Tại sao bị động kinh

Hơn 50% người bệnh động kinh làm cho các nhà nghiên cứu "đau đầu" vì không có nguyên nhân nào rõ rệt.

Số còn lại được cho là có liên quan đến di truyền mang tính gia đình qua yếu tố gien hoặc do bệnh lý ở bộ não như chấn thương não, viêm màng não, viêm não, u não, sau phẫu thuật ở vùng não, đột quỵ (tai biến mạch máu não)…

Trẻ em bị sang chấn vùng đầu sau sinh, hoặc sinh ra bị ngạt cũng dễ mắc bệnh động kinh.

Biểu hiện của bệnh động kinh

Các nhà chuyên môn trong lĩnh vực thần kinh tâm thần đưa ra định nghĩa: Bệnh động kinh là một rối loạn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Khi lên cơn động kinh, biểu hiện thay đổi tùy người. Có người chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây, trong khi người khác lại là một cơn co giật thực sự.

Nghiên cứu của các chuyên gia Hoa Kỳ cho thấy, cứ 100 người dân thì có 1 người xảy ra 1 cơn động kinh vô cớ trong đời của họ. Các nhà chuyên môn cũng khẳng định rằng, một cơn động kinh xảy ra đơn độc không có nghĩa là người đó mắc bệnh động kinh.

Chỉ xác định mắc bệnh động kinh khi đã từng có ít nhất 2 cơn động kinh xảy ra một cách vô cớ. Một cơn động kinh xảy ra có thể thấy có các biểu hiện sau đây:

  • Mắt nhìn chằm chằm và tạm thời nhầm lẫn.
  • Không kiểm soát được tay chân do sự rung giật của các cơ.
  • Mất ý thức trong một khoảng thời gian nào đó.

Tại sao bị động kinh

Trẻ mắc bệnh động kinh cần thời gian điều trị dài, kiên trì.

Cơn động kinh của người này có thể không giống cơn động kinh của người kia về cách biểu hiện và thời gian. Song ở một người, các cơn động kinh xảy ra giống như là bản photocopy vậy.

Tùy biểu hiện, cơn động kinh được chia làm 2 loại: cục bộ và toàn thể. Một số trường hợp, khởi đầu là động kinh cục bộ, nhưng sau đó lại "lan" ra toàn thể.

- Động kinh cục bộ: Xảy ra khi cơn động kinh chỉ xuất hiện từ hoạt động bất thường của một phần bộ não. Do đó tầm ảnh hưởng diện hẹp, chỉ lộ ra ở một vài bộ phận trong cơ thể mà thôi.

- Động kinh toàn thể: Xảy ra khi cơn động kinh xuất hiện từ hoạt động bất thường dường như của toàn bộ bộ não. Do đó tầm ảnh hưởng diện rộng, biểu hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể.

Động kinh thường xuất hiện nhiều ở các nước nghèo kém phát triển. Nước kinh tế phát triển động kinh có tỷ lệ thấp hơn. Vì vậy với bệnh động kinh, người thân cần được chăm sóc, quan tâm nhiều hơn. Việc động kinh có thể do nhiều nguyên nhân, do di truyền, do tai nạn ảnh hưởng đến não bộ, do yếu tố môi trường...

Phòng ngừa động kinh: Cần điều trị bằng thuốc và cần theo dõi chặt chẽ trong cuộc sống của bệnh nhân. Nếu các cơn động kinh xảy ra nhiều thì mới phải uống thuốc và khi nào cần uống thuốc, những người động kinh không nên làm những công việc nào... Rất nhiều vấn đề cần được bác sĩ tư vấn.

Việc chẩn đoán và có phương pháp điều trị động kinh rất quan trọng vì với bệnh nhân động kinh uống thuốc không đúng sẽ gây ra nhiều tác hại cho người bệnh.

Đối tượng mắc bệnh động kinh?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, động kinh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Động kinh do chấn thương sọ não, do nhiễm ký sinh trùng trên não...  dẫn đến bệnh động kinh.

Điều trị động kinh cần kiên trì theo thời gian dài. Tùy vào từng bệnh nhân mà thời gian điều trị khác nhau. Điều trị đúng thuốc, đủ liệu rất quan trọng giúp bệnh nhân giảm cơn co giật. Khi bệnh nhân giảm cơn gio giật, sức khỏe ổn định từ 1 - 2 năm thì mới tính đến vấn đề giảm lượng thuốc điều trị. Cần khám kỹ với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn cụ thể với từng trường hợp.

Xem thêm chia sẻ của Phó Giáo Sư Nguyễn Thi Hùng về bệnh động kinh nói riêng và các bệnh lý thần kinh nói chung tại đây.

PGS Nguyễn Thi Hùng tư vấn các bệnh thường gặp ở hệ thần kinh.

Thông tin về PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng

Bác sĩ Nguyễn Thi Hùng được biết đến là vị bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm với nghề và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh lý chuyên khoa thần kinh. Ông có nhiều năm tu nghiệp và làm việc ở các trường đại học Y khoa danh tiếng ở Pháp, Mỹ, Singapore...

Phó giáo sư Nguyễn Thi Hùng là người đầu tiên triển khai kỷ thuật trên Botulinum toxin cho các bệnh rối loạn vận động năm 1998 và chương trình phẫu thuật bệnh Parkinson (kích thích não sâu) năm 2012.

Ngoài đảm nhiệm vị trí Giám đốc y khoa tại bệnh viện Quốc tế City, nguyên giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, PGS Nguyễn Thi Hùng còn đảm trách vị trí như:

  • Ủy viên Ban chấp hành Hội thần kinh học Asian.
  • Hội viên Hội thần kinh học Hoa Kỳ (AAN).
  • Nguyên Phó Chủ tịch Hội Thần kinh TPHCM.
  • Nguyên Tổng Bộ môn Thần kinh học ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.
  • Chủ tịch Hội Đau TPHCM và Phó Chủ tịch Hội Đau Việt Nam.

Bác sĩ Hùng là một trong 10 bác sĩ giỏi chuyên sâu về thần kinh tại Việt Nam. Bác sĩ chuyên khám và điều trị các bệnh như:

  • Bệnh Parkinson.
  • Rối loạn vận động, rối loạn lo âu.
  • Đau thần kinh.
  • Động kinh.
  • Và nhiều bệnh lý chuyên sâu khác khoa thần kinh.

Đặt lịch khám với PGS.TS.BS. Nguyễn Thi Hùng

PGS Nguyễn Thi Hùng khám chuyên khoa Nội Thần kinh vào sáng thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần, từ 07:30 - 12:00. Quý khách hãy đặt lịch khám bệnh với bác sĩ Hùng qua các kênh:

  • Điện thoại: (028) 6280 3333 (máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.
  • Website của bệnh viện (https://cih.com.vn/).
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

Thông tin chi tiết về PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng quý khách xem tại đây.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM. (Cạnh siêu thị Aeon Mall Bình Tân).

ĐT: (028) 6280 3333. Máy nhánh 0 gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tại sao bị động kinh
Tại sao bị động kinh

Tác giả: Vi Quỳnh Cập nhật: 18/03/2022Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hồ Văn Hùng

Khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc phải bệnh động kinh. Con số này đã đưa chứng động kinh lên vị trí phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh trên toàn cầu. Với mức độ phổ biến này, nhiều người thắc mắc nguyên nhân động kinh là gì, tại sao lại mắc phải bệnh này? Và liệu bệnh động kinh có di truyền không?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các nguyên nhân của bệnh động kinh để chủ động phòng ngừa khi có thể và điều trị hiệu quả chứng bệnh này nhé!

1. Bệnh động kinh là gì?

Cơn động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, trong đó hoạt động của não bộ trở nên bất thường, quá mức và/hoặc đồng bộ. Một nhóm tế bào não đồng loạt phóng điện đột ngột và quá mức, gây nên các cơn co giật hoặc những khoảng thời gian ngắn có hành vi, cảm giác bất thường hay mất ý thức.

Cơn động kinh đơn thuần chưa phải là bệnh động kinh. Điều kiện để chẩn đoán bệnh động kinh là có ít nhất 2 cơn động kinh không có rõ nguyên nhân khởi phát cách nhau ít nhất 24 giờ hoặc có 1 cơn động kinh tự phát và có khả năng tái phát cơn tương tự hoặc được chẩn đoán hội chứng động kinh.

2. Nguyên nhân động kinh

Trong một nửa số trường hợp bệnh động kinh không rõ nguyên nhân. Nửa còn lại, căn bệnh này có thể xuất phát từ bất kỳ tổn thương nào ở não, khiến cho việc phóng điện bị xáo trộn, bao gồm:

  • Ảnh hưởng của gen là một trong các nguyên nhân gây động kinh quan trọng đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Một số gen nhất định di truyền trong gia đình khiến bạn nhạy cảm hơn với những điều kiện môi trường gây ra bệnh động kinh.
  • Chấn thương đầu do tai nạn xe hơi hoặc các va đập khác cũng có thể gây động kinh.
  • Các bất thường xảy ra ở não bộ bao gồm khối u não hoặc dị dạng mạch máu như dị dạng động mạch, u máu thể hang (cavernoma) có thể gây ra bệnh động kinh.
  • Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não, bệnh não do HIV, viêm não do virus và một số bệnh do nhiễm ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân động kinh.
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích như ma túy.
  • Rối loạn phát triển, chẳng hạn như bệnh tự kỷ.
  • Chấn thương trước khi sinh. Trước khi chào đời, thai nhi rất nhạy cảm với các chấn thương não bộ, chẳng hạn như khi mẹ bị nhiễm trùng, dinh dưỡng kém hoặc thiếu oxy. Các tổn thương não ở thời kỳ này có thể dẫn đến bệnh động kinh hoặc bại não. Chăm sóc trẻ giai đoạn chu sinh cẩn thận chính là cách hiệu quả để phòng ngừa động kinh khi sinh.

Tuy nhiên, đôi khi phải mất nhiều năm sau khi não bị tổn thương do những nguyên nhân động kinh kể trên, cơn động kinh đầu tiên mới khởi phát.

Ngoài những nguyên nhân động kinh kể trên, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ hình thành chứng động kinh. Các yếu tố này bao gồm:

  • Tuổi tác. Động kinh thường khởi phát ở trẻ em và khi về già nhưng có thể bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị bệnh.
  • Tiền sử gia đình. Nguy cơ mắc bệnh động kinh của một người sẽ tăng lên nếu trong gia đình có người mắc bệnh này.
  • Chấn thương đầu do tai nạn xe hơi hay các va chạm khác là một trong các nguyên nhân động kinh. Để hạn chế nguy cơ này, bạn nên thắt dây an toàn khi ngồi ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay khi đi xe đạp chạy với tốc độ cao.
  • Tai biến mạch máu não và các bệnh liên quan đến mạch máu khác làm tổn thương não và khiến rủi ro bị động kinh tăng cao. Trong đó, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra động kinh ở người trên 35 tuổi. Hãy thực hành các thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; tập thể dục thể thao; tránh hút thuốc lá và hạn chế rượu bia để giảm thiểu những nguy cơ này.
  • Chứng mất trí nhớ (sa sút trí tuệ) ở người già.
  • Co giật ở trẻ em. Nguy cơ động kinh sẽ tăng cao nếu trẻ em từng bị sốt cao co giật kéo dài hay các vấn đề về thần kinh khác.

4. Bệnh động kinh có di truyền không?

Chắc hẳn qua những thông tin trên về nguyên nhân động kinh, bạn đã có thể phần nào tìm ra được đáp án cho câu hỏi bệnh động kinh có di truyền không. Có thể nói, một phần nguyên nhân của bệnh động kinh là do gen mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ hoặc do thay đổi gen trong quá trình hình thành và phát triển của cá thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Theo thống kê, cứ 3 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh động kinh khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Ngược lại, nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh động kinh cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị mắc bệnh này. Ngoài ra, một số gen nhất định cũng sẽ làm bạn nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra cơn động kinh.

Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn động kinh. Điều trị động kinh có thể giúp bệnh nhân giảm tần suất các cơn động kinh hoặc cắt hoàn toàn cơn động kinh. Các phương pháp này bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh.
  • Chế độ ăn kiêng ketogenic với nhiều chất béo và ít carbohydrate thường được áp dụng cho một số trẻ bị động kinh.
  • Phẫu thuật để loại bỏ một phần nhỏ của não bộ – nơi gây ra cơn động kinh nếu như bệnh chỉ xuất phát từ một vùng duy nhất của não (động kinh cục bộ). Phẫu thuật chủ yếu áp dụng khi vị trí gây ra cơn động kinh nằm ở thùy thái dương của não.
  • Kích thích thần kinh phế vị – một thiết bị điện đặt dưới da để gửi tín hiệu lên dây thần kinh lớn ở cổ, kiểm soát các xung thần kinh.

Bạn có thể xem thêm: Bệnh động kinh: 5 điều cần chuẩn bị nếu sống một mình

Trên đây là các thông tin cần biết về động kinh và những nguyên nhân động kinh thường gặp. Hy vọng có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa và đối phó với chứng bệnh thần kinh này hiệu quả nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.