Bán mão là gì

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

mão tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ mão trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ mão trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ mão nghĩa là gì.

- d. Cg. Mẹo. Chỉ thứ tự trong mười hai chi: Giờ mão.
  • Trung Nhất Tiếng Việt là gì?
  • thực quyền Tiếng Việt là gì?
  • nho nhoe Tiếng Việt là gì?
  • lồng sấy Tiếng Việt là gì?
  • sùng đạo Tiếng Việt là gì?
  • thoạt kỳ thuỷ Tiếng Việt là gì?
  • phá hại Tiếng Việt là gì?
  • kêu oan Tiếng Việt là gì?
  • Cẩm Nhân Tiếng Việt là gì?
  • Ninh Thạnh Tiếng Việt là gì?
  • ưu việt Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của mão trong Tiếng Việt

mão có nghĩa là: - d. Cg. Mẹo. Chỉ thứ tự trong mười hai chi: Giờ mão.

Đây là cách dùng mão Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ mão là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Bán mão là gì

Dù có nhiều lợi thế để thương lượng nhưng các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) vẫn e dè khi "ôm hàng" với số lượng lớn.

Đọc E-paper

Bán mão là gì
Các nhà đầu tư phải bung hàng hết cỡ để giải quyết hàng trăm căn hộ tồn kho

Tay to đã biết nhát

Những nhà đầu tư BĐS tại TP.HCM chắc chắn sẽ không thể quên được cảnh tượng The Vista hồi năm 2007. Trong số "dân tình" ngồi xếp hàng để được quyền mua căn hộ này vào đêm 18 và sáng ngày 19/10/2007, phần đông là nhân viên các công ty làm dịch vụ môi giới nhà đất.

Mỗi công ty cắt cử ít nhất 4 - 5 nhân viên ngồi "xí chỗ” lẫn thay phiên "tiếp tế” lương thực. Ngoài việc lấy suất mua để sang tay tại chỗ kiếm chênh lệch thì họ cũng mong muốn mua sỉ căn hộ để đầu tư.

Ở thời điểm thị trường căn hộ bị thổi giá, các nhà đầu tư, dù là nhỏ lẻ cũng sở hữu ít nhất 2 - 3 căn hộ/dự án, trong khi các công ty chuyên về dịch vụ thì mua từ 1- 2 sàn.

Nhưng khi bước vào khủng hoảng, kể từ năm 2008, và đặc biệt là trong năm 2012, hiếm khi có trường hợp nhà đầu tư mua căn hộ với số lượng lớn tại các buổi chào bán của chủ đầu tư.

Thậm chí, vào quý III/2012, nhiều công ty tuyên bố mua lại toàn bộ dự án hoặc "bao" cả block căn hộ nhưng thực chất là hình thức phân phối độc quyền và thanh toán cho chủ đầu tư theo tiến độ bán hàng của dự án.

Liên quan đến vấn đề này, bà Huỳnh Kim Đoan, Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Eden (Eden Real), nhìn nhận, hiện nay, cả khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở lẫn các nhà đầu tư "mua sỉ, bán lẻ” đều được chủ đầu tư ưu ái.

Theo đó, nhà đầu tư không hẳn cần một lượng vốn lớn, họ sẽ được chủ đầu tư tạo điều kiện về tiến độ thanh toán, cũng như các điều kiện "mở" khác trong trường hợp không bán được hết số lượng đã đăng ký mua.

Tuy nhiên, cũng theo tìm hiểu của Doanh Nhân Sài Gòn thông qua bộ phận kinh doanh tại các công ty BĐS, hiện nay, rất ít nhà đầu tư (cá nhân lẫn công ty) "ôm" cùng lúc nhiều sản phẩm trên cùng một dự án vì đầu ra bị hạn chế, nhiều nhà đầu tư cá nhân chọn hình thức kiếm lời bằng cách cho thuê lại.

Đó cũng là lý do họ mua các dự án gần hoàn thành, hoàn thành hoặc những dự án có vị trí đẹp do các nhà phát triển BĐS có uy tín thực hiện để nhanh chóng được nhận nhà.

Dẫn chứng về "độ khó” của thị trường, bà Đoan cũng cho biết, gần đây, Eden Real đã không tìm được lợi nhuận như mong đợi trong một thương vụ đầu tư căn hộ theo dạng mua đi bán lại.

"Lúc mua dự án, thị trường vẫn còn tốt nhưng sau đó, thị trường nhà đất đóng băng khiến đầu ra khó khăn nên không dễ để bán sản phẩm theo như kế hoạch ban đầu", đại diện Công ty Eden Real nói.

Tay nhỏ mua nhà cho nhân viên

20 - 40 ngàn tỷ đồng

Theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước dành từ 20-40 ngàn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước. Trong quý I, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các tiêu chí cho vay để các doanh nghiệp bất động sản hoàn thiện nốt sản phẩm của mình, tăng tính thanh khoản của hàng hóa.

Trong khi các nhà đầu tư từ chối việc mua căn hộ với số lượng lớn do những tác động từ thị trường thì ở góc độ khác vẫn có người xem đây là cơ hội để tiếp cận sản phẩm có giá cả hợp lý.

Năm 2012, đã có nhiều công ty tiến hành thương thảo với chủ đầu tư để mua số lượng lớn căn hộ nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho cán bộ - công nhân viên.

Ông Nguyễn Du Trường Nguyên, Phó giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty CP Địa ốc Phú Long, cho biết, trong số 500 căn hộ thương mại của dự án đầu tay Dragon Hills, thuộc dự án Khu đô thị Dragon City (H. Nhà Bè, Q.7, TP.HCM) đã có đến 200 căn được bán cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra, vào khoảng quý II/2012, công ty này cũng làm việc với một trường quốc tế để thương lượng về việc cho thuê tầng thương mại bên dưới dự án lẫn một số căn hộ tại Dragon Hills.

Phú Long không phải là trường hợp ngoại lệ, cũng trong năm 2012, Trường Quốc tế AIS (hiện đã sáp nhập cùng Trường quốc tế ACG Việt Nam để trở thành trường quốc tế lớn thứ hai tại TP.HCM) đã mua 57 căn hộ tại dự án Imperia An Phú (Q.2) để làm nhà cho cán bộ, giáo viên...

Trong khi đó, dù chưa công bố chính thức nhưng thông tin từ DonaCo.op cũng cho hay, dự án khu phức hợp Long Thành Plaza (H. Long Thành, Đồng Nai) không chỉ cho tập đoàn bán lẻ đến từ Malaysia và một tập đoàn giải trí của Hàn Quốc thuê đế thương mại mà doanh nghiệp này cũng đã bán một số lượng căn hộ (tuy không lớn) để phục vụ cho các kỹ sư, cán bộ đang xây dựng và sau này là làm việc tại Sân bay Quốc tế Long Thành.

Theo ông Nguyễn Du Trường Nguyên, thông thường, các nhà đầu tư dạng tổ chức sẽ là khách hàng chiếm số lượng lớn sản phẩm trong dự án, đây cũng cách để tiết giảm chi phí bán hàng trong thời điểm khó khăn của thị trường. Dù không tiết lộ giá bán nhưng ông Nguyên cho biết, với những đối tác mua với số lượng lớn sẽ được ưu đãi về giá và tiến độ thanh toán...

Hiện thời, giá dâu tại vườn 18.000đ/kg, cam mật: 8.000đ/kg, cam xoàn: 25.000đ/kg, bưởi Năm Roi: 20.000đ/kg, bưởi da xanh: 35.000đ/kg… Trong khi đó, giá bán lẻ tại các chợ Ninh Kiều cao hơn từ 10.000 – 15.000đ/kg, cách Phong Điền không hơn 10 cây số.

Bán mão là gì

Dâu Hạ Châu bán tại vườn giá 18.000 đồng/kg. Trong ảnh là thu hoạch dâu Hạ Châu ở Phong Điền. Ảnh: H.L.

“Cân cho lái không có lời. Nhưng nói lái “ăn” hết cũng không phải, vì họ phải tốn tiền xăng xe mà xăng mới vừa lên giá, trừ hao hàng giập, thúi, tiền thuê mặt bằng, thuế má đủ thứ hết”, bà Ước, từng làm lái trái cây từ vườn ra chợ Tham Tướng, nói.

Đối với ông Tư Hài, ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, có vườn dâu Hạ Châu rộng 3.000m2, bán tất cho thương lái vì ông tính toán công hái dâu, vận chuyển, bán buôn hay bán lẻ… chưa chắc được 25 triệu đồng. Ông Tư biết chênh lệch giá, vì tại Nhơn Nghĩa, giá dâu mua mão là 18.000đ/kg; giá bán lẻ 25.000đ… “Chở đi nơi khác sẽ cao hơn. Nếu bán tại vườn lấy tiền mặt một lần, khỏi chịu rủi ro gì hết, cũng khỏi nghe ai kèo nài giá cả, khoẻ re”, ông Tư chọn lựa cách bán cho thương lái.

“Có hai cách bán”, ông Nguyễn Phước Hậu, ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, nói. Năm nay sầu riêng, chôm chôm, dâu Hạ Châu đều được giá nhờ bán lai rai tại vườn, khi nào rộ thì bán cho thương lái. Sầu riêng cuối mùa, ông Hậu bán lai rai với giá 40.000 – 45.000đ/kg loại 1. Lúc rộ, bán cho thương lái. Sầu riêng cơm vàng hạt lép có giá hơn mọi năm, do vườn sầu riêng ở Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến Tre chưa phục hồi sau đợt hạn mặn năm ngoái.

Bán mão là gì

Trồng bưởi VietGAP sẽ có chỗ đứng dễ dàng hơn trong siêu thị. Ảnh minh hoạ

Ông Hậu nói: Thực ra thương lái tự thu hái đồng loạt, giá chỉ còn 25.000đ/kg. Nếu làm hàng đi Trung Quốc hái đủ loại cỡ trái rồi nhúng thuốc, nhiều vườn họ mua lá từ đầu vụ, phun xịt thuốc ra hoa, thu trái, nhưng làm vậy sẽ tổn tới mấy vụ sau. Có khi vài vụ là cây chết.

Năm nay, ông Hậu có 150 triệu đồng nhờ bán trái cây từ 5.000m2 trồng sầu riêng, 2.000m2 trồng chôm chôm, 3.000m2 trồng dâu Hạ Châu. Chôm chôm bán tại vườn là 6.000đ/kg, giá bán lẻ ven quốc lộ 61B gấp đôi. Hiện nay, sắp cuối mùa dâu Hạ Châu, giá dao động từ 17.000 – 19.000đ (bán xô), mỗi ngày ông Hậu bán được 50 – 70kg dâu, lời gần 1 triệu đồng/ngày sau khi trừ chi phí.

“Tui có thằng cháu chở trái cây đi Miệt Thứ (Kiên Giang), chịu khó đi xa thì mua một lời một. Còn lái mua đi bán lại tại đây cho người bán lẻ thì lời tầm 1.000 – 3.000đ/kg, người bán lẻ ngoài chợ bán lại, lời từ 7.000 – 8.000đ/kg”, ông Hậu nói về lái đường xa, lái chợ gần.

“Lái” không chọn GAP?

Đang ở cuối mùa, giá bưởi Năm Roi là 17.000đ/kg, giá bưởi da xanh dao động 25.000 – 30.000đ/kg. Giá bán lúc nghịch mùa có thể đạt hơn 30.000đ/kg đối với bưởi Năm Roi và 50.000 – 55.000đ/kg đối với bưởi da xanh. Ông Hồ Văn Nan, vừa là khuyến nông viên xã Kế An (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) vừa là tổ trưởng tổ hợp tác (THT) bưởi xã Kế An, nói khi thương lái tới vườn mua, đã dọ giá của mấy THT khác để nhà vườn biết cách thương lượng.

Bán mão là gì

Dự án trồng mãng cầu ta (na) VietGAP tại TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: I.T

Tổng diện tích của THT Kế An 12,7ha, trồng giống Năm Roi, da xanh. Vụ trước tạm ổn nhưng vụ sau chưa biết sẽ thế nào, vì bão số 3, 4, 5 làm tỷ lệ ra hoa kết trái nghịch vụ từ 10 phần còn chừng phân nửa.

Đối với những người trồng theo tiêu chuẩn VietGAP như các thành viên hợp tác xã (HTX) nhãn Thắng Lợi, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, Sóc Trăng thì thương lái mua nhãn tiêu da bò tại vườn với giá 11.000đ/kg, 22.000đ/kg đối với nhãn xuồng cơm vàng. Dù nhãn đạt chuẩn VietGAP giá mua cũng như bình thường. Lẽ nào lái không biết VietGAP thì chất lượng trái tốt hơn?

Ngược lại, nhãn nghịch mùa, bán sau tết được giá hơn, nhưng làm vụ nghịch sâu bệnh nhiều, cực công chăm sóc hơn và phải dùng thuốc. Giá mua nhãn da bò 20.000 – 22.000 đồng/kg, nhãn xuồng 40.000 – 50.000đ/kg, còn nhãn Ido 35.000 – 37.000đ/kg, vậy là họ không cần VietGAP.

Ông Nguyễn Hiền Hoà, giám đốc HTX, cho biết quy mô canh tác của các thành viên HTX là 10,5ha, trồng nhãn tiêu da bò đạt VietGAP, ông cũng không biết ai cần VietGAP và chấp nhận mua với giá cao hơn!

VietGAP trong cảnh “tắt đèn”

Thương lái địa phương mua chôm chôm xuất khẩu Trung Quốc giá 8.500đ/kg, còn mua đi bán lại nội địa chỉ mua với giá 7.500đ/kg, nhưng làm sao nhà vườn biết ai bán cho Trung Quốc, ai bán nội địa?

Bán mão là gì

Nhà vườn ở Vĩnh Long thu hoạch nhãn tiêu da bò. Ảnh: I.T

Ông Trương Văn Tím, giám đốc HTX chôm chôm Java Tân Khánh (Tích Thiện, Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) nói lúc trước HTX suốt 7 – 8 năm làm theo chuẩn GlobalGAP, giá bán cũng không có gì khác biệt. Các thành viên “tuột xuống” làm theo chuẩn VietGAP trong hai năm nay (diện tích 40ha) cũng không ổn. Giá cứ bấp bênh nên nhiều người nản chí, vì làm an toàn mà bán bằng với giá người ta trồng phân thuốc thì đâu có ý nghĩa gì!

Thuê 8 công đất thời hạn mười năm với giá 200 triệu đồng để trồng cam, chi phí đầu tư mỗi năm 20 triệu đồng. “Chăm sóc cực nhọc suốt ba năm qua, nhưng thương lái mua cam tại vườn với giá từ 7.000 – 8.000đ/kg”, ông Hồ Thanh Xuyên, Phụng Hiệp, Hậu Giang, nói chỉ trồng theo kinh nghiệm và mong cho “lái buôn thương” mới đỡ khổ, chứ VietGAP chưa đủ liều hấp dẫn thương lái.

Ông Từ Hữu Huệ, ở THT nhãn tiêu da bò Tân Hạnh, TP Vĩnh Long, cho biết hiện nay thương lái mua khoảng 14.000đ/kg nhãn tiêu da bò. THT có 10ha trồng nhãn đạt tiêu chuẩn VietGAP, không có thương lái nào nói VietGAP giá tốt hơn. Họ nói vậy, nhưng không bán cho thương lái cũng đâu có vô siêu thị được. Siêu thị muốn giao từng điểm, còn nhà vườn đã quen bán mão.

Mỗi người làm một phép tính, tất nhiên những đáp số thường không giống nhau. Ông Võ Kim Út ở xã Xuân Hoà (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) trồng 2ha mít (giống của Thái Lan) nghịch vụ, giá thương lái mua tại vườn 40.000đ/kg, nếu chở tới vựa giá mua khoảng 47.000đ/kg.

Đợt này mít bị bệnh xơ đen, không có cách trị nên thương lái Trung Quốc ngưng mua mít. Khi thương lái đường dài, vựa ngưng mua có kêu giá 9.000 – 10.000đ/kg cũng khó bán.

Theo Ngọc Bích – Hà My – Nam Việt
Dân Việt