên đến nỗi thế chăng? Tôi vốn không hề nghe thấy. Nhưng cũng đã răn bảo, lâu nay chúng đã yên thuần. Như bảo “quân nhân các vệ(7) chưa thấy đưa đến”, đó là vì đường xá lối hiểm, quân lính khó đi; song sẽ lục tục đến nơi, có thể bấm đốt ngón tay mà đợi, không phải là dám quên đâu. Như bảo “sứ nhân mang biểu cũng chưa thực đã đến Khâu-ôn(8)”, đó là vì người đưa sứ giả(9) lười nhác không chịu đi, lại về phao những điều không căn cứ để thêm sinh chuyện. Bọn tôi thực không có ý gì khác cả. Nếu các hạ không tin thì xin lại sai một vài người thân tín cùng đi với hai ba người đầu mục của tôi đến ngay Khâu-ôn, xét hỏi thực hư để rõ thật dối, như thế cũng được. Như bảo “thuyền ghe, cầu đường chưa thấy sửa sang”, thì đó là vì hòa hảo chưa định, nên mới khiên diên. Như việc hòa hảo đã thành, thì việc sửa lại cũng chưa muộn. Từ đây về sau, giá ngài bỏ cái lòng nghi hoặc, dốc lòng hòa hảo, thì dưới sẽ làm cho An-nam thoát khổ lầm than, trên sẽ khiến Trung-quốc khỏi nỗi nhọc mệt, thực là phúc cho thiên hạ lắm.

(1) Vương Thông giảng hòa với âm mưu hoãn binh để chờ quân cứu viện. Vì vậy, một mặt hắn thỏa thuận với Lê Lợi - Nguyễn Trãi chờ quân các thành bị vây về Đông-quan rồi sẽ rút về nước, mặt khác vẫn đào hào đắp lũy lo cố thủ và phái người mang mật thư lẻn về nước xin viện binh. Hắng thường lợi dụng một vài hành động của nghĩa quân như bắt giết quân Minh ra khỏi thành, chưa phái sứ sang nhà Minh xin thần phục và cầu phong, chưa sửa sang cầu đường cho quân Minh về nước, v.v… để trách ta bội ước rồi kéo dài thời gian hương lượng và trì hoãn việc rút quân. Trong bức thư này, Nguyễn Trãi trả lời và biện bạch từng điều Vương Thông nên lên để lấy cớ không chịu rút quân. Thư gửi trong tháng 12 năm Bính ngọ.
(2) Tháng 12 năm Bính ngọ (1426), tính ra dương lịch là khoảng từ 29-12-1426 đến 27-1-1427.
(3) Sau khi Vương Thông đã thỏa thuận về điều kiện giảng hòa, Lê Lợi - Nguyễn Trãi ra lệnh nới rộng vòng vây thành Đông-quan và các thành, cho quân Mỉnh ra vào mua bán, cắt cỏ cho lừa ngựa. Nhưng Vương Thông lợi dụng việc đó để hoạt động do thám và cho hàng chục người khác lén lút mang thư về nước xin viện binh. Vì vậy, tháng 12 năm Bính ngọ, quân ta xiết chặt vong vây và đón bắt quân địch ra vào, bắt được hơn 3.000 người do thám và 500 con ngựa (Toàn thư q. 10, tờ 25b). Vương Thông lại nhân đó trách ta phụ ước.
(2) Người Việt ở đây chỉ người Việt thời Xuân Thu ở đất tỉnh Chiết-giang, Giang-tô của Trung-quốc ngày nay.
(5) Các hạ là cách xưng hô các quan tam công, hay hầu bá, quận thú.
(6) Quận thượng du ở đây là chỉ nghĩa quân miền núi. Xa Tham hay Xa Khả Tham (cũng đọc là Sâm) là một tù trưởng Thái ở Mường Muổi (Mộc-châu) theo Lê Lợi, được phong đến chức Nhập nội tư không đồng bình chương sự, tri Đà-giang trấn thượng bạn. Bốn con trai của ông là Lộc, Khát, Bàn, Điểm đều được phong làm thượng tướng quân, đại tướng quân. Hồng y nghĩa là “áo đỏ” tên gọi một phong trào đấu tranh rộng lướn chống quân Minh của các dân tộc miền núi phía bắc và tây bắc lúc bấy giờ. Nghĩa binh “áo đỏ” về sau cũng theo Lê Lợi. Trong thư này, Nguyễn Trãi coi việc bắt giết quân Minh đi ra thành như hành động tự phát của một số nghĩa binh để bớt khỏi căng thẳng với Vương Thông.
(7) Vệ và Sở là những đơn vị trong phiên chế quân Minh. “Quân nhân các vệ” ở đây là số quân Minh trong các thành phía nam và số tù binh nghĩa quân bắt được.
(8) Khâu-ôn là một thành lũy của quân Minh ở Lạng-sơn, nằm trên con đường từ Đông-quan (Hà-nội) lên cửa ải Pha-lũy (Mục-nam quan), ở khoảng tỉnh lỵ Lạng-sơn ngày nay. Theo điều kiện giảng hòa đã thỏa thuận thì Lệ Lợi nhận cử sứ giả mang biểu cầu phong sang nhà Minh xin phong và triều cống.
(9) Người của Vương Thông cử đi theo sứ giả của Lê Lợi sang nhà Minh. Tháng 12 năm Bính ngọ, Vương Thông cử viên tri châu châu Chính-bình là Hà Trung cùng với phó thiên hộ Quế Thắng, bề ngoài đi theo sứ giả của Lê Lợi, nhưng thực ra là lợi dụng chuyến đi này để về nước xin viện binh. Đến Xương-giang (Hà-bắc) thì âm mưu đó bị bại lộ. Lê Lợi sai bắt giữ Hà Trung và Quế Thắng. Vì vậy đoàn sứ giả chưa đến Khâu-ôn. Nhưng trong bức thư này, Nguyễn Trãi cũng tránh những vấn đề gay cấn đó bằng lời lẽ mềm mỏng.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:27:28 am

15. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG SƠN THỌ(1)


Tôi nghe nói: “Tín giả quốc chi bảo, Nhân nhi vô tín, kỳ hà dĩ hành chi tai?” (Điều tín là vật báu của nước. Người ta mà không có điều tín, thì liệu lấy cái gì mà làm việc?). Mới đây được ngài gửi thư và sai người đến ước hòa, tôi đã nhất nhất nghe theo. Nay thấy ở trong thành vẫn còn đào hào cắm chông, dựng rào đắp lũy, phá đồ cổ (Sử ký(2) chép: Vương Thông lấy chuông Qui-điền và đỉnh Phổ-minh(3) phá ra đúc làm súng đạn. Lại đắp cao thành Đông-quan dựng lũy kép, đào hào, thả chông), để đúc ống phun lửa(4) và đồ binh khí, thế là các ngài định đem quân về nước chăng? Hay giữ bền thành trì chăng? Tôi đều không thể rõ được. Sách Truyện(5) có câu: “Bất thành vô vật” (Không có thành thực thì sự vật gì cũng không có được), là bởi lòng mà không thực thì việc gì cũng là giả dối cả. Các ngài nếu thực không bỏ lời ước cũ thì phàm làm gì cũng nên lợi hại rõ ràng. Muốn rút quân thì cứ rút quân, muốn cố giữ thì cứ cố giữ, hà tất ngoài thì nói giảng hòa mà trong thì mưu tính khác? Đừng nên trước sau trái nhau, trong ngoài bất nhất như thế. Kể ra tiểu dân dẫu ngu dốt nhưng rất sáng suốt. Tôi đây tuy hôn ngu không biết gì, nhưng tất như lời Khổng tử nói “Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an”(6), thế thì nhân tình thực dối thế nào, mảy may cũng không thể che giấu được. Thư nói không hết.(1) Âm mưu lợi dụng việc giảng hòa để hoãn binh của Vương Thông càng ngày càng lộ rõ. Hắn ra sức đốc thúc quân lính đào hào cắm chông, đắp lũy dựng rào và đúc thêm các loại vũ khí để cố thủ lâu dài ở thành Đông-quan cho đến khi viện binh nhà Minh sang. Trong thư này, Nguyễn Trãi tố cáo âm mưu đen tối và thái độ lật lọng của Vương Thông. Thư gửi trong tháng 12 năm Bính ngọ (29-12-1426 đến 27-1-1427).
(2) Tức Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (q. 10, 23 a và 25 b).
(3) Chuông Quy-điền và vạc Phổ-minh là những thứ đồ đồng lớn đúc từ đời Lý nằm trong bộ “An nam tứ khí” bị quân Minh phá đúc súng đạn. Chuông Quy-điền là chuông lớn ở chùa Một-cột (Hà-nội). Vạc Phổ-minh là vạc lớn ở chùa Phổ-minh (Nam-định, Nam-hà).
(4) Ống phun lửa dịch chữ “hỏa đồng”, là một thứ vũ khí thồi đó gồm một ống tròng bằng kim khí để đốt thuốc súng phun về phía đối phương.
(5) Truyện ở đây là sách Trung dung trong bộ Tứ truyện.
(6) Theo sách Luận ngữ, Khổng tử có nói: “”Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhãn yên sưu tai! Nhân yên sưu tai!”, nghĩa là: xem việc làm như thế nào, xét lý do tại sao mà làm, nhận thấy có vui vẻ mà làm hay không, thì có ai giấu giếm đâu được ta! Có ai giấu giếm đâu được ta! Ở đây Nguyễn Trãi có ý cho rằng dùng phương pháp xem người như thế thì giặc dầu quỷ quyệt, cũng không lừa dối nổi.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:30:23 am

16. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Trước đây được thư của ngài cùng bản thảo tâu nói “nên tha tội cho nước An-nam, lại lập con cháu họ Trần”(2), tôi cùng bọn đầu mục quân nhân, ai cũng hân hoan cổ võ, cùng bảo nhau rằng: “Nếu quả được như thế, thì từ nay về sau Bắc Nam sẽ vô sự”. Song trời thì cao mà hoàng đế thì xa, ngài thì quyền hành không qui nhất, chính sự do nhiều người, lời nói trái với việc làm, mỗi người một bụng(3). Phàm các điều ngài nói, các việc ngài làm ngày trước, tôi đã thấy rõ cả rồi(4). Không biết công việc ngày nay sẽ ra thế nào? Vì thế tôi cứ giữ khư khư cái kiến thức hẹp hòi, mà nằm chẳng yên giường, ăn không ngon miệng, canh cánh bên lòng, muốn thôi không được. Huống chi sự thế ngày trước với sự thế ngày nay, thực cùng một mối, thế mà một người bảo phải, mười người lại bảo trái, một người làm việc, mười người lại phá việc. Người ta nói: “Làm nhà bên đường, ba năm không xong” là thế đấy. Xét vì việc làm như thế, cho nên chúng tôi đến nay vẫn khôn xiết nỗi khổ sở. Ngài nếu thiết tha đến chúng tôi, thì đừng làm như ngày trước nữa, mà nên để tâm muôn nghìn phần, thế là may mắn lớn cho tôi. Thư nói không hết.(1) Thư này cũng gửi trong khoảng tháng 12 năm Bính ngọ (29-12-1426 đén 27-1-1427) để tiếp tục vạch rõ sự bất nhất giữa lời nói và việc làm của Vương Thông.
(2) Nguyễn Trãi dẫn lại một đoạn trong bản thảo tờ tâu của Vương Thông lên triều đình nhà Minh.
(3) Trong số quan và tướng nhà Minh ở Đông-quan lúc bấy giờ có nhiều người kịch liệt phản đối giảng hòa, tiêu biểu là Phương Chính, Mã Kỳ.
(4) Vương Thông bề ngoài xin giảng hòa rút quân về nước, nhưng kỳ thực vẫn lo cốt thủ ở thành Đông-quan.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:32:39 am

17. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Trước đây vâng biểu tiếp thư của ngài cùng lời sứ giả, điều nói là “Chỉ theo lời ước trước, không có điều gì khác”; lại nói “sáng mà tiến biểu, tối sẽ rút quân”(2), bức thư mực chưa khô, lời nói bên tai còn vẳng. Nay sứ đã đi rồi, mà người tiễn sứ cũng đã về rồi, không rõ ngài có quả theo lời nói trước không? hay lại có điều gì khác chăng? Nếu quả theo lời nói trước, thì báo cho rõ ràng, khiến tôi được sửa sang cầu đường, chuẩn bị lương thực để đời ngày đi. Nếu có điều khác, thực sự điều tín không bỏ được đâu. Cổ nhân có câu: “Khử thực khử binh, tín bất khả khử” (Lương ăn và quân có thể bỏ được, điều tín không thể bỏ được), cho nên Văn công không tham lợi đánh nước Nguyên(3), Thương quân không bỏ thưởng dời cây gỗ(4). Nay ngài là bực tướng có đọc thi thư, lại không bằng Văn công Thương quân hay sao? Định bỏ điều tín hay sao? Thư nói không hết.(1) Thư này cũng gửi trong khoảng tháng 12 năm Bính ngọ sau khi nhận được thư trả lời của Vương Thông.
(2) Trước đây Vương Thông thỏa thuận hễ khi nào Lê Lợi sai sứ đem biểu cầu phong sang triều đình nhà Minh xin lập con cháu nhà Trần lên làm vua, thì lập tức quân Minh sẽ rút về nước.
(3) Thời Xuân thu, Tấn văn công đánh nước Nguyên, cho đem lương ăn ba ngày, hẹn ba ngày không đánh được thì về. Hễ ba ngày không hạ được thành, quân xin ở lại để đánh. Văn công nói: “Tín là vật báu của nước, và là cái để cho dân dựa. Được Nguyên mà mất tín, thì dân dựa vào đâu”. Liền cho lui quân một xá (30 dặm) để tỏ sự tín (Tả truyện).
(4) Thời Chến quốc, Thương Ưởng làm tướng nhà Tần. Ông chôn cây gỗ dài ba trượng ở nam quốc đô, truyền lệnh hễ ai dời cây gỗ sang cửa bắc được, thì thưởng cho 10 lạng vạng. Dân lấy làm lạ, không ai dám dời. Sau ông lại nói: “Ai dời được thì thưởng cho 50 lạng vàng”. Có người dời được cây gỗ ấy, ông liền thưởng cho 50 lạng vàng để tỏ là không nói dối (Sử ký).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:20:36 pm

18. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


(Vua tiến quân đến gần thành Đông-quan, cho nên gửi thư cho Vương Thông).

Trước vì trại đóng hơi xạ(2), thực khiến đi lại vất vả. Nay tôi muốn dời đến ở bên thành Bắc-giang(3), đối ngạn gần nhau, đi lại cho tiện. Kính bẩm để ngài biết ý, xin đợi tôn mệnh. Nếu có sự xử trí khác, xin ngài chỉ bảo cho, tôi lấy làm cảm ơn. Thư nói không hết.

(1) Tháng giêng năm Đinh mùi (28-1 đến 25-2 1427), Lê Lợi dời đại bản doanh từ (Đông Phù-liệt (Thanh-trì, Hà-nội) lên Bồ-đề (Gia-lâm, Hà-nội) đối diện với thành Đông-quan qua sông Nhị để trực tiếp chỉ huy việc vây hãm Đông-quan và dụ hàng Vương Thông. Chủ trương của nghĩa quân lúc bấy giờ là vây hãm và dụ hàng các thành, kết hợp tiến công quân sự với địch vận. Dù Vương Thông tỏ ra ngoan cố, Lê Lợi - Nguyễn Trãi vẫn duy trì quan hệ thương lượng giảng hòa để vận động kẻ thù và mở sẵn lối thoát cho quân Minh. Do đó, trước khi chuyển đại bản doanh lên gần thành Đông-quan, Nguyễn Trãi dùng lời lẽ mềm mỏng báo cho Vương Thông biết.
(2) Trước đây, ngày 21-11-1426, Lê Lợi đóng đại bản doanh ở Tây Phù-liệt (Thanh-trì, Hà-tây), rồi sau đó, dời sang Đông Phù-liệt (Thanh-trì, Hà-tây), cách Đông-Quang (Hà-nội) chừng 15 ki-lômét.
(3) Phủ Bắc-giang thời thuộc Minh gồm hai huyện là Siêu-loại (Thuận-thành, Hà- bắc), Gia-lâm (Gia-lâm, Hà-nội) và ba châu là Gia-lâm, Vũ-ninh, Bắc-giang. Châu Gia-lâm có ba huyện: An-định (bắc Gia-lương, Hà-bắc), Tế-giang (Văn-giang, Hải-hưng), Thiện-tài (nam Gia-lương, Hà-bắc), Châu Vũ-ninh có năm huyện: Tiên-du (bắc Tiên-sơn, Hà-bắc), Vũ-ninh (Võ-giàng, Hà-bắc), Đông-ngạn (nam Tiên-sơn, Hà-bắc và Đông-anh, Hà-nội), Từ-sơn (Quế-dương, Hà-bắc), Yên Phong (Yên-phong, Hà-bắc), Châu Bắc-giang có ba huyện Yên-phúc (Đa-phúc, Vĩnh-phú), Thiện-thi (Hiệp-hòa, Hà-bắc), Yên-việt (Việt-yên, Hà-bắc). Phủ Bắc-giang lúc đó gồm cả đất Gia-lâm (Hà-nội) ở bắc sông Nhị, đối ngạn với thành Đông-quan.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:22:20 pm

19. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Kính đạt ngài Tổng binh. Tôi nghe nói trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai, mặt trời mặt trăng không soi riêng ai. Cho nên đấng vương giả lấy bốn biển làm nhà, vốn không phân biệt kẻ xa người gần. nay được luôn tôn thư, hứa sẽ thỉnh mệnh rút quân, muốn lấy tờ tâu của hai ngài Thái giám để xin lập con cháu họ Trần. thế thật là các ngài đã vì nước hết trung, tôn vua theo nghĩa, so với việc năm trước cầu công tâu bậy rằng con cháu họ Trần không còn ai(2), thật khác hẳn vậy. Được như lời ấy thì không những là may cho một nước Giao-chỉ(3), mà cũng là may lớn cho vạn bang trong thiên hạ vậy. Ân đức của Triều đình đã như trời đất che chở, nhật nguyệt chiếu soi, thì ngài có ra mệnh lệnh gì, tệ ấp(4) nào dám sai trái. Ngay ngáy khôn xiết sợ lọ, đợi chờ mệnh lệnh.(1) Để thực hiện kế hoãn binh, Vương Thông viết thư cho Lê Lợi hứa sẽ xin cho vua Minh cho rút quân về nước, lập con cháu họ Trần lên làm vua. Đây là thư trả lời của Nguyễn Trãi.
(2) Trước đây, nhà Minh nêu chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để che đậy dã tâm xâm lược, nưhng sau khi chiếm được nước ta, lại lấy cớ con cháu nhà Trần không còn ai để đặt làm quận huyện. Nay trước nguy cơ thất bại, nhà Minh lại đòi Lê Lợi lập con cháu nhà Trần lên làm vua vừa để biện hộ cho cuộc xâm lược nước ta, vừa để mở đường rút lui, giữ thể diện triều đình Minh.
(3) Sau khi chiếm được nước ta nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao-chỉ, âm mưu sáp nhập vào lãnh thổ Trung-quốc.
(4) Tệ ấp là cách tự xưng của các nước chưa hầu đối với vua nước lớn.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:23:40 pm

20. LẠI THƯ CHO SƠN THỌ(1)


Đạt Sơn lão đại nhân rõ: Trước đây kính gửi thư, chưa được ưng chuẩn. Nay muốn lại đánh liều thất lễ, chỉ sợ phiền nhảm. Song người đau ốm thì kêu trời đất cha mẹ, đó cũng là thường tình phải thế. Mới rồi đã nhiền lần đem việc người sách Khả-lam(2) bị quan quân bắt, kêu xin tha về, không biết thế nào lại không thấy một người nào được về cả. Về những thổ quan cùng thổ nhân khác, tôi đã không dám lại làm phiền ngài, còn như người Khả-lam, họ đều là cố cựu, thân thích, nô tỳ của tôi lẽ nào tôi lại thản nhiên được. Vì thế, bất đắc dĩ tôi phải lỗ mãng phạm uy mà lại kêu nài làm phiền ngài vậy. Thư nói không hết.(1) Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam-sơn, quân Minh đã nhiều lần vây quét vùng Lam-sơn, lùng bắt bà con thân thuộc của Lê Lợi, trong đó có cả người con gái của ông, và vợ con của nghĩa quân để dụ dỗ, uy hiếp. Nhân lúc giảng hòa, Lê Lợi đã nhiều lần xin tha cho những người bị bắt, nhưng không có kết quả. Nay Nguyễn Trãi lại viết thư cho Sơn Thọ xin tha những người ở vùng Lam-sơn bị quân Minh bắt trước đây.
(2) Sách Khả làm là Kẻ Lam tức Lam-sơn, quê hương của Lê Lợi.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:31:35 pm

21. BIỂU CẦU PHONG(1)


Thần Lê Lợi, tri phủ phủ Thanh-hóa(12 thuộc ty Bố-chính Giao-chỉ, sợ hãi cúi đầu kính dâng lời:

Thần trộm thấy lúc đại quân mới bình định, có chiếu tìm lập con cháu họ Trần cho phụng thờ tôn tự. Bấy giờ các quan Đô Bố Án(3) chưa kịp tìm kiếm khắp nơi, chỉ hỏi thổ nhân nói tâu rằng con cháu họ Trần đều bị họ Hồ tru diệt, không còn ai có thể kế tập(4). Bèn bàn đặt phủ huyện bổ quan cai trị. Đến năm đầu niên hiệu Hồng-hy (Nhân tôn nhà Minh, 1425), thần cùng kỳ lão bản quốc dò hỏi tìm được ở đất Lão-qua(5) có Trần Mỗ(6) thực là cháu đích tôn của Trần Vương Mỗ(7) sẵn tính thông minh, vốn lòng trung nghĩa, đáng được kế lập. Xin cho được tập phong, theo lệ nạp cống như xưa. Kính cẩn sai Mỗ(8) dâng biểu tâu bày:

Kính thấy: Thang Võ cứu dân mà đánh kẻ có tội(9), việc chẳng thể dừng; Kỷ Tống(10) nối dõi để dấy nước đã suy, nghĩa nên như thế. Việc xưa xét lại, minh chứng rõ ràng. Thần Lê Lợi trộng nghĩ: Thánh nhân thống trị chẳng qua chín châu(11); vương giả lòng nhân đều xem như một. Này như Giao-chỉ, xa cách Trung-hoa, Hán Đường lỏng đặt ky mi(12), Tống Nguyên nhân mà phong tước. Đến triêu ta(13) khi Thái Tổ dựng nghiệp thì họ Trần trước các nước vào chầu. Hàng năm tiến cống đế đình; nối đời tập phong vương tước. Mới rồi nhân họ Hồ thất đức, đến khiến thiên thảo(14) ra oai. Triều đình khoan nhân, chiếu tìm con cháu họ Trần cho thừa tự; biên thần(15) dối trá, tâu đặt quận huyện Giao-chỉ mà bố quan. Ngặt vì dân tâm còn mê đắm ở tục thường, vả lại di tập thật khó khăn cho giáo hóa. Cứ theo thói cũ, nên chịu vạ tai. Dân chúng giạt xiêu, luôn năm lìa tan khôn kể xiết binh sĩ đánh chác, luôn năm chết chóc đáng thương thay. Bọn thần nghĩ dân đen là kẻ vô cô, thương họ Trần gặp khi tuyệt tự. Đâu dám như Triệu Đà dùng hoàng ốc(16); trộm muốn học Trình Anh(17) giữ cô nhi. Đầu là theo ý chúng mà thuận tình dân; cho nên phải liều thân tàn mà dựng nghĩa lớn. Tự biết ngẩng đầu lên là phạm phép; nhưng lo không có chỗ để đặt mình. Có đau phải kêu, ấy thực tình người tất thế; biết lỗi thì đổi, đã xin lượng thánh cũng dung. Rỏ máu giải tình; kêu trời xin mệnh. Kính thấy Hoàng đê bệ hạ, trời che đất chở, nhật chiếu nguyệt soi. Tựa biển chừa, tựa xuân sinh, lượng bao dung gồm cả như may đi, như mưa rắc, ân cởi mở khắp tràn. Tất tôn tiền vương mà chọn kẻ nối thờ; tất dựng diệt quốc mà nối dòng đã tuyệt. Tất như Hán Võ lấy việc bỏ Luân-đài(18) mà nhận lỗi; tất như Đường Thái lấy việc đánh Cao-ly mà ăn năn(19). Lỗi thì xá, tội thì tha, lòng hiếu sinh rộng mở; binh được thôi, dân được nghỉ, việc yển vũ(20) sớm bàn. Thực lòng quy thuận; hết sức tỏ trung. Dâng biểu xưng thần, dám nguyện hầu phiên trọn chức; sợ trời thở lớn, chỉ xin tiểu quốc hết thành. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết nỗi trông trời ngóng thánh, cảm kích lo sợ, dâng biểu kính tâu, tỏ lời trần tạ.

(1) Để chuẩn bị giao thiệp với nhà Minh, cuối năm 1426 Lê Lợi lập Trần Cảo, một người tự xưng là con cháu nhà Trần, lên làm vua. Đây là biẻu cầu phong đứng tên Lê Lợi gửi sang nhà Minh để xin phong vương cho Trần Cảo.
(2) Năm 1424, nhà Minh phong cho Lê Lợi là tri phủ Thanh-hóa với âm mưu dùng chức tướcđể mua chuộc người lãnh tụ của nghĩa quân Lam-sơn. Nay Lê-Lợi lấy chức tước đó để giao thiệp với nhà Minh và cầu phong cho Trần Cảo.
(3)  Đô Bố Án là ty Đô, ty Bố Chính, ty Án Sát, ba cơ quan đứng đầu chính quyền đô hội của nhà Minh ở nước ta.
(4) Tháng 6 năm 1407 sau khi chiếm được nước ta, Trương Phụ sai bọn Việt gian Mạc Thúy lấy danh nghĩa là kỳ lão nước ta làm tờ biểu tâu về triều đình nhà Minh rằng: họ Trần không còn ai nữa, đất An-nam vốn thuộc Giao-châu ngày xưa, vậy xin đặt làm quận huyện như cũ.
(5) Nước Lão-qua hay Ai-lao, tức là nước Lào ngày nay.
(6) Trần Mỗ đây là Trần Cảo.
(7) Trần vương mỗ ở đây là vua Trần Nghệ-tông (1370-1372), Trần Cảo tự xưng là cháu ba đời vua Trần Nghệ-tông.
(8) Mỗ ở đây là Lê Lợi.
(9) Vua Kiệt nhà Hạ và vua Trụ nhà Ân đều là những bạo chúa. Thành Thang diệt Kiệt, Vũ vương đánh Trụ là những người có công đánh kẻ có tội để cứu dân.
(10) Xua Vũ vương đánh được Thương, tìm dòng dõi vua Vũ nhà Hạ, được Đông-lâu công, phong cho ở nước Kỷ để phụng sự vua Vũ. Vũ vương đánh nhà Trụ diệt nhà Thương, lại phong cho con Trụ là Vũ Canh ở nước Tống để phụng sự vua Thang.
(11) Chín châu là: Duyện, Kỳ, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Ung, Lương. Đó là chín châu gồm lãnh thổ Trung-quốc đời xưa.
(12) Ky mi: Ky là dây buộc đầu ngựa, mi là dây xỏ mũi bò. Ky mi có nghĩa là ràng buộc.
(13) Triều ta: chỉ nhà Minh.
(14) Thiên thảo là sự trừng phạt của trời.
(15) Biên thần là quan lại ở nơi biên cương, ở đây chỉ bọn quan lại nhà Minh ở nước ta.
(16) Xưa kia Triệu Đà ở Nam-Việt xưng vương, dùng xe mui vàng (hoàng ốc), có cờ cắm bên tả như nghi vệ của thiên tử ở Trung Quốc.
(17) Trình Anh người nước Tấn, thời Xuân Thu, cùng với Công-tôn Chủ-cữu là bạn thân của Triệu Sóc. Sóc bị Đồ Ngạn-Giả giết chết. Sau khi Sóc chết, vợ Sóc sinh được một con trai. Chủ-cữu cùng với Anh lập mưu cứu được đứa con của Sóc. Chủ-cữu cõng một đứa bé con người khác vào giấu trong rừng, rồi cho Anh đi báo với Giả là Chủ-cữu mang con Sóc đi trốn. Giả sai người giết chế đứa bé và Chủ-cữu. Nhờ đó đứa con mồ côi của Sóc được Anh giấu đi thoát nạn.
(18) Vua Vũ đế nhà Tây Hán bắt nhân dân đi làm đồn điền ở Luân-đài để cung cấp lương thực cho quân lính đi đánh các nước phương Tây. Nhưng vì đường xa, quân lính bị chết nhiều, mà không thành công, nên Vũ đế hạ chiếu bãi bỏ đồn diền ở Luân-đài và thôi việc đánh nhau.
(19) Đường Thái-tông thân hành đi đánh Cao-ly, nhưng không sao hạ được thành Liêu-đông. Thái-tông ăn năn rằng: Nếu Ngụy Trưng còn sống thì không để trẫm có việc thân chinh này, rồi rút quân về.
(20)  Yển vũ: đình chỉ việc dùng binh.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:34:48 pm

22. VĂN TẤU CÁO (LIỆT THÁNH NHÀ TRẦN)(1)


Nay năm Bính ngọ Thiên-khánh(2) thứ 2 (1426), tháng 12, qua ngày sóc(3) Canh thân, đến hôm nay 29 ngày Mậu tý, Nhập nội kiểm hiệu thái sư bình chương quân quốc trọng sự Đại thiên hoành hóa tứ kim ngư đại song kim hổ phù Tráng vũ vệ quốc công(4), thần Lê Lợi. thực lòng sợ hãi, cúi đầu giập trán, kính cẩn tâu dưới đức Thái tôn hoàng đế, đức Hiển từ thuận thiên hoàng thái hậu, đức Thánh tôn hoàng đế, đức Nguyên thánh hoàng thái hậu, đức Nhân tôn hoàng đế, đức Khiêm từ hoàng thái hậu, đức Anh tôn hoàng đế, đức Chiêu từ hoàng thái hậu, đức Chiêu tôn hoàng đế, đức Hiến từ hoàng thái hậu, đức Nghệ tôn hoàng đế, đức Thuận từ hoàng thái hậu, đức Túc tôn hoàng đế, đức Gia từ hoàng thái hậu, đức Trùng quang hoàng đế, mà nói rằng: Tổ phụ thần chịu nhiều ơn nước, đời làm cận thần, nghĩa phải hết trung ra sức. Từ khi giặc Minh chiếm cướp đất ta, ngược đãi dân ta, phạm vào lăng miếu các tiên đế, diệt hết con cháu họ Trần, thầm nằm gai nếm mật, hơn ba mươi năm, chỉ cốt phục thù, mong được rửa nhục. Năm Ất tỵ (1425)(5) tìm được Trần Mỗ ở đất Lão-qua là cháu ba đời của đức Nghệ tôn, năm nay đã chính đại hiệu đế thờ Tôn Xã. Một khi nghĩa binh mới dấy, bốn phương kéo đến như mây. Cho nên đánh một trận ở Trà-long(6) mà lấy lại đất Nghệ-an Thanh-hóa; đánh trận nữa ở Ninh-kiều(7) mà thu lại nước Đại Việt cõi xưa. Quân giặc các nơi đều đã ra thành hàng phục, duy còn thành Đông-quan chưa thể vội diệt. Thế thực là trời tựa Hoàng Trần, cho nên thành công được chóng; mà thần đẳng mặc giáp cầm gươm may được có chút công lao. Cúi nhờ Liệt thánh hoàng đế rủ lòng giúp đỡ, tiêu diệt quân Minh, để đem lại cái phúc thái bình muôn thuở. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết bao nỗi trông trời ngóng thánh, kính cẩn dâng tâu.(1) Liệt thánh nhà Trần là những vị đế và hậu tổ tiên của nhà Trần.
(2) Thiện-khánh là niên hiệu của Trần Cảo. Bản chữ Hán in nhầm là Thiên-thành.
(3) Ngày sóc là ngày mồng một đầu tháng âm lịch.
(4) Chức, hiệu và tước của Lê Lợi.
(5) Theo Toàn thư và Cương mục thì đến tháng 11 năm Bính ngọ (1426), Lê Lợi mới lập Trần Cảo lên làm vua. Đại việt thông sử chép việc lập Trần Cảo vào tháng 11 năm Ất tỵ (1425), Lam Sơn thực lục lại chép vào năm Quý mão (1423). Những văn thư trong Quân trung từ mệnh tập chép việc này không thống nhất. Trong bài biểu cầu phong và bài Văn tấu cáo liệt thánh nhà Trần đếu nói tìm được Trần Cảo từ năm Ất tỵ (1425) và năm Bính ngọ (1426) là năm Thiên-khánh thứ 2. Nhưng trong bài Tờ tâu về việc tìm hỏi con cháu nhà Trần (bai 46) và bài Tờ tâu cầu phong (bài 44) lại nói tìm được Trần Cảo vào năm đầu niên hiệu Tuyên-đức, tức là năm 1426. theo Toàn thư và Cương mục có lẽ hợp lý hơn, vì xét lịch sử đấu tranh trong giai đoạn này thì năm 1426 Lê Lợi mới cần lập một người con cháu họ Trần lên làm vua để dễ giao thiệp với nhà Minh.
(6) Trà-long là đất huyện Tương-dương, tỉnh Nghệ-an ngày nay. Năm 1424 nghĩa binh tiến quân vào Nghệ-an và cuối năm ấy hạ được thành Trà-long. Đó là chiến thắng lớn đầu tiên của nghĩa binh.
(7) Ninh-kiều thuộc huyện Chương-mỹ tĩnh Hà-tây. Trận Ninh-kiều ở đây là trận Tốt-động - Chúc-động cuối năm 1426.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Hai, 2011, 03:38:18 pm

23. THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


(Năm Đinh vị (1427) vua tiến quân đến bờ phía bắc sông Lô(2) đối lũy với thành Đông-quan, Vương Thông và Sơn Thọ sai Nguyễn Nhận lại đưa thư. Vua có thư này gửi lại).

Kính thư gửi trước Tổng binh đại nhân. Tôi nghe nói: “Lấy thành thực đãi người thì người cũng lấy thành thực đáp lại”. Cái đạo chí thành có thể động đến trời đất, cảm được quỷ thân,, huống chi là người? Nay ngài vâng lệnh ra ngoài cửa khổn(3), nhẽ ra phải lấy thành thực đối đãi với người ta, thế mà lại đem lòng dối trá lừa người, tự cho là mưu cao, xem tôi là không biết gì. Việc ginh gian trá, ngoài nói giảng hòa, trong tính kế khác; trước nói hễ dâng biểu thì rút quân ngay, sau lại dựng rào đắp lũy, xây thành đào hào. Việc làm như thế, làm thành thực chăng? Là trá ngụy chăng? Ngày xưa quan đại phu ra ngoài biên cương, việc gì cũng được tự quyết. Huống chi ngài là bậc tướng súy đã đọc thi thư, khi vậng mệnh sang đây lại đã được phép tiện nghi hành sự, thế thì phàm công việc ở ngoai cửa khổn, há lại nhất nhất chờ mệnh lệnh của Triều đình sao? Vả lại binh quí mau chóng, máy then mở đóng, như xe chuyển, như mây bay, tỏng khoảng chốt lát, chợt nóng, chợt lại rét, ngài há lại không biết thế sao mà lại nghe kế bọn tôi gian Mã Kỳ, quân tàn Phương Chính, mà hồ nghi do dự, không dám quả quyết. Trước ngài đã có văn thư thu binh mã ở các vệ sở, lại bảo rằng vì trong thành đất hẹp, hãy trước đem quân nhân ở thành về, còn quân các vệ ở ngoài sẽ theo về sau. Đến nay quân các thành Diễn Nghệ đã lục tục kéo đến, mà lời nói khác lại hình như bắt gió bắt bóng, là chuyện hão huyền. Thế là ngài không những lừa dối một mình tôi, lại còn lừa dối cả hơn sáu bảy nghìn người ở vệ sở các thành. Tôi lấy lòng tôn kính Triều đình, thương hại tính mệnh hơn sáu bảy nghìn con người, nên nghiêm cấm quân sĩ không được phạm chút tơ hào. Thế mà ngài nghe kế của bọn tiểu nhân, định lấy lòng hại tôi để lây hại cho kẻ khác. Kể ra, ngựa Hồ hý gió bắc(4), chim Việt đậu cành nam(5), thường tình người ta, ai khỏi tưởng nhớ quê hương! Nay kế của ngài đã hỏng, hơn sáu bảy nghìn quân các vệ sợ căm hờn oán giận, sâu đến cốt tủy, chẳng ai là không nghiến răng nắm tay, thề không còn trông thấy mặt ngài. Họ đều xin tôi quyết một phen tử chiến. Nghìa nếu quả y lời ước cũ, thì nên rút quân về để trọn điều tử tế ngày trước. Tôi cũng xin dem quân nhân các thành cùng binh mã bắt được trả về đủ số. Nếu không như thế, thì tôi xin đem số quân các thành ngậm oán chứa giận cùng ba mươi vạn quân của tôi để thừa tiếp ở dưới thành. Tùy ngài xử trí thế nào, tôi xiết bao run sợ, đợi chờ mệnh lệnh. Thư nói không hết.

(1) Trước thái độ ngoan cố của Vương Thông, đầu năm 1427, Lê Lợi dời đại bản doanh lên Bồ-đề (Gia-lâm, Hà-nội) và ra lệnh khép chặt vòng vây quanh thành Đông-quan; Trịnh Khả đóng quân giữ cửa Đông, Đinh Lễ giữ cửa Nam, Lê Cực giữ cửa Tây, Lý Triện giữ cửa Bắc. Trước đó, nghĩa quân đồng thời mở cuộc tiến công vào các thành Điêu-diêu, Thị-cầu, Tam-giang, Xương-giang, Khâu-ôn. Vương Thông hoảng sợ, sai thông sự Nguyễn Nhậm mang thư ra cho Lê Lợi, dùng những lời lẽ giả dối để hòa hoãn tình thế, thực hiện âm mưu hoãn binh. Trong thư trả lời này, Nguyễn Trãi đã kiên quyết vạch trần những sự xảo trá của kẻ thù.
(2) Sông Lô ở đây là sông Hồng từ ngã ba Hạc trở xuống. Cần chú ý là trong thời Lý, Trần và thuộc Minh, sông Lô tức là sông Hồng; còn sông Lô hiện nay thì gọi là sông Bình-nguyên (đoạn chảy qua Hà-giang) và sông Tuyên (đoạn chảy vào sông Hồng qua Vĩnh-phúc); nhưng từ thời Lê về sau thì sông Lô chỉ là sông Lô ngày nay chảy qua Hà-giang,, Tuyên-quang, Vĩnh-phúc rồi chảy vào sông Hồng.
(3) Cửa khổn là cửa thành ngoài. Ra ngoài cửa khổn (xuất khổn) nghĩa là đem quân ra ngoài nước để đi đánh dẹp.
(4) và (5) Cổ thi có câu: “Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi” 胡馬嘶北風,越鳥巢南枝 (Ngựa Bắc Hồ thấy gió bắc thời hí, chim Nam Việt thấy cành Nam thời đậu). Thi nhân đã lấy truyện hai con vật ấy tưởng nhớ cố hương để tả mối tình nhớ nhà, nhớ nước.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:40:28 pm

24. THƯ CHO THÁI GIÁM SƠN THỌ(1)


Kính thư gửi trước Thái giám Sơn lão đại nhân. Tôi đối với ngài như đối với cha mẹ, từ trước đến nay không hề có chút niềm bạc bẽo. Ngày trước, tiếp được thư của ngài gửi cho, ước việc hòa giải, có nói: “Sau khi dâng biểu thì rút quân về ngay”. Nay sứ mang biểu đã đi rồi, người tiễn sứ nhân cũng đã trở về, thế mà việc rút quân hay không vẫn chưa thấy quyết định. Trong thư lại nói “sẽ thả hết thổ nhân(3) cho ra thành”, thế mà mấy tháng rồi vẫn chưa thấy một ai được thả về cả. Chẳng hay làm cha mẹ lại như thế ư? Sách Truyện có câu rằng: “Tự cổ giai hữu tử, vô tín bất lập”(3), (từ xưa đến giờ, ai cũng có chết người mà không tín thì không thể đứng vững được). Vì thế đấng vương giả không lừa dối bốn biển, đấng bá gia không lừa dối láng giềng. Nay ngài là cha mẹ lừa dối con ư? Kính xin ngài lấy bụng nhân từ, rủ lòng soi xét. Thư nói không hết.(1) Thư này và thư số 25 tiếp theo, gửi cho Sơn Thọ nhằm vạch rõ sự dối trá của kẻ thù ở hai điểm: rút quân về nước và thả những người bị giam giữ trong thành. Hai thư này gửi trong khoảng tháng 1 năm Đinh mùi (28-1 đến 25-2-1427).
(2) Thổ nhân ở đây là những người nước ta bị giặc giam giữ.
(3) Câu Khổng Tử trả lời Tử Cống chép trong sách Luận ngữ. Cũng thường ghi là là 自古皆有死,民無信不立 Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:41:31 pm

25. LẠI THƯ CHO SƠN THỌ


Tôi nghe trời có bốn mùa, phải nhờ hành thổ mới vượng; người có bốn đức(1), phải nhờ điều tín để làm. Nếu hành thổ không thịnh, điều tín không có, thì đạo trời tất hỏng, việc người tất hư. Cho nên hoàng cực lấy thổ ở giữa, dân linh lấy tín làm thực, mà sau công việc của trời của người mới thỏa đáng. Tôi tuy ngu chậm, nhưng sở dĩ kính thờ ngài thủy chung như nhất là vì thế. Cớ soa ngài trước đã nói rõ ước định hòa giải bảo rằng “sau khi dâng biểu thì rút quân ngay”, thế mà nay sứ mang biểu đã đi rồi, người tiễn sứ nhân cũng đã trở về, mà việc rút quân hay không vẫn chưa thấy quyết định. Lại nói “sẽ thả hết thổ nhân cho ra thành”, thế mà mấy tháng rồi vẫn chưa thấy một ai được thả về cả. Chẳng hay bụng ngài ra thế nào? Sách Truyện có câu: “Vô tín bất lập”. Đấng vương giả không lừa dối bốn biển, đấng bá giả không lừa dối láng giềng, là cốt giữ điều tín như vậy. Ngài nghe điều ấy ở tai, chứa điều ấy ở bụng, suy điều ấy ra việc làm, thì đi đâu mà không trôi chảy, lại có thể lừa dối dân mà bỏ điều tín được ư? Thư này tới nơi, xin ngài lấy bụng nhân từ, rủ lòng soi xét. Thư nói không hết.(1) Bốn đức là hiếu, đễ, trung, tín.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:43:26 pm

26. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Tôi nghe có người đem chim chắt chó săn vào rừng, bủa lưới chài xuống chằm, mà bảo người ta rằng: tôi không phải là người đi săn, là người đánh cá. Như thế thì dẫu dài mồm ba thước mà nói cũng không thể tự biện giải được. Chẳng bằng thả chim chó, vứt lưới chài, thì người ta tin ngay. Trước đây tôi nhiều lần tiếp thư của ngài nói muốn theo những lời trong chiếu thư của đức Thái tôn(2) khi mới đánh Giao-chỉ về việc cho lập con cháu họ Trần và nói rằng nếu tôi dâng biểu cầu phong thì sẽ rút quân về Kinh, tha tội cho nước An-nam. Lúc đâu ai ai cũng đều vui vẻ tin nhau. Sau mấy tháng ở trong thành cứ dựng thêm rào lũy, sửa sang đồ binh, thì mọi người lại nghi lại sợ. Dẫu tôi là người được đội ơn ngài như trời che đất chở mà cũng còn có phần ân hận, huống là người khác? Ngài nói không phải là người đi săn, là người đánh cá, nhưng ngài chưa thả chim chó, vứt lưới chài, để khiến người ta tin lời. Trước đó người ở Khâu-ôn vì uất ức tìm ra được tờ tâu mà ngày mồng 10 tháng chạp năm thứ 1 niên hiệu Tuyên-đức (1426) ngài sai thổ quan Vũ Nhàn dâng đệ, cùng bức thư mà ngày 16 tháng ấy ngài tục sai thổ quan Từ Thành dâng đệ(3). Tôi xem ý trong hai bản ấy mới biết ân đức của ngài như trời đất đối với muôn vật, phát dục tràn trề, sinh ý ngầm thì mà muôn vật không biết. Thư trước ngài trách tôi “không hay kính thờ trời đất cha mẹ”. Tôi không tự biết mang tội rất nặng, chỉ nhưng lo sợ, nhưng tin rằng ngài tất rủ lòng dung thứ, không trách bị đâu. Tôi lại thấy trong các văn bản ấy có nói “Không vì một góc đất mà làm nhọc thiên hạ”. Lời bàn ấy thật là xác đáng. Ví khiến ai ai cũng cùng lòng như thế thì thiên hạ tất vô sự rồi. Thế mà các quan trấn thủ, các nội quan cùng các quan Tam ty dẳng dai hội nghị, không đồng ý nhau, không biết các vị đại thần ở triều đình lại nhùng nhằng kéo dài bàn định như thế nào nữa? Nếu ngài quả mở lòng thành, như thư trước đã nói khi phụng mệnh sang đây được tiện nghi hành sự và được về trước không phải đợi mệnh, thì ngì nên quyết định chí về, vừa để giải binh tiêu oán, làm phúc cho sinh linh thiên hạ, vừa để đưa đân đời sau, hà tất lại xin vài vạn quan quân để hộ viện. Ngài nên nghĩ lại, chẳng gì bằng thả chim chó vứt lưới chài là hơn. Nếu may mà không nuốt mất lời trước, thì tôi xin mở đường về, phàm sửa chữa cầu đường, cung cấp lương thực, đều xin chuẩn bị sẵn sàng, để đợi quân ở các thành Nghệ-an, Thuận-hóa, Tân-bình và Tiền-vệ, không phạm mảy may. Chỉ xin tuân theo mệnh lệnh của ngài. Sự hiềm nghi của đôi bên đều tiêu tan hết. Có trời, có đất, xin chứng giám cho nếu trái ước này, thần minh tru diệt. Kính xin ngài rủ lòng xét định.(1) Thư gửi Vương Thông trong khoảng tháng 1 năm Bính mùi để tiếp tục phân tích thái độ giả dối của kẻ thù, lời nói không phù hợp với việc làm.
(2) Tức Minh Thành-tổ (1403-1424). Khi xâm lược nước ta năm 1406-1407, vua Minh có ban bố tờ chiếu thư lấy chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để che đậy âm mưu xâm lược, lừa dối nhân dân ta. Sau khi chiếm được nước ta, quân Minh đã vứt bỏ chiêu bài giả nhân giả nghĩa đó. Nhưng từ cuối năm 1426, sau những thất bại nặng nề, Vương Thông và nhà Minh lại dùng chiêu bài đó để vớt vát thể diện của triều Minh, đòi lập con cháu nhà Trần lên làm vua như một điều kiện giảng hòa, rút quân.
(3) Cuối năm 1426, Vương Thông lén lút cho người về nước và lợi dụng cả việc người đưa sứ giả của Lê Lợi sang nhà Minh để mang tờ tâu về triều Minh. Nhưng trên đường đi, những người đó đều bị nghĩa quân phát hiện và bắt giữ, nhân đó tìm được mật thư của Vương Thông. Ở đây Nguyễn Trãi chỉ nêu lên hai tờ tâu do Vương Thông sai Vũ Nhàn và Từ Thành mang đi vào ngày 10 và 16 tháng chạp năm Bính ngọ (ngày 7 và 13-1-1427).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:45:55 pm

27. THƯ CHO ĐẢ TRUNG VÀ LƯƠNG NHỮ HỐT(1)

Kính thư gửi các túc hạ Đả công đô chỉ huy, Lương công đại tham chính, trấn thủ thành Tây-Đô.

Tôi cùng các ngài ngày trước đã có lời giao ước với nhau, trên có trời đất quỷ thần tưởng đã chứng giám. Nào ngờ ngày nay lại thành sai trái. Nay xét việc đã làm, đều là vì nước quên mình, không có duyên cớ riêng tây gì cả. Song điều đáng quý ở người quân tử là hiểu thời thông hiếu mà thôi. Vả lại vận trời tuần hoàn, đi rồi lại lại. Từ xưa đến nay, bao giờ cũng thế. Nước An-nam xưa bị Trung-quốc xâm chiếm là từ Tần Hán trở đi. Phương chi trời đã phân cách Nam Bắc, có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành; dẫu mạnh như Tần, giàu như Tùy, nào có thể sính lực được đâu! Vả đem sự thế ngày nay mà bàn, thì như các thành Tân-bình, Thuận-hóa, Nghệ-an, Diễn-châu cùng Tam-giang, Chí-linh Thị-cầu, Xương-giang, Khâu-ôn, Tiền-vệ(2), trong các nơi ấy, những tướng trí dũng, những quan mưu lược, nào phải không có ai, mà thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu, lương chứa không phải là không nhiều, quân giữ không phải là không vững, song họ cũng đều đã mở thành cởi giáp, dắt díu vợ con, đến hội với ta, ước định hẹn ngày kéo quân về nước(3). Sao mà các ngài lại cứ nệ giữ thói thường, không thông sự biến, định lấy thành cao vài nhận(4) mà giam hãm những người đi lâu muốn về(5), cho thế là khả dĩ vui sướng qua ngày, mà không đoái đến mấy nghìn tính mệnh. Người nhân giả lại làm thế ư? Nay ta nếu chọn quân sĩ ở Thanh-hóa, Diễn-châu và Tây-đô, chỉ 3, 4 vạn người, kéo đến thừa tiếp ở dưới thành, thì trong khoảng giờ phút, thành sẽ tan tựa tro bay, vỡ như trúc chẻ. Đến lúc bấy giờ, các ngài khối không kịp nữa, muốn bảo toàn tính mệnh vợ con, thật khó lắm thay! Nay cái kế hay hơn cả cho các ngài, chẳng gì sớm bỏ giáp binh, ra ngoài thành cùng quân của Thái đô đốc(6) lục túc kéo về, để trả lại cho ta cảnh thổ nước An-nam, khiến cho hai bên đều tiện, như thế chẳng lại hay ư? Nếu mà không thế thì chẳng làm thế nào được nữa.

(1) Quân Minh trong thành Tây-đô (tức thành Thanh-hóa), đứng đầu là đô chỉ huy Đả Trung và tham chính Lương Nhữ Hốt vẫn ngoan cố chống lại việc giảng hòa rút quân. Lần thứ ba Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng và cảnh cáo quân địch.
(2) Những thành quân Minh đóng giữ lúc bấy giờ:Thành Tân-bình ở Quảng-bìnhThành Thuận-hóa ở Thừa-thiênThành Nghệ-an ở Hưng-nguyên, Nghệ-anThành Diễn-châu ở Diễn-châu, Nghệ-anThành Tam-giang ở Việt-trì, Vĩnh PhúThành Chí-linh, ở Chí-linh, Hải-hưngThành Thị-cầu ở thị xã Bắc-ninh, Hà-bắcThành Xương-giang ở thị xã Bắc-giang, Hà-bắcThành Khâu-ôn ở khoảng thị xã Lạng SơnThành Tiền vệ cùng với Tả vệ, Hữu vệ, Trung vệ là những đồn lũy bảo vệ thành Đông-quan. Thành Tiền vệ có lẽ là thành Điêu-diêu (Gia-lâm, Hà-nội).

(3) Thực ra, vào đầu năm 1427, quân Minh trong các thành trên chưa chịu đầu hàng hết.

Tháng 1 năm Đinh mùi (28-1 đến 25-2-1427) thành Tân-bình, Thuận-hóa, Nghệ-an, Diễn-châu, Điêu-diêu lần lượt đầu hàng.Tháng 2 (26-2 đến 27-3-1427) thành Thị-cầu hàng. Ngày 6 tháng 3 (2-4-1428) thành Tam-giang hàng.Còn thành Xương-giang, Chí-linh, Khâu-ôn tuy bị vây hãm nhưng quân địch vẫn ngoan cố chống cự. Ở thành Khâu-ôn, một bộ quân quân địch bỏ trốn từ tháng 1, nhưng bộ phận còn lại vẫn cố thủ cho đến khi bị tiêu diệt. Đến tháng 9, quân ta mới hạ được thành Xương-giang, thành Chí-linh cũng như Tây-đô, đến tháng 12 quân địch mới chịu đầu hàng.Trong thư dụ hàng này, Nguyễn Trãi nói như vậy để uy hiếp tinh thần quna Minh ở thành Tây-đô. Thành này bị quân ta bao vây từ năm 1425 nên mất liên lạc và không nắm được tình hình các thành khác

(4) Người xưa lấy 7 hoặc 8 thước của đời Chu là một nhận.


(5) Chỉ quân Minh trong thành Tây-đô bị vây hãm lâu ngày đang hoang mang muốn đầu hàng để được trở về nước.
(6) Thái đô đốc tức là Thái Phúc.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:49:39 pm

28. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)

Thư kính gửi Tổng binh quan đại nhân.

Tôi nghe: Thành thực yêu vật là lòng trời đất; thành thực yêu con là lòng cha mẹ. Nếu yêu vật không thành thực, thì cơ sinh hóa có lúc đình; yêu con không thành thực, thì niềm từ ái có khi thiếu. Vì thế nên trời đất đối với muôn vật, cha mẹ đối với con cái, chẳng qua chỉ một chứ “thành” mà thôi. Hôm trước tôi phụng tiếp thư ngài trách tôi “không biết kính thờ trời đất cha mẹ”. Song đem những việc ngài làm ngài trước, đều không phải là đạo trời đất cha mẹ; trong cách đối xử với người, tự xử với mình, sao lại như thế? Tất phải như Trương Tử(2) lấy lòng trách người mà trách mình, thế mới gọi là hết đạo. Trước ngài nói: Thành Đông-quan chật hẹp, cho quân nhân ở thành về trước và quân ở Thanh-hóa các nơi lục tục kéo về sau”. Nay ngài lại muốn Thái đô đốc qua sông tương hội mà trách tôi là “bất tín”, há chẳng làm lầm ư? Mình làm không phải mà đổ lỗi cho người, bụng dạ người quân tử không ưa làm thế. Cuối thư ngài lại lấy việc họ Hồ bị thân táng quốc vong để ví. Họ Hồ bất đạo thì cố nhiên quân điếu phạt không thẻ trì hoãn. Song không làm cho nước đã diệt được phục hưng, dòng đã tuyệt có thừa kế, mà lại muốn cùng binh độc vũ, khiến những dân vô tội. luôn năm thiệt mạng ở trước gươm đao, những dân kính phục, luôn năm trát gan ở nơi đồng cỏ, có lẽ nào bụng dạ người nhân nhân quân tử lại như thế ư? Người ta bảo: “Lấy Yên đánh Yên, lấy Tần đánh Tần”(3) là thế đấy. Song ngày trước đã qua; từ nay về sau, xin ngài hé mở lòng thực, quyết định chí về, cho ngay quân nhân trong thành về trước, Thái công liên theo cùng về. Ngài nếu chưa đi, Thái công sao dám cất chân đi trước? Còn như phần tôi dọn mở lối về, cùng là sửa chữa cầu đường, dự bị lương cỏ, thì việc đó có khó gì đâu. Tôi nào có ý nguyện gì khác đâu? Thư nói không hết.

(1) Cuối năm 1426, Vương Thông đã thỏa thuận cho quân Minh ở cách thành bị vây về Đông quan rồi cùng rút về nước. Sau đó hắn lại lấy cờ “thành Đông-quan chật hẹp” nên quân Minh ở đây sẽ rút trước rồi quân ở các thành rút sau. Nay hắn lại đòi đưa Thái Phúc là tướng trấn thủ thành Nghệ-an đã đầu hàng nghĩa quân, sang sông gặp hắn với những âm mưu đen tối. Đây là thư trả lời nhằm bác bỏ yêu cầu của Vương Thông.
(2) Trương tử tức là Trương Tái, hiệu là Hoành-cừ, là một bậc đại nho đời Tống.
(3) Hai câu này chữ Hán là “Dĩ Yên phạt Yên, dĩ Tần công Tần” (lấy Yên đánh Yên, lấy Tần đánh Tần), ý nói là Yên và Tần là những nước bạo ngược vô đạo, nay đánh những nước ấy mà lại làm bạo ngược vô đạo thì có khác gì lấy yên đánh Yên, lấy Tần đánh Tần không?


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:52:35 pm

29. LẠI THƯ CHO THÁI GIÁM SƠN THỌ[(1)


Kính thư gửi Thái giám Sơn lão đại nhân. Trộm nghĩ cái ơn ngày trước ngài đối với tôi hơn núi biển, mà tôi báo đáp không được mảy may, cảm đội ơn ấy, sâu lắm. Trước đây kinh viết thư cho ngài, tôi đã tự nói rõ ý. Tôi biết rằng ngày cùng quan tổng binh vốn muốn giảng hòa, để hai nước thoát khỏi cái khổ binh đao. Khốn nỗi vì lời bọn tiểu nhâu họ Phương họ Mã(2), vì thế mà bỗng hỏng việc nước. Cho nên bọn đầu mục trong quân của tôi có kẻ quy oán cho tôi, không nghe tôi răn bảo nữa. Cái việc ngày trước ấy tôi vốn không biết. Tôi nào dám vội quên lời trước mà định hại ngài đâu? Vả lại những điều phải trái ingay cong thực không thể trốn được sự xét đoán sáng suốt của lòng người. Ngạn ngữ có câu: “Như người uống nước, nóng lạnh biết ngay”. Ngày nay hòa nghị thành hay không thành, tín nghĩa mất hay không mất, không phải là lỗi tôi vậy. Ba trăm cỗ ngựa và một nghìn người quân tôi bắt được ngày trước, đều không bị thương tổn một mảy nào. Còn như những người bị giết, là do lâm thời đối địch, xuất ư bất đắc dĩ mà thôi. Nếu ngài lại theo ước cũ, như lời quan Tổng binh đã nói là “Không đợi mệnh mà về ngay”, thì những binh mã bắt được ngày trước, cùng quân nhân các vệ sợ khác, hiện đều còn ở đây, chỉ đợi lệnh ngài là tôi thi hành. Chưa rõ ngài định xử trí thế nào? Nếu không như thế, mà cứ còn mê hoặc ở mưu kế của bọn họ Phương họ Mã, thì tuy ngài có cái ân như cha mẹ, tất không thể yên nuôi con được, đến nỗi tôi không được phụng sự ngài để hết đạo làm con. Xin ngài tha thứ đừng trách là may. Thư nói không hết.(1) Vương Thông và bộ chỉ huy quân Minh ở Đông-quan đều âm mưu giảng hòa để kéo dài thời gian hòa hoãn, bảo toàn lực lượng chờ quân cứu viện. Tuy nhiên thái độ và mức độ ngoan cố của từng người trong bọn chúng có khác nhau. Phương Chính, Mã Kỳ là những viên tướng tàn bạo, hung hăng, hiếu chiến, Sơn Thọ là một hoạn quan có tuổi, đã có quan hệ thư thừ với Lê Lợi - Nguyễn Trãi từ trước và ra khôn ngoan, dè dặt hơn. Nguyễn Trãi khai thác những khía cạnh đó để phân hóa kẻ thù và đẩy mạnh công tác địch vận.
(2) Họ Phương là chỉ Phương Chính, họ Mã là chỉ Mã Kỳ.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 17 Tháng Hai, 2011, 03:57:25 pm

30. THƯ DỤ THỔ QUAN THÀNH ĐIÊU-DIÊU(1)


Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”(2). Cầm thú còn thế, huống nữa là người? Các ngươi vốn đều là người dân Tây Việt(3), dòng dõi văn minh. Trước nhân họ Hồ thất đức, giặc Ngô lăng loàn, có người thì thân bị hãm ở tặc đình(4), có người thì danh bị buộc ở ngụy chức, đó là thế không đừng được, nào phải do ở bản tâm đâu. Đấng thượng đế nghĩ thương dân ta, đã mượn tay ta. Đại thiên hành hóa Thái sư vệ quốc công (Sử ký chép: năm Đinh vị (1427) chư tướng suy tôn vua làm “Đại thiên hành hóa” (thay trời làm việc). Tự đó những văn thư tờ dụ phần nhiều dùng những chữ ấy để xưng), mà cứu dân đánh kẻ có tội để khôi phục cơ đồ. Quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các người nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy.(1) Thành Điêu-diêu (Toàn thư, q. 10, 25b), bản địch viết là Điêu-hào ở bờ bắc sông Nhị, là một đồn lũy quan trong bảo vệ mặt bắc thành Đông-quan. Chúng tôi đoán thành Điêu-diêu cũng là thành Tiền vệ của Đông-quan. Di tích của thành hiện nay đang còn ở xã Gia-thượng, Gia-lâm, Hà-nội.Tháng 12 năm Bính ngọ, Lê Lợi phái tướng Bùi Quốc Hưng chỉ huy vây đánh hành Điêu-diêu. Nay Nguyễn Trãi lại viết thư dụ hàng số thổ quan trong thành. Quân địch đóng giữ ở đây, ngoài quân Minh còn có một số thổ quan, thổ quân người Việt. Tháng 1 năm Đinh mùi (1427) quân địch ở thành Điêu-diêu do chỉ huy Trương Lâu và tri phủ Trần Vân dẫn đầu, ra hàng.

(2) Hai câu này bản chữ Hán chép là: “Ô phản qui cố hương, hồ tử tất thủ khâu” (烏返歸故鄉, 狐死必首丘 Quạ đi lại về nơi cũ, cáo chét tất quay đầu về núi). Ở Thuyết lâm của Hoài nam tử nói: “Điểu phi phản hương, hồ tử thủ khâu” (鳥飛反鄉, 狐死首丘 Chim đi bay về nơi cũ, cáo chết quay đầu về núi).


(3) Tây Việt trong thư tịch cổ của Trung-quốc vốn là một tộc người Việt trong Bách Việt, từ Tần Hán về trước cư trú ở miền sông Tương, sông Ly về phía Nam. Nhưng ở đây, Tây Việt là chỉ nước ta, chỉ người Việt. Cương mục (q. 14, 3b) có trích lược bức thư này, nhưng lại chép là “Giao Việt”.
(4) Tặc đình: triều đình giặc.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 07:46:08 am

31. THƯ DỤ THÀNH BẮC-GIANG(1)


Thư bảo cho tướng hiệu qua viên cùng quân nhân trong thành Bắc-giang. Ta nghe nói: Người có Bắc Nam, đạo không kia khác. Nhân nhân quân tử, không đâu là không có. Nước An-nam ta tuy xa ở ngoài Ngũ-lĩnh(2) mà tiếng là nước thi thư, những bực trí mưu tài thức đời nào cũng có. Vi thế phàm những việc ta làm đều là đúng theo lễ nghĩa, hợp trời thuận người. Trước đây quan tổng binh Thành-sơn hầu(3), sau khi thua trận ở Ninh-kiểu, sai người đưa thư đến ta ước hẹn hòa giải. Ta vì trên được hết lòng kính thuận với Triều đình, dưới được thoát khổ binh qua cho hai nước, nên nói gì ta cũng nhất nhất nghe theo. Sau lại bảo ta sai người dâng biểu cùa phong, mà nói rằng “sau khi dâng biểu lập tức rút quân”. Đến lúc biểu đã đi mà quân chưa thấy rút lại còn dựng thêm rào lũy, sắm sửa đồ binh, tự cho là đắc sách lắm. Bội ước thất tín đến thế là cùng! Hiện nay vệ quân các xứ Thanh-hóa, Diễn-châu đến đã nhất tề đến đây rồi, phàm vợ con tài sản của quân nhân, mảy may không bị xâm phạm. Nay cái kế tốt của ccá ngươi không gì bằng ra ở ngoài thành, cùng Thái đốc quân(4) quyết định việc về, để cứu vớt mấy nghìn tính mệnh ở trong thành. Chúng ta đã xét những việc đắc thất của cổ nhân, như Bạch Khởi nước Tần(5), Hạng Võ nước Sở(6), giết kẻ đầu hàng, trái lời đã ước, chúng ta không không làm như thế đâu. Các người hãy cứ thư lòng, đừng nên ngờ vực mà thành hỏng việc. Các ngươi nếu cho là thành cao hào sâu, lương thực lại nhiều, thì thử xem như ở các xứ Thanh-hóa, Nghệ, Diễn, thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu, lương thực không phải là không nhiều, quân không phải là không mạnh; lại Thái đô đốc thì chức cũng to, binh cũng giỏi, trí cũng sáng, mà còn theo thời thông biến để bảo toàn tính mệnh cho mấy vạn con người. Thế mà các ngươi lại còn muốn cố chấp lời bàn suông, để mang tai vạ thực, há chẳng lầm lắm ư? Vả lại ta xem ở nước các ngươi, hiện nay bên trong có họa tiêu tường, bên ngoài có giặc Bắc biên(7); mà đại thần lấn vị, người dưới chuyên quyền; hạn hán hoàng trùng, luôn năm tai họa; bốn phương đạo tặc, nổi dậy như ong.Cái cơ tán loạn, há không biết trước rồi sao? Người trí giả thấy việc từ lúc việc chưa phát, sao các người lại thấy sự cơ muộn thế, mà muốn tự khổ như thế? Các ngươi nếu biết kéo quân ra thành, cùng ta hòa hảo thân tình, thì ta coi các ngươi nghĩa như anh em ruột thịt, nào chỉ những bảo toàn tính mệnh vợ con mà thôi đâu? Nếu không thế, tùy ý các người. Trong khoảng sớm tối, sẽ thấy khác nhau. Đến lúc bấy giờ, hối cũng không kịp. Các người hãy nên nghĩ đi.(1) Phủ Bắc-giang xem chủ thích (3) thư 18. Thành Bắc-giang đời thuộc Minh là phủ trị của phủ Bắc-giang, còn gọi là thành Thị-cầu, nay thuộc thị xã Bắc-ninh, tỉnh Hà-bắc. Thành này giữ một vị trí quan trọng trên con đường từ Quảng-tây qua Pha-lũy (Mục-nam quan) đến Đông-quan. Bằng bao vây và dụ hàng, bộ chỉ huy nghĩa quân chủ trương phải tiêu diệt thành này trước khi viện binh của nhà Minh kéo sang.Tháng 12 năm Bính ngọ, Bùi Quốc Hưng được lệnh đánh thành Bắc-giang. Sau đó, Nguyễn Chích lúc bấy giờ giữ chức tổng tri Hồng-châu và Tân-hưng, đem thêm quân đến tăng cường lực lượng vây hãm. Nguyễn Trãi viết thư này dụ hàng. Tháng 2 năm Đinh mùi (26-2 đến 27-3-1927) tướng giữ thành Bắc-giang (tức thành Thị-cầu) là Đường Bảo Trinh ra hàng.

(2) Ngũ-Lĩnh: năm đèo ở phía nam Trung-quốc: Đại-dũ, Thủy-an, Lâm-hạ, Quế-dương, Yết-dương.


(3) Vương Thông.
(4) Đốc quân là chữ xưng hô chức đô đốc. Thái đốc quân tức là đô đốc Thái Phúc.
(5) Thời Chiến quốc, Bạch Khởi là tướng tướng Tần, đem quân đi đánh Triệu, đã chôn 40 vạn quân Triệu ra hàng.
(6) Hạng Vũ đánh vỡ quân nhà Tần, đem quân chư hầu vào cửa quan; sau lại giết Tần vương Tử Anh là người đã hàng.
(7) Giặc bắc biên là chỉ sự xâm nhập của người Mông-cổ ở biên giới phương Bắc Trung-quốc. Riêng trong thời Minh Thành tổ, nhà Minh đã năm lần xuất chinh đánh nhau với Mông-cổ, mỗi lần xuất chinh phải điều động đến hàng chục vạn binh và hàng chục vạn dân phu.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 07:48:15 am

32. THƯ DỤ THÀNH TAM GIANG(1)


Thư bảo cho tướng hiệu quan viên cuàng quân nhân trong thành Tam-giang. Cái điều đáng quý ở người quân tử là biết thời thông biết, lượng sức xử mình. Bây giờ giá có người đem quả trứng chim đỡ núi Thái, lấy càng bọ ngựa ngăn cản bánh xe, mà lại tự cho là sức có thừa, thì thật là ngu quá vậy. Lũ người có vài trăm quân, giữ thành trơ trọi mà lại muốn kháng cự với ta, thì có khác gì thế không? Thành trì của các người không cao sâu bằng ở Nghệ-an, lương thực của các người không súc tích bằng ở Diễn-châu, mà quân vũ dũng cảm tử của các ngươi lại không đông bằng quân nhân ở Diễn, Nghệ, quan tước của các ngươi lại không to bằng Thái đô đốc. Thế mà vệ quân ở các xã Diễn, Nghệ, Thuận-hóa, Tân-bình, Thanh-hóa, Tiền vệ, Thị-cầu, Xương-giang, Trấn-giang (tức Trấn-di) đều đã mở thành ra hàng(2). Nay dưới cây Bồ đề(3), Thái đô đốc đã định nhật kỳ kéo quân về Kinh. Phàm quân nhân cùng vợ con tài sản không bị xâm phạm mảy may. Thế mà các ngươi chỉ cứ theo mê giữ lầm, không biết lo xa, sao mà thấy biết sự cơ muộn thế! Tất cả những tướng sĩ của ta, không ai là không hăm hở muốn vác khí giới lên phá thành ngay. Nhưng tư còn nghĩ thương những kẻ vô tội ở trong thành đã bị các ngươi lừa dối, một khi tiếng trống nổi lên, thì ngọc đá(4) chẳng phân biệt gì, đều tan nát cả. Vậy viết mấy chữ gửi các ngươi hay.(1) Thành Tam-giang ở tỉnh Vĩnh-phú ngày nay, nắm trên con đường tiếp viện từ Vân-nam đến Đông-quan, nên bộ chỉ huy nghĩa quân chủ trương phải tiêu diệt trước khi viện binh nhà Minh kéo sang. Ngày 12 năm Bính ngọ, Lê Lợi phái tướng Trịnh Khả, Lê Khuyển đánh thành Tam-giang. Tháng 2 năm Đinh-mùi (26-2 đến 27-3-1427), nhân có viên chỉ huy họ Tăng (chưa rõ tên) của địch ra hàng, Nguyễn Trãi đi với viên chỉ huy này đến tận thành dụ hàng. Đây là thư dụ hàng của Nguyễn Trãi. Ngày 6 tháng 3 (ngày 2-4-1427, quân địch do chỉ huy Lưu Thanh dẫn đầu ra hàng.
(2) Thực ra lúc bấy giờ - khoảng tháng 2 đầu tháng 3 năm Đinh mùi (1427) - quân địch trong thành Xương-giang không chịu đầu hàng và quân ta cũng chưa hạ được thành. Nguyễn Trãi nói như vậy để uy hiếp thêm tinh thần quân địch.
(3)Dưới cây bồ đề ở đây là chỉ dinh Bồ-đề ở Gia-lâm, nơi đóng quân của Lê Lợi. Theo chú thích của Cương mục (căn cứ vào Bắc-ninh tỉnh chí) thì dinh Bồ-đề ở thôn Phú-hựu, huyện Gia-lâm, phủ Thuận-an, tỉnh Bắc-ninh, trong thôn có hai cây bồ đề nên người ta gọi là dinh Bồ-đề.
(3) Thiên “Dận chinh” Kinh Thư có câu “Hỏa viêm Côn-cương, ngọc thạch câu phần” (火炎昆岗,玉石俱焚 lửa bốc cháy núi Côn-cương, ngọc đá đều bị đốt cháy hết cả). Ngọc đá không phân là ý nói bất cứ ai cũng đều bị hại cả.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 07:51:05 am

33. THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


(Vua sai người đi lại chỗ Thông, Thông không nhận, nên có thư này để bảo).

Thư gửi đến trước quan tổng binh Thành-sơn hầu. Trước tôi có thư, chưa được chỉ bảo; sai người sang hầu, lại không cho về. Thế thì ngày trước ngài nói “lời nói việc làm không trái nhau”, lời ấy ở đâu rồi thế? Tôi nghĩ cái đạo nước nhỏ phụng sự nước lớn, nên phải kính sợ. Vả lại theo lời ngài nói trước, nghĩa không nỡ dứt, nên mới luôn luôn gởi thư, không ngại tần phiền. Song rút lại vẫn không được như nguyện. Không biết có phải là tình thế khiến như thế chăng? Tôi trộm tính kế cho ngài, chẳng gì bằng rút quân khải hoàn, để cho hai nước khoát cái khổ can qua không ngớt, để cho nước nhà khỏi cái họa độc vũ cùng binh để nên cái nghĩa phục lại nước diệt, nối lài dòng tuyệt, để tỏ lòng nhân xem dân như một, không bụng riêng tây, trên không phụ lòng triều đình ủy nhiệm, dưới không sai nghĩa tướng thần xuất khổn, khiến cho tên nêu sử sách, thế lại không tốt đẹp sao! Nếu lại theo cái tệ Hán Đường tham việc lớn thích công to, thì chi bằng dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ đánh kẻ tội! Nay lại bỏ điều ấy mà không tính, chỉ xăm xăm đào hào đắp lũy, hàng ngày cứ lấm lét chỗ cửa thành, cướp trộm củi cỏ(2), sao mà tự khổ đến thế Ngài nếu cho là thành hào hiểm vững có thể cậy được, thì tôi e nước xa không cứu được lửa gần. Nếu bảo những quân dũng cảm trong thành còn nhiều, muốn quyết một trận sống mái, thì ngày trước tôi còn ở Khả-lam, Trà-lân, bọn các ông Phương Chính hàng vạn quân đều lầ mạnh giỏi, mà tôi chỉ có vài trăm quân một dạ cha on còn có thể đến đâu tan đấy, thế tựa chẻ tre; phương chi nay lấy các lộ diễn, Nghệ, Thanh-hóa, Tân, Thuận(3), Đông-đô, chọn quân tinh nhuệ, không dưới vài mươi vạn, thì cái thế được thua có thể ngồi mà tính được. Song nước thịnh hay suy, quan hệ ở trời, binh mạnh hay yếu, không cứ ở nhiều, thế mà ngại lại cứ lấy việc họ Hồ ngày trước mà ví. Tôi cho việc ngày nay với việc ngày trước khác nhau. Họ Hồ thì dối trời hại dân, mà tôi thì kính trời thuận dân, lẽ thuận nghịch không giống nhau là một. Quân của họ Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng, mà quân của tôi bất quá vài mươi vạn, nhưng ai cũng một lòng, cái đó không giống nhau là hai. Nay ngài nếu không vì người (ngu) mà bỏ lời (phải)(4) quyết định chí về, sai người thân tín cùng Sơn đại nhân qua sông hội nghị, thì tôi lập tức rút quân về Thạch-thất(5), Thanh-đàm(6), Khoái-châu(7) để hầu lối ra. Nếu không thế thì chẳng làm thế nào được.

(1) Lê Lợi - Nguyễn Trãi chủ trương tiếp tục vây hãm thành Đông-quan và kiên trì dụ hàng Vương Thông. Một lần sứ giả mang thư của Lê Lợi vào thành Đông-quan bị Vương Thông bắt giữ lại. Nhưng Nguyễn Trái vẫn gửi thư để duy trì quan hệ thương thuyết và phân tích mọi lẽ để thuyết phục kẻ thù.
(2) Vương Thông thường cho quân lính lén lút ra cửa thành để cướp củi và cỏ.
(3) Tân, Thuận tức là Tân-bình, Thuận-hóa.
(4) Trong Luận ngữ, Khổng tử có nói: “Quân tử bất dĩ nhân phế ngôn” 君子不以人廢言 ý nói rằng người không có đức mà có điều hay thì người quân tử không vì người không ra gì mà bỏ lời nói hay của họ.
(5) Thạch-thất: nay là huyện Thạch-thất tỉnh Hà-tây.
(6) Thanh-đàm hay Long đàm; nay là huyện Thanh-trì, Hà-nội.
(7) Khoái châu: nay gồm các huyện Khoái-châu, Phù-cừ, Tiên-lữ, Kim-đồng, Ân-thi (tỉnh Hải-hưng).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 07:54:41 am

34. LẠI THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG(1)


Tôi từng xem Kinh Dịch 384 hào(2), mà cốt yếu là ở chữ “thời”, cho nên người quân tử theo thời thông biến, nghĩa chữ “thời” to tát sao! Ngày trước, khi mới sang đánh Giao-chỉ, tướng thần vâng mệnh đi đánh kẻ có tội, bấy giờ lại một thời vậy. Ngay nay vận tời tuần hoàn, đi rồi lại lại, khi ngài phụng mệnh sang đây được tiện nghi làm việc, nếu ngài quả biết theo chiếu thư của Thái tôn mà cho lập con cháu họ Trần để khôi phục nước tôi, thì bây giờ lại là một thời vậy Thời! Thời! thực không nên lỡ. Kinh Thư có câu: “Ai trước thời giết không tha, ai sau thời biết không tha”(3). Vì thế mà người quân tử lấy tùy thời xử trung làm quý. Song từ xưa đến nay, kẻ vu cho tục sĩ không hiểu thời vụ; hiểu thời vụ họa chăng chỉ có bực tuấn kiệt mà thôi. Như ngài thì có thể bảo là bực tuấn kiệt hiểu thời vụ đấy. Trước phụng tiếp thư ngài bảo tôi nên hối hận điều lỗi trước, lại thu xếp việc hòa xưa. Thực như lời người ta bảo: “Người Quân tử không giữ oán cũ, ví như mưa to gió dữ, chốt lại tạnh quang”. Thực là đáng mừng. Song một đoạn trong thư có nói xem quân sĩ ở đây cho về trước thì xét lý có phần trở ngại. Sao thế? Ngài cầm hoàng việt, thống đốc vương sư, chư tướng tuy có tài hơn đời, có sức tột bực, ai là chẳng phải bôn tẩu theo mệnh lệnh ngài? Ngài chưa đi mà muốn các quân Diễn, Nghệ về trước thì không thuận lẽ. Đó là điều trở ngại thứ nhất. Vả nay đã lấy các quân Diễn, Nghệ ra,  theo lời nghị trước thì cho quân nhân trong thành về trước, nhưng vị bọn tiểu nhân làm lỡ việc mà việc tốt trở thành khấp khểnh, các quân Diễn, Nghệ vốn có lòng oán giận, cho là ngài đã bán họ, nay ngài chưa đi thì Thái đô đốc tất không dám đi trước một bước. Đó là điều trở ngại thứ hai. Hiện nay khí trời ôn hòa, chính là lúc đem quân về rất tốt. Nếu ngài bỏ lỡ thời ấy không đi, mà cứ chờ đợi, đến lúc nước xuân mới sinh, khí trời nóng bức dần, mà bảo là ung dung khải hoàng thì tôi e những quân sĩ đi lâu nhớ nhà, giữa đường ta oán, đến bấy giờ dẫu muốn ung dung vị tất đã được ung dung. Trước có bảo là tùy thời xét biến, chính nên liệu sớm ngay đi. Ngài quả không cho lời tôi là vu khoát, mà mở rộng lòng thành, thì xin cho người thân tín cùng Sơn đại quân qua sông cùng hội, giết ngựa uống máu ăn thề, nguyện có quỷ thần, định rõ nhật kỳ, sẽ đưa trả Nguyễn nội quan và Hà tri châu về Đông-quan(4). Tôi cũng sai ngay người dâng biểu nộp cống và rút quân về các xứ Thạch-thất, Khoái châu, để ngài được ung dung lên đường. Các quân lục tục kéo về, mà Sơn đại nhân ở sau thu vén. Như thế thì đôi bên hiềm nghi tiêu tán, mà lòng ngài như trời đất ca mẹ, mới trọn vẹn thủy chung. Tôi dẫu kết cỏ ngậm vành(5), sao đủ báo đáp?(1) Vương Thông không dám cự tuyệt thương lượng nhưng viện mọi cớ để thoái thác không chịu rút quân. Hắn vẫn ngoan cố đóng giữ thành Đông-quan và đòi để cho quân Minh ở các thành Diễn-châu, Nghệ-an đã ra hàng được rút về nước. Cũng như thư 28, thư này Nguyễn Trãi kiên quyết bác bỏ yêu cầu xảo trá đó.
(2) Hòa là nét vạch thành 8 quẻ (bát quái), nó là phù hiệu hiển thị biến động ở trong quẻ. Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, cộng 384 hào.
(3) Thiên “Dận chinh” Kinh thư có dẫn câu: “Tiên thời giả sát vô xá, hậu thời giả sát vô xá” 先時者殺無赦,後時者殺無赦 (theo Tuân Tử thì 先時者殺無赦,不逮時者殺無赦 Tiên thời giả sát vô sá, bất cập thời giả sát vô sá) ý nói phải làm đúng thời thì mới không là trái phép sai thời mà khỏi phải chịu tội chết. Lời của Dận Hầu tuyên cáo với quân chúng khi phụng mệnh đi đánh họ Hy, họ Hòa về tội bỏ trễ chức vụ báo cáo về thiên tượng (như tuệ tinh, nhật nguyệt thực, v.v…) không đúng thời.
(4) Nguyễn nội quan (chưa rõ tên) và Hà tri châu (tri châu Hà Trung) là viên quan nhà Minh bị nghĩa quân bắt vào cuối năm 1426.
(5) Kết cỏ ngậm vành do chữ 結草銜環 (kết thảo hàm hoàn). Xưa Ngụy Thù nước Tấn có người thiếp đẹp không có con. Thù ốm, bảo con là Khỏa rằng: “Phải gả chồng cho người ấy”. Sau ốm nặng, Thù lại bảo Khỏa rằng: “phải chôn người ấy theo ta”. Đến khi Ngụy Thù chết, thì Ngụy Khỏa đem gả chồng cho người thiếp ấy. Sau Khỏa làm tướng nước Tần, đánh nhau với quân Tần ở Phụ-thị, Khỏa thấy có ông già ngồi buộc cỏ lại. Đỗ Hồi là tay vũ lực giỏi của Tần vướng cỏ ngã bị Khảo bắt được. Đêm ấy Khỏa nắm mơ thấy một ông già đến nói rằng: “Tôi là cha người đàn bà mà ông đem gả chồng. Ông không chôn sống con tôi nên tôi làm thế để báo ơn”. (Tả truyện). Xưa Dương Bảo ở đời Hán khi lên 9 tuổi, bắt được con chím sẻ vàng bị chim cắt bắt đánh rơi bị thương, đem về nuôi cho khỏi rồi thả ra. Đêm có người đồng tử mặc áo vàng ngậm bốn vành ngọc trắng đến nói cám ơn (truyện Dương Chấu ở Hậu Hán thư). Vì thế người đời sau dùng hai điển đó để tả sự báo ơn. Riêng điển tích thứ hai còn được gọi là 黃雀銜環 “hoàng tước hàm hoàn”.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 08:03:21 am

35. LẠI THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG(1)


Kính thư gửi quan Tổng binh cùng liệt vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy; sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải bọn thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Trước đây lòng mưu giả trá, mặt thác giảng hòa, rồi cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không rõ, trong ngoài khác nhau, sao đủ khiến ta chắc tin mà không ngờ được? Cổ nhân có nói: “Tha nhân hữu tâm, dư thổn đạc chi” (Bụng dạ người khác, ta lường đoán biết), nghĩa là thế đó. Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn biển, đức chính không sửa, thân mất nước tan. Ngay Ngô(2) mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phương Bắc có kẻ địch Thiên-nguyên(3), trong nước có mối lo các xứ Tầm-châu(4), một khu Giang-tả(5) không tự giữ xong, huống còn mưu toan cướp nước khác ư! Các ông không hiểu sự thế, bị người đánh thua, lại còn chực dựa uy Trương Phụ(6), thế là đại trượng phu chăng? Hay cũng chỉ là đàn bà thôi? Sự thế ngày hay, dẫu cho thượng vị(7) có đem quân đến nữa, cũng chỉ chóng chết mà thôi, huống là Trương Phụ chỉ tự đến nộp mạng thì sang đáng nói! Xưa Hán Chiêu Liệt(8) chỉ là di phái họ Lưu, mà Khổng Minh làm cho đại nghiệp phục hưng dược, huống hồ con cháu hoàng Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô sao có thể cướp được! Và kẻ hào kiệt ngày xưa, chưa gặp thời thì ẩn, đã thấy cơ thì dậy, cho nên Y Doãn(9) là kẻ cày ruộng ở đồng Sằn, Thái công(10) là kẻ câu cá ở sông Vỵ, một người thì làm vương tá, một người thì làm đế sư, đấy là người hào quý chăng? Là người bần tiện chặng? Còn như Mộ Dung nước Yên(11), Thạch Lặc(12) nước Triệu đó là người Trung-quốc chăng? Là người Man Mạch(13) chăng? Ngẫm kỹ lời các ông nói, thật là lời nói của tiểu nhân Man Lão, không phải là lời nói của người Trung-quốc vậy. Nay sức hết kế cùng, quân sĩ nhọc mệt, trong thiếu lương thực, ngoài không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải là như thịt trên thớt, cá trong nồi sao? Thế mà lại còn lừa dối dân ta, dụ điều phi nghĩa. Kìa những kẻ trung thần nghĩa sĩ, dầu thời cùng vận ách, nếm mật nằm gai, cũng chẳng chịu mưu đồ kia khác, lẽ nào ngày nay lại chịu tin nghe lời bất nghĩa của bọn các ông? Chỉ e người Nam trong thành nhớ mến chủ cũ, người Ngô ở đây khốn khổ không kham, thì những người chống các ông sẽ kế nhau ra hàng, như Trương Phi, Lữ Bố(14), các ông lại bị chính bộ hạ giết hại, đó là lẽ tất nhiên. Nay ở các thành, từ Đô ty trở xuống đều căm giận bọn các ông lừa dối, khuyên ta làm cỏ cả thành. Hoặc có kẻ trèo lũy trốn ra, tố cáo cả việc sắp đặt chiến cụ, sửa đóng xe thang. Những người bị khốn sẽ giết lẫn nhau, hà tất phải quân sĩ của ta nữa. Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua:- Nước lụt chảy tràn, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất.

- Xưa Đường Thái bắt Kiến-đức mà Thế Sung ra hàng(15). Nay những nơi quan ải hiểm yếu, đều có quân và voi đồn giữ, nếu viện binh đến, thế tất phải thua, viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai.

- (Ở nước các ông) quân mạnh ngựa tốt nay đã đóng cả ở miền Bắc để phòng bị quân Nguyên(16), không rỗi nhìn đến miền Nam. Đó là điều phải thua thứ ba.

- Luôn động can qua, liên tiếp đánh dẹp, người sống không vui, nhao nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tư.

- Gian thần chuyên chính, chúa yếu giữ ngôi, xương thịt hại nhau(17), gia đình sinh biến. Đó là phải thua thứ năm.

- Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc; quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt, tự chuốc diệt vong. Đó là điều phải thua thứ sau.Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều thất bại, ta lấy làm tiếc cho các ông lắm! Cổ ngữ có câu: “Nước xa không thể cứu lửa gần”. Giá viện binh có đến, cũng không có ích gì cho sự bại vong? Trước Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm hà ngược, sinh linh lầm than, thiên hạ ta oán, đào phần mộ ở ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông xét kỹ sự cơ, nhận rõ thời vụ, nên chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đưa nộp ở quân môn, thì sẽ tránh khỏi giết hại cho người trong thành, hàn gắn vết thương cho người trong nước, hào hảo lại thông, can qua nghỉ mãi. Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa xong, thuyền ghe sắm đủ, thủy lục hai đường, tùy theo ý muốn, đưa quân về cõi, yên ổn muôn phần. Ta chỉ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống. Nếu không nghe thế, thì nên chỉnh quân bày trận, giao chiến ở chốn bình nguyên, quyết một trận được thua, để xem khéo vụng, chứ không nên ở chúi trong xó hang cùng và bắt chước thái độ mụ già như thế!(1) Thành Đông-quan bị bao vây từ tháng 10 năm Bính ngọ (1426). Cuộc vây hãm và dụ hàng của quân ta làm cho quân Minh trong thành càng ngày càng khốn đốn: lương thực cạn dần, quân lính mệt mỏi, tinh thần suy sụp, Vương Thông lo lắng, tung tin viện binh sắp sang và khuếch đại thế lực nhà Minh để động viên quân lính. Nguyễn Trãi viết thư này vào khoảng tháng 2 năm Đinh mùi (1427) nhằm phân tích tình hình khó khăn mọi mặt của nhà Minh, vạch rõ nguy cơ bại vong nếu quân địch vẫn ngoan cố giữ thành chờ viện binh.
(2) Khi Chu Nguyên-chương (vua Thái tổ nhà Minh sau này) đấy quân ở Từ-châu, tự xưng là “Ngô-vương”, nên sau thường dùng tên này để gọi nhà Minh.
(3) Thiên-nguyên: niên hiệu của hậu chúa Cô-tử-thiếp-mộc-nhi, dòng dõi nhà Nguyên, chiếm giữ miền Bắc, vẫn đang chống lại nhà Minh.
(4) Tầm-châu: thuộc tỉnh Quảng-tây. Năm Tuyên-tông thứ 1 (1426) các dân tộc thiểu số ở Tầm-châu nổi dậy chống lại nhà Minh. Tuyên-tông phải nhiều lần phái quân đi đàn áp.
(5) Giang-tả: miền cuối hạ du sông Trường-giang, nay là miền Giang-tô.
(6) Trương Phụ là viên tướng chỉ huy quân Minh sang đánh họ Hồ, cướp nước ta năm 1406-1407.
(7) Thượng vị: chỉ vua Minh.
(8) Chiêu Liệt là Lưu Bị. Bị vốn là tôn thất nhà Lưu Hán, Gia-Cát Lượng giúp Bị, đánh lại Tào, lấy Kinh-châu, định Ích-châu, rồi dựng nước ở Thục.
(9) Y Doãn trước đi cày ở đồng họ Hữu Sằn. Vua Thang ba lần cho đem đồ lễ vật đến đón mới ra ; ông giúp vua Thang đánh chúa Kiệt, làm vua thiên hạ. Vua Thang tôn ông làm chức A-hành.
(10) Thái công Vọng tức Lữ Thượng. Trước đi câu ở sông Vị, Văn vương đi săn, gặp ông, nói chuyện thích lắm. Văn Vương đem ông về, lập làm thầy. Rồi ông giúp Vũ vương đánh Ân, lấy được thiên hạ.
(11) Mộ-dung: Họ Mộ-dung là chủng tộc Tiên-ty ở thời Đông Tấn. Mộ-dung Ngỗi làm vua khai quốc nướcTiền Yên ; Mộ-dung Thùy làm vua khai quốc nước Hậu Yên ; Mộ-dung Đức làm vua khai quốc nước Nam Yên; đều là người Hộ, trước sau cát cứ Trung-quốc.
(12) Thạch Lặc: người thuộc chủng tộc Yết. Thạch Lặc đem quân xâm lược Trung nguyên, đánh lấy châu quận rất nhiều. Sau phản Tiền Triệu sưng vương rồi xưng đế, dựng nhà Hậu Triệu. Trong 16 nước thuộc ngũ Hồ, Thạch Lặc là cường thịnh nhất.
(13) Man Mạch: người không phải tộc Hán ở phương Nam gọi là “Man” ở phương bắc gọi là “Mạch”. Đó là tên gọi khinh miệt của phong kiến Trung-quốc đối với các dân tộc thiểu số.
(14) Lữ Bố dũng tướng của Hậu Hán, Trương Phi dũng tướng của Thục Hán, hai người đều bị bộ hạ giết.
(15) Đường Thái-tông vây đánh Thế Sung. Đậu Kiến Đức đem quân đến cứu Sung. Thái-tông đánh bắt được Kiến Đức, vì thế Sung phải hàng.
(16) Quân Nguyên tức là quân Mông-cổ.
(17) Sau khi Minh Thái tổ chết, cháu là Doãn Văn lên ngôi, thì Yên Vương Lệ (Con Thái-tổ) liền đem quân đánh đuổi Doãn Văn mà cướp ngôi tức Minh Thành-tổ. Thành tổ chết, truyền ngôi đến cháu là Tuyên-tông, thì Cao Hú, con Thành tổ, dấy quân làm phản. Tuyên tông thân hành đi đánh, bắt được Cao Hú. Sau Cao Hú và con cháu đều bị Tuyên tông giết.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 08:12:04 am

36. THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


(Tư không Lê Lễ và thượng tướng Lê Xí(2) đánh nhau với quân Minh ở My-động bị thua. Vua vị sự thất bại ấy mà viết thư cho Vương Thông. My-động là Hoàng-mai động ngày nay).

Tôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua to mà sợ. Nay các ông lấy tàn tốt vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết mà viện không thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính được. Huống hồ nước An-nam binh tướng thì nhiều, tâm lực đều nhau, chiến khí càng tinh, sĩ khí càng mạnh, kẽ sĩ trí mưu, các tướng vũ dũng, chẳng khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau vậy. các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. Vừa rồi mấy người tỳ tướng của ta, tuổi trẻ tính ngông, không theo ước thúc, khinh chiến lỡ cơ, các ông lấy thế làm đắc chí. Nay đem những tướng hiện ở các nơi Tân-bình, Thuận-hóa, Diễn, Nghệ cùng các sở Tiền-vệ, Tam-giang, Xương-giang, Trấn-di(3) và Thái đô đốc cùng các quan Tam ty, chỉ huy, thiên bách hộ, ước hơn vài trăm người, quân nhân một vạn vài nghìn người, trai gái lớn nhỏ hơn ba vạn người bị các ông làm lầm lỡ, mà so với vài người tỳ tướng cuẩt, thì ai hơn ai kém, ai được ai thua? Thế mà ông không hề lấy thế làm lo, lại còn dương vây nói mẽ, có khác gì nhà đương cháy mà chim én còn nhơn nhơn vui vẻ cùng nhau, há chẳng đáng cười lắm sao! Vảy nay ở miền Lưỡng Quảng nghe tin quân ta thừa thắng ruổi dài, bọn đạo tặc đã nhân dịp mà trỗi dậy. Tích-lịch đại vương(4) đã giữ đất xưng đế, mà binh tượng của ta ngày đêm tiến đánh. Bằng-tường(5) Long-châu(6) ta đều lấy được. Nay ông vẫn còn ngày ngày mong đợi viện binh mà nói phao là viện binh sắp đến, thì có khác gì trong mộng nói chuyện mông không? Lại càng đáng cười lắm! Ngày trước Thái đô đốc và các chỉ huy thiên vạn hộ(7) cùng các quan phủ huyện châu có bảo tôi đem sự lý trong tờ chiếu của Thái tôn hoàng đế cho lập họ Trần về vào Kinh(8) mà tâu bày và tố cáo việc quan tổng binh không biết, trấn thủ Nam-phương(9) lại theo kế của người khác, tự gửi văn thư đi thu binh mã của các vệ giả làm giảng hòa rồi thì bội ước để đến nỗi bọn ấy nhao nhao kêu la thất sở. Song tôi cứ tờ tâu ngày trước bắt được thì thấy tổng binh đại nhân thực có lòng thành, chỉ vì bọn họ Phương họ Mã làm mê muội mới đến nỗi thế. Bởi vậy lời bàn ấy chưa quyết. Nếu ngài nay lại biết theo lời ước cũ, thì nên cho quân về ngay, cùng hòa giải với Thái đô đốc, vừa để thoát khổ can qua cho hai nước, vừa để giải mối oán bị bán rẻ của Thái công. Như thế thì trọn quân mà khỏi họa, há chẳng hay sao! Nhược bằng cứ chấp mê mà giữ đến chết không biết biến thông thì cũng như câu Đường Thái tôn bảo “tận trung vô ích” (hết trung không ích gì) vậy. Vả kẻ đại trượng phu làm việc nên phải lỗi lạc đàng hoàng. Ngài muốn đánh thủy, thì nên bày hết chiến thuyền ở cửa sông để quyết tử chiến, muốn đánh bộ thì nên xuất hết binh mã ra đồng ruộng để quyết sống mái trong một hai ngày, không nên chíu ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ, cho thế là đắc sách. Như thế là việc làm của đàn bà con gái, không phải là việc làm của bực đại trượng phu!

(1) Trong khoảng tháng 2 tháng 3 năm Đinh mùi (1427), Vương Thông lợi dụng một vài sơ hở của quân ta, tổ chức ba cuộc phản kích.Ngày 7 tháng 2 (ngày 4-3-1427) Phương Chính đánh ra trại quân của Lý Triện, Đỗ Bí ở Cảo-động (Nhật-tảo, Từ-liêm, Hà-nội; Toàn thư q.10, 28a chép là Quả-động). Quân ta đánh lui quân địch, nhưng trong chiến đấu tướng Lý Triện hy sinh và Đỗ Bí bị bắt.Ngày 19 (ngày 16-3-1427), quân Minh lại đánh ra Bãi Sa-đôi (Sa-đôi hay cầu Đôi, Từ-liêm, Hà-nội), nhưng cũng bị đánh lui.Ngày 8 tháng 3 (ngày 4-4-1427), Vương Thông tự chỉ huy một đội quân tinh nhuệ bất người đánh ra doanh trại quân ta ở Tây Phù-liệt (Thanh-trì, Hà-nội) Quân địch cũng bị đánh lui và bị truy kích đến My-động (Hoàng-mai, Thanh-trì, Hà-nội). Nhưng ở đây, hai tướng Đinh Lễ, Nguyễn Xí bị giặc bắt.Vương Thông ra sức thổi phồng những thắng lợi nhỏ đó và tiếp tục phao tin viện binh sắp sang đến nơi để củng cố tinh thần quân lính. Nguyễn Trãi viết thư nào vào khoảng tháng 3 năm Đinh mùi (1427) sau trận quân Minh đánh ra Tây Phù-liệt, để vạch trần những luận điều giả dối của Vương Thông và sự thất bại không tránh khỏi của kẻ thù.

(2) Chính tên là Đinh Lễ và Nguyễn Xí; nhưng sau được Lê Lợi ban “quốc tính” cho đổi làm họ Lê (họ nhà vua) để tỏ ý hậu đãi công thần, nên sử cũ thường chép là Lê Lễ và Lê Xí. Sau khi bị địch bắt ở My-động, Đinh Lễ bị giặc giết chết, còn Nguyễn Xí thì dùng mưu trốn thoát được.


(3) Vệ Trấn-di đóng ở ải Trấn-di thuộc huyện Trấn-dĩ phủ Lạng-sợn, tức ải Chi-lăng thuộc huyện Chi-lăng, tỉnh Lạng-sơn.
(4) Từ đầu thế kỷ XV, ở Trung-quốc đã bùng nổ những cuộc khởi nghĩa nông dân lẻ tẻ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Đường Trại-nhi ở Sơn-đông năm 1420. Tích-lịch đại vương có lẽ là một thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa ở vùng Lưỡng Quảng.
(5) Bằng-tường thuộc tỉnh Quảng-tây (Trung-quốc), gần biên giới nước ta.
(6) Long-châu thuộc tỉnh Quảng-tây (Trung-quốc), gần biên giới nước ta.
(7) Trong sách in là (binh), nhưng có lẽ in nhần là chữ (hộ).
(8) Tức là Yên-kinh (Bắc-kinh), thủ đô của nhà Minh.
(9) Trong sách in là Bắc phương thì không hợp, chúng tôi chữa lại la Nam phương.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 19 Tháng Hai, 2011, 08:19:49 am

37. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Tri phủ phủ Thanh-hóa Lê Mỗ(2) kính thư gửi quan tổng binh Thành-sơn hầu biết: Tôi nghe cái điều đáng quý ở người tuấn kiệt là biết thời thế, hiểu sự biến mà thôi. Xem ta ngày xưa ở Khả-lam, đất chẳng qua một thành, quân chẳng qua một lữ(3), mà thường bị bọn Mã Kỳ, Chu Kiệt bức; sau lại phải trốn ở núi Chí-linh đất Lão-qua để đời thời mà ra, cơm ăn chẳng nền hai bữa, áo mặc chẳng nề đông hè, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì như không trơn, thân thích con em thầy bạn thì tán tác quê người, không được xum họp. Thế mà bọn Phương Chính, Mã Kỳ, Vương Thành, Phùng Quý lại luôn năm tiến đánh, binh giáp của ta sớm hôm bố trí, không phút nghỉ ngơi. Song gặp khốn mà thông, càng đánh càng thắng, đến đâu cũng là bẻ gãy đập tan, há chẳng phải là lòng trời đấy sao! Ngày nay vận trời tuần hoàn, đi rồi lại lại. Trước kia ăn không nề hai bữa, mà nay thì lương thực của các ngươi tích trữ, ăn được ba chục năm; trước kia quân bất quá vài trăm người, mà nay thì binh phụ tử(4) ở Thanh-hóa không dưới hai vạn, quân có tiếng tinh tráng dũng cảm ở Diễn-châu, Tân-bình, Thuận-hóa cũng không dưới vài vạn, cùng quân đồng tâm đồng lực ở các lộ Giao châu, không dưới mười vạn người; trước thì thầy bạn thân tích tán tác, mà nay thì những kẻ sĩ trí mưu tài thức, không khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau; trước thì khí giới không trơn mà nay thì thuyền chiến ngất mây, áo giáp rực sáng, tên đạn chất đống, thuốc súng đầy kho. So với giờ, mạnh hay yếu thì biết rõ được. Huống chi ở nước người, quốc chúa liền năm tử táng(5), cốt nhục tàn hại lẫn nhau, Bắc-khấu xâm lăng, đại thần lấn át; gia dĩ mùa màng mất luôn, thổ mộc(6) làm mãi, chính lệnh hà khắc, giặc cướp như ong. Từ niên hiệu Hồng-vũ(7) đến nay, cùng binh độc vũ trong nước tổn hao, nhân dân mệt nhọc. Trời làm táng vọng, chính ở lúc này. Ngươi còn không biết thời biến, lại nghe lời bọn Phương, Mã mà vẫn làm kế công thủ. Hắn nếu giỏi công thủ thì sao không đánh ta ngay thuở ở Khả-lam hãy còn nhỏ yếu, mà bây giờ lại dương vây khoác lác như thế ư? Sao không biết nghĩ lắm thế. Huống chi lại bưng bít tai mắt người ta, đặt điều lừa phỉnh nói phao là viện binh sắp đến, Trương Phụ lại sang. Ngươi sao không nghĩ, ngày nay dẫu có mười vạn viện binh, thì có dám vượt cửa quan không. Vì bằng dốc quân cả nước kéo sang, hoặc độ ba vốn mươi vạn, thì sao ngươi không liệu, nước ngươi ngày nay quả vô sự chăng? Hay ở trong vách tường hãy còn có việc chăng? Như loại Trương Phụ, bất quá nhất thời hú họa thành công thôi. Bấy giờ họ Hồ thoán đoạt, người cả nước xem tựa kẻ thù, dân chúng chống lại, thân thích phân ly, Trương Phụ chỉ may nhân chỗ hở ấy mà thành công thôi. Ngươi sao không nghĩ, ta binh tượng nhiều, tâm lực đều, dù có trăm bọn Trương Phụ thì làm gì ta! Huống chi nước ngươi tình thế nguy ngập như thế, mà lại sai Trương Phụ đem ba bốn mươi vạn quân ra ngoài, liệu triều đình ngươi có yên tâm chăng? Nay tính giùm các ông, chẳng gì bằng cùng Thái đô đốc đem quân về nước là hơn cả. Không thế thì một khi cờ ta trỏ, trống ta nổi, các ông ăn năn chẳng kịp đâu! Kinh Dịch có câu: “Cùng tắc biến, biến tắc thông” (Cùng thì biến, biến thì thông). Các ông sao không nghĩ thế, cứ khư khư cái tiểu tiết Trương Tuần(8), Hứa Viễn(9), ta e sĩ tốt của ngươi, ngày đêm thiết tha mong về, lại thêm cơm cháo chẳng no, tạp dịch liên tiếp, dẫu muốn đánh và giữ, đã dễ ai theo. Ngạn ngữ có câu: “Một buổi không có ăn, cha chon hết tình nghĩa”. Vả bọn Phương Mã là tướng thua trận, không thể nói chuyện mạnh được các ông nên nghĩ kỹ đi.(1) Trong thư này, Nguyễn Trãi phân tích tình hình và so sánh lực lượng giữa hai bên nêu rõ sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của quân ta đến mức độ đủ sức hạ thành, diệt viện vừa chiêu dụ Vương Thông, vừa đập tan những điều lừa phỉnh của hắn đối với quân Minh.Trong thư này, Nguyễn Trãi phân tích tình hình và so sánh lực lượng giữa hai bên nêu rõ sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của quân ta đến mức độ đủ sức hạ thành, diệt viện vừa chiêu dụ Vương Thông, vừa đập tan những điều lừa phỉnh của hắn đối với quân Minh.

(2) Tức là Lê Lợi.


(3) Lữ là một đơn vị quân đội gồm 500 người. Tả truyện có câu: “Hữu điền nhất thành, hữu chúng nhất lữ” 有田一城,有众一旅 nghĩa là ruộng có một thành (10 dặm), quân có một lữ (500 người). Cũng có khi ghi là 有土一城,有众一旅 Hữu thổ nhất thành, hữu chúng nhất lữ.
(4) Sách Ngô tử trị bình có câu “phụ tử chi binh” 父子之兵 nghĩa là nói quân đội một lòng đoàn kết chặt chẽ như tình cha con.
(5) Ở Trung-quốc, tháng 7 năm Giáp Thìn (1424) Minh Thành-tổ chết; tháng 6 năm Ất tỵ (1425) Minh Nhân tông chết
(6) Thổ mộc là công việc xây dựng lâu đài, cung điện. Nhà Minh xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, nhất là việc xây dựng thủ đô Bắc-kinh rất tốn kém, bắt nhân dân phục dịch nặng nề.
(7) Hồng-Vũ là niên hiệu Minh Thái-tổ (1368-1399).
(8) và (9) Thời Đường, khi An Lộc Sơn làm loạn, hai tướng của Đường là Trương Tuần, Hứa Viễn giữ thành Tuy-dương, để che đỡ cho miền Giang, Hoài. Sau vì không có viện binh, lương hết thành hãm mà bị hại.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:08:04 pm

38. THƯ CHO THÁI ĐÔ ĐỐC(1)


Đệ ở Lam-sơn kính thư gửi lão huynh Thái-công. Kể ra kẻ sĩ quý ở gặp thời, đạo quý ở thực hành. Song đạo có thực hành được hay không la quan hệ ở thời có gặp hay không gặp. Vì thế anh hùng hào kiệt đời xưa, bình nhật ôm ấp điêu gì, ai mà chẳng muốn dốc ra thi thố để cho đạo sáng tỏ ở đời. Song thời có gặp hay không phải là ở tự trời vậy. Ngày xưa Bách Lý Hề(2) ở Ngu thì nguy mất nước, mà sang Tần thì Tần nên nghiệp bá, Lý Tả Xa(3) ở Triệu thì Triệu bị diệt, mà theo Hán thì Hán dấy nghiệp vương, nào phải là ở nơi này thì ngu mà ở nơi kia thì trí đâu. Chỉ là tại gặp thời hay không gặp thời mà nên thế. Lão huynh là bực tướng cũ của tiên triều, buổi đầu sang đánh Giao-chỉ, phá thành Đa-bang(4) thì ông bắc thang mây là lên thành trước, công to tực nhất. Rồi sau mỗi năm chinh phạt, cũng đều lập được chiến công. Song không may cho ông là không được đời biết, cho nên không được vượt lên trên người; gia dĩ lại bị khiển trách luôn, chí không được thỏa, đạo không được hành, rốt cuộc ngày nay lại bị Vương Thông lừa bán, thế lại là điều không may cho ông, cũng là điều rất không may cho Trung-quốc vậy. So với xưa Bách Lý Hề ở Ngu, Lý Tả Xa ở Triệu thì có khác gì. Nay quốc chúa(5) tôi vốn biết ông là hiền, muốn đặt ông vào địa vị đại thần để được nghe dạy bảo, không biết ý ông thế nào? Như Hàn Tín(6) bở Sở mà theo Hán chăng? Thì quốc chúa tôi sẽ sẻ cơm nhường áo, hẳn không kém gì Hán Cao Tổ; hay như Cơ Tử(7) không chịu làm tôi Chu chăng? Thì quốc chúa tôi sẽ xuống xe hỏi đạo, hẳn không kém gì Chu Vũ vương. Trong hai kế ấy, ông định kế nào? Vả nước dấy hay mất, thịnh hay suy, do ở vận trời, sức người không thể làm được. Nay ông lại về mà dùng cho Trung-quốc, thì hiện nay ở Trung quốc, bên trong có cái vạ tiêu tường, bên ngoài có cái lo Bắc khấu, nắng lut tiếp nhau, yêu nghiệt đến mãi, đại thần lấn át, cả nước chia lìa, tời làm táng vọng chẳng sớm thì muộn. Kẻ sĩ minh triết nên sớm biết cơ mầu. Khi các ông, không may mà gắp cái thời không thể làm được, lại không may mà không được thỏa cái chí có thể làm được, chinh như Đường Thái tôn bảo “Hết trung không ích gì” vậy. Nay kế hay của ông chẳng gì bằng thuận theo sở ngộ, nghe theo mệnh trời, nhân thời cơ này dựng nên công nghiệp, khiến cho dân ta may được thoát khổ lầm than, mà công trạng lớn lao của ông được rạng rỡ trong sử xanh(8), há chẳng tốt đẹp ư? Nếu cứ khư khư giữ cái tiểu tiết, thì thực không phải là bực hào kiệt biết thời vậy. Kính xin xét định. Thư nói không hết.(1) TThái đô đốc là đô đốc Thái Phúc. Sau khi ra hàng, Thái Phúc tỏ ra thức thời, tỉnh ngộ và hết sức giúp đỡ Lê Lợi - Nguyễn Trãi trong việc du hàng quân Minh ở các thành bị bao vây. Vì vậy, Lê Lợi - Nguyễn Trái kính trọng Thái Phúc và có ý muốn lưu ông ở lại nước ta, mời giữ một chức tước cao hoặc giúp đỡ như một cố vấn, vừa để dùng ông vừa để tránh cho ông sự hãm hại của nhà Minh. Bức thư này có lẽ gửi vào khoảng cuối năm 1427 trước khi quân Minh về nước. Nhưng Thái Phúc từ chối và khi về nước thì ông bị nhà Minh kết án xử tử.
(2) Bách Lý Hề là người thời Xuân thu, trước làm đại phu nước Ngu, 7 năm không thi thố gì. Khi Tấn diệt nước Ngu, bắt Hề, đem làm người thần bộc đi đưa dâu vợ Mục công nước Tần. Hề lấy làm hổ, bỏ đi, bị người Sở bắt được. Tần Mục công nghe biết Hề là người hiền, lấy da 5 con dê đem chuộc Hề về, rồi dùng làm tướng. Hề giúp Tần làm nên nghiệp bá.
(3) Lý Tả-xa người thời Hán, trước làm quan ở nước Triệu. Khi Hán đánh Triệu, Triệu vương Thành-an quân Trần Dư không theo kế của Tả-xa, sau Triệu bị quân Hán đánh thua, Hán Tín bên Hán mời được Tả-xa đem về làm quân sư, giúp Hán Cao tổ được nên cơ nghiệp.
(4) Bản chữ Hán in lầm Đa na(多那), chính là Đa-bang(多邦).
(5) Quốc chúa tức là Trần Cảo
(6) Hàn Tín người thời Hán, trước theo Hạng Vũ, Vũ không biết dùng. Sau Tín bỏ Sở theo về Hán. Bái công trọng dụng, nhường áo sẻ cơm cho Tín rồi trao cho chức Đại tướng.
(7) Cơ Tử là tôi nhà Ân, khi Ân bị diệt, ông không chịu là tôi nhà Chu. Vũ vương nhà Chu thường lún mình hỏi kế của ông. Sau phong cho ông ở Triều-tiên.
(8) Ngày xưa chưa chế được giấy, phải chép sách và mảnh tre cật xanh, vì thế gọi là “thanh sử” (sử xanh).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:10:16 pm

39. THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Thư bảo cho tổng binh ngươi biết. Cổ nhân có nói: “Giặc đến lúc cùng, chớ nên đuổi bức”(2). Nay ta định đem ba bốn mươi vạn quân vây bốn thành của ngươi, chỉ em chim cùng thì mổ, thú cùng thì vồ, nên ta không đem quân toàn thắng của cùng quân tất tử để tranh hơn thắng với lũ trẻ con vậy. Tuy nhiên, dù tiểu địch giữ vững, vẫn bị đại địch bắt được(1). Kể lấy sức nặng ngàn cân đè lên trứng chim, thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát. Cái chuyện đánh thành hãy gác một bdên. Hoặc giả buông lỏng cho bè lũ ngươi, không để ý đến, ta hãy cởi giáp nghỉ binh, vỗ nuôi sĩ tốt, vời đón hiềngỉa, thu dụng nhân tài, sửa sang khí giới, luyện tập binh tượng, dạy cho những phương pháp ngồi, dậy, tiến, lui, lại lấy nhân nghĩa mà hun đúc, khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho người trưởng, lấy đấy mà ứng phó với địch, kẻ nào theo ta sẽ sống, kẻ nào trái ta sẽ chết, phàm ta trông cậy là thế mà thôi. Một ngày kia việc nước ngươi hơi thư, lòng tham lại mống, hoặc lại đem ba bốn vạn quân sang, thì ta đối phó thực ung dung lắm. Đếnn hư bọn các ngươi, không đánh mà bị bắt thì chẳng phải nói nữa! Trong hai chước đó, ý ta chưa quyết chước nào! Không biết các ông có cho việc ta không để ý đến là thượng sách chẳng? Xin các ông lui mà chỉ giáo cho, thực là may lắm.(1) Đông-quan là thành lũy trung tâm của địch, có thành cao, hào sâu, quân đông (khoảng 4 vạn). Đối với thành này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi không chủ trương hạ thành mà chủ trương kiên trì bao vây và dụ hàng. Dù Vương Thông ngoan cố không chịu giảng hòa rút quân thì sau khi viện binh bị tiêu diệt, thành Đông-quan cũng phải đầu hàng. Thư này Nguyễn Trãi chỉ cho Vương Thông biết quân ta không hạ thành thì thất bại cũng đến với chúng.
(2) Sách Tôn tử có câu “Cùng khấu vật truy” (窮寇勿追 giặc đã đến lúc cùng, thì chớ nên đuổi theo). Ý nói, e chúng quay lại đánh liều.
(3) Câu này ở thiên “Mưu công” của Tôn tử là “Tiểu địch chi kiên, đại địch chi cầm”, 小敵之堅,大敵之擒 ý nói kẻ yếu nhỏ không lượng sức mà địch với kẻ mạnh lớn, dù cố giữ vững thế nào, kết cục sau vẫn bị kẻ mạnh hơn đánh bắt được.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:14:37 pm

40. THƯ DỤ CÁC THÀNH THANH-HÓA, NGHỆ-AN(1)


Bảo cho các tướng hiệu quân nhân ở các thành Thanh-hóa, Nghệ-an biết: Xưa nay bỏ mình báo nước là đại tiết của bề tôi; định công ban thưởng là thường điển của nhà nước. Nay bọn ngươi lấy lòng trung nghĩa, lấy khí dũng cảm, đánh kẻ vua ghét, nhiều lần rạng công. Xưa bản triều ta(2), đương buổi hưng thịnh đời tiên hoàng, Chiêm-thành trái mệnh, xâm lấn biên ấp nước ta(3), ông cha các ngươi đã hết lòng gắng sức lo báo nước nhà, đánh đuổi giặc Chiêm, thu về bờ cõi, tiếng thơm công lớn, sử sách lưu truyền. Nay giặc Minh bất đạo, trái với lòng trời, độc vũ cùng binh, mưu mở rộng đất, sinh dân khổ sở, hơn hai mươi năm. Song, vận trời tuần hoàn, đi rồi lại lại. Nghĩa binh nổi dậy, cuốn đất đuổi tràn, trong mấy tháng trời, khôi phục đất cũ. Duy một thành Đông-quan, tướng giặc Vương Thông, hồn đã lìa xa, còn chút hơi tàn, mà chỉ chực lại hung hăng dương cánh. Ta xem các quân ở Kinh lộ(4) cùng là các quân Dực-thánh tả hữu Thiên Trường, Thiên-cương(5) ngày trước, hoặc là đứng đầu Nam ban Bắc ban, hoặc là tình thân hoàng tộc ngoại thích, song vẫn chưa thấy mấy người hết lòng gắng sức, dựng được công to. Thế mà bọn người lấy chức phận phiên thần, biết nghĩ đến công nghiệp của ông cha ngày trước, hết trung với nước, cùng lòng hợp sức, mưu rửa quốc sỉ, đánh hơn lấy được, đến đâu cũng là lập được công, trung thành như thế, thực đáng thưởng khen. Vậy sai ban thưởng để đền công lao. Các người cố đi!(1) Thanh-hóa, Nghệ-an là những căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam-sơn, nhân dân và nghĩa binh ở Thanh - Nghệ đã có nhiều cống hiến quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Bức thư này, Lê Lợi biểu dương và khuyến khích tinh thần chiến đấu của nghĩa binh vùng Thanh, Nghệ. Toàn thư (1.10, 38a) có trích lược một đoạn bài này, nhưng lại đề là “Dụ tướng hiệu quân nhân Tân-bình, Thuận-hóa”. Theo Toàn thư, bài này ban bố vào tháng 8 năm Đinh mùi (1427).
(2) Bản triều ở đây chỉ nhà Trần.
(3) Vào cuối thời Trần, trong khoảng năm 1371-1390, Quân Chiêm nhiều lần tấn công ra vùng Thanh-hóa, Nghệ-an và tiến đánh cả kinh thành Thăng-long, gây ra rất nhiều thiệt hại, nhưng cuối cùng đều bị đánh lui.
(4) Nhà Trần đổi 24 lộ đời Lý làm 12 lộ. Kinh lộ là lộ thuộc về Kinh đô.
(5) Dực-thánh, Thiên-trường, Thiên-cương là tên gọi những tổ chức quân đội thời nhà Trần.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:17:27 pm

41. LỆNH DỤ CÁC TƯỚNG HIỆU QUÂN NHÂN
Ở NGHỆ-AN, TÂN-BÌNH, THUẬN-HÓA
(3)


Ta khởi nghĩa ở đất các ngươi, nay muốn thành công, mong các ngươi giữ chung thủy một lòng, đá vàng một tiết, để toàn các nghĩa quân thần phụ tử. Ta biết các người đều là người tài trong nước, nhưng ngày trước về thời Hưng-khánh(2) Trùng-quang(3), chỉ uổng hư danh, không nên sự nghiệp, đó là vì nhiều người nắm quyền, đại thần không biết, nên các ngươi chỉ phí sức thôi. Nay thiên hạ đã nhất thống, ta cùng các ngươi, nghĩa như cha con, mong hết một lòng, thu lại bờ cõi. Xưa nay khanh tướng phong hầu tưởng cũng như các ngươi chẳng khác. Hãy chỉnh đội ngũ của các ngươi, hãy luyện quân lính của các ngươi. Dẹp xong quân tàn khấu, sẽ chia nửa quân cho về làm ruộng. Nay trời mượn tay ta, việc không dừng được. Ai theo mệnh tha thì phá giặc, sống mà có công; ai không theo mệnh ta thì chết, chẳng được việc gì. Mỗi đội đều sao viết lệnh này ra một bản, ngày đọc ba lần cho quân nhân đều biết.(1) Theo Toàn thư (1.10, 32b-33a), lệnh dụ này gửi vào tháng 4 năm Đinh mùi (17-4 đến 25-5-1427). Bài này không có trong phần Quân trung từ mệnh tập của bộ Ức-trai di tập do Dương Bá Cung biên tập. Tác giả xếp vào phần Văn loại, nhưng chúng tôi thấy không hợp lý nên đưa vào phần Quân trung từ mệnh tập.
(2) Hưng-khánh là niên hiệu của Giản-định đế Trần Ngỗi (1407-1408).
(3) Trùng-quang là niên hiệu của Trùng-quang đế Trần Quý Khoảng (1409-1413).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:19:47 pm

42. THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)


Kể ra, nhà lớn gần xiêu, một cây gỗ khôn hay chống đỡ; đê dài sắp vỡ, một vốc đất khó thể chi trì. Nếu không biết lượng sức mà cứ cưỡng làm, thì ít khi không thất bại. Việc ngày trước bất tất bàn nữa. Lấy sự thể ngày nay mà nói, chỗ trông cậy của các ông chỉ là quân cứu viện mà thôi. Ngày tháng giêng năm nay, có sắc cho bọn An-viễn hầu, Bảo-định bá, Thôi đô đốc, Hoàng thượng thư, Lý ngự sử(2) cùng thổ quan là Nguyễn Huân(3) đem quân sang, hẹn trong tháng 4 tiến binh vào cõi Giao-chỉ. Rồi trong một tháng(4) quân đến cửa ải của ta. Quân sĩ ở biên giới của ta dụ quân ấy đến ải Chi-lăng(5). Ngày tháng 2(6) năm nay quân ta đánh một trận mà tan vỡ, binh mã quân tiên phong nhất thời quét sạch, mà tổng binh An-viễn hầu thì chết ở trận tiền(7). Đến ngày 25(8), quân ta lại đánh trận nữa, mà toàn quân tan hết; Bảo-định bá thì tử trận, còn bại quân chạy tản vào rừng đều bị quân ta bắt được. Việc đến như thế, cũng không phải là ý ta muốn, mà do tướng sĩ thủ biên của tôi làm thôi, khiên tôi lại thêm nặng lỗi. Ngài cầm quân nhân nghĩa, khi tới cõi Giao-chỉ đã biết lấy cái họa cùng binh độc vũ làm răn, xem bức thư ngài tâu xin lập họ Trần thì ân ý của ngài không nỡ phụ. Nay lấy một thành Đông-quan cỏn con, đem cả nước lại vây mà đánh, vẫn là rất dễ, song tôi sở dĩ làm như thế này, chính là cảm cái ơn ngày trước của ngài, lại để trọn cái lễ nước nhỏ thờ nước lớn. Nếu ngài biết chỉnh đốn quân sĩ, cởi giáp mở thành, lại theo lời ước trước, thì ngài có thể toàn quân về nước, mà cái tệ hiếu đại hí công(i) của Hán Đường, từ đây chấm dứt, và cái đạo hưng diệt kế tuyệt(10) của Thang Vũ lại thấy cử hành. Thế chẳng tốt đẹp hay sao? Nếu còn do dự chưa quyết, tôi tướng sĩ của tôi nhọc về chinh chiến, bỏ cả nông tang, quyết tâm đánh gấp, thế không thể ngăn. Đến lúc bấy giờ thì làm sao được nữa. Như thế lại càng thêm nặng lỗi cho tôi thôi. Thư này tới nơi, cúi xin trả lời cho biết.(1) Tháng 9 năm Đinh mùi, 15 vạn viện binh nhà Minh do Liễu Thăng chỉ huy, theo hai đường tiến vào nước ta: đạo quân chủ yếu do Liễu Thăng trực tiếp chỉ huy gồm 10 vạn quân từ Quảng-tây sang, đạo quân thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy gồm 5 vạn quân từ Vân-nam sang. Theo kế hoạch “vây thành diệt viện” đã chuẩn bị trước, quân ta vừa tiếp tục vây hãm thành Đông-quan, vừa tập trung lực lượng đánh tan viện binh của địch, tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng. Chiến dịch Chi-lăng - Xương-giang bắt đầu ngày 18 tháng 9 (ngày 8-10-1427) khi quân Liễu Thăng tiến vào biên giới nước ta và kết thúc thắng lợi vào ngày 15 tháng 10 (ngày 3-11-19427). Bức thư này gửi cho Vương Thông khi chiến dịch lịch sử đó chưa kết thúc nhưng đã giành được những thắng lợi oanh liệt: ngày 20 tháng 9 (ngày 10-10-1427) tiêu diệt đội quân tiên phong và giết chết Liễu Thăng tại Chi Lăng, ngày 25-9 (ngày 15-10-1427) giết chết phó tổng binh Lương Minh và giết chết hàng vạn quân địch ở Cần-trạm.Trong Ức-trai di tập do Dương Bá Cung biên tập, bức thư này xếp vào phần Văn loại, quển 3. Căn cứ vào nội dung bức thư, chúng tôi đưa vào phần Quân trung từ mệnh tập cho hợp lý hơn.

(2) An-viễn hầu Liễu Thăng được nhà minh phong làm tổng binh, mang ấn Chinh lỗ phó tướng quân, chỉ huy đạo viện binh 10 vạn quân tiến sang theo đường Lạng-sơn. Dưới Liễu Thăng có Bảo-đinh bá Lương Minh là Tả phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ là Hữu tham tướng. Ngoài ra, nhà Minh lại cử thêm Công bộ thượng thư Hoàng Phúc sang trấn thủ và Binh bộ thượng thư Lý Khánh phụ trách quân vụ. Trong bức thư này chép Lý ngự sử, vậy có lẽ Lý Khánh kiêm cả chức ngự sử.


(3) Nguyễn Huân hay Nguyễn Đức Huân là một tên Việt gian làm quan cho quân Minh đến chữ Hữu bố chính sứ.
(4) Theo Toàn thư thì đến ngày 18 tháng 9 (ngày 8 tháng 10-1427) viện binh của nhà minh mới kéo đến biên giới nước ta.
(5) Ải Chi-lăng nay thuộc xã Chi-lăng, huyện Chi-lăng tỉnh Lạng-sơn.
(6) Theo Toàn thư thì ngày 20 tháng 9 (ngày 10 tháng 10-1427), cánh quân tiền phong do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào cửa ải Chi-lăng bị phục binh của ta tiêu diệt hoàn toàn. Trong thư chép tháng 2 là không đúng, vì từ lúc bấy giờ viện binh của giặc chưa vào đến biên giới nước ta, và có lẽ là nhầm ngày 20.
(7) Liễu Thăng bị giết ở núi Mã-yên trong ải Chi-lăng.
(8) Ngày 25 tháng 9 (ngày 15-10-1427).
(9) Hiếu đại hí công 好大喜攻: thích khoe khoang uy lực, hàm lập vũ công.
(10) Hưng diệt kế tuyệt 興滅繼絕: làm cho nước đã diệt được phục hưng, làm cho dòng họ đã tuyệt có kế tục.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:24:11 pm

43. LẠI THƯ CHO VƯƠNG THÔNG(1)

Tri phủ phủ Thanh-hóa Lê Mỗ phúc thư gửi Tổng binh đại nhân cùng liệt vị đại nhân: Mới rồi tôi gửi thư sang, chưa được hồi đáp. Người thông sự sai đến thì khẩu thuyết vô bằng. Song việc trước đã qua, nói không kịp nữa. Từ nay về sau, đứng nên lại thế. Ngài nếu biết nghĩ đến dân nước An-nam như con trẻ không biết gì, không nỡ để họ vô tội mà chịu chết, thì lời ngài nói trước khả dĩ không phụ vậy.(1) Nhận được thư 42 biết tin viện binh thất bại, Liễu Thăng, Lương Minh tử trận, Vương Thông rất lo sợ nhưng còn dùng dằng, hoài nghi và chưa trả lời thư của Lê Lợi. Nguyễn Trãi viết thư này gửi cho Vương Thông.
Đây là búc thư cuối cùng gửi cho quân Minh được sưu tập trong Ức-trai di tập do Dương Bá Cung biên tập. Trong Ức-Trai di tập, bức thư chấm dứt ở đây. Nhưng theo những văn kiện mới của Nguyễn Trãi do ông Trần Văn Giáp phát hiện, xác minh và công bố gầy đây thì thư 43 trên chỉ mới là đoạn đầu bức thư dài hơn của Nguyễn Trãi gửi cho Vương Thông. Xem thêm toàn bộ bức thư ở mục “những văn kiện mới tìm thấy”.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:25:43 pm

44. TỜ TẤU CẦU PHONG(1)


(Năm Đinh vị là năm thứ 3 niên hiệu Thiên-khánh, tức là năm thứ 2 niên hiệu Tuyên-đức, nhà Minh (1427), từ tháng tám, nhân Lê Thái tổ đã tìm được Hồ Ông ở nước Lão-qua, tên là Trần Cảo(2), nói là con cháu họ Trần, quyền lập làm vua, đặt niên hiệu là Thiên-khánh sai sứ sang nước Minh xin phong).Cháu ba đời của tiên Trần chúa là Trần Cảo cùng đại đầu mục là Lê Lợi ở nước An-nam, kính cẩn tâu về việc cầu phong.

Thần trộm nghĩ: Nước thần ở lánh tại miền xa vắng, xa cách phong hóa Trung-hoa. Khi Thái tổ Cao hoàng đế(3) mới lên ngôi, trước các nước tổ tiên thần đã vào cống. Đặc ân khen ngợi, phong cho tước vương. Từ đấy đời đời giữ cõi bờ, thường không thiếu triều cống. Mới rồi họ Hồ cướp nước, lật đổ tòng tự nhà thần; trên dối triều đình, dưới khổ dân chúng; trời giáng tai vạ, quan dân lìa lòng. Thái tôn hoàng đế(4) không nỡ để dân một phương khổ sở, liền dấy quân hỏi tội. Sau khi dẹp yên, lại xuống chiếu tìm con cháu họ Trần. Bảo rằng con cháu họ Trần đều đã chết hết, không còn ai có thể kế tập, bèn lại xin đặt quận huyện, rồi đem con cháu họ Trần là bọn Trần Nguyên Hy, Trần Sư Tích, Trần Quang Chỉ, vài chục người đưa về Kinh sư để ai trí. Lại mở đặt ba ty Đô Bố Án cùng các nha môn phủ huyện vệ sở(5), và đặt quan cai trị. Song các quan đặt ra không thể theo ý của Triều đình yên vỗ người xa, lại chỉ chăm bóc lột dân để sung sướng một mình. Người giữ trách nhiệm địa phương thì không biết đại thể, tối đường thừa tuyên(6); kẻ ở đài Ngự sử thì ngậm miệng làm thinh, ngồi nhìn dân khổ; quan chăm dân thì không lo nuôi nấng, chỉ vu vét vơ; tôi làm tướng thì không để lòng vệ dân, hoành hành tàn ngược. Còn như bọn hoạn quan thì chuyên mặt thu lượm, bóc lột lương dân, bắt kiếm ngọc tìm vàng, kiệt chằm trơ núi, đòi hỏi nhặt nhạnh, không còn sót gì. Muốn tiền của có nhiều, thì đục khoét của dân mà lấp hố dục; muốn nhà cao cửa đẹp, thì cướp việc mùa màng mà bắt dựng xây. Thuế công thu vào một phần, giám lâm(7) ăn ngoài quá nửa. Quan lại thương dân chúng thì tuyệt không có ai, mà xem dân như cừu thù, thì đều như thế cả. Càng ngày càng tệ, dân sống không yên, như đắm nước sâu, như thui lửa nóng. Khốn nỗi trời thì cao, mà Triều đình xa, tình dưới không kêu thấu được. Song đói rét thiết thân thì không còn đoái gì lễ nghĩa, bèn đem nhau để giết quan lại, đó là thế bất đắc dĩ trong nhất thời, để mong bớt chút khổ cực ở trong nước lửa mà thôi. Thần lánh mình ở nước Lão-qua hơn mười năm, đến giờ người cả nước không bảo nhau mà cùng một lời tự ý mời xin nài ép. Trong lúc thảng thốt, thần không kịp kén chọn, đã phải thuận lòng dân chủ để chờ mệnh Triều-đình. Ngày 11tháng 11 năm Tuyên-đức thứ 1, thần về đến bản quốc, thấy người trong nước đã thu phục được hết bờ cõi đất đai của tổ phụ thần. Các thành trì Tân-bình, Thuận-hóa, Nghệ-an, Diễn-châu, Thanh-hóa, Tiền-vệ, Xương-giang, Trấn-di, Thị-cầu, Tam-giang đều đã mở cửa cởi giáp để giảng hòa. Các quan vệ sở châu huuyện cùng tất cả quan quân, thần đều thu nuôi hết cả, không xâm phạm mảy may. Còn bọn Tổng binh Vương Thông, cùng Trần Trí, Lý An, Mã Anh, Phương Chính, nội quan Sơn Thọ, Mã Kỳ cũng đã cùng thần hòa giải. Thần đã xin bọn Vương Thông sai người đem thư về tâu. Nhưng bọn ấy vừa sợ tôi, vừa hoài nghi, nên không dám sai đi. Bọn thần tự biết mang tội rất nặng, không biết tiến hoái đường nào. Song thần trộm nghĩ từ xưa thánh nhân như Thang Võ đánh kẻ có tội mà cứu dân, hết thảy đều xuất tự lẽ trời chí công, không thể có chút tư ý ở trong. Vì thế nên nhà Hạ, nhà Thương tuy đã mất, mà con cháu còn được phong ở nước Kỷ nước Tống. Việc đánh việc phong, chưa từng không theo ý trời. Đến sau như nhà Hán, nhà Đường thích lớn ham công, mà cũng chỉ ky my nước thần mà không để ý. Huống chi điều chương của Thái-tổ Cao hoàng đế để lại đời sau rành rành ở đó, chiếu lập con cháu họ Trần của Thái-tôn Văn hoàng đế mực vẫn chưa khô. Cúi nghĩ Hoàng đế bệ hạ là bực thánh thần văn võ, trí tuệ thông minh, đức hiếu sinh(8) đây đó thấm đều, lòng nhất thị(9) xa gần không khác. Tất như Hán Võ hạ chiếu bỏ Luân-đài, tất như Đường Thái rút quân ở Tân-thị, tất tuân theo điều chương của Thái-tổ, tất thi hành chiếu thư của Thái-tôn, tất xá cho thần tội lỗi như núi gò, tất tha cho thần hình phạt bằng phủ việt, khiến thần được giữ đất cõi Nam, nộp cống cửa khuyết. Nếu thế thì không những may mắn cho một mình thần mà dân cả nước thần, không ai là chẳng vui mừng nhảy nhót, cảm đội ơn đức Triều đình, không khác gì khí xuân làm tươi cỏ héo, gió ấm làm tan nước đông vậy. Thần xin ghi dạ khắc xương, hết lòng trung thận, tâu biểu xưng thần, tiến cống không thiếu. Ngoài ra việc sai người dâng biết tiến cống thì thần chưa dám tự chuyên. Vậy kính cẩn tâu bày, cúi chờ sắc chỉ.

(1) Cương mục (q. 14, 2b-23b) có trích lược bài biểu này và cho rằng bài biểu này do sứ bộ gồm có Hàn lâm đãi chế Lê Thiếu Dĩnh và Chủ thủ sứ Lê Quang Cảnh làm Thầm hình viện sứ, Quốc tử bác sĩ Lê Đức Huy làm Thầm hình viện phó sử sang Yên-kinh trong khoảng tháng 11 năm Đinh mùi (1427). Nhưng theo Toàn thư (1. 10, 44b-46b) thì sứ bộ Lê Thiếu Dĩnh, Lê Quang Cảnh ra đi ngày 29 tháng 11 năm Đinh mùi (ngày 17-12-1427) để sang trần tình với nhà Minh”. Sứ bộ này mang tờ biểu và sản vật địa phương cùng bản danh sách số tù binh trao trả. Trong số văn kiện của Nguyễn Trãi mới được phát hiện, có “bài biểu tiến công, tâu trình tạ tội”, kém theo danh sách cống phẩm, sản phẩm địa phương và số tù binh trao trả đúng như Toàn thư đã chép. Đó chính là tờ biểu do sứ bộ Lê Thiếu Dĩnh, Lê Quang Cảnh mang sang Yên-kinh. Xem bài 22 Trước đó, cũng trong tháng 11, nhưng trước ngày 29, Toàn thư có chép: Lê Lợi “sai người dâng biểu của Cảo xin lập dòng dõi họ Trần” (1. 10, 44b). Tờ biểu này chuyển sang Quảng-tây, Vân-nam, mỗi nơi một bản, và bản gửi sang Vân-nam được Mộc Thạnh gửi ngay về kinh. “Tờ tấu cầu phong” đứng tên Trần Cảo chính là tờ biểu này. Lời Tiểu dẫn của Ức-trai di tập cũng cho tờ biểu này gửi sang nhà Minh vào tháng 8 năm Đinh mùi (1427). Theo Toàn thư (q. 10, 57a), người chuyển tờ biểu này cũng là Lê Thiếu Dĩnh. Cương mục đã lẫn lộn và ghép hai sự kiện, hai văn bản ngoại giao làm một. Tờ tấu cầu phong do Lê Thiếu Dĩnh gửi sang nhà Minh vào tháng 8, đến tháng 11 sứ bộ Lê Thiếu Dĩnh, Lê Quang Cảnh lại mang “biểu tiến công và tâu trình tạ tội” sang Yên-kinh.
(2) Xem chủ thích (5) bài 21. Bản chữ Hán chép nhầm là Trần Địch (http://img217.imageshack.us/img217/5291/14660493.jpg); chữ Địch có lẽ là do chữ Phủ (http://img690.imageshack.us/img690/2136/91016300.jpg) viết nhầm ra. Trần Phủ là tên Trần Nghệ tông, mà Trần Cảo xưng mình là cháu ba đời. Như vậy là bản in viết nhầm tên cháu thành tên ông.
(3) Tức là Minh Thái tổ.
(4) Tức là Minh Thành tổ (1403-1424).
(5) Sau khi chiếm nước ta, nhà Minh đổi tên là quận Giao-chỉ, chia làm 15 phủ, phủ chia làm nhiều huyện (tổng cộng 191 huyện). Vệ, sở là những tổ chức quân đội nhà Minh đặt ra để trấn giữ các phủ, huyện và những nơi hiểm yếu.
(6) Thừa tuyên là vâng mệnh đi tuyên bố đức hóa của triều đình.
(7) Giám lâm là chức quan bất thần mới được đặt ra để trông coi.
(8) Hiếu sinh: Yêu tiếc những sinh mệnh. Kinh thư có câu: “Hiếu sinh chi đức - hiệp vu dân tâm” (好生之德洽于民心 đức hiếu sin thấm khắp lòng dân).
(9) Nhất thị: coi như một. Bải “Nguyên nhân” của Hàn Dũ có câu: “Thánh nhân nhất thị nhi đồng nhân” (聖人一視而同仁 đấng thánh nhân coi mọi người như nhau mà cùng một lòng nhân ái đối đãi).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 20 Tháng Hai, 2011, 08:37:52 pm

45. CHIẾU KHUYẾN DỤ HÀO KIỆT(1)


(Năm Đinh vị (1427), Lê Thái tổ ở dinh Bồ-đề trên sông Lô. Xuất tự sử ký).

Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ hạo(2) gia độn(3) như Tử Phòng(4), cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.

(1) Toàn thư (1. 10, 34) chép bài Chiếu khuyến dụ hào kiệt này vào tháng 4 năm Đinh mùi (27-4 đến 25-5-1427). Nếu sắp xếp các bài trong Quân trung từ mệnh tập theo trình tự thời gian thì, theo Toàn thư, phải điều chính lại thứ tự các bài 40, 41, 44, 45.Bài 41 và 45 ban bố vào tháng 4 năm Đinh mùi (1427).Bài 40 ban bố vào tháng 8 năm Đinh mùi.Bài 44 gửi sang nhà Minh vào tháng 8 năm Đinh mùi.

(2) Tứ Hạo: bốn ông già ở cuối đời Tần là Đông Viên công, Lộc Lý tiên sinh, Lý Quý, Hạ Hoàng công, tránh loạn ẩn ở núi Trường-sơn. Hán Cao tổ muốn mời ra không được.


(3) Gia độn: Gia là tốt, độn là lui ẩn. Chữ ở quẻ Độn Kinh dịch. Ý nói là sự thoái ẩn hợp với chính đạo.
(4) Tử Phòng: Trương Lương tự là Tử Phòng, giúp Hán Cao tổ đánh thiên hạ. Khi công thành được phong Lưu hầu rồi ông lui về theo học thuật thần tiên.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:02:16 am

46. TỜ TÂU VỀ VIỆC TÌM HỎI CON CHÁU HỌ TRẦN(1)


(Bấy giờ báo tang Trần Cảo, nhà Minh sai sứ sang dụ, khiến tìm con cháu họ Trần tâu lên để ban mệnh kế lập).Thân tộc họ Trần, trước bị Hồ Quí Ly giết hết, không thấy một ai. Năm Tuyên Đứcthứ 1 (1426) mới tìm được ở đất Lão-qua Trần Cảo xưng là con cháu họ Trần. Năm Tuyên-đức thứ 2 (1427), Trần Cảo về nước, thì người cả nước đều qui phụ, đã sai thần Lê Lợi cùng các đầu mục gửi thư cho quan Tổng binh xin rút quân; năm Tuyên-đức thứ 2 đã sai Lê Thiếu Dĩnh dâng biểu trần tình tạ tội, không ngờ thấm thoát mấy ngày, Trần Cảo ốm chết. Con cháu họ Trần hiện nay thực không còn ai. Nếu quả có còn ai, bọn thần tuy chưa phụng sắc, cũng đã phải gõ cửa quan mà xin mệnh, lẽ nào ân chiếu như thế mà thần lại mang lòng khác, việc đó tất nhiên không có. Lại trong sắc có truyền phải trả về hết những quan lại quân nhân còn giữ lại. Thần lấy làm lo sợ, không dám yên lòng. Đó là khi trước quan quân sang chinh thảo, người nước thần sợ bị giết chóc, liền đem nhau ra giữ gìn phong bị, làm kế tự vệ, không khác gì chim cùng thì mổ, thú cùng thì vồ. Trừ những người đã tử thương ở trước lưỡi gươm mũi giáo ra, những quân nhân hiện còn, thần đã sai Thiếu Dĩnh dâng danh sách. Thần lại hết sức tìm tòi, nay theo lời những người đầu mục kỳ lão trong nước thì những hạng người nói trên thực không còn ai cả.(1) Sau khi quân Minh rút khỏi nước ta, ông vua bù nhìn Trần Cảo biết vai trò của mình không còn nữa, nên lo sợ bỏ trốn vào châu Ngọc-ma; nhưng rồi bị bắt vào thành Đông-quan và uống thuốc độc chết ngày 10 tháng 1 năm Mậu thân (ngày 26-1-1428). Ngày 15 tháng 3 (ngày 30-3-1428), Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế và sai sứ sang cầu phong nhà Minh. Nhưng nhà Minh vẫn bắt Lê Lợi phải tìm con cháu nhà Trần lập nên làm vua. Đây là tờ tâu của Lê Lợi về việc tìm kiếm con cháu họ Trân. Theo Toàn thư (q. 10, 61b), ngày 19 tháng 10 (ngày 25-11-19428) Lê Lợi phái Hà Lật sang Minh cống sản vật và tâu về việc tìm kiếm con cháu họ Trần. Tờ tâu này có lẽ do Hà Lật đem sang.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:03:46 am

NHỮNG VĂN KIỆN MỚI TÌM THẤY


1. LẠI GỬI THƯ TRẢ LỜI CHO VƯƠNG THÔNG(1)

(Tháng ba Vương Thông nhận được thư của ta, nói ra nhiều câu hỗn xược; lại dụ dỗ dân cho làm quan chức (ngụy) để cho nhân dân phản bọn ta. (Cho nên) vua sai viết thư đáp lại, tùy theo từng việc mà trả lời).Kể ra, người khéo dụng binh, đem quân yếu mà chống chế quân mạnh, lấy ít người mà đối phó với quân dịch nhiều người, biến khối nhỏ thảnh khối lớn, xoay thế nguy thành thế vững. Chỉ có mấy điều ấy thôi. Nay tôi hãy tính cho các ông nghe, các ông có sáu điều phải thua:1. Trời và người không ưa, vận hưng thịnh gần hết, là một điều đáng thua.2. Đóng quân ngồi giữ thành trơ trọi, thế đã cùng quẫn, quân cứu viện không đến được, là hai điều đáng thua.3. Khí thế của quân lính nhụt kém, không chịu theo lệnh sai bảo, là ba điều đáng thua.4. Hết đường kiếm củi, cắt cỏ, lương cỏ túng thiếu, là bốn điều đáng thua.5. Nước lụt màu hè tràn ngập, tường và cừ sách sạt đổ, là năm điều đáng thua.6. Người nước tôi đã bị hãm lâu ở trong thành, bị cùng khốn, muốn được về nhà, tất có nội biến xảy ra, là sáu điều đáng thua.Đã mắc vào trong sáu điều đáng thua ấy mà không tỉnh ngộ, người khéo dụng binh có làm thế đâu.(1) Thư này tóm lược hơn nhiều nhưng có một số ý và lời gần như thư số 35 (phần Quân trung từ mệnh tập trong Ức-trai di tập). Nhưng theo lời tiểu dẫn thì thư này gửi cho Vương Thông hồi tháng 3 năm Đinh mùi (1427): “Tháng 3, Vương Thông nhận được thư của ta,nói ra nhiều câu hỗn xược, lại dụ dỗ dân theo làm quan chức để cho nhân dân phản bọn ta”. Điều đó có phần phù hợp với một đoạn trong Toàn thư (q. 10, 30b): tháng 3 năm Đinh mùi… “Hạ lệnh cho các tướng hiệu quân nhân các lộ Quốc-oai, Tám-đái: phàm thấy thư của giặc lừa dối dụ dỗ, đe dọa huyễn hoặc nhân tâm mà trình riêng với tướng của mình thì bị chém”. Vì vậy, tuy có những ý và lời giống nhau, thư này không phải là bản tóm lược thư số 35, mà có thể là một bức thư khác gửi cho Vương Thông vào tháng 3 năm Đinh mùi (28-3 đến 26-4-1427).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:05:11 am

2. THƯ GỬI CHO VƯƠNG THÔNG(1)

Ta thường nghe, người chuyên giữ công việc từ ngoài cửa thành trở ra mà làm việc tùy tiện, là trách nhiệm của tướng soái; thờ nước lớn mà biết đạo sợ trời, là lòng thành của nước nhỏ. Nếu có thể đều làm được hết phận sự, thì lòng người lẽ trời cũng cùng thân với mình. Trước đây ta nhiều lần gửi thư đến ông, không ngại tần phiền, thực lòng cho là: đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, việc hưng thịnh bại vong của một nước, nhân dân sống hay chết đều quan hệ ở điều đó. Thế mà ông vẫn lơ là không nghĩ, lại không có một lời nào nói đến,thế là không biết xử trí thế chăng? Hoặc không rõ sự thế mà thế chăng? Người trong cả nước tôi lâu ngày bị dãi dầu khổ vì đánh dẹp, bỏ nghề chăn tằm, làm ruộng, không được sinh đẻ, mọi người đều nghiến răng, giơ cánh tay, đều muốn liều chết, quyết đánh một trận, thế không thể nào hoãn được.Nhưng, ta vẫn nghĩ đến nhân dân sinh sống trong một thành, không nỡ để cho người không có tội mà phải giết chết. Dù có muốn là cho hả cơn giận trong chốc lát, nhưng đối với lòng người, lẽ trời thực chưa yên tâm. Nay ông một mình giữ thành trơ troi, đã trải bao năm tháng, mà quân cứu viện lại không đến được. Muốn đánh thì không đánh nổi, muốn giữ thì không giữ vững, lại câu nệ về ý riêng của mình, xua mạng người vào trong đám giáo mác, ta sợ rằng lòng hiếu sinh của thượng đế, tất không để cho làm thế đâu.Nếu ông lại theo lời bàn trước, lấy việc giảng hòa làm quý, thì việc mà ông xử trí ở bên ngoài, ai dám bảo là không phải, mà người của Trung-quốc cũng được khỏi khổ về đánh dẹp, nhân dân của nước tôi cũng may mà thót mình khỏi chỗ nước sôi lửa bỏng. Có thể Nam, Bắc từ đây không có việc gì, há chẳng hay lắm sao. Cớ gì hàng ngày lấy giáo mác cùng đánh nhau chuyên việc giết chết lẫn nhau. Nhẫn lòng làm cho con người ta phải bồ côi cha, vợ người ta phải góa chồng, lòng của người nhân đức, có ai chịu làm như thế không?Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết.(1) Căn cứ vào nội dung bức thư, nhất là câu “nay ông một người giữ thành trơ trọi, đã trải bao năm tháng, mà quân cứu viện lại không đến được”, thì có thể đoán định thư này gửi cho Vương Thông vào khoảng thời gian trước khi viện binh của địch kéo sang, nghĩa là trước tháng 9 năm Đinh mùi (1427).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:10:15 am

3. THƯ DỤ HÀNG (CÁC TƯỚNG SĨ TRONG)
THÀNH BÌNH-THAN
(1)


Thư gửi chỉ huy sứ vệ Trấn-di(2) là ông họ An và các quan ở trong thành.

Ta nghe: đại đức thích cho người ta sống, thần vũ không hay giết người, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để yên dân. Người nào theo đúng lẽ ấy thì phúc nào cũng đem lại, làm trái lẽ ấy thì họa nào cũng đưa đến. Xem như (xưa kia), Đặng vũ không giết càn, Tào Bân giả cách ốm(*) so với việc Bạch Khởi, Lý Quảng(**) thỏa ý giết người qui hàng, đối với lẽ báo ứng: làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, có thể lấy đó làm gương. Ta từ khi dấy nghĩa đến giờ, về việc thuận đức, trái đức, tuy đối với lẽ phải, cố nhiên có sự thỏa đáng, nhưng giữa (những điều đối xử) nghiệt hay khoan, cho hay lấy, không bao giờ là không thể theo đức hiếu sinh của trời đất và lòng (đại lượng) của thánh nhân: Thà bỏ sót một người mắc tội phi thường.

Nay các ngươi bằng số quân không đầy một ngàn mà còn giữ lấy một thành trơ trọi, ròng rã hàng năm, tin tức không thông, cái ngày mà thành bị hãm mất, chẳng sớm thì chiều. Ta sở dĩ để hoãn lại không kịp đánh ngay là có ý muốn bọn các ngươi xét rõ về cơ nghi của sự thế, hiểu rõ về lẽ thành bại, hoặc may trời nhủ bảo trong lòng, có thể chuyển họa làm phúc để toàn được tính mệnh cho (nhân dân) cả một thành. Về lẽ họa phúc, chính ngay trước mắt, về cơ thuận nghịch, không thể không xét kỹ. Ngay như các thành Tân-bình, Thuận-hóa, Diễn-châu, Nghệ-an, Tiều Hậu vệ Tâm-giang Thị-kiều, mà đô đốc Thái và 2 quán đô ti họ Chu, họ Tiết, quan bố chánh họ Kim, án sát họ Trương (phụ trách)(3) cùng các quan chỉ huy các thành, thiên lộ phủ, huyện đều biết thời thông biến; cùng ta hòa giải để cho nhân dân các thành ấy đều được sống cả. Ngày mà quân ta kéo vào thành, tịnh không xâm phạm mảy may; người nhà vợ con đều được yên vui, thì cái lẽ trời cao ban phúc cho người thiện há có sai đâu! Còn như cái thành Xương-giang tự cho là thành cao, hào sâu, lương chứa lại nhiều, không biết tự lượng (khác nào) con bọ ngựa dám lấy càng mà chống lại xe (đang đi). Ta mỗi khi nghĩ đến nhân dân trong thành, họ không có tội gì mà phải giết chết, mới gửi thư tín không ngại phiền phức, lấy lẽ họa phúc (ân cần) nhủ bảo; lại bảo đô đốc họ Thái và các quan chỉ huy ba ti ở các phủ huyện đều đến dưới thành, hai ba lần hiểu dụ mà kẻ kia vẫn chố chấp hôn mê như người lòa không biết sợ chết. Ta bất đắc dĩ mới sai bọn tì tướng đúng hẹn tiến đánh. Ngày 18 tháng này(4), giờ ngọ trống trận mới nổi tiếng, liền bị tan vỡ. đó là lầm lỗi của bọn chỉ huy Lý Nhiệm(5) để đến nỗi người trong một thành, hóa ra máu chảy, há chẳng đáng đau sót lắm ru? Bọn các ông nên coi vào bọn họ Thái, thuận lẽ thì được hưởng phúc và bọn Lý Nhiệm trái lẽ thì bị mắc họa: ai hơn ai kém là người có ý thức, tất phải phân biệt. Nếu còn cậy thành cao, hào sâu, không răn việc xe trước đã đổ thì ta sợ thành trì của các ông không phải là nơi hiểm trở trời đặt ra mà không thể vượt qua. Vả lại, lòng người nhân đức đúng mực, không nỡ để cho một kẻ nào không được yên chốn, huống chi là người cả một thành? (Thấy) gan óc họ dày xuống đất mà không xót xa trong lòng hay sao? Ta sở dĩ luôn luôn lấy việc ấy để hiệu dụ chẳng qua là để theo đức hiếu sinh của trời để toàn vẹn cho sự sống còn của nhân dân trong một thành đó mà thôi. Bọn các ông hãy nghĩ cho kỹ, chớ để hối về sau. Thư nói không hết lời.

(1) Bình-than: Cương mục (q. 7, 28a) chú thích là xã Trần-xá, huyện Chí-linh (Hải-hưng). Nhưng theo Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hải-dương) thì xã Bình-than thuộc huyện Quế-dương, tỉnh Bắc-ninh (Hà-bắc). Ở đó, trước đây quân Minh có lập một đồn trại. Nhưng trong số các thành quân ta bao vây và dụ hàng trong khoảng cuối năm 1426, năm 1427 chép trong chính sử của ta, không thấy thành Bình-than. Và ngay trong thư này tiếp theo đề mục lại viết: “Thư gửi chỉ huy sứ vệ Trấn-di là ông họ An và các quan ở trong thành”. Vậy thư này gửi cho thành Bình-than hay thành Trấn-di?
(2) Trấn-di là một huyện thuộc phủ Lạng-sơn, nay là huyện Chi-lăng tỉnh Lạng-sơn. Thành Trấn-di ở ải Trấn-di, là trị sở huyện Trấn-di. Ải Trấn-di tức ải Chi-lăng. Ở đó nay vẫn còn vết tích những thành vỡ. Quân Minh đắp thành lũy và đặt một vệ quân trấn giữ cửa ải quan trọng này. Chính sử không chép rõ quân ta đánh và giải phóng thành Trấn-di vào lúc nào, nhưng điều chắc chắn là trước khi viện binh của Liễu Thăng tiến vào biên giới.
(*) Tướng Tống Tào Bân tấn công nhà Nam Đường,  bao vây Kim Lăng. Bỗng ông trở bệnh, không ngó ngàng gì tới công việc  Các tướng lĩnh đến hỏi thăm bệnh tình của ông, Tào Bân nói rằng: “Bệnh của ta không thể trị bằng thuốc men được. Vào ngày các ngươi chiếm được thành, nếu các tướng lĩnh của ta có thể nghiêm túc lập lời thề rằng sẽ không giết bừa một người nào, không tham lam trộm cướp bất cứ vật gì, thì bệnh ta sẽ khỏi!”. Các tướng lĩnh đều thắp hương và thề rằng sẽ tôn trọng triệt để quân lệnh này. Nhờ vậy Hậu Chủ Lý Dục và quan tướng cùng dân chúng được bảo toàn tính mạng.
(**) Lý Quảng tướng nhà Hán, làm thái thú Lũng Tây. Người Khương làm phản, Lý Quảng dụ hàng. Người Khương hàng hơn tám trăm người, bị Quảng lừa giết cả trong một ngày.
(3) Đô đốc Thái là Thái Phúc, trấn thủ thành Nghệ-an. Hai quan đô ty họ Chu, họ Tiết là đô chỉ huy Chu Quảng va tiết Tụ ở thành Diễn-châu.Án sát họ Trương có lẽ là Trương Lân ở thành Điêu-dêu, tức thành Tiền vệ của thành Đông-quan.Bố chính họ Kim chưa rõ tên.

41) Theo Toàn thư (q.10, 38b), quân ta chiếm được thành Xương-giang vào ngày 8 tháng 9 năm Đinh mùi (ngày 28 tháng 9-1427). Ở đây chép ngày 18, có lẽ do sao chép sai lạc.


51) Lý Nhiệm giữ chức đô chỉ huy, là tướng Minh giữ thành Xương-giang. Lý Nhiệm ngoan cố chống cự và cuối cùng phải tự sát


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:12:05 am

4. THƯ DỤ HÀNG (CÁC TƯỚNG SĨ TRONG)
THÀNH XƯƠNG-GIANG
(1)

Kể ra, thích cho người sống mà ghét việc giết người, là một người tướng có nhân nghĩa; xét biết thời cơ mà biết lượng sức mình là một người tướng có trí thức. Ta kính vâng mệnh trời, lấy đại nghĩa chuyên việc dánh dep. Nghĩ đến (cơ đồ) tổ tông bị nguy đổ, thương nỗi (đời sống) nhân dân phải lầm than; đánh thành lấy đất không giết một người nào. Cho nên đánh đông dẹp tây, không nơi nào không phục.Thành Xương-giang nhỏ mọn kia dám chống lại mệnh trời, nổi giận đi đánh, nghĩa nên phải thế, sự không được đừng. Nhưng đem núi Thái-sơn đè bẹp quả trứng, sức không chịu được bao lâu, lấy lửa đỏ rực đốt cháy lông gà, thế khó đương được chốc lát. Lấy thuận mà đánh kẻ nghịch, lo gì không phải theo; lấy sức mạnh mà đánh kẻ yếu, lo gì không đánh được. Mà, còn lấy lời nói chăm chăm hiểu dụ, thực vì nhân mạng trong một thành là hệ trong, mà không nỡ làm cho thương tổn. Vả lại, các xứ Tân-bình, Diễn-châu, Nghệ-an, Thuận-hóa, thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu, thóc không phải là không nhièu, binh không phải là không giỏi. Thế mà đô đốc họ Thái cùng các quan ba ti đều bỏ thành về hàng, đem quân theo mệnh. Vì rằng họ hiẻu rõ việc thành hay bại đều có mệnh (trời) mà không dám trái. Bọn các người nếu biết trên sét thời trời, dưới suy việc người thì có thể giữ được vị lộc đến vô cùng, khỏi để nhân dân một thành bị chém giết; lũ các ngươi được là người trí thức mà ta cũng không mất tiếng là một vị tướng có nhân nghĩa. Thế mà cứ mê muội không hiểu biết gì, thì đến ngày thành bị hạ, ngọc đá không phân biệt, không phải là ta cho làm bạo ngược bừa bãi mà là tự lũ các người làm ra tội nghiệt đó thôi. Đó thực là lúc còn mất nguy cấp đấy, nên tính cho kỹ, chớ để hối về sau. Thư nói không hết lời.(1) Thành Xương-giang nay vẫn còn di tích ở làng Thành thuộc thị xã Bắc-giang, tỉnh Hà-bắc. Thời thuộc Minh, thành này phủ trị phủ Lạng-giang và là thành lũy quan trọng nhất trên con đường từ Pha-lũy đến Đông-quan. Tháng 12 năm Bính ngọ (từ 29-12-1426 đến 27-1-1427), quân ta bắt đầu đánh thành Xương-giang. Quân ta vừa vây hãm vừa dụ hàng. Đây là thư dụ hàng thứ nhất gửi thành Xương-giang.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:14:44 am

5.THƯ DỤ (TƯỚNG SĨ TRONG) THÀNH
XƯƠNG-GIANG
(1)


Ta nghe: (đối với) đạo quân nhân nghĩa, kẻ nào thuận đức thì sống, kẻ nào trái đức thì chết. Vì người cầm quân ấy giữ việc đánh giết, nắm quyền sống chết: khi thì khoan hồng như khí dương, khi thì thần khắc như khí âm, đều tuân theo lẽ phải của trời, không thể theo ý riêng mình được. Nay các ông bằng một nghìn quân(2), một mình giữ thành trơ trọi. Đã đến hơn một năm nay(3), tin thức không thông, mà tự cậy là thành cao hào sâu, có khác gì người mù mà không sợ cái chết, không biết tự liệu sức mình.Kể ra, thời có khi thịnh khi suy, thế có kẻ mạnh kẻ yếu; cũng là lẽ trời lòng người, thuận hay nghịch, hướng theo hai trái ngược. Nếu chỉ khăng khăng câu nệ và kiến thức hẹp hòi, cam lòng chịu lấy tai vạ, âu cũng đáng thương lắm. Vì thế mà tính mạng của mấy vạn đàn ông, đàn bà ở trong thành đều bị các ông lừa dối làm hại, làm cho ngọn người không tội một mai bị chết. Cho nên ta không ngại nói đi nói lại, lại sai người đến nơi dụ bảo.Nếu các ông biết tỉnh ngộ thì không những người cả trong thành ấy nhờ đó được an toàn; cả sự giàu sang của các ông cũng có thể giữ được lâu dài, mà đức hiếu sinh của thượng đế cũng thấm khắp đến với lòng dân. Nếu không thế thì giữa người thuận đức với kẻ trái đức, tất có một kẻ sống một kẻ chết. Đó là lẽ tất nhiên. Ta có thể tự theo ý riêng mình sao được! Các ông nên mau mau mở cửa thành, cởi áo giáp cùng ta hòa giải. Ta nếu trái lời giao ước tất nhiên trời chẳng dung cho, nếu các ông cứ chấp mê, ta tất không tha thứ.

Nay hãy tạm lấy một việc trước mắt, hãy tỏ từng việc cho các ông nghe: các thành Tân-bình, Thuận-hóa, Nghệ-an, Diễn-châu, Tam-đái, Thị-kiều, Tiền-vệ đều may biết thời thế, hiểu quyền biến, chuyển họa làm phúc, để cho người trong các thành ấy có đến hơn 56.000 người đều được an toàn. Duy có một thành Khâu-ôn(4) không hiểu sự biến, bo bo giữ kiến thức nhỏ, để cho người trong một thành ngọc đá đều bị thiêu cháy, há chẳng đáng xót thương! Các ông nên nghĩ, chớ để hối hận về sau.

(1) Quân Minh trong thành Xương-giang do Lý Nhậm, Kim Dận… chỉ huy vẫn cố thủ chờ viện binh. Lê Lợi - Nguyễn Trãi điều thêm quân đến bao vây và tiếp tục du hàng. Đây là thư dụ hàng thứ hai. Nhưng quân địch vẫn ngoan cố chống cự đến cùng. Sau hơn 9 tháng bao vây và tiến công quyết liệt, ngày 8 tháng 9 năm Đinh mùi (ngày 28-9-1427), 10 ngày trước khi viện binh địch đén biên giới, quân ta chiếm được thành Xương-giang.
(2) Quân Minh đóng giữ thành Xương-giang có trên 2.000 quân. Nhưng bị tiêu hao dần, cho dến trước khi thành bị chiếm, số quân địch chỉ còn một nửa, nghĩa là khoảng 1.000 quân.
(3) Hơn một năm ở đây không phải tính mỗi năm 12 tháng mà kể từ năm trước - năm Bính ngọ (1426) - đến năm nay - năm Đinh mùi (1427).
(4) Thời thuộc Minh, huyện Khâu-ôn thuộc phủ Lạng-sơn, nay là vùng bắc huyện Chi-lăng, huyện Cao-lộc và thị xã Lạng-sơn. Thành Khâu-ôn ở khoảng thị xã Lạng Sơn ngày nay, là một thành quan trọng trên con đường từ Pha-lũy đến Đông-quan. Cuối năm Bính ngọ (1426) quân ta đánh thành này. Ngày 13 tháng 1 năm Đinh mùi (9-2-1427), một bộ phận quân địch bố trốn về Quảng-tây, bộ phận còn lại vẫn liều chết cố thủ và cuối cùng bị quân ta tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:18:31 am

6. THƯ GỬI LIỄU THĂNG(1)

Ta nghe, Mạnh tử có bảo rằng: “Chỉ nó người nhân giả (người có lòng nhân đạo yêu thương mọi người v.v…) là có thể mình là nước lớn mà đi lại tốt với nước nhỏ; người trí giả (người khôn ngoan, tử tế v.v…) là có thể mình là nước nhỏ mà hòa hảo với nước lớn. Nước lớn mà đi lại với nước nhỏ chính là biết vui theo đạo trời (lẽ phải). Nước nhỏ mà hòa hảo với nước lớn chính là biết kiêng nể mệnh trời.

Xưa kia, đức Thái tổ Cao hoàng đế(2) ta lúc mới nổi lên làm vua, thì vua An-nam trước kia đã vào cống trước cả các nước, đặc biệt là được khen thưởng, được phong tước vương. Đời (nọ truyền đời kia), giữ gìn bờ cõi, triều cống đầy đủ. Gẫm xem đức Thái tổ ta, theo đúng đường lối (đạo) lạc thiên cùng với lòng thày úy thiên của các vua Trần chúng tôi trước kia, đã thuận theo (lẽ phải) được hưởng phúc lành, há chẳng hay lắm sao?

Một khi từ lúc Hồ (Quí Ly) gây việc càn bậy, lật đổ bàn thờ cúng tổ tiên (họ Trần) chúng tôi, hắn đối với trên thì nói dối triều đình, đối với dưới thì làm khổ cực dân chúng. (Vì thế) đức Thái tông(3) đem quân trừng phạt, một đánh yên ngay, hạ chiếu tìm con cháu họ Trần để cho nói việc thờ cúng tổ tiên. Lúc đó, biên thần muốn lập công, tâu bậy về triều, bảo rằng con cháu họ Trần đều đã hết cả. Chúng liền xin đặt (đất An-nam) làm quận huyện giống như đời Hán Đường.

Từ đấy đến nay hơn 20 năm(4), binh đao liền liền, tai vạ thảm thương, nhân dân Trung-quốc khổ về việc đánh dẹp. Kể cả những trận lần trước kia cùng là những trận lần gần đây, quân lính lừa ngựa đưa tới mười phần không còn một. Cái mà lấy được không bù nổi cái mất đi, mưu mẹo lo lắng không hàn gắn nổi vết thương nặng. Tất cả là do Hồ (Quí Ly) không biết đi lại kính mến triều đình đến nỗi bị phải sụp đổ. Nhưng mà đối với đường lối thuận theo lẽ phải (lẽ trời) của nước lớn thì tôi sợ cũng có điều thiếu sót.

Nay tôi tủi phận là con cháu còn sót lại của vua Trần, ẩn náu ở đất Lão-qua đã hơn 10 năm nay. Người trong nước tôi khổ về chính sự khắc nghiệt của các quan lại (triều đình); nhớ lại ơn đức cũ của các vua Trần trước kia, mới cùng bàn nhau đánh đuổi bọn quan cai trị, ép tôi về nước. Khoảng tháng 11 năm ngoái(5), các quan quân đóng giữ ở các thành các xứ đều đã lục tục mở cửa, bỏ binh giáp, hòa giải cùng với chúng tôi. Tất cả các quan lại và quân dân trai gái gồm có hơn một vạn người, chúng tôi đều thu nuôi cả, không phạm đến mảy may.

Nay tôi lại nghe thấy, tiều đình lại sai tướng quân đem đại quân đến bờ cõi (nước tôi); không biết rõ đạo quân ấy là quân cứu viện chăng? Hay là quân đến đóng giữ chăng? Hay lại là quân đến làm việc lập lại họ Trần chăng? Các ông ví xét rõ sự tình thời thế, đóng đại quân lại rồi đem việc hào giải của tất cả các quan lại quân dân nói trên kia, làm tờ số tâu rõ công việc về triều đình, tôi cũng liền lập tức cho đúc người vàng, mang tờ biểu, tiến cống thổ sản địa phương. Còn các bầy tôi trong triều may ra biết đem đường lối thẳng thắn (can ngăn Vua) lại làm việc dấy kẻ bị diệt, nối lại dòng kẻ mất gốc mà tránh được việc phi lí dùng binh đến cùng, khoe khoang võ lực như đời Hán, Đường. Sai một vài đặc sứ dụ dỗ bằng lới nói êm ấm để tha tội cho nước An-nam. Làm như thế thì các ông có thể ngồi yên đó mà hưởng thành công. Mà nước lớn sẽ làm trọn được đạo “lạc thiên”; nước nhỏ cũng tỏ được hết lòng thành thực “úy thiên”. Như thế há chẳng tốt đẹp lắm ru!(1) Đây là thư đứng tên Trần Cảo gửi Liễu Thăng. Theo thư mới tìm thấy thì Liễu Thăng nhận được thư của Lê Lợi khi tiến đến Khâu-ôn (Lạng-sơn). Theo đường hành quân cua Trương Phụ từ Quảng-tây vào nước ta năm 1406 được chép lại trong Việt kiệu thư của Lý văn Phượng thì Pha-lũy đến Khâu-ôn đi mất một ngày. Ngay 18 tháng 9 năm Đinh mùi (ngày 8-10-1427), Liễn Thang qua cửa Pha-lũy đến biên giới nước ta. Vậy Liễu Thăng tiến đến Khâu-ôn ngày 19 tháng 9 (ngày 9-10-1427).
(2) Tức Minh Thái-tổ (1308-1398).
(3) Tức Minh Thành-tổ (1402-1424).
(4) (1406-1427)
(5) Năm Bính ngọ (1426).


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 22 Tháng Hai, 2011, 10:21:01 am

7. THƯ GỬI LIỄU THĂNG(1)

Thư bảo cho các vị tổng binh của Thiên triều.Ta nghe: Quân của Vương giả chỉ có dẹp yên mà không có đánh chém. Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân. Trước đây gửi thư, chính là muốn Trung-quốc mở rộng đường vỗ yên, nước nhỏ hết lòng thành kính nể. May ra cái tệ thích khoe khoang, ưa lập công của nhà Hán, nhà Đường từ đây hết đi, mà đạo của vua Thang vua Vũ dấy nước bị diệt, nối dòng đã tuyệt, lại thấy cử hành, không biết thư trước có đến các ông hay không?Nay nghe thấy đại quân thốt nhiên đến bờ cõi (tôi thật) vừa sợ vừa mừng: đây là quân cứu viện chăng, hay sẽ làm việc dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt chăng? Trước đây hơn hai mươi năm, binh đao liền liền, tai họa lắm lắm. Quân lính của Trung-quốc mười phần không còn một phần. Dân vô tội của nước nhỏ tôi gặp nhiều sự chết uổng. Cái lấy được không đủ bù cho cái mất, sự thu hoạch không bõ vào sự mất đi. Nói đến việc ấy, chắc các ông không thích nghe.

Nay, nước tôi tìm được người cháu ba đời của họ Trần ở đất Lão-qua đã hợp lòng mọi người. Ngày tháng 11 năm nay(2), nước tôi đã sai đúc hai pho tượng người bằng vàng, sắp đủ đồ sản vật địa phương để tiến cống, sai người đến kinh tâu bày. May ra cuộc bàn của đại đình lại tuân theo điều chương của Thái tổ (hoàng đế), và sự lý trong tờ chiếu để lại cho Thái tông hoàng đế, thì đó là sự may cho nước Giao-chỉ chúng tôi, và sự may lớn cho cả thiên hạ.

Các ông là tướng lão luyện của Thiên triều vâng mệnh (đem quân) ra cõi ngoài, công việc ngoài (đô) thành, mình tự chuyên là được rồi. Sao không xét rõ thời nghi, tùy tiện sắp việc, lui quân ra ngoài bờ cõi, sai một viên sứ giả mang một lá thư đến, xem hư thực, rồi sau đem công việc nên làm ở trên đây xin mệnh lệnh của tiều đình, may được chuẩn y, thì bọn các ông không phải khó nhọc lòng sức mà hưởng thành công. (Nếu) đình nghị không bằng lòng thì lúc đó tiến quân cũng chưa muộn gì. Nay, các ông không nghĩ đến việc ấy, đem quân cô độc đi sâu vào đất người cầu may nên được công việc. Tôi không cho việc làm ấy của các ông là phải. Và lại, con ong cái bọ còn có cái nọc, huống chi người trong một nước, tôi há lại không có người nào là người có mưu kế dũng lược hay sao? Các ông chớ cho nước tôi là ít người mà coi người. Đến lúc ấy thì lòng thành của nước tôi thờ nước lớn thực có phần thiếu, mà các ông hối lại sẽ không kịp nữa. Kể ra cứu đám đánh nhau, không nên đánh đập, gỡ mối rối loạn chớ nên tay không. Nay các ông quả muốn cứu đám đánh nhau chăng? Muốn gỡ mối rối loạg chăng. Xin chớ có đánh đập, chớ có tay không khiến cho người giận lại càng giận thêm mà rối loạn lại càng rối loạn thêm. Thư này đến nơi, kính mong trả lời cho biết.(1) Nhận được thư trước, Liễu Thăng không thèm xem và ra lệnh tiếp tục tiến quân. Nguyễn Trái viết thư thứ hai này gửi Liễu Thăng xin rút quân ra ngoài bờ cõi rồi tâu về triều về việc lập con cháu nhà Trần. Theo Hoàng minh thực lục thì khi tiến quân đến Ải-lưu (vùng Lạng-bắc, huyện Chi-lăng, Lạng-sơn), Liễu Thăng nhận được thư của Lê Lợi. Từ Khâu-ôn đến Ải-lưu, theo cuộc hành quân của Trương Phụ, đi khoảng nửa ngày (Lý Văn Phượng, Việt kiệu thư). Ngày 19 tháng 9 năm Đinh mùi, Liễu Thăng đến Khâu-ôn thì ngày hôm sau, ngày 20 tháng 9 (ngày 10-10-1427) - đến Ải-lưu, rồi cũng trong ngày hôm đó, lọt và trận địa mai phục ở Chi-lăng, đây có lẽ là thư Nguyễn Trãi gửi cho Liễu Thăng khi ở Ải-lưu. Mục đích của những bức thư này là kích động thêm tính chủ quan, khinh địch của Liễu Thăng để dục địch vào trận Chi-lăng, phối hợp với hoạt động vừa đánh vừa lui của tướng Trần Lựu từ biên giới đến Chi-lăng.
(1) Ngày 20 tháng 9 năm Đinh mùi, Liễu Thăng bị giết chết ở Chi Lăng. “Tháng 11 năm nay” trong thư này có lẽ là do sao chép sai lạc.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:18:54 pm

8. THƯ GỬI LƯƠNG MINH, HOÀNG PHÚC(1)


(Ngày 16 tháng 8)(1)

Thư gửi các ông: quan tổng binh là Bảo định bá tên là Lương Minh, quan thượng thư Hoàng Phúc.Tôi thường nghe, binh cốt để bảo vệ cho dân, không phải là để làm hại dân, dẹp yên để không phải giết, không phải là để giết nhiều người. Cho nên có câu rằng: “Binh là bắt đắc dĩ mới phải dùng”. Điều mà có thể thôi được hay không thể thôi được, không phải là bản tâm của thánh nhân. Nay các ông đem quân đi sâu vào (cõi đất người) chính là bị hãm vào thế trong miệng cọp, muốn tiến không được, muốn lui không hay. Còn ta thì nhân thế chẻ tre, sau khi chẻ được mấy đốt, cứ lọng lưỡi dào mà chẻ đi, thực không khó gì. Nhưng ta vẫn nghĩ đến nghĩa nước nhỏ thờ nước lớn, có mặt trời soi trên, không dám thiếu lòng (thành kính). Cho nên nhiều lần gửi thư mà các ông vẫn không trả lời. Thế có phải là sự không may của một nước ta chăng? (Hay) thế là sự không may lớn cho cả nhân dân thiên hạ. Sao có thể thôi được mà không thôi hẳn.Trước đây, các thành Tân-bình, Thuận-hóa, Diễn-châu, Nghệ-an và Tiền, Hậu vệ, Thị-kiều, Xương-giang, Tam-giang đều đã mở cửa thành, cởi cùng ta hòa giải. Phàm hết thảy quan quân, đàn ông, đàn bà, lớn bé cộng mấy vạn người, ta đều thu nuôi tất cả, không xâm phạm một chút nào. Xin các ông lui ngay quân ra ngoài bờ cõi, ta tự dẹp mở lối về, cho các ông được thung dung đem quân về, ta sẽ đem các quan lại đàn ông, đàn bà nói trên kia trao tất cả ở ngoài bờ cõi. Như thế thì các ông có thể ngồi hưởng thành công mà Nam, Bắc từ nay vô sự, há chẳng hay ư? Nếu có thể thôi được mà không thôi, là do các ông không biết dập tắt lửa đi để cho nó tự cháy lên, không phải là tội của ta vậy. Thư nói không hết lời.(1) Trong đạo quân của Liễu Thăng, Bảo-định bá Lương Minh giữ chức phó tổng binh (sử ta chép là tham tướng), Hoàng Phúc là công bộ thượng thư. Sau trận Chi-lăng (10-10-1427), Liễu Thăng bị giết chết, phó tổng binh Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy cùng với thượng thư Hoàng Phúc và Lý Khánh, cố chấn chỉnh lại đội ngũ tiếp tục mở đường tiến quân. Nhưng đến Cần-trạm (Kép, Hà-bắc), quân địch bị phục kích, Lương Minh bị chết tại trận (ngày 15-10-1427). thư này gửi cho Lương Minh, Hoàng Phúc trong khoảng thời gian sau trận Chi-lăng và trước trận Cần-trạm, nghĩa là trong khoảng từ sau ngày 10-10 đến trước ngày 15-10-1427.
(2) Ngày 16 tháng 8 năm Đinh mùi là ngày 6-9-1427. Chưa rõ đây là lời chú thích của ai nhưng không phù hợp với thực tế lịch sử đương thời. Ngày 16 tháng 8 là lúc viện binh nhà Minh chưa đến biên giới, thế mà trong thư lại có đoạn viết: “Xin các ông lui ngay quân ra ngoài bờ cõi, ta tự dẹp mở lối về…”


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:21:13 pm

9. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM KÍNH GỬI CÁC VỊ
TỲ TƯỚNG CỦA THIÊN TRIỀU
(1)


Tôi nghe: quân của Vương giả, cốt trên thuận òng trời, dưới hợp lòng người. Nay các ông vâng mệnh đi đánh dẹp, chỉ nên trên xét lòng trời, dưới thuận việc người. Trước đây cái tai họa đắm thuyền(*), thì trời đã răn bảo rõ lắm. phàm quan đi qua một đường nào, việc chạy trốn hại thường thường có đến bao nhiêu người, nhân dân chừa oán lại quá lắm. Các ông bỏ việc ấy không xét đến mà xông pha nguy hiểm, khinh xuất tiến quân. Kinh Dịch có câu nói rằng: “Quân đi phải có kỷ luật, nếu không có kỷ luật thì dẫu phải cùng gặp sự không hay”. Huống chi lòng trời lòng người đã như thế mà các ông còn cố gượng cứ làm, thì tự mua lấy thất bại, há chẳng đáng ư? Vả lại, bọn An Viễn hầu (Liễu Thăng) Bảo định bá (Lương Minh), Lý thượng thư (Lý Khánh) lại nối nhau bị chết, quân không người thống lĩnh, và không theo kỷ luật, chẳng bại vong sao được. Xin các ông nên chóng lui quân, đóng lại ở đất Long-châu, Bằng-tường, tôi lập tức đem ngay các quan lại quân nhân đã bắt được ở các thành đến ngoài cõi, trả lại hết cả. Và đem người vàng đã đúc, sai người đi theo, dâng biểu vào cống để nước nhỏ tôi được hết lễ thờ nước lớn, mà nước lớn được hết đạo vỗ yên người xa. Làm một việc mà được hai điều lợi, hai bên đều tốt cả. Thế không phải là may lớn cho nhân dân cả thiên hạ ư? Các ông nếu còn dùng dằng lâu ngày, chứa lòng nghi ngờ, làm hỏng mưu kế, tôi sợ rằng các ông sẽ chết vùi xương trong bụng cá ở Xương-giang(2), còn có ích gì đâu?Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Sau những thất bại nặng nề ở Chi-lăng (ngày 20 tháng 9 năm Đinh mùi, tức ngày 10-10-1427, chủ tướng Liễu Thăng bị giết chết), Cần-trạm (ngày 25 tháng 9 năm Đinh mùi, tức ngày 15-10-1427, phó tổng binh Lương Minh Lương Minh bị giết chết) và Phố Cát (ngày 28 tháng 9 năm Đinh mùi, tức ngày 18-10-1427, binh bộ thượng thư Lý Khánh phải thắt cổ tự tử), đạo quân tiếp viện chủ yếu của nhà Minh còn khoảng 7 vạn quân, do đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc cầm đầu, cố tiến về thành Xương-giang (Hà-bắc). Nhưng thành Xương-giang đã bị quân ta hạ 10 ngày trước khi quân địch tiến vào biên giới và đã trở thành một pháo đài kiên cố chắn ngang đường tiến quân của địch về Đông-quan. Quân địch phải đóng quân giữa cánh đồng phía trước thành Xương-giang rồi đắp lũy để tự vê. Quân ta chẹn các đường rút lui và tiếp tế lương thực của địch, rồi khép chặt vòng vây. Trước khi mở trận tổng công kích vào ngày 15 tháng 10 năm Đinh mùi (ngày 3 tháng 11-1427), Lê Lợi - Nguyễn Trãi chủ trương vừa vây vừa hãm vừa dụ hàng làm cho quân địch càng suy yếu về lực lượng, khốn quẫn về lương thực và tan rã về tinh thần. Thư này và thư số 10, 11 gửi cho những viên tướng quân Minh đang bị bao vây ở Xương-giang. Ba bức thư này gửi trong khoảng thời gian sau ngày 28-9 và trước ngày 15-10 năm Đinh mùi (sau ngày 18-10 và trước ngày 3-11-1427).
(*) Thư số 15 ở sau cũng có đoạn: “Hiện nay có An viễn hầu là Liễu thăng vâng mệnh (triều đình) đem hơn 10 vạn quân, đi đến Quảng-tây, đã hai lần sắc thư gọi về, Liễu thăng trót đã mang quân ra, chống lại mệnh lệnh mà cứ đi. Quân đi đến Lễ-giang, bị tai họa đắm thuyền, chết đuối đến hơn một vạn người. (Đó là), trời bảo cho biết đã rõ lắm rồi”.
(2) Sông Xương-giang tức sông Thương. Quân địch bị bao vây giữa cánh đồng phía trước thành Xương-giang, ở phía bắc sông Thương.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:23:38 pm

10. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM THƯ GỬI CÁC VỊ
TỲ TƯỚNG THIÊN TRIỀU
(1)

Trước đây, mấy lần gửi thư, nói về việc thành hay bại của nhà nước và nỗi vui hay buồn của nhân dân. Những việc ấy rất là quan trọng. Người có chí vỗ yên bờ cõi há chẳng xót xa ư! Tôi không biết lá thư trước đây có đến nơi hay không?... Lòng của người nhân nhân quân tử, há lại dửng dưng như thế được sao?

Xưa nay đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm; thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến. Còn việc đánh nhau đến cùng, thánh nhân vẫn có lời răn. Từ khi (Triều Minh) lấy được Giao-chỉ đến giờ, dụng binh liên miên, tai họa chồng chất, mỗi ngày càng quá lắm. Trừ số người, ngựa, nguyên phái đi đánh trước, và nhiều lần tiếp tục đem thêm đã bị chết hại thì không kể, mỗi năm lại đem sang thêm mấy vạn quân và ngựa nữa(2). Số quân mà tổng binh đem đến sau, hiện không còn ai. Nay An viễn hầu Liễu đại nhân thống lĩnh đại quân vào cõi, chúng tôi đã gửi thư(3) đến khẩn khoản nói: nên trên xét thiên thời, dưới xem nhân sự, may ra nước lớn có thể hết đạo vỗ yên, người xa nước nhỏ được hết lòng thờ nước lớn. Nhưng không may các đại nhân cho là lời nói ấy không đáng nghe, đem quân đi sâu vào cõi nước tôi, quân lính giữ bờ cõi của chúng tôi không làm thế nào được, ví như loài chim cùng thì phải mổ lại, loài thú cùng thì phải đánh lại. Trong khi vội vàng còn thì giờ đâu mà nghĩ đến lễ nghĩa chứ? Đó tuy là tội lỗi của tôi, cố nhiên không thể chối cãi được, nhưng cũng vì các ông khu xử, chưa chắc đều là phải cả. Tính việc ngày nay không gì bằng (các ông) lui quân ra ngoài bờ cỗi, tôi lập tức đem ngay các quân nhân đã bắt được ở các thành trả lại hết. Rồi đem thư của nước tôi và bản tâu nói rõ đầu đuôi, tâu lên triều đình. May ra mà lời bàn của triều đình ưng cho, thì các ông có thể không mất tiếng tốt, mà Nam, Bắc từ nay vô sự. Đó không những là sự may cho nước An-nam tôi, cũng là sự may lớn cho cả bàn dân thiên hạ. Các ông đều là người Trung-quốc; về đạo nhân nghĩa và lẽ thành bại, được, hỏng xưa nay, ngày thường đã học tập, tất biết rõ rồi, tôi còn phải nói đi nói lại làm gì nữa.

Thư nói không hết lời

Tuyên-đức, ngày, tháng, năm.


(1) Xem chú thích (1) bài 9. Nhận được thư trước, quân Minh bị vây ở Xương-giang không trả lời. Nguyễn Trãi gửi tiếp bức thư này.
(2) Trong thời gian đô hộ nước ta, nhà Minh đã nhiều lần phái quân sang đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Trước đạo viên binh của Liễu Thăng, chỉ tính từ tháng 10-1426 đến tháng 7-1427, nhà minh đã 3 lần điều viện binh sang nước ta với số quân trên 10 vạn do các tướng Vương An Lão, Vương Thông, Cố Hưng Tổ chỉ huy.
(3) Khi đạo viện binh của Liễu Thăng vừa vượt qua cửa ải biên giới, tiến đến Khâu-ôn, Lê Lợi sai người đưa thư cho Liễu Thăng xin lui quân về biên giới để xem xét tình hình rồi tâu về triều xin vua Minh bãi binh rút quân về nước. Xem thư gửi cho Liễu Thăng, bài 7, 6.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:26:30 pm

11. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM THƯ GỬI CÁC
VỊ TỲ TƯỚNG CỦA THIÊN TRIỀU
(1)


Tôi nghe, mưu việc từ trước khi có việc xảy ra, thì khi việc đến dễ mưu tính; việc xảy ra rồi mới mưu tính, thì mưu tính sẽ không kịp. Tôi đã gửi thư đến hai ba lượt không ngại phiền để nói nhiều. Mới rồi lại đã gửi đến một văn bản giãi tỏ chân tình, việc gì cũng nói hết ở trong bản ấy rồi. Các ông nên chóng lui quân ra ngoài cõi, không nên như Giả Hồ(2) lưu liên lâu ngày đến nỗi hỏng việc.

Kể ra, Vương giả không lừa dối bốn biển, Bá giả không lừa dối láng giềng, cho nên Văn-hầu không tham đánh ấp Nguyên, Thương quân không bỏ việc thưởng người dời cây gỗ; người mà không có thì thì làm gì được. Ngày nay tôi đã răn bảo quân lính, dẹp mở dường về cho các ông từ Cần-trạm đến Khâu-ôn(3), nếu thấy đại quân qua lại không được xâm phạm mảy may. Các ông, trọng hạn ba ngày, nên thu nhặt mà đi. Quá hạn ấy mà còn chậm lại, thế là các ông thất tín, không phải lỗi ở tôi vậy. Kinh thi có câu nói: “Người khác có lòng, ta lường tính xem”. Chắc rằng các ông sở dĩ ở chậm lại, có ý trông mong vào quân ở thành Đông-quan sang tiếp ứng chăng? Hay là ở quân Vân-nam sang tiếp ứng chăng? Thì, từ Đông-quan đến đây chỉ có một ngày đường, không phải hẹn còn có thể tự đến cứu được, há lại nỡ lòng nào dửng dưng ngồi nhìn không đau lòng hộ ư? Thế thì các ông trông mong về quân thành Đông-quan đã tuyệt vọng rồi.

Còn như Kiềm quốc công ở Vân-nam trước đây cùng với các ông cũng vâng mệnh trên họp quân ở đấy. Nhưng Kiềm đại nhân tuổi cao đức cả, đã sớm biết lẽ phải, thấy việc làm rõ. vừa mới đến bờ cõi, lập tức sai người dò thăm hư thực, nghe tin trước đây thành trì các xứ Tam-giang đều đã hòa giải, bèn lui quân về Lâm-an(4), làm bản tâu về triều. Tôi lại đem những quân nhân của các ông mà tôi đã bắt được đưa đến chỗ Kiềm đại nhân, nói rõ duyên do, bọn An viễn hầu, Bảo định bá, Lý thượng thư bị chét. Kiềm quốc đại nhân đã lui quân về Vân-nam rồi. Thế là bọn các ông trông mong về đạo quân ở Vân-nam lại tuyệt vọng nốt.

Hai mặt trông mong ấy đều đã tuyệt vọng, mà quân nhân mỗi ngày một bị chết, lương thực lại hết thì các ông còn đợi gì mà dùng dằng ở lại không đi chứ? Sao mà xét việc câu nệ, mưu việc không sớm thế? Than ôi, chén nước đã đổ khó mà vét lại được nữa, việc trước đã qua rồi, bỏ việc ngày nay không mưu tính đến, hối sao cho kịp. Thư nói chẳng hết lời.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày


(1) Xem chú thích (1) bài 9. Đây là thư thứ ba Nguyễn Trãi gửi cho tướng Minh bị vây ở Xương-giang. Trong thư, Nguyễn Trãi có đề ra thời hạn trong ba ngày, phải rút quân. Vậy bức thư này gửi vào khoảng cuối ghời gian vây hãm và dụ hàng, trước khi tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
(2) Giả Hồ: chưa rõ điển tích.
(3) Cần-trạm nay là vùng Kép, Khâu-ôn là vùng thị xã Lạng-sơn. Đó là hai địa điểm trên đường từ Pha-lũy đến Xương-giang.
(4) Lâm-an thuộc Vân-nam Trung-quốc.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:29:32 pm

12. CHÁU BA ĐỜI VUA NHÀ TRẦN NƯỚC AN-NAM TRƯỚC,LÀ TRẦN CẢO THƯ GỬI QUAN TỔNG BINH VÂN-NAM KIỀM QUỐC CÔNG

CÙNG CÁC VỊ QUYỀN BA TI XÉT

(1)


Tôi thường nghe: đạo người quân tử làm trọn cái tốt đẹp của người khác; lòng người có nhân thường muốn (đạt ý người khác lên người trên). Trước đây tôi gửi thư đến nói về việc quan hệ giữa nhà nước thành hay bại, cùng sinh dân vui hay buồn. Người có lòng muốn yên dân, há chẳng chạnh lòng thương xót ư? Nay đã mấy tháng rồi, không biết thư tôi gửi khi trước có đến đại nhân hay không, mà không từng thấy một chữ nào trả lời cho biết(2). Lòng của người có nhân lại im lặng như thế ư? Kể ra đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm. Thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến. Còn việc dùng binh đến cùng, cậy vào vũ lực là điều mà xưa nay vẫn răn dạy. Từ khi quân nhà vua dẹp yên cõi Giao-chỉ đến giờ, binh đao liền liền, tai vạ chồng chất, một ngày một quá lắm. Người Trung-quốc thì bị đòi bắt tần phiền, quân và ngựa đều bị chết. Cái mà lấy được không bù cho cái mà bị mất, cái mà cướp được không chữa được vết tổn thương. Trừ ra, nguyên số quân đi đánh lần tước, và nhiều lần tiếp tục, quân và ngựa chết hại không biết đâu mà tính, thì không kể, năm ngoái, lại điện phát quân và ngựa ở ba tỉnh Vân-nam, Tứ-xuyên, Quí-châu hiện nay mười phần không còn một phần(3). Cứ xem thế, (thì người xưa) bảo đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, há chẳng đúng lắm ru? Từ tháng 11 năm ngoái(4) trở về sau, các xứ Tân-bình, Diễn-châu, Nghệ-an đều đã cởi áo giáp ra ngoài thành cùng với chúng tôi bàn việc hòa giải. Các vị tổng binh quan Thành-sơn hầu, Vinh-xương bá, các quan đố đốc họ Phương, họ Mã, họ Thái, Thái giám Sơn Thọ đều trong tháng 4 năm nay, đã mở cửa thành cởi áo giáp(5). Tất cả hết thảy quan viên quân nhân và người trong, cộng mấy vạn người, tôi đều thu nuôi, không xâm phạm mảy may. Chỉ đợi ngày chiếu thư ban xuống thì đem trở về đủ số. Các đại nhân đều là nhân nhân quân tử, há lại khôngbiết rõ nghĩa giao thiệp của với nước láng giềng cùng đạo vui trời, sợ trời. May ra được (đại nhân) đem ý trong thư trước của tôi chuyển tâu về triều đình rồi truyền bảo cho tôi biết ý định của triều đình để cho dân vô tội cõi Giao-chỉ tôi được thoát mình khỏi nước sôi lửa bỏng mà quân đi đánh dẹp của Trung-quốc được về quê hương; thế làm làm một việc mà được hai điều tiện lợi. nếu không thế, chỉ chăm đòi bắt quân lính lại sang lần nữa, các ông đã biết rõ lời răn từ xưa tới nay về viêc cùng binh độc vũ, há chẳng thấy thế mà sờn lòng ư? Kinh xin trả lời cho biết.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh giữ chức tổng binh chỉ huy đạo quân tiếp viện gồm 5 vạn quân và 1 vạn ngựa, từ Vân-nam sang phối hợp với đạo quan chủ yếu của Liễu Thăng. Để tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước, bộ chỉ huy nghĩa quân chủ trương kiềm chế đạo quân Mộc Thạnh ở vùng biên giới. Các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lê Khuyển, Lê Trung được lệnh đem quân lên ải Lê-hoa (vùng Hà-giang, giáp Vân-nam) với nhiệm vụ “chỉ đặt quân phục để chờ, chưa nên đánh vội” (Toàn thư, q. 10, 41b). Đồng thời, Nguyễn Trãi lấy danh nghĩa Trần Cảo, gửi thư cho Mộc thạnh vốn là Tổng binh trấn thủ Vân-nam và các quan chức nhà Minh phụ trách ba ty ở Vân-nam (ba ty là ty đô, ty bố chính, ty án sát). Thư có lẽ gửi vào khoảng tháng 9 năm Đinh mùi khi đạo quân Mộc Thạnh mới tiến đến biên giới gần ải Lê-hoa và trước khi Liễu Thăng thất bại (trong thư này chưa nói đến thất bại của Liễu Thăng).
(2) Theo Toàn thư (q. 10, 45a), tháng 8 năm Đinh mùi (1427), Lê Lợi có sai sứ chuyển sang Quảng-tây, Vân-nam tờ biểu cầu phong đứng tên Trần Cảo để nhờ gửi về triều đình nhà Minh. Mộc Thạnh đã chuyển tờ biểu đó về triều. Lúc đó, có lẽ Nguyễn Trãi đã gửi cho Mộc Thạnh một bức thư. Lần này, Nguyễn Trãi nhắc lại bức thư đó mà đến nay Mộc Thạnh vẫn chưa trả lời.
(3) Năm Bính ngọ (14260 nhà Minh cử thái tử thái bảo Thành-sơn hầu Vương Thông đem 5 vạn quân sang tiếp viện cho thành Đông-quan. Tháng 10 năm đó, Vương Thông huy động 10 vạn quân mở cuộc phản công lớn, nhưng đã bị thất bại thảm hại trong trận Tốt-động - Chúc-động.
(4) Tháng 11 năm Bính ngọ (1426).
(5) Các tướng Minh ở thành Đông-quan: Thành-sơn hầu Vương Thông giữ chức Tổng binh, Vĩnh-xương bá Trần Trí, đô đốc Phương Chính, Mã Kỳ, thái giám Sơn Thọ. Thực ra, đến tháng 4 năm Đinh mùi (1427), quân địch ở Đông-quan chưa chịu đầu hàng.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:34:13 pm

13. THƯ CỦA ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM
KÍNH GỬI TỔNG BINH QUAN, THÁI PHÓ, KIỀM QUỐC CÔNG XÉT
(1)


Tôi nghe, trời đất sinh muôn vật, tất trước phải có sấm sét làm vang động,rồi mới gia ơn mưa móc; thánh nhân trị nhân dân, tất phải đặt ra hình phạt để ngừa phòng rồi mới làm việc giáo hóa. Cho nên, vua Thành-thang đánh nhà Hạ là có ý đẩy nước đã mất lên làm làm vững người hiện còn; vua Vũ Vương (đánh) nhà Thương là có ý đẩy nước đã diệt mà nối dòng đã tuyệt. Lòng của thánh nhân, tức là lòng của trời đất về việc ban mệnh, về việc dánh dẹp, một khi vui mừng, một khi tức giận, toàn là do lòng chí công của trời đất, không có mảy may ý riêng ở đó. Trước đây (Hồ Quí Ly) làm việc không có đức, Thái tôn hoàng đế dấy quân hỏi tội; sau khi dẹp yên rồi, xuống chiếu tìm con cháu họ Trần, để giữ việc thờ cúng; thế thì đối với cái nghĩa làm vững người hiện còn, dấy nước bị diệt, há chẳng cùng một đường lối với vua Thang, vua Võ hay sao? Không may mà các quan coi biên giới tâu man là con cháu ngành vua Trần đều đã chết hết, rồi đem bọn con cháu họ hàng nhà Trần như Trần Nguyên Hy, Trần Sư Trinh, Trần Nguyên Chỉ, vài mươi người đem về kinh sư, đem an trí mỗi người một nơi(2). Thế há chẳng rõ ràng là lừa dối triều đình ư?Tự khi ấy đến giờ, binh đao liền liền, tai họa chồng chất, hơn hai mươi năm không được yên nghỉ. Cái mà lấy được không bù cho cái mất đi, số người bắt được không bõ với số người chết đi. Huống chi, nếu lấy được đất An-nam, không thể cho dân Trung-quốc đến ở được, bắt được dân An-nam không thể dùng để phục dịch cho Trung-quốc được. Thế thi được hay hỏng, lẽ phải hay tái, há chẳng rõ ràng lắm ư?

Kính nghĩ đại nhân là họ thân của nhà vua được ủy nhiệm cho việc nặng nề như ông Chu, ông Thiện ngày xưa. Trên chín lần yêu dấu trông cậy, dưới muôn dân thấp thỏm ngóng trông. Ra làm tướng võ, vào làm tướng văn, thiên hạ yên hay nguy quan hệ ở mình. Văn sư võ bị không phải người thường tài có thể sánh kịp, nên mới vâng mệnh sang cói Nam lấy đức vỗ về, mà người nào cũng vui lòng. Sau khi đem quân về thì công ơn để lại dân, còn nhớ mãi, chẳng khác gì cây cam đường của Thiện công nhà Chu(*) xưa kia.

Nay lại vâng mệnh sang chầu lần nữa, đóng quân ngoài cói, có thể tưởng thấy sự tiến hay dừng của đại nhân, vững chắc như gò núi. Về sự việc thấy sáng suốt, biết việc được sớm, tất người khác không thể theo kịp. Nay đem thực sự bày tỏ hết để đại nhân rõ:

Ngày tháng 9 năm này(3), An viễn hầu Liễu Thăng thống lĩnh đại quân đến địa phận thành Khâu-ôn. Tôi đã hai ba lần gửi thư nói kỹ về thiên thời, về nhân sự (thời trời, việc người); nói đi nói lại không ngại rờm lời, mà Liễu công cho lời nói của tôi là không đáng tin, bèn mạo hiểm tiến quân vào sâu chuyên việc chém giết, ý định giết hết không để sót người nào(4). Nhưng không biết đạo trời ưa sống, lòng người ghét loạn. Thành hay bại, phúc hay họa, chỉ trong khoảng trở bàn tay thôi.

Ngày 20 tháng 9, (Liễu Thăng) tiến quân đến cửa Chi-lăng, quân lính giữ cửa ải của tôi không làm thế nào được, liền phải chống cự lại. Liễu công bị chết tại trước trận, không biết lẫn lộn vào đâu. Bảo định bá, Thái đô đốc, Lý thượng thư cũng bị chết nối nhau. Còn các quân lính đều bỏ trốn chạy tan. Đó tuy cũng là tội lỗi của tôi, cố nhiên không thể chối cãi được, mà cái họa của Liễu công tất phải tự mình chuốc lấy. Người xưa có câu nói: “Cậy vào đức thì tốt, cậy vào sức thì chết”, tức là thế đấy.

Nay chúng tôi nhờ ơn của đại nhân như trời đất cha mẹ, nên mới thổ lộ tình thực; mong đại nhân thương cho. Đại nhân đem lòng người quân tử nhân đức, tất sẽ làm việc nhân nghĩa, để cho người đời này đều tiến lên cõi thái hòa, há lại chịu lấy đất chỗ An-nam bé như nốt ruồi, mà làm cho thiên hạ nhọc ư? Trước đây Hóa-châu làm loạn(5), đại nhân còn dung thứ vì tấm lòng hướng thiện của họ, bảo sắp đủ lễ vật, mong cho bản thân được đạt tới triều đình. Nhưng lời bàn của triều đình không ưng thuận, và cứ lo việc tiến đánh. Nay vua tôi nước tôi một lòng, quân lính cùng một chí hướng. Về cái nghĩa kính trời thờ nước lớn không dám bỏ thiếu. Trước đây các thành Tân-bình, Thuận-hóa, Diễn-châu, Nghệ-an, Tiền-vệ, Xương-giang, Thị-cầu, Tam-giang, Trấn-di đều mở cửa thành, cởi áo giáp cùng hòa giải với tôi. Hết thảy các quan lạy quân dân cộng mấy vạn người, tôi nhất nhất thu nuôi cả, không xâm phạm đến mảy may nào. Đại nhân quả có lòng thương, tôi xin đem nộp tất cả các quan lại quân nhân nói trên và xin chuyển tâu về triều đình cái việc nói rõ trong lá thư này. May ra lời bàn của triều đình y cho cái ơn của đại nhân như trời đất cha mẹ, mới toàn vẹn được trước sau. Nếu triều nghị không nghe thì chúng tôi dẫu chết cũng không ân hận gì. Nay đem các quân lính của Liễu công mà tôi đã bắt được ấy, đưa trả về doanh(6). Trừ ra việc hỏi rõ thực hư không kể trước hết xin đệ trình bản thảo thư riêng chữ viết (của Liễu công). Kính xin đại nhân có lòng thương tới mà dạy bảo cho thì may lắm.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày(1) Thư này gửi cho Mộc Thạnh sau khi đạo quân của Liễu thăng đã bị thất bại nặng nề, Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh đã bị chết.Theo Toàn thư (q. 10, 42a), Cương mục (q. 14, 19b-20a) và những tài liệu khác, thì sau khi tiêu diệt xong toàn bộ đạo quân Liễu Thăng, Lê Lợi sai một số tù binh đem sắc, thư, phù, ấn của Liễu Thăng đến Lê-hoa cho Mộc Thạnh xem. Nhân khi quân địch hoảng hốt tháo chạy, quân ta phản công và truy kích ở ngòi Nước-lạnh hay (Lãnh-câu) và Đan-xá giết chết hơn 1 vạn, bắt sống hơn 1 nghìn. Nhưng theo thư số 11 mới tìm thấy, thì Lê Lợi sai tù binh báo cho Mộc Thạnh biết Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh đã bị chết và đạo quân Mộc Thạnh tháo chạy về Vân-nam khi quân Minh (bộ phận còn lại của đạo quân Liễu Thăng đang bị bao vây ở Xương-giang. Như vậy thư gửi cho Mộc Thạnh cũng như trận Lãnh-câu, Đan-xá xảy ra sau trận Chi-lăng, Cần-trạm, Phố-cát và trước trận tiêu diệt quân địch ở Xương-giang (nghĩa là trong khoảng từ 10-10 đến 3-11-1427). Điều đó phù hợp với đoạn văn trong Bình Ngô đại cáo :“Bị quân ta chẹn ở Lê-hoa, quân Vân-nam kinh sợ mà trước đã vỡ mật.Nghe quân Thăng thua ở Cần-trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau để chạy thoát thân”.

(2) Sau khi đánh bại nhà Hồ (1406-1407), nhà minh một mặt lấy cớ con cháu nhà Trần không còn ai để chiếm lấy nước ta, một mặt lùng bắt những người họ Trần trong đó có Trần Nguyên Hi, Trần Sư Trinh, Trần Nguyên Chí, đem đày về nước.


(*) Thiệu Công Cơ Thích phò tá Chu Văn Vương, Chu Võ Vương. Có lần ông đi ra ngoài, có người dân đến kiện cáo. Ông bèn ngồi dưới gốc cây lê xử kiện. Sau khi ông đi khỏi, nhân dân nhớ tới ơn ông, bèn cùng nhau bảo vệ cây lê không cho ai chặt và làm thơ ca ngợi.
(3) Năm Đinh mùi (1427).
(4) Khi đạo quân Liễu Thăng đến Khâu-ôn, Lê Lợi hai lần gửi thư cho Liễu Thăng xin lui binh về biên giới. Nhưng Liễu Thăng rất chủ quan, khinh địch, nhận được thư không thèm xem, chỉ sai người chuyển về triều rồi tiếp tục tiến quân (Cương mục q. 14, 19b; Hoàng Minh thực lục).
(5) Hóa-châu là vùng Thừa-thiên, trước đây là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Trân Quý Khoáng (1409-1414). Lúc đó Mộc Thạnh chỉ huy quân Minh ở nước ta đàn áp cuộc khởi nghĩa này.
(6) Theo Toàn thư (q. 10, 42a), Cương mục (q. 14, 19b), Lê Lọi sai một số tù binh vừa bắt được trong đạo quân Liễu Thăng gồm 1 viên chỉ huy, 3 viên thiên hộ, mang sắc, thư, phù, ấn của Liễu Thăng đưa đến cho Mộc Thạnh xem.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:39:55 pm

14. THƯ GỬI QUAN TỔNG BINH, SƠN ĐẠI NHÂN VÀ CÁC VỊ(1)


Ta nghe, người phương Nam, phương Bắc cũng ví như trâu với ngựa, khi tới kỳ sinh đẻ không bao giờ đến với nhau. Trước đây vì Hồ Quí Ly không có đức, mình chết nước mất, hơn hai mươi năm họa loạn, khổ cực lắm rồi. Dân mong được bình trị hầu như người đói mong ăn, khát mong uống. Con cháu họ Trần ta nhờ ơn người trước để lại, được người trong nước yêu mến suy tốn, mới được như thế. Nay quan tổng binh mang tiết việt chuyên việc đánh dẹp. Từ ngày vâng mệnh ra đi, được phép tiện nghi làm việc. Và, đại nhân thực không phụ với kí thác long trọng của triều đình. Xem như thư đã tâu lên, thì ý của đại nhân, thực đáng ghi nhớ. Nay đem chân tình thực sự báo cho đại nhân biết. Vào tháng giêng năm nay(2), triều đình sắc cho thái tử thái phó An viễn hầu là Liễu Thăng, đô đốc họ Thôi, thượng thư họ Hoàng(3)… Ngày 20 tháng này(4), họ đến cửa ải Chi-lăng(5), quân giữ cửa ải của ta liền cùng đánh nhau. Liễu Thăng tự mình lên trước, thân đốc quân tiền phong, bị quân ta giết chết. Những quân nhân đi trước thăm dò, đều bị giết hết. Đến ngày 25, trận đánh ở núi Mã-yên(6), Bảo định bá trúng phải phi lao bị thương nặng tắt thở ngay. Quân nhu khí giới mất hết không còn gì. Ngày 28 trận đánh ở Cầm-trạm(7), Lý Khánh cũng chết nối theo. Về lương thực, xe chở lương, các vật kiện công để thưởng cho quân, bài vàng, súng lớn, súng nhỏ, giáp sắt, linh ba, cung tên các thứ, tất cả cùng bị quân ta lấy được. Ngày 29(8) lại đánh nhau, quân ta bao vây bốn mặt, bắt sống được các quan và đô đốc Thôi, thượng thư Hoàng hãy còn kia. Quân nhân mấy vạn người bị đói, rủ nhau trốn đi; có người vào rừng núi tự vẫn chết, không thể xiết kể. Ngày nay quân lính của ta, chỉ để giữ nước không lại cùng đánh nhau nữa. Tất cả các quân giỏi mạnh của ta và người có tri thức đều ở xứ khác; duy có bọn già yếu, ốm đau không dùng được, mới cho ở đấy giữ trại mà thôi. Nay nghĩ đến ơn của đại nhân ngày trước, săng sắc không quên, mới đem sự thực về quân tình của đàn trẻ báo cáo về, báo cho tướng quân biết đó thôi. Thư nói không hết lời.(1) Sau khi tiêu diệt đạo quân tiếp viện của Liễu Thăng, Nguyễn Trái viết thư này báo cho tổng binh Vương Thông, thái giám Sơn Thọ và các tướng Minh ở thành Đông-quan biết.
(2) Năm Đinh mùi (1427).
(3) Các tướng Minh chỉ huy đạo quân tiếp viện từ Quảng-tây sang. Đô đốc họ Thôi là Thôi Tụ, Thượng thư họ Hoàng là Hoàng Phúc. Câu này chưa trọn nghĩa và thiếu những tướng quan trọng như Bảo-định bá Lương Minh giữ chức phó tổng binh, binh bộ thượng thư Lý Khánh giữ chức tham tán quân vụ. Có lẽ thiếu sót vì sao chép.
(4) Ngày 20 tháng 9 năm Đinh mùi tức ngày 10-10-1427.
(5) Ải Chi-lăng nay thuộc huyện Chi-lăng, tỉnh Lạng-sơn. Nơi đây quân ta mai phục tiêu diệt ngay từ trận đầu đội kỵ binh tiên phong của địch và giết chết Liễu Thăng bên núi Mã-yên.
(6) Ngày 23-9 (ngày 15-10-1427), Bình Ngô đại cáo, Toàn thư (q. 10, 40b) đều chép ngày 25-9, quân ta giết chết Bảo-định bá Lương Minh, nhưng không nói rõ nơi xảy ra trận đánh. Đoạn văn của Toàn thư: “Ngày 25, vua lại sai Lê Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân tiếp đến ải núi Mã-Yên. Bọn Sát và Nhân Chú tung các quân ra đánh, chém được Bảo-định bá Lương Minh tại trận”, dễ làm người đọc tưởng Lương Minh bị giết ở Mã-yên. Nhưng núi Mã-yên, tên nôm là núi Yên-ngựa, nằm trong phạm vi ải Chi-lăng. Thư số 15 cho biết rõ: ngày 25, Lương Minh tiến đến Cần-trạm (Kép, Hà-bắc) bị giết chết. Vậy trận đánh ngay 25 ở Cần-trạm chứ không phải ở núi Mã-yên.
(7) Ngày 28 tháng 9 là ngày 18-10-1427. Theo thư số 15 thì trận đánh ngày 28 xảy ra ở Phố Cát (gần ga Phố Tráng, Hà-bắc), chứ không phải ở Cần-trạm.
(8) Ngày 29 tháng 9 là ngày 19-10-1427. Theo Toàn thư (q. 10, 41b) thì ngày 15 tháng 10 (ngày 3 tháng 11-1427) quân ta mới mở cuộc tiến công cuối cùng tiêu diệt số quân minh còn lại ở Xương-giang và bắt sống Thội Tụ, Hoàng Phúc. Ngày 29 tháng 9, quân Minh mới từ Phố Cát tiến xống Xương-giang và bị quân ta bao vây bốn mặt. Ở đây có 2 khả năng:- Hoặc do chép nhầm và phải chữa lại là ngày 15 tháng 10.

- Hoặc Nguyễn Trãi viết thư này vào ngày 29 tháng 9, ngay sau trận Phố Cát. Lúc đó, số quân Minh còn lại đang bị vây ở Xương-giang, chưa bị tiêu diệt, nhưng Nguyễn Trái nói như trong thư để uy hiếp tinh thần Vương Thông.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 23 Tháng Hai, 2011, 05:44:23 pm

15. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM LÀ LÊ LỢITHƯ GỬI QUAN TỔNG BINH VƯƠNG ĐẠI NHÂN,

THÁI GIÁM SƠN ĐẠI NHÂN XÉT

(1)

Tôi thường nghe: thời có nước thịnh suy, quan hệ ở vận trời; việc có thành bại thực bởi tại người làm. Nay thử lấy những việc đã qua, kể ra từng việc để các đại nhân rõ, rồi sau lấy việc ngày nay bày tỏ sự thực, có nên không? Trước đây về giao ước hòa giải, không những lòng của tôi và của các đại nhân đều được yên, mà cả đến lòng quân sĩ của hai nước đều thế, ai cũng vui mừng nhảy nhót tự bảo rằng: cả Nam lẫn Bắc từ nay trở đi đều được vô sự.

Tại sao hai ông Phương và Mã cố chấp ý riêng của mình, nệ mà không thông, đến nỗi làm ngăn trở việc hòa ước của hai bên. Thế tức là người xưa có câu: “Một lời nói làm hỏng việc” há chẳng đáng tin sao? Từ đấy biến thân thiết làm thù địch, chuyển yên làm nguy. Hàng ngày chỉ nghĩ việc đánh nhau, lại làm cho kẻ không có tội bị gan óc dây đầy cỏ nội, khí tức giận xông lên tận trời. Nước lớn lỗi đạo giải hòa, vỗ yên người xa, nước nhỏ thiếu lễ kính trời thờ nước lớn. Xét ra việc làm ấy là lỗi của ai? Song việc trước đã qua, thực không thể lấy lại được. Hiện nay có An viễn hầu là Liễu thăng vâng mệnh (triều đình) đem hơn 10 vạn quân, đi đến Quảng-tây, đã hai lần sắc thư gọi về, Liễu thăng trót đã mang quân ra, chống lại mệnh lệnh mà cứ đi. Quân đi đến Lễ-giang, bị tai họa đắm thuyền, chết đuối đến hơn một vạn người. (Đó là), trời bảo cho biết đã rõ lắm rồi. Còn khi đi đường, người trốn, kẻ chết kể có đến hàng vạn người, lòng người không thuận, oại có thể thấy rõ hơn đấy. Khi đến Nam-ninh, lại có sắc chỉ đòi về, đó là bởi các quan ở trong triều tất có người biết thời thông biến, biết đem chính đạo can vua, muốn cho thánh thượng lại làm như việc dấy lại dòng giống đã tuyệt, nối lại cho nước đã bị diệt, như vua Thang, vua Vũ ngày xưa, mà không bắt chước việc làm thích khoe khoang, ưa lập công của nhà Hán, nhà Đường, Liễu thăng không nghĩ đến mức ấy, không xét thời trời, không biết việc người, chỉ lấy việc chém giết làm oai, ý muốn đánh giết không sót người nào. Đã trái lòng người lại trái mệnh vua, (Liễu thăng) tiến qnân đến cửa ải Chi-lăng, cùng với quân lính giữ cửa ải ấy của ta đánh nhau kịch liệt một trận, rốt cuộc bị quân ta giết chết. Còn lại Bảo định bá(2) lại thu họp tàn quân, ngày 25(3) tiến ra Cần-trạm(4), lại bị quân ta giết chết; Lý thượng thư(5) cũng bị chết tại trận, duy có Thôi đô đốc một mình chạy thoát, thì lại tức tối không thể thôi được, ngày 28 tiến quân đến phố Cát(6), lại bị quân ta đánh cho thua, quân nhân đều mạnh ai nấy chạy, ẩn trốn tan nát, khí giới cũng bị mất hết chỉ còn lại hơn một vạn quân(7), quân ta đến nơi bao vây bốn mặt, muốn tiến không hay, muốn lui không được. Đến nay, đã 1 tháng, 14 ngày(8), lương thực hết cả, quân nhân chết đói xác chất thành núi. Kế cùng sức hết, bèn xông vòng vây mạo hiểm ra đánh, từ giờ mão đến giờ thân, sức không thể chống được. Quân của Thôi công, lại ngay khi đó bị đánh giết gần hết, chỉ còn lại người gầy yếu ốm đau, tự mở cửa trại ra hàng. Ta tuy không giết chết, cũng là bởi Thôi công trái mệnh trời, rước lấy tai họa. Mà câu nói là: “Việc thành hay bại, thực bởi người làm ra”, há chẳng đúng lắm ư?

Ví bằng việc hòa giải đã xong, thì ngày nay tất không có cái họa Liễu Thăng, mà cái ơn của đại nhân như ơn cha mẹ khi trước, quyết không thể quên được. Nay đem chân tình thực ý, phúc báo để cùng biết. Nếu như các đại nhân lại theo đúng ước xưa, tôi mong được Sơn đại nhân sang qua sông cùng họp, tôi sẽ xin lui quân về các vùng Thành-đàm, Ái-giang, để cho đại nhân được thung dung trở về nước. Phàm trời sở dĩ cần quyền đưa ra ý kiến không ngại phiền phức, chính là lấy lòng thành của nước nhỏ thờ nước lớn, muón mưu việc lâu dài trên thuận lòng hiếu sinh của trời, dưới cứu thoát nhân dân từ trong chỗ nước sôi lửa bỏng. Nếu khong thế, xua nhân mệnh vào đám tên đạn, để quyết sống mái, thì tôi xin quyết ý mà làm, cần gì phải nói đi nói lại mãi làm gì?

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Nhận được thư trước (thư số 14), Vương Thông biết tin viện binh đã bị diệt. Nhưng hắn còn hoài nghi, chưa trả lời và vẫn đóng cửa thành cố thủ. Nguyễn Trãi viết tiếp thư này gửi cho Vương Thông và Sơn Thọ. Theo chính sử của ta thì sau chiến thắng Chi-lăng - Xương-giang, Lê Lợi sai thông sự Đặng Hiếu Lộc giải Thôi, Tụ Hoàng Phúc cùng một số tù binh, mang theo song hổ phù, ấn bạc của Liễu Thăng và khí giới, cờ trống, số quân bắt được, đến dưới thành Đông-quan cho quân Minh tận mắt thấy rõ ràng bằng chứng của sự thất bại (Toàn thư, q. 10, 42a).
(2) Sau khi Liễu Thăng chết, phó tổng binh là Bảo-định bá Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy.
(3) Ngày 25 tháng 9 năm Đinh mùi (ngày 15-10-1427).
(4) Cần-trạm nay là vùng Kép, huyện Lạng-giang, Hà-bắc. Ở đây còn di tích một thành lũy cổ tương truyền do quân Minh xây, nhiều địa danh và truyền thuyết gắn liền với chiến trận chống quân Minh. Trận Cần-trạm có được Nguyễn Trãi ghi nhận trong Bình Ngô đại cáo, nhưng không được chép rõ trong chính sử như Toàn thư, Cương mục.
(5) Bình Ngô đại cáo, Toàn thư (q. 10, 40b) đều chép thượng tư Lý Khánh chết ngày 28 tháng 9 (ngày 18 tháng 10-1427), tức trận Phố Cát trong thư này. Do đó câu “Lý Thượngthư cũng bị chết tại trận” đáng lẽ phải đưa xuống dưới, đặt sâu câu “ngày 28, tiến quân đến Phố Cát, lại bị quân ta đánh cho thua”.
(6) Phố Cát có lẽ là vùng Phố Tráng thuộc xã Tân Đĩnh, huyện Lạng-giang, Hà Bắc. Ngày 28 tháng 9 là ngày 18-10-1427.
(7) Thực ra sau trận Phố Cát, số quân Minh không phải chỉ hơn 1 vạn, mà còn khoảng dưới 7 vạn. Theo Toàn thư, số quân địch bị vây và diệt ở Xương-giang là: 5 vạn bị giết và 3 vạn bị bắt sống.
(8) Toàn thư (q. 10, 41b) chép rõ ngày 15 tháng 10 (3-11-1427) quân ta mở cuộc tiến công tiêu diệt toàn bộ số quân địch bị vây ở Xương-giang. Điều đó phù hợp với câu trong Bình Ngô đại cáo: “Lại hẹn giữa tháng mười diệt giặc”. Thời gian quân địch bao vây ở Xương-giang là từ sau trận Phố Cát ngày 28 tháng 9 đến 15 tháng 10 năm Đinh mùi (từ sau ngày 28-10 đến 3-11-1427) tính ra là khoảng 14 hay 15 ngày, chứ không phải 1 tháng 14 ngày. Có thể là do sao chép nhầm và nên chữa lại là 14 ngày.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:09:58 am

16. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM LÀ LÊ LỢI TRẢ LỜI
TỔNG BINH ĐẠI NHÂN, THÁI GIÁM SƠN, MÃ HAI ĐẠI NHÂN XÉT
(1)

Tôi nghe: lời nói không cứ thực hay dối mà tình không thể tự che giấu được, việc phải có, phải hay trái mà lẽ không thể tự mờ tối được, duy có người trí giả mới có thể phân biệt được. Còn người chấp nhất thủ thường, mà đắm đuối vào việc nghe thấy, tất nhiên có chỗ mờ tối mà vẫn không tự xét ra.

Tôi nay nhận được thư đại nhân gửi đến(2), nói về thứ bậc lớn nhỏ, tôn ti và chia ra việc trí, ngu, được, hỏng. Lời nói ấy thực là đúng lắm. Phàm xưa nay tôi sở dĩ cần quyền đưa ra, ý kiến hai ba lần gửi thư như thế, chính là đúng như lời tôn công đã nói. Nước lớn hết đạo của nước lớn, nước nhỏ hết lòng thành của nước nhỏ. Về việc mưu tính cho nhân dân trong thiên hạ, há chẳng sâu và xa ư? Địa nhân gọi là lẽ chính, đạo lớn, trừ ra ngoài hai việc ấy, há lại có đạo lý nào khác nữa ư? Lại bảo rằng: tôi không lấy lối Diễn, Nghệ mà đối đãi với đại nhân, sao câu nói ấy không có lượng rộng thế! Tôi trước đây có bắt được quan và quân các thành, bất tất nói làm gì. Hiện nay lại mới bắt được quân lính đến hơn hai vạn: các cấp thượng thư đô đốc, đô ti, chỉ huy, thiên bách hộ, hơn một trăm người, ngựa 3.000 con, đều là tôi làm sự giả dối mà bắt được chăng? Nay tôi muốn giữ lại mấy vạn người phục dịch cho tôi cũng không ích gì, mà tiều đình lại mấy vạn người ấy cũng không tổn gì. Nay tôi liệu tính số quân của các đại nhân ở trong thành, chẳng qua chỉ độ vài mươi vạn người mà thôi. Tôi tuy lại kiếm cách lừa dối để bắt được hết cũng chẳng bổ ích gi cho việc cả. Ví bằng dùng mưu kế dĩ nhiên trong một lúc mà để mối ho cho bốn biển đến mãi vô cùng, thì chi bằng khéo tính việc dài lâu để làm phúc cho nhân dân toàn thiên hạ. Cho nên sao bằng không thấy cái này mà đổi cái kia, bỏ cái ngắn mà lấy cái dài. Do đó mà bàn, thì sự thành thực hay giả dối của tôi có thể biết được.

Nay đại nhân mang tiết việt chuyên việc đánh dẹp, thì việc quân ở cõi ngoài có thể tùy tiện mà xử trí. Huống chi việc binh không thể ở xa mà ức đạc được; việc, có việc hoãn việc gấp, có thể nhất nhất đợi lệnh triều đình được ư? Nay kẻ bày kế cho đại nhân bảo chỉ có việc đánh và giữ, cuối cùng là chết, quyết không có lẽ nào không vâng mệnh mà tự bỏ về. Thế thì câu nói là: “Đại tướng ở bên ngoài, mệnh lệnh của vua có thể có việc không tuân theo cũng được”. Câu nói ấy cho là không đáng tin ư? Huống chi bảo rằng: Chết mà có ích cho nước, dù chết cũng đáng. Nếu chết mà không bổ ích gì cho nước thì chết uổng mà thôi. Biết thế nào có ích, thế nào là vô ích? Kia như Trương Tuần giữ thành Thú-dương mà có ý che chắn cho Giang, Hoài. Nếu Giang, Hoài không giữ được thì nhà Đường sẽ nguy. Cho nên cái chết của Trương Tuần là đáng chết, không như thế, chỉ bo bo giữ tiết nhỏ mọn mà chết, làm hại cả tính mệnh của nhân dân trong một thành, thì lòng của người dân giả không làm thế. Nay, bọn các ông giữ một thành tở trọi, mà tự bảo là chịu chết theo với thành, thế thì thực có bổ ích gì cho nước không? Hay là muốn đợi khi không còn viên đạn nào đều khêu ra cái họa cùng binh độc vũ chăng! Túng nhiêu giữ được thành không bị mất thì có bổ ích gì cho Nhà nước? Nếu thành ấy bị hạ, lại có người như An viễn hầu (Liễu Thang) lại đến, để cho dân nước nhỏ phải mệt mỏi tai họa, thế là lỗi của ai chứ? Đúng như câu nói: “Tham hư danh mà chịu thực họa”.

Nếu bảo rằng: một năm không đánh được thì hai năm phải đánh được, cho đến năm năm, mười năm, hết năm này đến năm khác, cũng đến đánh được. Ta sợ rằng đức hiếu sinh của thượng đế tất không nỡ lòng như thế. Nếu quả như vậy là việc làm của đời cuối sắp suy mất. Lẽ nào ngày nay đương buổi thánh minh, mà đại nhân là vị nguyên soái có văn học, há lại không biết nhân dân có tội gì, mà nỡ để cho gặp phải họa hại lâu đến mãi trăm năm mà không dứt ư? Lại nói ngay đến chuyện nhà Hán với Hung-nô, nhà Đường với Cao-ly, đại nhân há chẳng thấy Vũ-đế (nhà Hán) xuống chiếu bỏ Luân đài; Thái tông (nhà Đường) rút quân ở Tân-thị về. Hai bậc vua ấy, nếu không biết hối lỗi, thì thiên hạ chẳng suýt nữa nơm nớp lo ư? Sách Truyện (tức Luận ngữ) có câu: “Ba người cùng đi tất có người là thầy ta, mình chọn lấy điều nào thiện thì theo, điều nào ác thì đổi đi” (三人同行,必有吾師焉。擇其善者而從之,其不善者而改之 Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên: trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỹ bất thiện giả nhi cải chi). Thế thì người thiện, người ác đều là thầy ta cả. Tôi không biết đại nhân sẽ lấy vua Hán, vua Đường biết hối lỗi là bậc đáng làm thầy ư? Hay là lấy vua Hán vua Đường cùng binh độc vũ là bậc đáng làm thầy ư? Sẽ lấy vua Thang vua Vũ dấy nước đã diệt nối dòng đã tuyệt làm phép nhất định chăng? Hay là lấy nhà Hán nhà Đường thích khoe khoang, ưa lập công làm phép nhất định ư?

Nay hãy bỏ việc ấy mà bàn (thiết thực ngay): đại nhân thực cho lời nói của tôi là phải thì nên theo ước trước, xin được Sơn thái giám sang qua sông cùng hội họp. Tôi cũng sai người thân ruột thịt của tôi vào thành trực hầu, để cho lời giao ước được chắc chắn, rồi sau sẽ lui quân ở các vùng Thanh-đàm, Lũng-giang(3) để cho đại nhân được thung dung đem quân về nước. Phàm các đường sá, cầu đập, lương chứa cung cấp và sản vập địa phương đem triều cống, tờ biểu lời lẽ có lễ độ, các hạng, tôi dã dự bị sẵn. Và các ông Hoàng thượng thư, Thái đô đốc, cũng đã vì tôi dâng một bản tâu lên rồi. Đại nhân nếu có thể suy lòng mình, đặt vào lòng người, thì chúng tôi còn tội gì mà nỡ lòng phụ bạc nữa? Nếu cứ như thế, kéo dài năm tháng chỉ lấy lời nói suông cùng lừa dối nhau, muốn đợi quân khác đến cứu viện, như ngày trước đã làm, ngoài mặt thì hòa giải mà ngầm có mưu khác, rồi đại quân kéo đến, lại để cho tôi phải phía bụng, phía lưng đồng thời phải đương với địch thủ, như thế thì bọn ngu phu ngu phụ cũng còn chẳng tin được, huống chi tôi là kẻ tuy không có mưu trí mà lại tin thế ư? Những việc tôi làm đều là tình ý thực thà, có trời đất quỷ thần soi rọi trên đầu, xét ở bên cạnh. Nếu làm không đúng lời nói đã có mặt trời sáng soi.

Thư này gửi đến, cúi xin trả lời cho biết.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Vương Thông đã viết thư trả lơi cho Lê Lợi nhưng còn tỏ ra lo sợ, nghi ngại. Hắn sợ tự bỏ thành rút quân về thì mang tội với triều đình. Hắn sợ ta lừa dối, không bảo đảm cho hắn và quân Minh được rút về an toàn. Lê Lợi - Nguyễn Trãi chủ trương khép chặt vòng vây quanh thành Đông-quan và chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khi cần thiết sẽ hạ thành, nhưng mặt khác vẫn kiên trì dụ hàng Vương Thông, mở đường rút lui cho quân Minh. Trong thư này, Nguyễn Trãi dùng lý lẽ xác đáng, có lý có tình để bác bỏ mọi lo lắng của Vương Thông và đề ra việc trao đổi con tin, cử Sơn Thọ sang sông họp bàn trực tiếp.
(2) Theo Toàn thư (q. 10, 42b), tháng 11 năm Đinh mùi, Vương Thông, Sơn Thọ sai thiên hộ họ Hạ đem thư sang xin giảng hòa với Lê Lợi.
(3) Thanh-đàm nay là Thanh-oại, Hà-tây, Lũng-giang là sông Đáy, đoạn phía bắc.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:11:43 am

17. THƯ LẠI GỬI CHO VƯƠNG THÔNG

Tri phủ phủ Thanh-hóa là Lê Lợi thư trả lời tổng binh quan Vương đại nhân và các vị đại nhân và các vị cùng soi xét:Bữa nọ tôi gửi thư đến, chưa được trả lời, sai thông sự đi nói mồm không có gì làm bàng. Song, việc trước đã qua, khó lấy lại được, từ nay về sau, nên biết hối cải, chớ diễn lại nữa. Đại nhân nếu nghĩ đến nhân dân một phương An-nam, như đứa trẻ chập chững không biết gì, không nỡ để cho kẻ không có tội mà bị giết chết, thì lời nói ngày trước có thể không sai.

Tôi xin lại phiền Sơn đại nhân là người già cả sang qua sông cùng họp (với chúng tôi). Tôi cũng sai một hai đầu mục hoặc người thân tín của tôi vào thành hầu tiếp. Tất phải như thế thì lòng ngờ vực của đôi bên mới tiêu tan được. (Sau đó), tôi lập tức lui quân, dẹp mở đường về (cho quân đại nhân). Phàm đại nhân có truyền bảo gì, tôi đều nghe theo hết. Nếu hoặc không thế, thì muôn nghìn câu nói, sợ cũng đều hão cả thôi. Đêm trước các lộ Thiên-trường, Nam-sách, người canh giữ ở cửa sông Tân-hà, thấy quan quân hàng ngày đánh đuổi, tên đạn bắn xuống nhiều, không nơi náu mình, bèn bàn nhau đắp con đường quai nhỏ, để làm kế náu mình(1), xin đại nhân chớ có hiềm nghi. Nghĩa lớn một khi đã nhất định, thì mọi việc khác không nên để ý lo ngại. Lòng tôi thực hay dối, lâu ngày sẽ biết rõ. Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết. Thư nói không hết lời.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Để khép chặt vòng vây thành Đông-quan, quân ta đắp một số lũy sát thành. Theo Toàn thư thì tháng 8 năm Đinh mùi, quân ta chiếm đê Vạn-xuân, đắp thành lũy phía nam thành. Tháng 11, quân ta lại đắp thêm hai lũy sát cửa nam và cửa bắc thành. Trong thư, Nguyễn Trãi nói chỉ là những “con quai nhỏ” và tìm cách giải thích để Vương Thông bớt lo ngại.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:12:48 am

18. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM LÀ LÊ LỢITHƯ GỬI TỔNG BINH QUAN VƯƠNG ĐẠI NHÂN,

THÁI GIÁM SƠN, MÃ HAI ĐẠI NHÂN, CÁC VỊ XÉT

(1)

Về việc tôi muốn các đại nhân rút quân về, trước sau chưa từng thay đổi, ma mà được thỏa lòng mong muốn ấy, là tự trời. Không may mà không được thỏa lòng mong muốn ấy cũng bởi tự trời. Nhưng, bảo rằng “lấy đất đem cho người, không phải là người làm tôi được tự chuyên”, thì tôi thiết nghĩ là không phải.Từ đời xưa, đế vương trị thiên hạ chẳng qua chỉ có “chín châu” mà nước Giao-chỉ lại ở ngoài “chín châu”. Xét ra từ xưa Giao-chỉ không phải là đất của Trung-quốc rõ lắm rồi. Lại khi buổi đầu mới dẹp yên (Giao-chỉ), Thái tông hoàng đế có chiếu tìm con cháu họ Trần để cho giữ việc thờ cúng. Thế là ý của triều đình vẫn không cho đất Giao-chỉ là đất của Trung-quốc. Vả lại, lời huấn của Thái tổ Cao hoàng đế để lại, hãy còn rõ ràng, cứ theo thế mà làm, có gì mà không nên. Huống chi đất ở ngoài cõi xa không dùng gì, nếu giữ lấy thì chỉ tốn cho Trung-quốc, bỏ đi thì dân Trung-quốc lại có thể sống lại. Thế thì bỏ đi và giữ lấy, nên hay không, tuy đến muôn đời sau ta cũng có lời nói được. Ai bảo là đại nhân ngày nay ở ngoài cửa ngoại thành, rút quân về mà không có danh nghĩa.Lại bảo rằng: không có việc nước nhỏ chống lại nước lớn, để cho bốn rợ di trông vào. Thì, như tôi nghe lại khác thế. Kể ra, nước nhỏ sợ trời, nước lớn vui trời, nước lớn nước nhỏ đều được phải đạo cả. Như Thái vương nhà Chu thờ nước Huân-dục; vua Văn đế nhà Hán hòa với Hung-nô. Hai vua ấy há chẳng đáng làm phép cho muôn đời sau ư? Vả lại, tôi nay muôn dặm vượt thuyền, trèo thang, đúc vàng làm người, dâng bản tâu tạ tội, xưng làm bầy tôi nộp cống phẩm, lại đem những quan quân đã bắt được quân hơn mấy vạn người, ngựa hơn mấy vạn con, và Hoàng thượng thư, Thái đô đốc cùng đô ti chỉ huy, thiên bách hộ hơn một vạn người, đều trở về kinh sư hết. Thế là tôi dám kháng cực với nước lớn ư?Lời bàn của triều đình nếu biết lại lấy điều chương của Thái tổ Cao hoàng đế và tờ chiếu của Thái tông Văn hoàng đế lại đem ra mà làm, thì ai bảo không phải là để cho bốn rợ, muôn nước trông vào? Tôi nghe: đấng vương giả trị nước ngoài, coi như là không thèm trị để mà trị; chưa nghe thấy làm nhọc dân, đem quân để làm việc ở chỗ đất vô dụng mà làm cho bốn rợ, muôn nước trông vào bao giờ. Tôi không biết ý của đại nhân thế nào?Vả lại, đất Giao-chỉ từ mấy năm nay đến giờ, trồng dâu làm ruộng đều thất nghiệp, cùng nhau đau xót kêu gào. Hoặc cón giờ bảo rằng: nếu quân nhà vua không rút về thì đánh nhau không bao giờ thôi. Vả lại, chiếu lệnh của thiên tử, biết rõ có xã tội chăng? Hay lại hỏi tội cũng chưa biết chừng. Ngày nay, quân nhà vua tiến hay dừng lại, do ở đại nhân đạt quyền thông biến mà thôi. Tôi xem trong thư giử đến đã nói, và suy xét rõ lời nói của đại nhân, chẳng qua (đại nhân muốn) bảo là nghị luận là việc làm của tôi đều không tin được. (Đại nhân) sợ rằng, ngày rút quân về, hoặc có mưu kế gì khác chăng. Cho nên dùng dằng ngờ vực mà không thể quyết được. Kin thi có câu:“Người khác có lòng, ta lường tính xem”. Tôi sở dĩ cần quyền gửi thư, đi đi lại lại không dứt, chính là ơn của đại nhân như trời đất cha mẹ, không ngày nào quên, mà cái lẽ nước nhỏ thờ nước lớn lại không thể thiếu được. Có thế may ra sẽ không còn lo về sau nữa. Nếu không, như người trước đã bảo: “Có đất thì phong lại còn xin gì”? Như thế thì tôi quyết ý không cùng đi lại với đại nhân nữa, còn đợi gì rút quân hay không rút quân?Cúi xin đại nhân thương đến cho, may lắm.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Thư gửi cho tổng binh Vương Thông, thái giám Sơn Thọ và Mà Kỳ ở thành Đông-quan. Trên cơ sở những thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định đã giành được, Nguyễn Trãi tiếp tục phân tích hơn thiệt mọi lẽ, mở ra lối thoát cho quân Minh để sớm kết thúc chiến tranh. Thư gửi khoảng tháng 11 năm Đinh mùi.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:15:04 am

19. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM LÀ LÊ LỢITHƯ GỬI QUAN TỔNG BINH VƯƠNG ĐẠI NHÂN

CÙNG HAI VỊ THÁI GIÁM SƠN VÀ MÃ SOI XÉT

(1)

Tôi nghe: thiên hạ được yên hay phải nguy, sinh dân bị họa hay hưởng phúc, thực do ở việc binh, mà giữ quyền lấy hay bỏ, cho hay cướp lấy, lại quan hệ ở người làm tướng. Cho nên có câu nói rằng: “Tướng là người giữ vận mệnh của quân”.Nay đại nhân chuyên việc đánh dẹp ở ngoài cửa ngoại thành trở đi. Một địa phương Giao-chỉ, mệnh mạc của dân chúng, cùng là trong thiên hạ yên hay nguy, do ở ngày nay quân của nhà vua tiến đi hay dừng lại. Vì bằng đại nhân không nghĩ đến lợi hại riêng mình, chuyên vì thiên hạ mưu tính công việc, thì chỉ cốt ở một tấm lòng thành thực mà thôi. Nếu quả là lòng thực chăng, thì nên đem lòng thực của mình đặt vào lòng người, quả là không có lòng thực chăng, thì trăm thứ lo, vạn thứ nghĩ, phòng giữ quá cần, mà việc đưa đến tất có việc xây ra ngoài ý nghĩ của mình. Như bảo rằng người tâu việc đi ra ngoài cõi, cần phải có được thư tín chắc chắn, có bằng cứ về báo, chỉ có một việc ấy, sao cho là tin cả được. Tôi có thể lui quân và voi ngựa về Thanh-đàm; dìm thuyền xuống sông Xương-giang, nhưng nếu lồng tôi không thành, thì quân và voi ngựa đã lui cũng có thể lại tiến được, thuyền đã dìm xuống ấy cũng có thể làm lại cho nổi lên được. Huống chi trong khoảng dọc đường, đi đến đâu mà không có chỗ đáng ngờ. Như thế chỉ nhọc lòng tốn nghĩ uổng công, mà không ích gì cho việc cả.

Vả lại, Nhân Chú (hay Thụ) là con tôi, Nguyễn Trãi là mưu sĩ của tôi. Tất cả công việc phá thành đánh trận đều là công của hai người ấy. Các đại nhân há lại không biết Nhân Chú, Nguyễn Trãi(2) là con tin, thì lòng nghi ngờ của các đại nhân cũng có thể tiêu tan được chứ. Nay đại nhân chòn cho là chưa đủ tin, thì tôi không còn biết lấy kế gì câu nói gì để đại nhân cho là đáng tin được. Đại nhân nếu có lòng thương mà nghe lời tôi thì không những là may riêng cho một địa phương nước Giao-chỉ mà cũng là may chung cho cả thiên hạ nhân dân. Nếu không được đại nhân ưng thuận thì không thể làm thế nào được, tôi xin chịu tội lỗi với triều đình, chỉ có một điều là chết mà thôi.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày


(1) Trong thư này, Nguyễn Trãi đề nghị trao đổi con tin để xóa mối hoàn nghi của Vương Thông.
(2) Theo Toàn thư (q. 10, 44b thì lúc đầu Lê Lợi sai Lê Quốc Trinh và Lê Như Trì vào thành Đông-quan làm con tin. Sau đó Lê Lợi lại sai Tư Tề là con trai trưởng và Lưu Nhân Chú là một tướng lĩnh cao cấp, sang Đông-quan thay làm con tin. Vương Thông cũng cho Sơn Thọ, Mã Kỳ sang dinh Bồ-đề làm con tin. Trong cả hai trường hợp, Nguyễn Trãi không làm con tin. Về điểm này, bức thư có chỗ không phù hợp với chính sử, xin nêu ra để xác minh thêm. Có thể do sao chép sai lạc và cũng có thể là điều kiện đề ra trong thư nhưng sự thực hiện sau này có thay đổi. Một điểm nữa là trong thư nói: “Nhân Chú là con tôi (tức con Lê Lợi)”, thi không đúng và cũng không thể lừa quân Minh được.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:17:02 am

20. ĐẦU MỤC NƯỚC AN-NAM LÀ LÊ LỢI
(THƯ GỬI VƯƠNG THÔNG (?))
(1)

Tôi tiếp được thư, thấy lòng của đại nhân rất thành, có thể động đến trời đất, cảm được quỷ thần. Quả đúng như lời, thì không những may riêng cho nước An-nam, cũng là may chung có cả nhân dân trong thiên hạ. Chí nguyện của tôi từ đây thỏa mãn rồi, lại còn phải nói gì nữa. Xin cùng với các đại nhân giết muông sinh uống máu, đối chứng với quỷ thần, rồi sau tôi sai người thân ruột thịt và người đại đầu mục thay thế cho bản thân tôi, hoặc đại tiểu đầu mục năm ba người, đến thành đợi chỉ thị. Đại nhân thì sai Sơn đại nhân sang qua sông nói chuyện để cho lời ước được chắc chắn thêm, và xem lại công việc làm của tôi, quả là thực chăng hay dối dá chăng?

Tôi tự lui quân ở các vùng Ninh-kiều(2), Lũng-giang để đại nhân được thung dung sắp quân về nước. Khi đến Khâu-ôn, tức thì trả lại ngay các đầu mục của tôi nói trên đây trở về; tôi cũng thân cho đưa bọn Sơn đại nhân ra đến đấy. thế thì lòng ngờ vực của đôi biên đều tiêu tan mà lòng mọi người đều yên cả. Tất cả đường sá cầu đập, lương chứa cung ứng, đều đã đủ cả, không dám thiếu gì. Còn Hoàng thượng thư, Thái đô đốc, bố chánh, án sát, chỉ huy, thiên, bách hộ, quan lại ở phủ, châu, huyện; quan quân ở các xứ Tân-bình, Thuận-hóa, Diễn-châu, Nghệ-an, Tam-giang, và quân nhân, ngựa nghẽo bắt được của An viễn hầu, hết thảy đưa trả về đủ số. Chỉ có bẩm lại như thế thôi, không có nói gì khác nữa. Cúi xin đại nhân soi xét.

Tuyên-đức, năm, tháng, ngày.


(1) Vương Thông và bọn tướng Minh dù ngoan cố nhưng cuối cùng cũng phải xin giảng hòa rút quân về nước mà thực chất là chịu thất bại, đầu hàng. Thư này, Nguyễn Trãi đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện sự thỏa thuận như sau: trao đổi con tin, ăn thề, bảo đảm sự rút lui an toàn cho địch…
(2) Ninh Kiểu vốn là cầu qua sông Ninh tức sông Đáy, thuộc huyện Chương-mỹ, Hà-tây.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:19:07 am

21. BÀI VĂN HỘI THỀ(1)


Ghi rõ: năm Tuyên-đức thứ hai của nước Đại Minh là năm Đinh mùi tháng 11 ngày mồng 1 là ngày Ất dậu qua đến ngày 24 là ngày Mậu thân(2).

Tôi là đại đầu mục nước An-nam tên là Lê (Lợi) và bọn Trần Văn Hãn, Lê Nhân Chú, Lê Vấn, Trần Ngân, Trần Văn Xảo, Trần Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Trần Lý, Phạm Bôi, Trần Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân(3), cùng với:

Quan tổng binh của Thiên triều là thái tử thái bảo Thành-sơn hầu tên là Vương Thông, và các quan tham tướng hữu đô đốc là Mã Anh, Thái giám là Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh xương bá là Trần Trí, Yên bình bá là Lý An, đô đốc là Phương Chính, Chương đô ti sự Đô đốc Thiêm sự là Thuế Lự, đô đốc thiêm sự là Trần Hựu, giám sát ngự sử là Châu Kỳ Hậu, Cấp sự trung là Quách Vĩnh Thanh, bố chính là Dặc Kiêm, tả tham chính là Thanh Quảng Bình, hữu tham chính là Hồng Thừa Lương, hữu tham nghị là Lục Trinh, Án sát sứ là Dương Thời Tập, thiêm sự là Quách Hội(4);

Kính cáo Hoàng thiên (trời), Hậu thổ (Đất) cùng với Danh sơn (núi), Đại xuyên (Sông) và thần kỳ các xứ:Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau:Từ sau khi lập lời thế này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành,đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viên binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lí trong bản tâu, đúng lời bán trước mà làm.Bọn Lê (Lợi) chúng tôi nếu còn chứa giữ lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính ngựa voi, việc làm không đúng lời nói ngầm sai… Các việc nói trên tuy là không tự mình làm lấy, lại chuyển sang người khác có xâm phạm đến một chút nào tức thì Trời, Đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu thân của tôi, và người cả một nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.Về phía bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề (đối với việc) người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viên binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lí trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An-nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại Xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà.Nếu mà cả hai bên đều do lòng thành cả thì Trời Đất thần minh đều phù hộ cho đến bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên.Trời, Đất thần kì cùng soi xét cho!(1) Viện binh bị tiêu diệt, quân Minh bị vây ở Đông-quan và các thành bị lâm vào cảnh thế cùng lực kiệt. Vương Thông dù ngoan cố, cuối cùng cũng phải “giải giáp xin hàng” (Lam-sơn thực lục), Nhưng để mở lối thoát cho kẻ thù và tôn trọng thể diện của triều Minh, Lê Lợi - Nguyễn Trãi cho Vương Thông “giảng hòa” rút quân về nước. Theo Toàn thư (q. 10, 43b-44a), ngày 22 tháng 11 năm Đinh mùi (ngày 10-12-1427), Lê Lợi cùng với Vương Thông “họp thề ở phía nam thành, hẹn đến ngày 12 tháng 12 (29-12-1427) thì đem quân về nước”. Đây là văn thề trong hội thề đó.
(2) Ngày Ất dậu mồng 1 tháng 11 năm Đinh mùi là ngày 10-11-1427. Ngày Mậu thân 24 tháng 11 là ngày 12-12-1427.
(3) Danh sách những người trong phái đoàn Lê Lợi chép văn bản này có người đổi sang họ Lê như Lê Nhân Chú (vốn họ Lưu), Lê Vấn vốn họ Phạm), do được ban “quốc tính” họ vua) như thường thấy trong nhiều tài liệu khác, nhưng có người đổi sang họ Trần như Trần Ngân (vốn họ Lê), Trần Văn Xảo (vốn họ Phạm), Trần Bị (vốn họ Bùi), Trần Lý (vốn họ Nguyễn), Trần Văn An (vốn họ Lê). Trong quan hệ bang giao với nhà Minh lúc bấy giờ, Lê Lợi lấy danh nghĩa là người phò tá Trần Cảo, lập con cháu nhà Trần lên làm vua. Đổi một số người sang họ Trần nhằm chứng tỏ với nhà Minh sự tham gia của nhiều người thuộc họ Trần hoặc ban “quốc tính” cũng theo họ Trần (Trần Cảo được lập làm vua). Thực ra trong số những người đó chỉ có Trần Nguyên Hãn (sách chép là Trần Văn Hãn, có lẽ là do chép nhầm chữ Nguyên 元 ra chứ Văn 文 là con cháu vua Trần. Bế Khắc Thiệu, Ma Luân là những tù trưởng dân tộc thiểu số.
(4) Danh mục những người trong phái đoàn Vương Thông chép trong văn bản này có 4 người không phù hợp với Toàn thư (q. 10, 41a):- Thuế Lự, Toàn thư chép là Trần Tuấn.- Tả tham chính Thanh Quảng Bình, Toàn thư chép là hữu tham chính Lục Quảng Bình.- Hữu tham chính Hồng Thừa Lương, Toàn thư chép là tả tham chính Hồng Bỉnh Lương.

- Quách Hội, Toàn thư chép là Quách Đoan.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:22:50 am

22. BÀI BIỂU TIẾN CỐNG, TÂU TRÌNH TẠ TỘI(1)

Đại đầu mục nước An-nam, thần là Trần Cảo, thực rất sợ hãi rạp đầu dâng lên mấy lời:Thần kính thấy năm Vĩnh lạc thứ 4 (1406) sau khi đại quân dẹp yên cõi Giao-chỉ, người trong nước lại sinh ra nhiễu loạn. Thần lánh mình sang nước Lão-qua để kéo dài hơi thở tàn. Không ngờ người trong nước lại bức bách thần về nước, cho đến nỗi này. Thần tự biết tội thần đáng chết muôn phần, kính xin dâng biểu trân tình tạ tội.

Kính nghĩ: đánh kẻ có tội cứu vớt nhân dân, là thánh nhân làm việc đại nghĩa, dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt, là vương giả có lòng chí nhân. Xét từ đời xưa, vẫn có thường điển(2). Thần trộm nghĩ, đất cõi Giao-nam thực là nơi ở bên ngoài (bốn) biển (Trung-quốc). Nhà Hán, nhà Đường tuy đặt làm quận huyện, mà thực ra chỉ ràng buộc qua loa; đời Tống, đời Nguyên cũng có đem quân dẹp yên, mà sau lại ban phong tước mệnh. Đến khi thái tổ Cao hoàng đế ta mở vận, cha ông thần, trước cả các nước (cho người) đến chầu. Hàng năm tiến cống đế đình, liền đời nối phong vương tước. Mời rồi, vì Hồ Quí Ly không có đức để đến nỗi làm mệt quân thiên triều đi đánh xa, Triều đình khoan nhân, xuống chiếu tìm con cháu họ Trần đểgiữ việc thờ cúng; biên thần tâu bậy xin đặt (Giao-chỉ) làm quận huyện mà bổ quan cai trị. Tuy lòng Thiên triều chăm việc dạy dỗ tác thành, nhưng tục mọi rợ chưa thể biến đổi được hết. Rủ nhau trái lời dạy bảo, cùng nhau thường vẫn làm càn.. Nhân dân lưu li liền năm chết hại không sao xiết kể; quân lính đánh dẹp nhiều hồi khốn khổ rất là đáng thương. Thần ban đầu cũng vì trong lúc vội vàng, mà chiều theo lòng chúng; đến sau bởi tự nghĩ ngu xuẩn mà can phạm phép trời. Tự biết tội lỗi do mình làm ra, thường nghĩ náu mình không nơi ẩn trốn, có đau đớn mới biết thét gào, là lẽ thường tình tất nhiên; thấy tội lỗi tự biết đổi thay, chắc được thánh nhân dung thứ, hết lòng thành sự tình bày tỏ; kêu nhà vua mệnh lệnh rộng ban.

Kính nghĩ, hoàng đế bệ hạ, như thiên địa chở che; như nhật nguyệt soi sáng. Như mùa xuân nuôi sống, như đáy biển thênh thang, tỏ ra lượng cả bao dung; như áng mây kéo phủ, như hạt mưa thấm nhuần, rày khắp ơn trên đào tạo. Cho là tổ tiên của thần hết lòng trung nghĩa, mà trèo non vượt biển không ngại xa xội; thương đến nhân dân của thần, không mắc tội tình mà khốn khổ lầm than, không may đụng độ. Xá lỗi, tha tội, rộng suy hiếu sinh đức tốt; nghĩ bình yên dân, dùng đến chỉ qua(3) vũ thuật. Thần dám chẳng ghi lòng tạc dạ, theo thuận dâng trung. Dâng biểu xưng là thần chức phiên bang từ nay xinh kính giữ; kính trời, thờ nước lớn, lòng nước nhỏ xin hết tiết chân thành. Thần, lòng dưới trông trời thành, khôn xiết vui mừng, kính dâng tờ biểu, bày tỏ tạ tội, tâu lên ngự lãm.

(Danh sách các cống phẩm gửi theo):- Hai pho tượng người vàng người bạc thay cho bản thân để thân để tạ tội, cộng nặng 200 lạng.(1 pho vàng nặng 100 lạng;1 pho tượng bạc nặng 100 lạng)- Sản vật địa phương: Lương hương bạc 1 cỗ,Bình cắm hoa bạc một đôi, cộng nặng 300 cân,Lụa thổ sản 300 tấm,

Ngà voi 10 chiếc(4)

Hương xông áo 20 bánh, cộng 130 cân.Hương nén 20.000 nén.Trầm hương, tốc hương 24 khối.

- Số người đầu mục tiến kinh(5)

Đầu mục 4 người là: Lê Dĩnh, Lê Cảnh Quang Lê Đức Huy, Đặng Hậu Lộc. Người giúp việc 4 người là: Đỗ Thế Lãnh, Lê Trạch, Đặng Lục, Trình Nghiễm.- Các hàng trả về:Hai đài Song hổ phù của tổng binh quan An viễn hầu lĩnh chinh lỗ phó tướng quân.Một quả ấn bạc.Các quan và quân nhân: 13.587 viên danh,Quan coi quân: 280 viên,Quan coi dân và điển lại: 137 viên,

Kỳ quân: 13.170 viên danh(6).

Ngựa: 1.200 con.(1) Theo Toàn thư (1. 10, 45b-46a), ngày 20 tháng 11 năm Đinh mùi ( ngày 17-12-1427), Lê Lợi sai sứ bộ sang Yên-kinh đem “tờ biểu và sản vật địa phương” để “trần tình” với nhà Minh và xin phong cho Trần Cảo. Sứ bộ gồm có Hàn lâm đại chế Lê Thiếu Dĩnh, chủ thư sứ Lê Cảnh Quang làm Thẩm hình viện sứ; Quốc tử bác sĩ Lê Đức Huy, Kim Ngô vệ tướng quân Đặng Hiếu Lộc làm Thẩm hình viện phó sứ và bốn người đi theo (tòng nhân) là Nội lệnh sử Đặng Lục, Lê Trạc, Vũ vệ tướng quân Đõ Lãnh, Trần Nghiễm. Đây là bài biểu của sứ bộ đó. Tháng 3 năm sau (năm Mậu thân, 1428), sứ bộ dến Yên-kinh và cuối tháng 4 trở về đến Đông-đô.
(2) Thường điển: lề lối thường làm.
(3) Chữ “chỉ ”. chữ “qua ”, là hai phần chữ “vũ ”, nghĩa là dừng cái giáo lại.
(4) Toàn thư (1. 10, 46a) chép: ngà voi 14 chiếc.
(5) Bản chép viết chữ “Việt kinh 越京” cũng có nghĩa, nhưng ngờ là viết sai, có lẽ đúng ra là chữ “tiến kinh 進京”.
(6) Toàn thư (1. 10, 46a) chép: kỳ quân 13.180 người.


Tiêu đề: Re: Quân trung từ mệnh tập
Gửi bởi: macbupda trong 26 Tháng Hai, 2011, 07:23:53 am

23. THƯ GỬI CHO (VƯƠNG) THÔNG, (SƠN) THỌ(1)

Mới rồi tiếp được thư của ông, theo lời trong thư thì công việc đại khái cố nhiên đã định rồi. Nhưng, về chi tiết bên trong, còn có chỗ chưa ổn. Tôi thực là người khí lượng nhỏ hẹp, kiến thức nông cạn, không được như ông, độ lượng rộng lớn, không vì là không bao dung. Xin ông cố gượng y theo thì thật may cho tôi lắm.Như bảo rằng, (hãy cứ gửi) biểu văn tâu xin dâng tiến người, ngựa (đợi) báo về cho biết rồi mới đem quân ra khỏi cõi nước tôi. Thế là, ông còn có lòng ngờ, muốn tôi đem trước người và ngựa vào trong cõi đất (Trung-quốc) tạm lấy làm tin chắc chăng? Như thế e rằng đôi bên còn ngờ vực lẫn nhau. Ngày nay tôi cùng ông đều nên hết lòng rất thực, không nên còn có một ý riêng nào. Tôi thỉnh cầu: tờ biểu cùng người ngựa đi nộp ở thành Xương-giang, hôm trước thì (hôm sau) bọn các ông cũng sẽ khởi hành theo đường bộ. Còn ngoài ra các việc khác đều xin theo mệnh lệnh của ông.(1) Vương Thông vẫn còn nghi ngại nên viết thư muốn Lê Lợi gửi biểu văn và đồ tiến cống sanh nhà Minh, cho quân lính bị bắt rút trước rồi mới chịu rút quân. Nguyễn Trãi viết thư trả lời và đề ra kế hoạch rút quân cho Vương Thông.

Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines