Tại sao các công ty muốn giữ bằng gốc

Đi làm, người trẻ gặp vô số thứ làm nhức đầu ngay khi mới xin việc, có thể đến từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Một trong số đó là phải lựa chọn nơi làm việc sao cho phù hợp với năng lực, chuyên môn và sở thích của bản thân. Nhưng chưa hết, bước chân vào làm công ty ấy rồi, chúng ta sẽ gặp những rào cản, thách thức do văn hóa nơi đó tạo ra.

Nhiều bạn trẻ đã đắn đo khi quyết định có làm ở công ty mà mình vừa ứng tuyển hay không chỉ bởi đơn vị này yêu cầu giữ bản gốc các chứng chỉ, bằng cấp liên quan tới chuyên môn của mình, mà quan trọng nhất là bằng tốt nghiệp đại học. Ở một số nơi vẫn còn áp dụng quy định trên với nhiều mục đích khác nhau, không chỉ nằm ở việc đối chiếu trình độ hay tạo sự tin tưởng lẫn nhau.

Tại sao các công ty muốn giữ bằng gốc

Một tài khoản mạng xã hội chia sẻ trường hợp oái oăm của mình vì bị công ty giữ bằng tốt nghiệp đại học (Nguồn: Hội review công ty có tâm!)

Nhiều người cho rằng, các công ty vẫn sử dụng hình thức giữ bằng cấp của ứng viên khi trúng tuyển là để có sự ràng buộc nhất định. Khi nhân viên có ý định nghỉ việc trước thời hạn có trong hợp đồng lao động hoặc muốn giữ chân họ ở lại công ty lâu hơn, thì việc giữ bản gốc bằng cấp sẽ khiến họ gặp cản trở lớn nếu muốn "nhảy". Vì dù nghỉ việc, họ cũng không có đủ hồ sơ, chứng chỉ liên quan để tìm công việc mới.

Một số người còn cho biết thêm, các công ty này thường kỳ kèo, hứa hẹn trả bằng gốc nhiều lần kể cả sau khi nhân viên đã dứt áo ra đi được vài tháng, thậm chí nhiều nơi còn không bảo quản kỹ lưỡng để thất lạc bằng tốt nghiệp của người lao động. Chưa kể, một số công ty còn yêu cầu nhân viên "nộp phạt" mới được lấy lại bằng. Nhiều bạn còn "kháo" nhau rằng các công ty có quy định lạ đời đòi "giam" bằng cấp gốc thường là các công ty thường không giữ được chân nhân viên. Các vị trí liên tục thay máy vì môi trường làm việc, phúc lợi, cơ hội thăng tiến không được đảm bảo, do vậy công ty nên mới phải ra chiêu thức như trên.

Tại sao các công ty muốn giữ bằng gốc

Ảnh minh họa

Vậy việc giữ bằng cấp bản chính có được cho phép và điều này đúng hay sai?

Theo quy định tại điều 20 Bộ Luật Lao động, người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động (NLĐ) hay yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ.

Như vậy, việc công ty giữ bản gốc bằng đại học để bảo đảm cho việc thực hiện HĐLĐ là trái quy định pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP, với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đồng và buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ.

Thế nên, các bạn trẻ đang có ý định tìm việc làm hãy cân nhắc thật kỹ khi thấy điều khoản này trong hợp đồng lao động, vì bạn không có trách nhiệm phải giao bản chính các bằng cấp cá nhân cho bất kỳ một đơn vị tuyển dụng nào cả. Hãy rõ ràng với các công ty ngay từ ban đầu để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình khi đi làm nhé!

Tại sao các công ty muốn giữ bằng gốc

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Thưa luật sư em xin vào làm tại cổng ty mediamart Việt nam khi vào làm công ty có yêu cầu em phải nộp bằng cấp 3 gốc. Nhưng làm được một tuần e bị sốt xuất huyết nặng phải ở nhà điều trị. Em có làm đơn thôi việc để nghỉ luôn điều trị nay em muốn lấy lại bằng cấp 3 đã nộp của em thì phải làm như thế nào ạ. Em xin cảm ơn

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Lao động 2012;

- Nghị định 03/2014/NĐ-CP

- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 nghị định số 03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:

a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển.

c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được : “Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”.

Như vậy, trường hợp công ty giữ hồ sơ là bản gốc bằng tốt nghiệp cấp 3 của bạn là trái với quy định của pháp luật pháp luật. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội , đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng thời, theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này thì công ty: “Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”

Qua phân tích trên, thì bạn muốn lấy lại hồ sơ gốc là hoàn toàn hợp pháp. Để lấy lại hồ sơ gốc, bạn hãy đến trực tiếp yêu cầu công ty trả lại hồ sơ gốc cho mình. Nếu công ty không trả thì bạn hãy nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành chính công ty theo quy định trên và cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc công ty đó trả lại hồ sơ gốc cho bạn. Cụ thể là bạn có thể làm đơn gửi đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở làm việc của công ty để xử phạt hành vi vi phạm hành chính của công ty.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.


Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu được giữ lại bằng gốc của người lao động thì mới đồng ý tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Thực tế là vậy nhưng về mặt pháp luật Công ty có được giữ lại bằng gốc của nhân viên không? Việc bị giữ lại chứng chỉ, bằng cấp bản chính có thể tồn tại những rủi ro gì? Cách giải quyết những rủi ro ấy ra sao? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ tới hotline 097.111.5989 để được Luật sư tư vấn cụ thể.

Theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bằng cấp hay văn bằng, chứng chỉ được hiểu như sau:

  •  Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
  •  Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại sao các công ty muốn giữ bằng gốc

Hình ảnh: Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không?

Như vậy, bằng gốc ở đây được hiểu là chứng nhận mà đơn vị đào tạo cấp cho người học sau khi người học hoàn thành quá trình đào tạo đó theo tiêu chuẩn của của đơn vị đào tạo. Đây được coi là tài liệu quan trọng xác nhận một người đã trải qua quá trình đào tạo nào đó. Các đơn vị tuyển dụng sẽ căn cứ vào văn bằng, chứng chỉ này để đưa ra đánh giá ban đầu về năng lực chuyên môn, xem xét ứng viên tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không.

Từ sự phân tích trên có thể thấy bằng gốc là một tài liệu rất quan trọng của người lao động. Hiện nay khi đi phỏng vấn xin việc hoặc tham gia giao kết hợp đồng lao động, người lao động thường được yêu cầu giao nộp bằng gốc. Do không am hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề này mà người lao động trong nhiều trường hợp đã không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Vậy câu hỏi đặt ra Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không? 

Câu hỏi:

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giúp đỡ. Tháng 08/2020 tôi có ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH X. Khi giao kết hợp đồng công ty có yêu cầu tôi cung cấp bằng gốc và giữ luôn hồ sơ của tôi từ đó đến nay. Nay do tình hình dịch bệnh covid-19 phức tạp, thu nhập của tôi ở Công ty không được đảm bảo nên tôi có làm đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên công ty không cho tôi nghỉ, và yêu cầu tôi phải làm đến hết tháng 12/2021. Nếu không sẽ không trả bằng gốc cho tôi. Vậy xin hỏi Luật sư Công ty có được giữ bằng gốc của nhân viên không? 

Trả lời:

Chào bạn! Luật sư lao động Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 17, Bộ luật lao động 2019:

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

..."

Như vậy, theo quy định trên Công ty bạn không được phép giữ bằng gốc của bạn khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty trao trả lại bằng gốc, văn bằng hoặc chứng chỉ bản gốc. 

Vậy với những trường hợp người sử dụng lao động giữ bằng gốc của người lao động thì Luật lao động quy định xử phạt người lao động được như thế nào? Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 vi phạm quy định về giao kết hợp đồng đối với hành vi giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của lao động thì bị xử phạt như sau:

"2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

..."

Như vậy, bên cạnh việc áp dụng biện pháp phạt tiền từ 20,000,000đ đến 25,000,000đ thì người sử dụng lao động buộc phải trả lại bằng gốc, văn bằng, chứng chỉ bản gốc cho người lao động.

Câu hỏi:

Chào Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giúp đỡ. Tháng 02/2019 tôi có ký hợp đồng lao động với Công ty Y có trụ sở tại Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Khi giao kết hợp đồng tôi có cung cấp chứng chỉ đào tạo nghề bản gốc của mình cho Công ty Y. Do có định hướng nghề nghiệp mới nên tôi đã làm đơn xin nghỉ việc tại Công ty Y trước 2 tháng.

Tuy nhiên khi bàn giao công việc lại cho Công ty và thực hiện những thủ tục khác để nghỉ việc thì Công ty trả thiếu hồ sơ là chứng chỉ bản gốc cho tôi. Tôi đã nhiều lần liên hệ và trực tiếp đến Công ty để yêu cầu trả tôi văn bằng gốc để tôi có thể nộp hồ sơ xin việc ở nơi khác nhưng Công ty hết lần này đến lần khác lấy lý do không trả bằng gốc cho tôi. Vậy xin hỏi Luật sư Tôi phải làm gì khi công ty giữ bằng gốc không trả? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Luật sư lao động Luật Hùng Bách giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Với trường hợp công ty giữ bằng gốc của nhân viên thì bạn thì bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau để yêu cầu Công ty trả lại văn bằng, chứng chỉ bản gốc cho bạn:

Thương lượng, trao đổi giải quyết tranh chấp lao động.

Trên tinh thần thiện chí, thỏa thuận hợp tác giữa các bên, bạn có thể liên hệ, sắp xếp một buổi làm việc để trao đổi với người quản lý của Công ty về việc trao trả bằng gốc lại cho bạn. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những lý lẽ yêu cầu người sử dụng lao động buộc phải trả lại bằng gốc đã giữ lại cho mình bạn phải nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan. Đồng thời, phân tích cho người sử dụng lao động hiểu mặt hạn chế trong cách làm việc của họ, những hậu quả pháp lý họ sẽ phải chịu nếu không trả bằng gốc lại cho bạn. Bạn cần biết cách làm việc khéo léo với người sử dụng lao động để tranh chấp được giải quyết ngay từ giai đoạn này.

Nếu không tự tin tham gia đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động, bạn cũng có thể tìm đến các văn phòng, công ty Luật để được tư vấn trước khi tham gia thỏa thuận yêu cầu Công ty bạn trả bằng gốc đã giữ. Hoặc nếu có điều kiện hơn thì thuê Luật sư lao động tham gia trực tiếp cùng bạn vào quá trình đàm phán. Nếu có nhu cầu thuê Luật sư lao động bạn có thể liên hệ tới Luật sư của Công ty Luật Hùng Bách theo hotline 097.111.5989 để được hỗ trợ.

Yêu cầu Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải.

Hòa giải viên lao động là người có năng lực đứng ra hòa giải tranh chấp lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Khi bạn và Công ty Y không thể tự thỏa thuận với nhau về việc trả bằng gốc thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động đứng ra hòa giải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ nhận được yêu cầu, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Với chuyên môn pháp luật về lao động và khả năng nghiệp vụ hòa giải, dưới sự hỗ trợ của hòa giải viên lao động các bên có thể dễ dàng đưa ra phương án hòa giải.

Việc hòa giải dù có thành công hay không thì cũng phải được lập thành biên bản ghi nhận kết quả của buổi hòa giải. Biên bản hòa giải này sẽ được sao y và được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Trường hợp nếu bạn và Công ty không thể giải quyết tranh chấp về việc trả bằng gốc với sự tham gia của Hòa giải viên lao động thì có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp. Bạn cần lưu ý khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ Luật lao động 2019). Trong thời hạn không quá 37 ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi quyết định này cho các bên tranh chấp. 

Thay vì yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữ bằng gốc của mình. Hoặc đã giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động nhưng một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm bài viết liên quan: Cách giải quyết tranh chấp lao động mới nhất

Bằng gốc hay văn bằng, chứng chỉ là tài liệu quan trọng thể hiện kết quả quá trình đã qua đào tạo của người lao động, là một trong những căn cứ để người lao động chứng tỏ năng lực, chuyên môn của mình với người sử dụng lao động. Lợi dụng tầm quan trọng đó của bằng gốc mà nhiều bên với tư cách là người sử dụng lao động đã yêu cầu người lao động cung cấp bằng gốc và giữ lại như vật làm tin để dễ dàng điều chỉnh người lao động. Do không am hiểu rõ các quy định của pháp luật mà người lao động để quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và dẫn tới những hệ quả không đáng có.

Nếu bạn đang gặp khó khăn liên quan đến nội dung này có thể liên hệ tới Luật sư lao động Công ty Luật Hùng Bách để được tư vấn, giải quyết tranh chấp. Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất của Luật sư, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp lao động bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

BP